ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4631/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 19 tháng 07 năm 2017 |
KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2017 - 2018
Thực hiện Nghị quyết 01-NQ/ĐH ngày 02/11/2015 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02/12/2016 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2017; Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá khái quát chung tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm 2017; xây dựng Kế hoạch, Lộ trình triển khai thực hiện các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh năm 2017 - 2018 như sau:
Nhìn chung, các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng, tham mưu đề xuất UBND tỉnh các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện các công trình trọng điểm theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra.
Các Sở, ngành, địa phương đã phối hợp, đồng hành với các nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án, hướng dẫn cụ thể các quy trình thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để nhà đầu tư có thể sớm triển khai dự án.
1. Kết quả cụ thể; khó khăn, hạn chế
a) Kết quả cụ thể:
- Có 02 dự án, gồm: Khu Trung tâm văn hóa thể thao, Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng theo kế hoạch đề ra.
- Các dự án từ ngân sách nhà nước, như: Dự án Hồ Đạ Sị; Hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận; Khu Trung tâm văn hóa thể thao (Sân vận động 20 nghìn chỗ ngồi, Nhà thi đấu đa năng, hồ bơi); Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đoạn Dầu Giây - Tân Phú) đã xác định được nguồn vốn đầu tư làm cơ sở để phê duyệt đề xuất đầu tư hoặc chủ trương đầu tư, có thể khởi công vào cuối năm 2017 hoặc trong năm 2018.
- Các dự án: Khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng, Khu Trung tâm Hòa Bình thành phố Đà Lạt; một số dự án đầu tư trong khu du lịch Hồ Tuyền Lâm: Các, Sở, ngành, địa phương đã phối hợp tốt với các nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư.
- Một số dự án triển khai chậm, cụ thể:
+ Dự án Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc Đà Lạt, tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng),
+ Dự án Hồ Kazam, Hồ Đông Thanh chưa được phê duyệt đề xuất dự án hoặc chủ trương đầu tư do chưa xác định được nguồn vốn.
+ Các dự án đầu tư ngoài ngân sách, như: Khu du lịch Hồ Đại Ninh, một số dự án trong khu vực Hồ Tuyền Lâm tiến độ thi công chậm do năng lực tài chính của nhà đầu tư hạn chế, thiếu vốn, chưa huy động được nhà đầu tư thứ cấp để triển khai. Dự án Khu công nghiệp - nông nghiệp Tân Phú chưa tạo được lợi thế để thu hút các Nhà đầu tư Nhật Bản, dự án Khu công nghệ thông tin tập trung chưa tìm được nhà đầu tư.
b) Khó khăn, hạn chế: Tiến độ triển khai các dự án còn chậm do trình tự, thủ tục trình thẩm định mất nhiều thời gian, nhất là các chương trình, dự án phải xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương; việc huy động vốn đầu tư thực hiện các dự án gặp nhiều khó khăn; trình độ, năng lực của chủ đầu tư một số dự án còn hạn chế; một số dự án liên quan đến rừng, đất rừng nên việc chuyển đổi mục đích mất nhiều thời gian; một số chủ đầu tư chưa làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.
2. Nguyên nhân chủ yếu:
- Chính phủ đã cơ cấu lại nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 do kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện chủ trương siết chặt nợ công, vốn đầu tư bị cắt giảm; một số dự án đã được thông báo số kiểm tra kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020, đã tiến hành các thủ tục chuẩn bị đầu tư nhưng không được bố trí vốn để thực hiện;
- Nhu cầu vốn của các công trình trọng điểm là rất lớn, trong khi nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 có hạn, không tự cân đối đủ nguồn lực để triển khai thực hiện.
- Một số dự án đầu tư có tổng mức đầu tư, quy mô lớn thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phải xin ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương. Các Sở, ngành còn lúng túng trong việc phối hợp với các Bộ, ngành nên tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ, ngành. Từ đó, tiến độ triển khai các dự án còn chậm so với mục tiêu đã đề ra.
- Dự án Khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng, Khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh, Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm gặp khó khăn do chủ trương dừng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên của Đảng và Nhà nước.
- Năng lực của một số nhà đầu tư còn hạn chế nhất là năng lực về tài chính, quản lý điều hành dự án.
1. Các cấp, các ngành quan tâm, quyết liệt hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các dự án; xác định nhiệm vụ trọng tâm, thời gian hoàn thành cụ thể để triển khai thực hiện. Phấn đấu trong năm 2017 khởi công 01 đến 02 dự án (Hồ Đạ Sị; đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đoạn Dầu Giây - Tân Phú) và năm 2018 khởi công các dự án còn lại.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương vốn ODA:
- Tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ bố trí vốn từ ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ và vốn ODA để thực hiện, trong đó:
+ Khởi công dự án Hồ chứa nước Đạ Sị và dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đoạn Dầu Giây - Tân Phú).
+ Tạo thuận lợi cho tỉnh Lâm Đồng làm việc với các nhà tài trợ, xúc tiến đầu tư và tìm kiếm nguồn vốn ODA.
- Các Sở chuyên ngành phối hợp chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đăng ký làm việc với các Bộ chuyên ngành Trung ương để tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương:
+ Đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sớm khởi công dự án Trung tâm huấn luyện thể thao của Bộ trong phạm vi Khu Văn hóa - Thể thao tỉnh Lâm Đồng.
+ Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên bố trí vốn để đầu tư Hồ Kazam, Hồ Đông Thanh, Hồ Ta Hoét đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương tại Thông báo kết luận số 127/TB-VPCP ngày 14/6/2016 và văn bản số 2396/BC-BKHĐT ngày 31/3/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND tỉnh Lâm Đồng lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án kiểm soát tỷ lệ thất thoát nước, nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Bảo Lộc sử dụng công cụ tài chính doanh nghiệp Đan Mạch (theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 4545/BKHĐT ngày 05/6/2017 và Văn bản số 4916/BKHĐT-KTĐN ngày 16/6/2017) và chấp thuận đề xuất dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bảo Lộc từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Bỉ (theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 4543/BKHĐT ngày 05/6/2017).
- Ưu tiên cân đối vốn Ngân sách tỉnh (nguồn xổ số kiến thiết) để đầu tư xây dựng Sân vận động tại dự án Khu Văn hóa thể thao tỉnh.
3. Đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước
a) Dự án khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng
- Tỉnh Lâm Đồng đã đăng ký làm việc với Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương trong tháng 3/2017 để báo cáo về quá trình thu hút đầu tư dự án. Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo nhà đầu tư và các sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp hoàn thiện hồ sơ dự án.
- Hiện nay, nhà đầu tư đang chỉnh sửa lại hồ sơ dự án đầu tư theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành Trung ương. Sau khi nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, UBND tỉnh sẽ tổ chức thẩm định trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
- Hồ sơ “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia ĐanKia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đang được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành liên quan tiếp thu, giải trình làm rõ một số nội dung theo ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương để gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục làm việc với Tập đoàn TH, Công ty cổ phần Golden Stream để chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực nhằm triển khai dự án theo đúng tiến độ đã đề ra sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
b) Dự án Khu công nghiệp - nông nghiệp Tân Phú
- Đẩy nhanh tiến độ lập trình phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng để quản lý các phân khu chức năng.
- Sớm hoàn thành và phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. Đẩy nhanh công tác xúc tiến, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, có tiềm năng để triển khai đầu tư hạ tầng, ứng trước tiền bồi thường giải phóng mặt bằng (tương đương với tiền thuê đất thực hiện dự án).
- Giao nhiệm vụ chủ đầu tư và triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư đối với các dự án đầu tư hạ tầng (bảo đảm nguồn nước, điện, đường) đến chân hàng rào Khu công nghiệp - nông nghiệp Tân Phú.
c) Dự án khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, Hồ Đại Ninh
- Tiếp tục làm việc với các nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn, đôn đốc triển khai thực hiện dự án; tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính tìm kiếm đối tác để tạo nguồn lực mới, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Rà soát, thu hồi dự án không triển khai thực hiện, vi phạm các quy định của Luật đất đai, Luật quản lý bảo vệ rừng và các quy định khác.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng trong khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, bảo đảm các điều kiện về hạ tầng điện, nước, viễn thông, môi trường nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án hoàn thành.
