Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 574/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

V/V TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 160/2018/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngày 29 tháng 11 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và ngày 21 tháng 12 năm 2018, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai ban hành Công văn số 203/TWPCTT về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP.

Để triển khai thực hiện các văn bản trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định nội dung công việc, vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương trong việc thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP nhằm phân công, phân cấp trách nhiệm, nâng cao năng lực chỉ huy điều hành ứng phó thiên tai, nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

2. Yêu cầu

a) Bám sát các nội dung trong Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.

b) Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực giữa các sở, ban, ngành, địa phương; đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện Nghị định của Chính phủ.

c) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

II. NỘI DUNG

1. Kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành; ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp.

2. Tham mưu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật phòng, chống thiên tai.

3. Chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trong phạm vi địa phương.

4. Kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

5. Kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo việc thống kê đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ, triển khai công tác khắc phục hậu quả và phục hồi tái thiết sau thiên tai.

6. Thực hiện các nội dung về Quỹ phòng, chống thiên tai.

7. Tổ chức huấn luyện, đào tạo, diễn tập, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

8. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

9. Chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó thiên tai.

10. Tập trung nguồn nhân lực, trang thiết bị, xây dựng công cụ hỗ trợ cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai Trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai.

11. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đầu tư, xây dựng, củng cố mạng lưới thông tin, trang thiết bị, công nghệ để quan trắc, truyền tin, phát tin cảnh báo sớm về thiên tai.

12. Phổ biến kịp thời và chính xác các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, UBND thành phố, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đến các sở, ngành, địa phương để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

13. Định kỳ sơ kết kết quả thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.

(Cụ thể theo Phụ lục đính kèm)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách thành phố, dự phòng ngân sách theo phân cấp, kinh phí tại các cơ quan, đơn vị, địa phương lồng ghép các chương trình, dự án khác thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, Quỹ Phòng, chống thiên tai và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho công tác thực hiện Kế hoạch thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch này. Căn cứ vào tình hình thực tế của các sở, ban, ngành, địa phương để ban hành Kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ đảm bảo việc triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; trước ngày 15/12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, các địa phương, đơn vị lập và gửi báo cáo kết quả triển khai việc thực hiện Kế hoạch này về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố để tổng hợp, tham mưu cho UBND thành phố báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.

2. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch và dự toán của các sở, ban, ngành và địa phương đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm rà soát, kiểm tra, tổng hợp kinh phí thực hiện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với nhiệm vụ chi đầu tư phát triển) và Sở Tài chính (đối với nhiệm vụ chi thường xuyên) tổng hợp vào dự toán ngân sách thành phố báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.

3. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch.

UBND thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND thành phố xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT (b/c);
- Bộ NN và PTNT (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND Tp;
- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- BCH PCTT và TKCN Tp;
- Cổng Thông tin điện tử Tp;
- Lưu: VT, SNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Hồ Kỳ Minh

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 160/2018/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Kế hoạch số 574/KH-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kết quả

Thời gian hoàn thành

1

Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, ngành; ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.

Các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường.

- Quyết định thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.

- Quyết định thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, ngành.

- Quy chế làm việc của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.

Quý I/2019 và các năm tiếp theo.

2

Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật phòng, chống thiên tai.

 

 

 

 

2.1

Phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố.

Các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường; các cơ quan truyền hình, truyền thanh, báo chí.

- Các đợt tập huấn, tuyên truyền, lồng ghép trong thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet và mạng xã hội.

Hằng năm.

2.2

Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai, Phương án ứng phó thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.

Các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường.

Phương án ứng phó thiên tai và Kế hoạch Phòng, chống thiên tai được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Kế hoạch: Theo định kỳ phù hợp với Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội.

- Phương án: Hằng năm.

2.3

Tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố; các sở, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường.

Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường.

Nội dung phòng, chống thiên tai được xem xét lồng ghép trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, ngành, địa phương.

Hằng năm.

2.4

Quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật.

Sở Xây dựng thành phố.

Các sở, ngành, ban, quận, huyện.

Nội dung phòng, chống thiên tai được xem xét trong các Quyết định liên quan đến quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, công trình hạ tầng kỹ thuật.

Hằng năm.

2.5

Rà soát, điều chỉnh kế hoạch sản xuất thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn, bảo đảm phát triển bền vững.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố; Sở Công Thương thành phố; Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng.

Các sở, ngành, ban, quận, huyện.

Kế hoạch sản xuất thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn, bảo đảm phát triển bền vững.

Hằng năm.

2.6

Tổ chức việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm và tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt.

Các sở, ngành, ban, quận, huyện.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố; các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường.

- Thực hiện theo Kế hoạch Phòng, chống thiên tai, Phương án ứng phó thiên tai đã được phê duyệt.

