Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 429/KH-UBND

Bến Tre, ngày 24 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 160/2018/NĐ-CP NGÀY 29/11/2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Công văn số 203/TWPCTT ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về việc xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành kế hoạch thực hiện với một số nội dung, như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

Nhằm triển khai thực hiện các quy định của Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai (sau đây gọi tắt là Nghị định số 160) góp phần từng bước nâng cao hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động phòng chống thiên tai của các ngành, các cấp địa phương trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp địa phương trong việc truyền tin, tần suất, thời lượng phát tin, mạng lưới, thiết bị thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai; huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy về phòng, chống thiên tai.

II. Nội dung (Chi tiết theo phụ lục đính kèm)

1. Thực hiện các quy định về trách nhiệm truyền tin; tần suất, thời lượng phát tin theo Điều 3, Điều 4 Nghị định số 160, đảm bảo việc phát, đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản chỉ đạo ứng phó, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai của Trung ương và của tỉnh đến cộng đồng dân cư, nhất là các khu vực xung yếu, có nguy cơ cao bị ảnh hưởng thiên tai. Những nơi không có phát thanh, truyền thanh, truyền hình sử dụng các phương tiện, dụng cụ, hiệu lệnh truyền thống theo quy ước của địa phương để thông báo tới các hộ gia đình thuộc diện bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Thời gian thực hiện: khi có tình huống thiên tai xảy ra.

2. Từng bước đầu tư, mua sắm trang thiết bị thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 160. Tập trung nguồn nhân lực, trang thiết bị, xây dựng công cụ hỗ trợ cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai Trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai.

Trước mắt, triển khai kế hoạch đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất và công cụ hỗ trợ ra quyết định nhằm từng bước nâng cao năng lực trong công tác phòng, chống thiên tai giai đoạn 2018-2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo Công văn số 4060/UBND-KT ngày 31/8/2018.

Thời gian thực hiện: năm 2019-2020.

3. Thực hiện công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai theo Điều 13 Nghị định số 160.

Thời gian thực hiện: khi có thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh.

4. Rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp địa phương theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định số 160. Trong đó:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ: tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo quy định tại Điều 20.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là cấp huyện) và các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp theo quy định tại Điều 21, Điều 22.

- Thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp Sở, ngành tỉnh theo hệ thống của Trung ương được quy định tại Điều 19. Cụ thể đối với các đơn vị: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Thời gian thực hiện: Các cấp địa phương; các Sở, ban ngành tỉnh hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chậm nhất trong quý II năm 2019. Đồng thời, hàng năm tiến hành rà soát, kiện toàn lại Ban Chỉ huy theo quy định.

5. Thực hiện quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai

Căn cứ vào cấp độ rủi ro thiên tai được công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định số 160.

Thời gian thực hiện: khi có tình huống thiên tai xảy ra.

III. Tổ chức thực hiện

Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch tại cơ quan, đơn vị.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị thông tin bằng văn bản về Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến./.

 


Nơi nhận:
(kèm PL)
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- Bộ NN và PTNT;
- Tổng cục PCTT;
- Chi cục PCTT KV Miền Nam;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP;
- Phòng: KT, TH; Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Hữu Lập

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 160/2018/NĐ-CP NGÀY 29/11/2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 429/KH-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp thực hiện

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

1

Thực hiện các quy định về trách nhiệm truyền tin; tần suất, thời lượng phát tin theo Điều 3, Điều 4 Nghị định số 160

 

 

1.1

- Phát, đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản chỉ đạo ứng phó, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai của Trung ương và của tỉnh đến cộng đồng dân cư, nhất là các khu vực xung yếu, có nguy cơ cao bị ảnh hưởng thiên tai.

- Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Đồng Khởi;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh có liên quan.

Khi có tình huống thiên tai xảy ra.