- Tiếp tục thu hút, lựa chọn nhà đầu tư vào các vị trí chưa có nhà đầu tư tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm (đến nay có khoảng 25 nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án tại 12 vị trí thuộc khu du lịch).
d) Dự án khu Trung tâm Hòa Bình:
- UBND tỉnh đã phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị khu vực Trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt;
- Các Sở, ngành có liên quan và UBND thành phố Đà Lạt tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh sớm hoàn thành Đồ án quy hoạch 1/500; tính toán chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng; xác định quy mô dự án và lộ trình thực hiện...; đồng thời, tuyên truyền giải thích để nhân dân đồng thuận trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, tái kinh doanh.
đ) Dự án Khu Công nghệ thông tin tập trung: Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng phương án, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm, thế mạnh trong đầu tư công nghệ thông tin; đề xuất cơ chế đầu tư dự án Khu công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt với đầu tư cơ sở hạ tầng khu Công nghệ thông tin tập trung tại huyện Lạc Dương.
4. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc:
- Tổ chức tuyên truyền về tính hiệu quả và sự cần thiết đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm trong nhân dân và các cấp chính quyền để việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được thuận lợi, nhanh chóng; giải quyết dứt điểm khiếu kiện của các hộ dân theo quy định.
- Nghiên cứu đề xuất các dự án có khả năng thực hiện theo hình thức PPP trình UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện để huy động thêm nguồn lực triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn.
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách thực hiện Quyết định số 1528/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chủ động trong công tác xúc tiến, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với nhà đầu tư.
5. Nhiệm vụ cụ thể (Chi tiết theo phụ lục I đính kèm)./-
| KT. CHỦ TỊCH |
NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
|
|
|
| ||
1 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành liên quan ưu tiên bố trí nguồn vốn để sớm triển khai công tác GPMB | Sở Giao thông Vận tải | - Sở Kế hoạch và Đầu tư, - Sở Tài nguyên và Môi trường | Trong tháng 03/2017 |
|
2 | Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để tìm kiếm nguồn vốn đầu tư đối với các đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. | Sở Giao thông Vận tải | - Sở Kế hoạch và Đầu tư | Quý II - quý III/2017 |
|
3 | Phối hợp chặt chẽ với tỉnh Đồng Nai để kiến nghị Chính phủ; Bộ, ngành TW sớm khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú | Sở Giao thông Vận tải; Sở Kế hoạch và Đầu tư, | Các sở, ngành có liên quan | Quý III - quý IV/2017 |
|
4 | Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện để phối hợp Bộ, ngành Trung ương khi dự án triển khai thực hiện | Sở Giao thông Vận tải | - Các Sở, ban ngành; - UBND các địa phương | Khi phê duyệt DA đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương |
|
|
|
|
| ||
1 | Phối hợp với các Bộ ngành TW chuyển đổi công năng thành Khu nông nghiệp công nghệ cao | Sở Tài nguyên và Môi trường | - Sở Công thương; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | Quý I/2017 |
|
2 | Hoàn thành công tác lập, phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng | Sở Tài nguyên và Môi trường | - Sở Xây dựng, - UBND huyện Đức Trọng; - Tư vấn DI, nhà đầu tư | Quý I/2017 |
|
3 | Xúc tiến thu hút đầu tư triển khai khu vực 1 (205ha) | Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch | - Sở Kế hoạch và Đầu tư; - Sở Tài nguyên và Môi trường - Tư vấn DI | Quý I - quý IV/2017 |
|
4 | Thẩm định dự án, trình quyết định chủ trương đầu tư | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Các Sở ngành - UBND huyện Đức Trọng - Tư vấn DI, nhà đầu tư | Quý III/2017 (khi có nhà đầu tư) |
|
5 | Lập phương án bồi thường, GPMB; thực hiện đền bù GPMB, các thủ tục liên quan đến đất đai | UBND huyện Đức Trọng | - Sở Tài nguyên và Môi trường - Tư vấn DI, nhà đầu tư | Quý I - quý II/2018 |
|
6 | Triển khai dự án (khu vực I) | Nhà đầu tư | Các Sở, ngành, UBND huyện Đức Trọng | Trong năm 2018 |
|
7 | Xây dựng hạ tầng đến chân hàng rào Dự án | UBND huyện Đức Trọng | Các Sở, ngành liên quan | Năm 2017-2018 |
|
|
|
|
| ||
1 | Hoàn thành thủ tục quyết định chủ trương đầu tư | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan; - UBND huyện Cát Tiên. | Hoàn thành Quý I/2017 |
|
2 | Lập, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Ban quản lý dự án | - Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan; - UBND huyện Cát Tiên; | Hoàn thành trong tháng 4/2017 |
|
3 | Khảo sát, lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban quản lý dự án | - Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan; - UBND huyện Cát Tiên. | Tháng 4 - tháng 8/2017 |
|
4 | Lập phương án bồi thường, GPMB; thực hiện đền bù GPMB | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban quản lý dự án | UBND Huyện Cát Tiên | Quý I - Quý IV/2017 |
|
5 | Tổ chức lựa chọn nhà thầu, thi công công trình | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban quản lý dự án |
| Quý IV/2017 |
|
|
|
|
| ||
1 | Tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ bố trí vốn từ ngân sách Trung ương, vốn ODA và TPCP để đầu tư thực hiện các dự án | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Sở Kế hoạch và Đầu tư; - UBND huyện Lâm Hà | Quý I/2017 |
|
2 | Đăng ký làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư | UBND huyện Lâm Hà | Quý II - quý III/2017 |
|
3 | Triển khai khởi công dự án |
|
| Năm 2018 |
|
|
|
|
| ||
1 | Tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ bố trí vốn từ ngân sách Trung ương, vốn ODA và TPCP để đầu tư thực hiện các dự án | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Sở Kế hoạch và Đầu tư; - UBND huyện Đơn Dương | Quý I/2017 |
|
2 | Hoàn thành thủ tục phê duyệt dự án | UBND huyện Đơn Dương | - Sở Kế hoạch và Đầu tư; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Các sở ngành liên quan | Quý I/2017 |
|
3 | Đăng ký làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Sở Kế hoạch và Đầu tư | UBND huyện Đơn Dương | Quý III/2017 |
|
4 | Triển khai khởi công dự án |
|
| Năm 2018 |
|
|
|
|
| ||
1 | Hoàn chỉnh dự án sau khi có ý kiến góp ý của các Bộ ngành Trung ương | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Công ty cổ phần Golden Stream, - Các sở ngành có liên quan | Hoàn thành trong Quý III/2017 |
|
2 | Hoàn chỉnh các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Công ty cổ phần Golden Stream, - Các sở ngành có liên quan | Hoàn thành trong Quý IV/2017 |
|
3 | Hướng dẫn thực hiện các thủ tục về đất đai, đánh giá tác động môi trường | Sở Tài nguyên và Môi trường | - Công ty cổ phần Golden Stream, - Các sở, ngành có liên quan | Quý III/2017- Quý IV/2018 |
|
4 | Thực hiện các thủ tục liên quan đến bồi thường, GPMB | UBND huyện Lạc Dương | - Công ty cổ phần Golden Stream, - Sở Tài nguyên và Môi trường | Quý III/2017 - Quý IV/2019 |
|
5 | Thực hiện các thủ tục liên quan đến rừng và đất rừng | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | - Công ty cổ phần Golden Stream, - Các sở ngành có liên quan | Quý III/2017 - Quý IV/2018 |
|
6 | Lập, phê duyệt đề cương, nhiệm vụ, dự toán Khu du lịch quốc gia Đan Kia - Suối Vàng | Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch | - Công ty cổ phần Golden Stream, - Các sở ngành có liên quan | Quý II - quý III/2017 |
|
7 | Lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Đan Kia - Suối Vàng | Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch | - Công ty cổ phần Golden Stream, - Các sở ngành có liên quan | Quý IV/2017 |
|
8 | Lập, trình công nhận Khu du lịch quốc gia Đan Kia - Suối Vàng | Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch | - Công ty cổ phần Golden Stream, - Các sở ngành có liên quan | Quý IV/2017- quý I/2018 |
|
9 | Triển khai dự án | Công ty cổ phần du lịch Golden Stream |
| Từ năm 2018 |
|
10 | Hướng dẫn các chủ đầu tư các thủ tục để hưởng chính sách ưu đãi trong khu du lịch quốc gia | Sở Tài chính | - Công ty cổ phần Golden Stream, - Các sở ngành có liên quan | Quý I/2018 |
|
|
|
|
| ||
1 | Tiếp tục làm việc đôn đốc nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án theo cam kết và văn bản gia hạn | Ban quản lý KDL Hồ Tuyền Lâm | - Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở có liên quan - Các nhà đầu tư | Quý II/2017 |
|