- Các đợt diễn tập phòng, chống thiên tai tại địa phương.

Trước tháng 8 hằng năm.

2.7

Kiểm tra, đôn đốc việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, hóa chất xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và trang thiết bị theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra.

Các sở, ngành, ban, quận, huyện.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố; các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường.

Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Quý III hằng năm.

2.8

Xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng; Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ban Quản lý dự án, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện.

- Nâng cấp các hồ chứa, đập thủy lợi đảm bảo an toàn trong thiên tai và nâng cao hiệu quả tưới, cấp nước.

- Đầu tư, tu bổ các công trình phòng, chống thiên tai, đê, kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Hằng năm.

2.9

Tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố các cấp, các ngành.

Thời gian trực ban: Theo Quy chế trực ban.

Báo cáo tổng hợp tình hình thiệt hại: Theo từng đợt thiên tai và báo cáo tổng kết năm theo quy định của Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

Thường xuyên; theo đợt thiên tai diễn ra hằng năm.

2.10

Tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố; Sở Công Thương thành phố; Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng; UBND các quận, huyện.

Các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường.

Văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, văn bản hướng dẫn của các sở, ban, ngành.

Khi có thiên tai.

2.11

Tổ chức tiếp nhận, quản lý, phân phối tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp của Nhà nước, tổ chức và cộng đồng đề ổn định đời sống, phục hồi sản xuất và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.

Ủy ban MTTQVN thành phố; Các Sở: Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hội Chữ thập đỏ thành phố.

Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện.

Quyết định của cấp có thẩm quyền.

Sau các đợt thiên tai.

2.12

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố; Sở Xây dựng thành phố; các sở, ban, ngành

UBND các quận, huyện; các sở, ban, ngành.

Các đợt thanh tra theo Kế hoạch hoặc đột xuất.

Theo kế hoạch thanh tra hoặc đột xuất.

3

Chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trong phạm vi địa phương.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.

Các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường.

Các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của cấp có thẩm quyền.

Khi có thiên tai.

4

Kiểm tra, đôn đốc các sở, cơ quan tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.

Các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường.

Tham mưu văn bản chỉ đạo của UBND các cấp; tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại các đơn vị, địa phương.

Trước tháng 9 hằng năm.

5

Kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo việc thống kê đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ, triển khai công tác khắc phục hậu quả và phục hồi tái thiết sau thiên tai.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.

Ủy ban MTTQVN thành phố; các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường; các hội đoàn thể.

- Cứu trợ khẩn cấp.

- Chỉ đạo, xử lý khắc phục thiệt hại, hậu quả sau thiên tai.

Sau khi thiên tai kết thúc.

6

Xây dựng Kế hoạch thu, chi Quỹ phòng, chống thiên tai hằng năm.

Ban Quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố.

Các sở, ban, ngành liên quan và quận, huyện.

Quyết định của UBND thành phố.

Hằng năm.

7

Tổ chức huấn luyện, đào tạo, diễn tập, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố; Công an thành phố.

Các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường.

Các đợt tập huấn, diễn tập.

Hằng năm

8

Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố.

Các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường; các cơ quan truyền hình, truyền thanh, báo chí.

- Các đợt tập huấn, tuyên truyền, lồng ghép trong thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet và mạng xã hội.

Hằng năm.

9

Chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó thiên tai.

Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố; Công an thành phố.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố; UBND các quận, huyện.

- Thành lập lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở trước mắt là tại cấp xã, phường với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt.

- Tổ chức huấn luyện, nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn;

- Trang bị các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.

Hằng năm.

10

Tập trung nguồn nhân lực, trang thiết bị, xây dựng công cụ hỗ trợ cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp thành phố; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai Trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.

Các sở, ngành, ban, quận, huyện.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đảm bảo các điều kiện để hoạt động.

Hằng năm.

11

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đầu tư, xây dựng, củng cố mạng lưới thông tin, trang thiết bị, công nghệ để quan trắc, truyền tin, phát tin cảnh báo sớm về thiên tai.

Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố.

Các sở, ngành, ban, quận, huyện.

Mạng lưới quan trắc, cảnh báo, dự báo khí tượng, thủy văn, thiên tai.

Hằng năm.

12

Phổ biến kịp thời và chính xác các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, UBND thành phố, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đến các sở, ngành, địa phương để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Sở Thông tin và Truyền thông; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng; Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng; UBND các quận, huyện.

Đài phát thanh các quận, huyện và các cơ quan thông tấn báo chí.

Các bản tin thiên tai được truyền phát kịp thời đến chính quyền và người dân.

Khi có thiên tai.

13

Định kỳ sơ kết kết quả thực hiện Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.

Các sở, ngành, ban, quận, huyện.

Báo cáo

Theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.