 

- Tần suất phát tin: phát ngay sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo ứng phó, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai của Trung ương và của tỉnh và phát lại với tần suất tối thiểu 3 giờ/lần đối với thiên tai đến cấp độ 3, tối thiểu 01 giờ/lần đối với thiên tai trên cấp độ 3 cho đến khi có văn bản chỉ đạo mới hoặc hoạt động ứng phó thiên tai đã được thực hiện hoặc diễn biến thiên tai đã thay đổi không còn ảnh hưởng.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Đồng Khởi.

Khi có tình huống thiên tai xảy ra.

 

1.2

Hướng dẫn cụ thể nội dung và tần suất, thời lượng phát tin chỉ huy ứng phó thiên tai trên các hệ thống thông tin trên địa bàn. Những nơi không có phát thanh, truyền thanh, truyền hình sử dụng các phương tiện, dụng cụ, hiệu lệnh truyền thống theo quy ước của địa phương để thông báo tới các hộ gia đình thuộc diện bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã.

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Năm 2019

Năm 2019

2

Từng bước đầu tư, mua sắm trang thiết bị thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 160. Triển khai kế hoạch đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất và công cụ hỗ trợ ra quyết định nhằm từng bước nâng cao năng lực trong công tác phòng, chống thiên tai giai đoạn 2018-2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo Công văn số 4060/UBND-KT ngày 31/8/2018.

 

 

2.1

- Đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất và công cụ hỗ trợ ra quyết định nhằm từng bước nâng cao năng lực cho cơ quan tham mưu cấp tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Sở Tài chính;

- Sở Thông tin và Truyền thông, Viễn thông Bến Tre (hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật).

Năm 2019- 2020

Năm 2020

 

- Đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất và công cụ hỗ trợ ra quyết định nhằm từng bước nâng cao năng lực cho cơ quan tham mưu cấp huyện.

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Sở Tài chính; Các ban, ngành cấp huyện có liên quan.

Năm 2019-2020

Năm 2020

2.2

Đầu tư, xây dựng hệ thống cảnh báo hỗ trợ ra quyết định (trạm đo mặn tự động, đo mưa, đo mực nước,...).

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện

Năm 2019-2020

Năm 2020

3

Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 160.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội chữ thập đỏ tỉnh.

- Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

Khi có thiệt hại do thiên tai gây ra.

 

4

Rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định số 160

 

 

4.1

Rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo quy định tại Điều 20.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nội vụ, Sở Tài chính; các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh.

Năm 2019

Trong Quý II năm 2019

4.2

Thành lập bộ phận chuyên trách thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nội vụ.

Sở Tài chính; các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh có liên quan.

Năm 2019

Năm 2020

4.3

Rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Điều 21, Điều 22.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

Sở Nội vụ; Các ban, ngành cấp huyện.

Năm 2019

Trong Quý II năm 2019

4.4

Thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp Sở, ngành tỉnh theo hệ thống của Trung ương được quy định tại Điều 19.

BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sở Nội vụ

Năm 2019

Trong Quý II năm 2019

4.5

Tổ chức kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng năm theo quy định.

- Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

- Các Sở, ngành: BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sở Nội vụ

Hàng năm

Trước tháng 6 hàng năm

5

Thực hiện quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định số 160.

 

 

5.1

Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 1 theo quy định tại Điều 7.

Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ huy.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Các Sở, Ban ngành tỉnh.

Khi có tình huống thiên tai xảy ra.

 

5.2

Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2 theo quy định tại Điều 8.

Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện.

- Các Sở, Ban ngành tỉnh;

- Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.

Khi có tình huống thiên tai xảy ra.

 

5.3

Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 3 theo quy định tại Điều 9.

- Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai;

- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, tỉnh.

- Các Sở, Ban ngành tỉnh;

- Các Bộ, Ngành Trung ương;

- Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai;

- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Khi có tình huống thiên tai xảy ra.

 

5.4

Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 4 theo quy định tại Điều 10.

Chính phủ

Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, tỉnh.

- Các Sở, Ban ngành tỉnh;

- Các Bộ, Ngành Trung ương;

- Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai;

- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Khi có tình huống thiên tai xảy ra.

 

5.5

Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai theo quy định tại Điều 11.

- Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

- Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Khi Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.