2 | Xây dựng phương án thu hút nhà đầu tư đối với diện tích còn trống | Ban QL KDL Hồ Tuyền Lâm | Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan | Hoàn thành Quý III/2017 |
|
3 | Triển khai thực hiện Quyết định số 205/QĐ-TTg ngày 15/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ công nhận khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm - thành phố Đà Lạt. | Ban QL KDL Hồ Tuyền Lâm | Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính | Quý III/2017 |
|
|
|
|
| ||
1 | Tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư triển khai thực hiện theo cam kết tại văn bản số 22A/BC-SGĐN ngày 01/11/2016 và Văn bản số 09/BC-SGĐN ngày 11/4/2017 của Công ty cổ phần Sài gòn Đại Ninh, cụ thể: | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Công ty cổ phần Sài gòn Đại Ninh, - Các sở ngành có liên quan - UBND huyện Đức Trọng |
|
|
- Thi công xây dựng hạ tầng giao thông kỹ thuật khu D, hạ tầng kỹ thuật biệt thự đồi số 1, số 2 |
| Quý II/2017 |
| ||
- Thi công xây dựng hạ tầng giao thông kỹ thuật khu, hạ tầng kỹ thuật biệt thự đồi số 5, 6, 7, 8, 9, 10 Khu A |
| Quý III-IV/2017 |
| ||
- Thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật biệt thự đồi số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 |
| Quý I-II/2018 |
| ||
- Thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn khu dự án |
| Quý III-IV/2018 |
| ||
2 | Xem xét các kiến nghị của nhà đầu tư về việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp khi hoàn thành hạ tầng các phân khu dự án | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Công ty cổ phần Sài gòn Đại Ninh, - Các sở ngành có liên quan | Quý III-IV/2017 |
|
3 | Lập, trình công nhận Khu du lịch trọng điểm | Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch | - Công ty cổ phần Sài gòn Đại Ninh, - Các sở ngành có liên quan | Quý IV/2017 |
|
4 | Hướng dẫn các chủ đầu tư các thủ tục để hưởng chính sách ưu đãi trong khu du lịch trọng điểm | Sở Tài chính | - Công ty cổ phần Sài gòn Đại Ninh, - Các sở ngành có liên quan | Quý IV/2017 |
|
|
|
|
| ||
1 | Dự án Cơ sở hạ tầng Khu thể thao |
|
|
|
|
1.1 | Hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư | UBND thành phố Đà Lạt | Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu VHTT | Quý I-III/2017 |
|
1.2 | Hoàn thành thủ tục điều chỉnh dự án | Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu VHTT | - Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan. | Quý I-II/2017 |
|
1.3 | Thi công hoàn thành các gói thầu số 4, 6, 8, 11, 13 | Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu VHTT |
| Quý I-IV/2017 |
|
1.4 | Lựa chọn nhà thầu và thi công gói thầu số 16 |
| Quý IV/2017 |
| |
1.5 | Tiếp tục thi công và hoàn thành dự án vào năm 2020 |
| Năm 2018-2020 |
| |
2 | Dự án Sân vận động 20.000 chỗ ngồi |
|
|
|
|
2.1 | Hoàn thành thủ tục quyết định chủ trương đầu tư | Ban QLDA đầu tư xây dựng khu VHTT | - Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan. | Quý III/2017 |
|
2.2 | Hoàn thành thủ tục phê duyệt dự án đầu tư | Ban QLDA đầu tư xây dựng khu VHTT | - Sở Xây dựng và các Sở ngành liên quan | Quý IV/2017 |
|
2.3 | Thi công xây dựng mặt sân | Ban QLDA đầu tư xây dựng khu VHTT |
| Quý I/2018 |
|
2.4 | Thi công xây dựng khán đài A, B, C, D |
| Năm 2019-2020 |
| |
2.5 | Các hạng mục còn lại của dự án |
| Sau năm 2020 |
| |
3 | Đăng ký làm việc với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về dự án đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện thể thao tỉnh Lâm Đồng. | Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch | - Sở Kế hoạch và Đầu tư; - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu VHTT | Quý I/2017 |
|
4 | Xúc tiến thu hút đầu tư các hạng mục khác trong khu văn hóa thể thao tỉnh | Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch | - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch - Sở Kế hoạch và Đầu tư; | Năm 2017 |
|
|
|
|
| ||
1 | Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án | Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh | - Sở Xây dựng - UBND thành phố Đà Lạt | Hoàn thành tháng 3/2017 |
|
2 | Lập, trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ, dự toán đồ án quy hoạch chi tiết (1/500) và thiết kế đô thị | Sở Xây dựng | - Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh - Các sở ngành có liên quan | Hoàn thành tháng 6/2017 |
|
3 | Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị | Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh, Sở Xây dựng | Các Sở, ngành có liên quan, UBND thành phố Đà Lạt | Hoàn thành quý III/2017 |
|
4 | Thực hiện các thủ tục về đất đai, đánh giá tác động môi trường | Sở Tài nguyên và Môi trường | - Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh, - Các sở ngành có liên quan | Quý III/2017 - Quý IV/2018 |
|
5 | Thực hiện các thủ tục liên quan đến bồi thường, GPMB | UBND thành phố Đà Lạt | - Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh, - Sở Tài nguyên và Môi trường | Quý III/2017 - IV/2019 |
|
6 | Triển khai dự án | Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh | Các Sở, ngành có liên quan, UBND thành phố Đà Lạt | Năm 2018-2020 |
|
XI. Hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận |
|
|
|
| |
1. Dự án kiểm soát tỷ lệ thất thoát nước, nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Bảo Lộc sử dụng công cụ tài chính doanh nghiệp Đan Mạch |
|
|
|
| |
1.1 | Hoàn chỉnh đề xuất dự án báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt | UBND thành phố Bảo Lộc | - Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan. - Ban quản lý các dự án ODA tỉnh - Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc | Quý I/2017 |
|
1.2 | Lập báo cáo thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, đề xuất chủ trương đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư | UBND thành phố Bảo Lộc | - Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan. - Ban quản lý các dự án ODA tỉnh - Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc | Quý II/2017 |
|
1.3 | Lập trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư. | UBND thành phố Bảo Lộc | - Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan. - Ban quản lý các dự án ODA tỉnh - Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc | Quý III/2017 |
|
1.4 | Triển khai thực hiện dự án | UBND TP. Bảo Lộc |
| Năm 2018-2019 |
|
2. Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bảo Lộc |
|
|
|
| |
2.1 | Hoàn chỉnh đề xuất dự án báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt | UBND thành phố Bảo Lộc | - Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan. - Ban quản lý các dự án ODA tỉnh - Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc | Quý I/2017 |
|
2.2 | Lập báo cáo thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, đề xuất chủ trương đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư | UBND thành phố Bảo Lộc | - Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan. - Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc; - Tập đoàn YBM (Bỉ) | Quý II/2017 |
|
2.3 | Lập trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư. | UBND thành phố Bảo Lộc | - Sở Kế hoạch và Đầu tư; - Sở Xây dựng và các Sở ngành liên quan. - Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc - Tập đoàn YBM (Bỉ) | Quý III/2017 |
|
2.4 | Triển khai thực hiện dự án | UBND TP. Bảo Lộc | Tập đoàn YBM (Bỉ) | Năm 2018-2019 |
|
|
|
|
| ||
1 | Tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin Truyền thông quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ bố trí vốn từ ngân sách Trung ương, vốn ODA và TPCP để đầu tư thực hiện các dự án. | Sở Thông tin Truyền thông | Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan | Quý I/2017 |
|
2 | Đăng ký làm việc với Bộ Thông tin Truyền thông | Sở Thông tin Truyền thông | Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan | Quý II/2017 |
|
3 | Đăng ký làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở | Sở Thông tin Truyền thông và các đơn vị liên quan | Quý III/2017 |
|
4 | Xây dựng phương án, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược | Sở Thông tin Truyền thông | Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan | Hoàn thành quý II/2017 |
|
5 | Triển khai dự án |
|
| Năm 2018 |
|
THÔNG TIN VỀ CÁC DỰ ÁN LỚN, CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM
I. Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương Đà Lạt
1. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án 1 - Bộ Giao thông Vận Tải
2. Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng
3. Quy mô dự án:
- Tuyến đường được quy hoạch theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, vận tốc thiết kế từ 80- 120km/h; trong đó giai đoạn 1 có Quy mô mặt cắt ngang 04 làn xe Bn=17m, Vtk=100 - 120km/h.
- Tổng chiều dài tuyến là 200,3Km: điểm đầu dự án tại Km0+000 trên QL1A (khoảng Km1829+850) trùng với Km54+794,07 dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và điểm cuối Km199+717,53 trùng với Km208+250 trên đường cao tốc Liên Khương - Prenn, tỉnh Lâm Đồng. Được chia thành 03 dự án thành phần:
+ Dự án thành phần I (thuộc tỉnh Đồng Nai): đoạn Dầu Giây - Tân Phú với tổng chiều dài 59,594 km từ Km0 đến Km59+594
+ Dự án thành phần II (thuộc 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng): đoạn Tân Phú - Bảo Lộc với tổng chiều dài 66,754 km từ Km59+594 đến Km 126+348
+ Dự án thành phần III (thuộc tỉnh Lâm Đồng): Đoạn Bảo Lộc - Liên Khương với tổng chiều dài 73,369 km từ km126+348 đến Km199+717 (cuối tuyến).
4. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn, hình thức đầu tư
TT | Dự án thành phần | Quy mô | Tổng cộng | Tr đó: giai đoạn 1 | Nguồn vốn | Hình thức đầu tư | Ghi chú | |
ODA | NSNN | |||||||
| Tổng số | 199,7km | 65.365 | 38.856 |
|
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Dự án TP.I | 59,6km | 14.652 | 7.974 |
|
| BOT |
|
2 | Dự án TP.II | 66,7km |
| 17.821 | 14.949 | 2.872 | Nhà nước đầu tư |
|
3 | Dự án TP.III | 73,4km | 25.123 | 13.061 |
|
| BOT |
|
5. Thời gian thực hiện
- Dự án Thành phần I: năm 2017-2021
- Dự án Thành phần II: dự kiến năm 2018-2022
- Dự án Thành phần III: dự kiến năm 2018-2022
II. Dự án Khu công nghiệp - nông nghiệp Tân Phú
1. Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
2. Mục tiêu: Đầu tư xây dựng Khu công nghiệp - nông nghiệp hiện đại từ khâu sản xuất đến chế biến, phân phối các sản phẩm rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Là mô hình hợp tác quốc tế giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
3. Địa điểm thực hiện dự án: huyện Đức Trọng
4. Quy mô dự án
- Tổng diện tích đất: 316,8 ha, chia làm 2 khu vực: khu vực 1 là 205,1 ha; khu vực 2 là 111,7 ha.
- Các phân khu chức năng chủ yếu (theo phương án quy hoạch lập theo tại văn bản số 6368/UBND-NN ngày 22/10/2015):
+ Khu canh tác sản xuất nông nghiệp (mỗi lô diện tích từ từ 10-15ha/lô);
+ Khu vực sơ chế, chế biến nông sản và kho lạnh tập trung;
+ Khu trưng bày sản phẩm nông nghiệp, máy móc nông nghiệp, trình diễn và đào tạo chuyển giao công nghệ;
+ Khu văn phòng và khu nhà ở chuyên gia và công nhân;
+ Khu phụ trợ: điện, hồ nước sản xuất, xử lý nước thải...
5. Hình thức đầu tư:
- Nhà nước đầu tư đến chân hàng rào Khu Công nghiệp - nông nghiệp Tân Phú
- Thu hút 01 nhà đầu tư sơ cấp thực hiện đầu tư toàn bộ hạ tầng Khu công nghiệp - nông nghiệp Tân Phú tại Khu vực 1 của dự án theo quy hoạch phân khu chức năng đã được phê duyệt của UBND tỉnh Lâm Đồng.
6. Thời gian thực hiện: dự kiến 2017-2021
7. Giá đất thuê theo văn bản số 2060/KL-HĐTĐGĐ ngày 18/8/2016 của Hội đồng thẩm định giá đất:
Giá thuê đất1 trung bình 1,93 tỷ đồng/ha cho 50 năm (đã trừ tiền thuê đất mà nhà đầu tư được miễn 14 năm, gồm: 03 năm đầu tư xây dựng cơ bản và 11 năm thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19, Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước).
Bảng Giá thuê đất
TT | Loại đất | Diện tích (ha) | Đơn giá (nghìn đồng/m2) | 50 năm | 36 năm | Ghi chú | ||
Đơn giá 1 ha (tỷ đồng) | Tổng số (tỷ đồng) | Đơn giá 1 ha (tỷ đồng) | Tổng số (tỷ đồng) | |||||
1 | Đất sản xuất kinh doanh | 25 | 688 | 6,88 | 172 | 4,95 | 116,96 |
|
2 | Đất nông nghiệp | 157,1 | 246 | 2,46 | 386,5 | 1,77 | 278,3 |
|
3 | Đất giao thông | 12 | 516 | 5,16 |
| 3,72 |
| Miễn tiền thuê đất |
4 | Đất cây xanh | 11 | 287 | 2,87 |
| 2,07 |
| |
| Tổng | 205,1 |
|
| 558,5 |
| 395,2 |
|
| Trung bình/ha |
|
|
| 2,72 |
| 1,93 |
|
Đất giao thông, cây xanh được xem là phần diện tích sử dụng vào mục đích công cộng sẽ không tính tiền thuê đất đối với phần diện tích này theo quy định tại Khoản 2, Điều 149 Luật Đất đai 2013.
1. Mục tiêu đầu tư: cấp nước tưới cho 2.500ha, cấp nước sinh hoạt cho 15.000 dân.
2. Chủ đầu tư: đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh chủ đầu tư dự án từ Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi sang Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Địa điểm xây dựng: huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng
4. Cấp công trình: công trình thủy lợi cấp III
5. Quy mô, thông số kỹ thuật dự kiến:
a) Về thông số hồ chứa:
- Diện tích lưu vực: 32,5km2.
- Mực nước lũ thiết kế (p=1%): 158,38m.
- Mực nước lũ kiểm tra (p=0,2%): 159,20m.
- Mực nước dâng bình thường: 157,20m.
- Mực nước chết: 145,50m.
- Dung tích toàn bộ: 23,35 x 106 m3.
- Dung tích hữu ích: 18,925 x 106 m3.
- Dung tích chết: 2,143 x 106 m3.
b) Đập đất: cao trình đỉnh đập 160,40m; chiều rộng mặt đập 6m; cao trình đỉnh đập 160,40m; chiều dài đập 581,0m; kết cấu đập đất đồng chất.
c) Tràn xả lũ: cao trình ngưỡng tràn 153,20m; chiều rộng ngưỡng tràn: 8m; lưu lượng xả lũ thiết kế (p =1%): 129,38m3/s; lưu lượng xả lũ kiểm tra (p=0,2%): 161,5m3/s; kết cấu bê tông cốt thép
d) Cống dưới đập: cao trình cửa vào cống 143,50m; khẩu độ cống D=1.200m; lưu lượng thiết kế: Qtk = 2,50m3/s; kết cấu: ống thép bọc bê tông cốt thép.
đ) Hệ thống kênh tưới:
- Kênh chính: chiều dài L=5.770m, lưu lượng thiết kế Qtk = 1,2m3/s - 2,10m3/s; kích thước kênh B = 1,2m - 1,5m; chiều cao kênh H = 1,2 - 1,75m.
- Hệ thống kênh cấp 1, gồm: 10 kênh và 09 kênh vượt cấp, mạng lưới kênh cấp 2 nội đồng và công trình trên kênh.
e) Công trình phụ trợ: Nhà điều hành, đường giao thông và hệ thống điện phục vụ công tác quản lý vận hành.
6. Tổng mức đầu tư: 549 tỷ đồng
7. Nguồn vốn đầu tư: Trái phiếu chính phủ
8. Thời gian thực hiện: 2017-2021
IV. Dự án hồ chứa nước Đông Thanh
1. Mục tiêu: hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà
2. Địa điểm xây dựng: huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
3. Cấp công trình: công trình thủy lợi cấp III
4. Quy mô, thông số kỹ thuật dự kiến:
a) Về thông số hồ chứa:
- Diện tích lưu vực: 11 km2.
- Mực nước dâng gia cường thiết kế: 995,89m.
- Mực nước dâng gia cường kiểm tra: 997,03m.
- Mực nước dâng bình thường: 995,00m.
- Mực nước chết: 974,00m.
- Dung tích toàn bộ: 3,05 x 106 m3.
- Dung tích hữu ích: 2,88 x 106 m3.
- Dung tích chết: 0,17 x 106 m3.
b) Đập đất: cao trình đỉnh đập 997,8m; chiều rộng đỉnh đập 6m; chiều cao đập lớn nhất Hmax: 34,3m; chiều dài đỉnh đập 212,3m; kết cấu đập đất đắp 03 khối; hệ số mái thượng lưu: 3,75; 3,25; 2,75; hệ số mái hạ lưu: 3,5; 3,0; 2,5; xử lý nền chân khay chống thấm + khoan phụt.
c) Tràn xả lũ:
- Hình thức tràn: Tràn có cửa van; ngưỡng tràn bán thực dụng; nối tiếp dốc nước kết hợp bậc nước; tiêu năng đáy.
- Cao trình ngưỡng tràn 992,00m; chiều rộng ngưỡng tràn 10m (2 x 5m); cột nước tràn lũ thiết kế (P=1%): 3,89m; lưu lượng xả lũ thiết kế (P =1%): 136m3/s; cột nước tràn lũ kiểm tra (P=0,2%): 5,03m; lưu lượng xả lũ kiểm tra (P =0,2%): 200m3/s; chiều dài dốc nước: 60m; chiều rộng dốc nước: 11,5m; độ dốc dốc nước: 10%; bậc nước: 05 bậc, dài 20m/bậc.
- Cầu qua tràn: chiều rộng 4m, chiều dài 10m
d) Cống lấy nước:
- Hình thức lấy nước: Ống thép bọc bê tông, chảy có áp, van xả hạ lưu, tháp cống thượng lưu.
- Cao trình ngưỡng cống 971,50m; đường kính ống 1m; chiều dài thân cống 163m; độ dốc đáy cống i: 0,1%; lưu lượng thiết kế: 0,66m3/s.
đ) Các hạng mục khác:
- Đường thi công kết hợp quản lý: Dài 1,6km; tiêu chuẩn thiết kế: đường cấp VI miền núi.
- Đường tránh ngập lòng hồ: Dài 0,62km; tiêu chuẩn thiết kế: đường cấp A giao thông nông thôn.
- Nhà quản lý: Nhà cấp IV, diện tích khuôn viên 150m2.
- Đường điện quản lý vận hành: dài 3,5km.
e) Hệ thống kênh và công trình trên kênh:
- Kênh chính và các công trình trên kênh chính: dài 7.450m, mặt cắt kênh chữ nhật, kết cấu BTCT M200.
- 22 kênh nhánh và các công trình trên kênh nhánh: dài 8.737m, trong đó:
+ Kênh mặt cắt kênh chữ nhật, kết cấu bê tông cốt thép M200 gồm: kênh N1; N2; N3; N5; N7; N10; N11; N13; N15; N16; N17; N18; N19; N20; N21; N22; N24:.
+ Kết cấu ống PVC gồm: kênh N6; N8; N9; N12; N14.
5. Tổng mức đầu tư: 494 tỷ đồng
6. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách trung ương
7. Thời gian thực hiện: dự kiến 2018-2022
1. Mục tiêu đầu tư: Cấp nước tưới cho 818 ha (trong đó 67 ha lúa 2 vụ, 751 ha cây rau, hoa công nghệ cao 3 vụ); kết hợp nuôi thả cá và cải tạo điều kiện môi trường sinh thái trong khu vực; cấp nước cho cụm công nghiệp Ka Đô góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện Đơn Dương;
2. Chủ đầu tư: UBND huyện Đơn Dương
3. Địa điểm thực hiện dự án: xã Ka Đô, huyện Đơn Dương
4. Quy mô dự án:
a) Các thông số kỹ thuật:
- Công trình thủy lợi, công trình cấp II
- Diện tích lưu vực: 15,8 Km2.
- Mực nước dâng bình thường: +1.057m
- Mực nước chết: +1.040,5m
- Mực nước dâng gia cường P=1%: +1057,18m
- Tổng dung tích hồ Vh: 4,45x106 m3.
- Dung tích hữu ích Vhi: 4,02x106m3
- Dung tích chết Vc: 0,427x106m3
- Diện tích mặt thoáng ứng với MNDBT: 40ha.
b) Đập đất: chiều cao đập lớn nhất 33,4m; chiều rộng đỉnh đập 7m (kết hợp giao thông); chiều dài đỉnh đập 340m; mái thượng lưu có bố trí cơ rộng 4m gia cố bằng tấm đan BTCT; mái hạ lưu trồng cỏ bảo vệ, có bố trí rãnh thoát nước.
c) Tràn xả lũ: Chiều rộng ngưỡng tràn 45m; cột nước tràn thiết kế 1,14m; lưu lượng xả thiết kế 245,19m3/s; chiều dài dốc nước cả 2 đoạn 243,5m; bố trí vai trái đập đất; hình thức tràn: tràn tự do; hình dạng ngưỡng tràn: Lybyrinth (công nghệ mới); hình thức tiêu năng đáy.
d) Cống lấy nước: Hình thức cống: Ống thép nằm trong vòm bê tông; chiều dài than cống 152m; đường kính ống thép 0,8m; lưu lượng thiết kế 0,56m3/s.
đ) Hệ thống kênh: Hồ chứa nước KaZam gồm 02 tuyến kênh chính là kênh N1 và kênh N2.
- Kênh N1 đi dưới đường phân lưu bờ trái suối Co, khống chế toàn bộ diện tích tưới tự chảy. Kênh N1 có 02 xi phông lớn và có tổng chiều dài tuyến kênh chính N1: 4.208m.
- Kênh N2 đi dưới đường phân lưu bờ phải suối Co, khống chế toàn bộ diện tích tưới tự chảy. Kênh N2 có 01 cầu máng lớn và có tổng chiều dài tuyến kênh chính N2: 3.657m.
- Mặt cắt kênh N1: (BxH)m: (0,8x1,2)m.
- Mặt cắt kênh N2: (BxH)m: (0,5x0,65)m.
- Tuyến kênh nhánh gồm: kênh BTCT và BTLT: 20.660m; kênh dạng ống 12.075m.
e) Đường thi công kết hợp quản lý dài 2,3km: nền đường rộng 5,5m; mặt đường rộng 4m; láng nhựa tiêu chuẩn 5,5kg/m2.
g) Đường dây điện trung thế 22KV và trạm biến áp.
h) Nhà quản lý: cấp IV, diện tích 80m2.
i) Xử lý mối đập đất và hệ thống thông tin phục vụ quản lý.
5. Tổng mức đầu tư: 496 tỷ đồng.
6. Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương - chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng.
7. Thời gian thực hiện: 2017-2021
VI. Dự án khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng
1. Nhà đầu tư: Công ty cổ phần Golden Stream
2. Địa điểm thực hiện dự án: địa bàn xã Lát và một phần thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Có giới cận như sau:
- Phía Đông giáp xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương.
- Phía Tây giáp đất rừng do Ban quản lý rừng Đa Nhim quản lý và đường tỉnh ĐT 722.
- Phía Nam giáp phường 7, thành phố Đà Lạt.
- Phía Bắc giáp đất rừng thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
3. Mục tiêu dự án: Đầu tư xây dựng Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng, chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ cao cấp và đặc trưng phục vụ du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh và chăm sóc sắc đẹp, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch golf, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, du lịch văn hóa tâm linh, quản lý bảo vệ rừng...
4. Quy mô dự án, công suất thiết kế:
a) Phân khu chức năng
Tổng diện tích thực hiện dự án là 4.679,44 ha, được phân thành các phân khu chức năng:
- Phân khu chức năng chính:
+ Gồm 11 phân khu chức năng: (1) khu phố trung tâm; (2) khu vui chơi giải trí; (3) khu y tế; (4) khu dịch vụ nghỉ dưỡng người cao tuổi quốc tế; (5) khu giáo dục; (6) khu chăm sóc sức khỏe, thung lũng dược liệu; (7) khu nghỉ dưỡng cao cấp đồi thông; (8) khu nghỉ dưỡng cao cấp ven hồ; (9) khu nghỉ dưỡng cao cấp khép kín; (10) khu sân golf; (11) khu trung tâm văn hóa tâm linh.
+ Các phân khu khác: (1) khu đất nông nghiệp hiện trạng (chủ đầu tư hỗ trợ người dân chuyển sang trồng dược liệu); (2) khu đất trồng dược liệu dưới tán rừng; (3) khu hạ tầng kỹ thuật; (4) khu rừng hiện trạng.
b) Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp: (1) Quần thể các khu lưu trú du lịch cao cấp; (2) khu dịch vụ nghỉ dưỡng người cao tuổi quốc tế; (3) Du lịch chữa bệnh trong Khu y tế, an dưỡng phục hồi sức khỏe; (4) Du lịch kết hợp học tập, nghiên cứu; (5) Các khu tham quan, giải trí, cáp treo ngoại cảnh; (6) Du lịch thể thao: leo núi dã ngoại, bơi thuyền, chơi golf, cưỡi ngựa, xe đạp địa hình.. .(7) Du lịch tâm linh và văn hóa cộng đồng; (8) Du lịch nông nghiệp; (9) Du lịch văn hóa cộng đồng; (10) Vùng dược liệu: Bảo tàng cây thuốc Việt Nam, Trung tâm dược liệu đặc hữu của Tây Nguyên.
c) Công suất thiết kế, quy mô phục vụ:
- Dự kiến, đến năm 2030, khu du lịch sẽ thu hút được 5 triệu đến 5,3 triệu lượt khách hàng năm.
- Số phòng lưu trú du lịch đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao thuộc 8 phân khu: 18.744 phòng.
- Bệnh viện đa khoa 5 sao có công suất thiết kế: 1.000 giường.
- Trung tâm điều dưỡng và Spa chăm sóc sức khỏe có công suất thiết kế: 400 giường.
- Khu giáo dục gồm trung tâm đào tạo bậc cao, trường dạy nghề, trung tâm đào tạo tiểu học và tổ hợp ký túc xá với công suất thiết kế: 6.000 học sinh/sinh viên.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan gồm: giao thông, sân bãi, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng, vườn hoa, công viên chủ đề...
- Công trình hạ tầng kỹ thuật: Trạm xử lý nước thải mới đáp ứng nhu cầu xả thải của khoảng 40.000 người/ngày đêm sau khi kết thúc đầu tư.
d) Mật độ xây dựng:
Tổng diện tích dự kiến xây dựng các công trình trong khu vực thực hiện dự án là 4.898.666 m2, với mật độ xây dựng là 10,5%, trong đó:
- Diện tích xây dựng công trình có mái che: 1.281.383 m2, tỷ lệ: 2,7%
- Diện tích xây dựng công trình không mái che: 3.617.283 m2, tỷ lệ: 7,8%
5. Hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất
a) Cơ cấu, hiện trạng sử dụng đất: tổng diện tích thực hiện dự án Khu du lịch Đankia - Suối Vàng là 4.679,44 ha.
(1) Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất phân theo ranh bảo vệ di tích:
- Khu vực danh thắng núi Lang Biang: 1.044,32ha, chiếm tỷ lệ 22,32%;
- Khu vực ngoài danh thắng núi Lang Biang: 3.635,12ha, chiếm tỷ lệ 77,68%
(2) Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất phân theo quy hoạch sử dụng đất:
- Đất quy hoạch lâm nghiệp: 3.553,55ha, chiếm tỷ lệ 75,94%, trong đó:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn: 2.529,3ha, chiếm tỷ lệ 54,05%;
+ Rừng sản xuất: 1.024,25ha, chiếm tỷ lệ 21,89%;
- Đất ngoài lâm nghiệp: 898,81ha, chiếm tỷ lệ 19,21%;
- Hồ Đankia-Suối Vàng: 227,08ha, chiếm tỷ lệ 4,85%.
b) Nhu cầu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
- Dự án Khu du lịch Đankia - Suối Vàng dự kiến sử dụng đất, mặt nước với diện tích 4.679,44 ha.
- Tổng diện tích đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 4.898.666 m2 để xây dựng các hạng mục công trình, trong đó dự kiến chuyển đổi:
+ Rừng sản xuất: 3.691.358 m2
+ Rừng phòng hộ: 485.620 m2
+ Đất ngoài lâm nghiệp: 719.417 m2
+ Hồ (bến thuyền, cầu tàu): 2.271 m2
c) Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
- Hiện tại, trong khu vực đề xuất thực hiện dự án có:
+ Đất ở: 2,3ha với khoảng 100 hộ dân sinh sống, khoảng 500 nhân khẩu.
+ Đất nông nghiệp cần thu hồi: 321,79 ha.
+ Khu du lịch Lang Biang
+ Khu du lịch Thung lũng Vàng: 199,35 ha
+ Nhà máy nước Suối Vàng: 7,42 ha
+ Nhà máy nước Đan Kia 2: 19,77 ha
+ Lưới điện 110KV: 13,25 ha.
- Công ty dự kiến chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng là 1.545,5 tỷ đồng, trong đó:
+ Chi phí bồi thường, hỗ trợ cho dân (bao gồm: đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, nhà cửa, cây trồng, chi phí đầu tư vào đất, chi phí di chuyển, các chính sách hỗ trợ): 859,8 tỷ
+ Chi phí bồi thường các doanh nghiệp: 100 tỷ
+ Chi phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng: 17,2 tỷ
+ Chi phí chuyển mục đích sử dụng đất: 212,7 tỷ
+ Khu nhà ở tái định cư: 117,8 tỷ
+ Chi phí dự phòng: 237,95 tỷ
Dự kiến trong giai đoạn 1 (2016-2019) sẽ tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng với số tiền là 1.428 tỷ đồng.
6. Tổng vốn đầu tư của dự án: khoảng 33.408 tỷ đồng,
a) Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn của tự có của Công ty: 5.011 tỷ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư)
- Vốn huy động: 28.397 tỷ đồng (chiếm 85% tổng mức đầu tư)
b) Tiến độ huy động vốn:
- Giai đoạn 1: (2016-2019): vốn đầu tư: 10.022 tỷ đồng (chiếm 30% tổng vốn đầu tư), trong đó:
+ Vốn của Công ty: 1.503 tỷ đồng
+ Vốn huy động: 8.519 tỷ đồng
- Giai đoạn 2 (2020-2022): Vốn đầu tư: 16.703 tỷ đồng (chiếm 50% tổng vốn đầu tư), trong đó:
+ Vốn của Công ty: 2.505 tỷ đồng
+ Vốn huy động: 14.198 tỷ đồng
- Giai đoạn 3 (2023-2025): Vốn đầu tư: 6.683 tỷ đồng (chiếm 20% tổng vốn đầu tư), trong đó:
+ Vốn của Công ty: 1.002 tỷ đồng
+ Vốn huy động: 5.681 tỷ đồng
7. Thời hạn hoạt động của dự án: 70 năm.
8. Tiến độ thực hiện: 10 năm (2016-2025), dự kiến chia làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1 - Từ 2016-2019: Chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng một số công trình tại 11 phân khu chức năng chính, khu hạ tầng kỹ thuật, trạm xử lý nước thải, trồng dược liệu; xây dựng hoàn thiện khu văn hóa tâm linh
- Giai đoạn 2 - Từ 2020-2022: xây dựng tiếp tục một số công trình trong 10 phân khu chức năng chính, trồng dược liệu, xây dựng tuyến cáp treo nối đỉnh Lang Biang với Thung Lũng Vàng, xây dựng hoàn thiện trạm xử lý nước thải, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tiếp tục đền bù, giải phóng mặt bằng; vận hành khai thác các công trình đã thực hiện giai đoạn trước;
- Giai đoạn 3 - Từ 2023-2025: xây dựng hoàn thiện 10 phân khu chức năng chính, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tiếp tục đền bù, giải phóng mặt bằng, trồng dược liệu, vận hành khai thác các công trình đã thực hiện giai đoạn trước;
VII. Dự án khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
1. Các dự án đầu tư ngoài ngân sách theo biểu đính kèm
2. Diện tích đất dự kiến thu hút đầu tư sau khi rà soát
Qua rà soát, hiện tại có 665,45ha đất trống, trong đó có khoảng 243,95ha địa hình phức tạp, hiểm trở rất khó thu hút đầu tư; khoảng 421,5 ha có khả năng thu hút đầu tư. Trong đó có 150ha thuộc phân khu chức năng số 3 - khu nghỉ dưỡng cao cấp và dịch vụ hỗ trợ, diện tích còn lại là đất rừng phòng hộ thuộc quy hoạch chức năng du lịch sinh thái theo quyết định số 1968/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh và một số vị trí đất thuộc các dự án trước đây bị thu hồi; cụ thể:
(1) Khu đất thu hồi của Công ty CP Việt Á Âu: diện tích khoảng 80ha thuộc phân khu chức năng số 10, Tiểu khu 157, phường 4, KDL hồ Tuyền Lâm; quy hoạch du lịch sinh thái; Công ty CP Bậc Thang Xanh đăng ký đầu tư, Công ty CP Việt Á Âu xin nhận lại dự án để tiếp tục đầu tư.
(2) Khu đất thu hồi của Công ty CP SAVIMEX: diện tích khoảng 17ha thuộc phân khu chức năng số V.7 và V.8, Tiểu khu 162, phường 4, KDL hồ Tuyền Lâm; quy hoạch công viên ven hồ; Công ty cổ phần 3L Sài Gòn và Công ty cổ phần Địa Ốc Việt xin đăng ký đầu tư.
(3) Khu đất tiếp giáp cầu Darahoa (giáp xã Hiệp An, Đức Trọng và sân golf): diện tích khoảng 8,5ha thuộc phân khu chức năng số 10, Tiểu khu 266, phường 3, KDL hồ Tuyền Lâm; quy hoạch du lịch sinh thái; Công ty TNHH Lâm Giang Viên đăng ký đầu tư.
(4) Khu đất tiếp giáp cầu Darahoa (giáp xã Hiệp An, Đức Trọng và sân golf): diện tích khoảng 12ha thuộc phân khu chức năng số 10, Tiểu khu 266, phường 3, KDL hồ Tuyền Lâm; quy hoạch du lịch sinh thái; Công ty TNHH Thông Tùng đăng ký đầu tư.
(5) Khu nghỉ dưỡng cao cấp và dịch vụ hỗ trợ (Khu làng biệt thự theo QH cũ): diện tích khoảng 150ha thuộc phân khu chức năng số 3, Tiểu khu 157, phường 4, KDL hồ Tuyền Lâm; quy hoạch khu nghỉ dưỡng cao cấp và dịch vụ hỗ trợ; Công ty TNHH Hưng Phú, Công ty CP Hoàng Gia ĐL và Công ty TNHH Hoàng Huyên đăng ký đầu tư.
(6) Khu Trung tâm đón tiếp: diện tích khoảng 26,9ha thuộc phân khu chức năng số 1, Tiểu khu 266, phường 3, KDL hồ Tuyền Lâm; quy hoạch trung tâm đón tiếp Khu du lịch hồ Tuyền Lâm; Công ty TNHH Khánh Vân và Công ty CP Hòn Đảo Hoàng Gia đăng ký đầu tư.
(7) Khu vực gần đồi Thánh Giá: diện tích khoảng 40ha thuộc phân khu chức năng số 10, Tiểu khu 266, phường 3, KDL hồ Tuyền Lâm; quy hoạch Du lịch sinh thái; công ty Cá Tầm Việt Nam đăng ký đầu tư.
(8) Khu đất thu hồi của Công ty TNHH Nhơn Thành Đồng Nai: diện tích khoảng 09ha thuộc Phân khu chức năng số VI.2, Tiểu khu 162, phường 4, KDL hồ Tuyền Lâm; quy hoạch Khu nghỉ dưỡng cao cấp và dịch vụ hỗ trợ; Công ty TNHH Đại Lộc, Công ty TNHH Nguyên Thành, Công ty TNHH DIDAMA, Công ty TNHH Nhựt Phát, Công ty cổ phần Đồng Nai đăng ký đầu tư.
(9) Khu đất cuối Hồ Tuyền Lâm: diện tích khoảng 100ha thuộc phân khu chức năng số 10, Tiểu khu 162, phường 4, KDL hồ Tuyền Lâm; quy hoạch du lịch sinh thái; Công ty cổ phần thương mại dịch vụ sản xuất Anh Quân đã đăng ký thực hiện dự án với diện tích khoảng 40 ha; Công ty cổ phần đầu tư Việt Tín đăng ký đầu tư dự án với diện tích khoảng 34ha; Công ty cổ phần Cường Lợi đăng ký thực hiện dự án với diện tích khoảng 40 ha; Công ty TNHH Trung Dương đăng ký thực hiện dự án với diện tích khoảng 20 ha; Công ty cổ phần Sóng Việt (51 ha, có một phần chồng lấn diện tích dự án Vinpearl).
(10) Khu đất Công ty Cát Tường Đà Lạt từ chối lập dự án: diện tích khoảng 2,7ha thuộc phân khu chức năng số 7.8, Tiểu khu 266, phường 3, KDL hồ Tuyền Lâm; quy hoạch Khu vui chơi giải trí, hội nghị hội thảo; Công ty TNHH Nhật Hồng đăng ký đầu tư.
(11) Khu đất 6ha giáp dự án APU: Công ty TNHH An Bình Vina đăng ký đầu tư.
(12) Khu đất giáp dự án Công ty Haco và Công ty Phương Nam Việt (khoảng 7ha): Công ty TNHH Thủy Nguyên Lâm Đồng, Công ty TNHH Lâm Hải Sơn, Công ty cổ phần SN Việt Nam đăng ký đầu tư.
VIII. Dự án khu du lịch Hồ Đại Ninh
Khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh do Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn - Đại Ninh làm chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư số 42121000716 ngày 30/12/2010 với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên dự án đầu tư: Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh
2. Mục tiêu dự án: đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh.
3. Địa điểm thực hiện dự án: thuộc các xã: Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
4. Quy mô dự án:
a) Tổng diện tích đất quy hoạch: 3.595,45 ha, trong đó: đất rừng 1.306,44ha, đất ngoài lâm nghiệp 329,14ha, lòng hồ 1.959,87 ha
b) Tỷ lệ tác động tối đa đối với từng loại đất:
- Đất rừng sản xuất: tỷ lệ tác động đất xây dựng công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng tối đa 20%;
- Đất ngoài lâm nghiệp (đất thủy điện giao cho địa phương quản lý, đất chuyên dùng...): mật độ xây dựng không quá 50% diện tích xây dựng công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng (có mái che và không mái che bao gồm đường giao thông...).
c) Nội dung đầu tư:
- Các khu đất ở: khu đô thị trung tâm (Biệt thự Davos); khu biệt thự đa năng; đảo xanh; khu ven hồ.
- Các khu đất công trình phục vụ dự án: khu công trình công cộng trung tâm; khu dịch vụ công cộng; khu văn hóa giáo dục; khu thương mại - dịch vụ - tài chính; khu nghỉ dưỡng khách sạn; trung tâm hội chợ triển lãm; khu dịch vụ nghỉ dưỡng ven hồ.
- Khu cây xanh công viên: rừng nguyên sinh; vườn hoa thế giới; sân thể dục thể thao; cây xanh ven sông; cây xanh tập trung; khu bảo tồn thiên nhiên.
d. Quy mô và số lượng xây dựng công trình cụ thể: chủ đầu tư lập quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 và 1/500 trình UBND tỉnh phê duyệt. Quá trình lập quy hoạch chủ đầu tư liên hệ các ngành chức năng liên quan để có văn bản xác định các vấn đề: phạm vi ranh giới, tính chất các loại đất trong vùng quy hoạch dự án. (riêng đối với đất sản xuất nông nghiệp, chủ đầu tư tự thỏa thuận với người đang sử dụng đất theo quy định).
6. Tổng vốn đầu tư của dự án: 25.243 tỷ đồng.
7. Nguồn vốn của chủ đầu tư và huy động vón góp theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình kinh doanh của dự án.
8. Thời hạn hoạt động: 50 năm kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2010.
9. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: từ 2010 đến 2018.
10. Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng tại quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 03/06/2011, điều chỉnh tại quyết định số 1985/QĐ-UBND ngày 07/09/2011; phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2407/QĐ/UBND ngày 25/10/2011 cụ thể:
a) Tổng diện tích là 3.445,89 ha gồm diện tích đất là 1.428,356 ha và diện tích mặt nước là 2.013,4 ha.
b) Diện tích đất: 1428,356ha, trong đó: rừng sản xuất 1.102,556 ha, đất ngoài lâm nghiệp 325,83ha), cụ thể:
- Diện tích đất công trình công cộng, dịch vụ thương mại: 1.752.479m2, chiếm tỷ lệ 12,27%
- Diện tích đất du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, bãi tắm nhân tạo: 368.374m2, chiếm tỷ lệ 2,58%.
- Diện tích đất ở: 1.819.315 m2, chiếm tỷ lệ 12,74%
- Diện tích đất công viên cây xanh, thể dục thể thao: 2.477.640m2, chiếm tỷ lệ 17,35%
- Diện tích đường đô thị và sân bãi tập trung: 1.223.253m2, chiếm tỷ lệ 8,56%.
- Diện tích đất cây xanh ven hồ và đất rừng tự nhiên: 6.642.499m2, chiếm tỷ lệ 46,5%.
c) Diện tích quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất chuyên dùng, một phần đất ở, đất đô thị của toàn dự án 1.645.247m2, chiếm tỷ lệ 14,53%.
d) Diện tích đất xây dựng công trình hạ tầng và sân bãi trên đất ngoài lâm nghiệp là 895.880 m2, chiếm tỷ lệ 30,26% đất ngoài lâm nghiệp.
đ) Quy mô dân số: 19.734 cư dân lưu trú thường xuyên
IX. Dự án Trung tâm văn hóa thể thao
1. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu thể thao
a) Mục tiêu đầu tư: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu trung tâm văn hóa thể thao tỉnh.
b) Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu văn hóa thể thao
c) Địa điểm thực hiện dự án: thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
d) Quy mô dự án: Quyết định số 2194/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng
- Diện tích sử dụng đất: 30,98ha.
- Nội dung và quy mô đầu tư chủ yếu:
+ Hệ thống đường giao thông bê tông nhựa: Lộ giới 20m dài 1.649m, lộ giới 12m dài 1.866m; Bãi đậu xe 4.526m2; Hệ thống thoát nước mặt; Cây xanh; Công trình gia cố trên đường, phòng hộ và an toàn giao thông.
+ San nền: Khối lượng đất đào 411.163m3; khối lượng đất đắp 301.116m3.
+ Các hệ thống: chiếu sáng công cộng; thoát nước thải.
- Loại, cấp công trình: công trình hạ tầng nhóm B, cấp III.
đ) Tổng mức đầu tư: 198,3 tỷ đồng.
e) Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh .
g) Thời gian thực hiện dự án: 2013 - 2017.
2. Dự án xây dựng sân vận động
a) Mục tiêu đầu tư: đầu tư xây dựng sân vận động 20.000 chỗ và hạ tầng khu trung tâm văn hóa thể thao tỉnh, đáp ứng nhu cầu về văn hóa thể dục thể thao cho người dân.
b) Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu văn hóa thể thao
c) Loại, cấp công trình: Công trình dân dụng, cấp II.
d) Quy mô đầu tư:
- Diện tích sử dụng đất: 15,94ha
- Phần sân vận động: 6,7906ha, gồm các công trình chính:
+ Khán đài A, B, C, D: 17.041m2; Sân thi đấu 15.093m2; Bãi xe 6.989m2; Quảng trường chính 3.178m2;
+ Cây xanh, bãi cỏ 13.132m2; Sân bãi, đường đi 16.635m2;
+ Các hệ thống: Thiết bị, cấp điện (nội bộ), chiếu sáng, chống sét, cấp thoát nước.
- Phần quy hoạch bên ngoài sân vận động:
+ Khu công viên thể thao 40.244m2;
+ Lối vào chính và bãi xe 5.750m2;
+ Các hệ thống: cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước;
+ San nền cục bộ.
đ) Tổng mức đầu tư: 370 tỷ đồng (tạm tính).
e) Nguồn vốn đầu tư (dự kiến): Ngân sách Nhà nước.
g) Thời gian thực hiện dự án (dự kiến): 2018-2021.
X. Dự án khu Trung tâm Hòa Bình
1. Đơn vị nghiên cứu lập quy hoạch: Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh
2. Quy mô lập quy hoạch:
Theo dự thảo nhiệm vụ đã báo cáo Ban Thường vụ thông qua, UBND tỉnh thống nhất phương án triển khai lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt tại Văn bản số 2844/UBND-XD2 ngày 11/5/2017 (hiện tại Sở Xây dựng và UBND thành phố Đà Lạt đang triển khai việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan về nhiệm vụ quy hoạch), khu vực dự án quy hoạch có diện tích 30ha, gồm 5 phân khu chính:
- Phân khu I (Khu vực Chợ Đà Lạt - đường Nguyễn Thị Minh Khai): Quy mô diện tích khoảng 6,95 ha. Chức năng là khu vực chợ truyền thống kết hợp với khu quảng trường trung tâm (quảng trường hoa mang tính chất đặc trưng của thành phố Đà Lạt), khu phố đi bộ kết nối với trung tâm thương mại và khu đậu xe ngầm (nối vào khu đậu xe ngầm khu vực trung tâm thương mại Hòa Bình).
- Phân khu II (Khu trung tâm Hòa Bình): Quy mô diện tích khoảng 3,37 ha. Chức năng là khu trung tâm phức hợp đa chức năng với đầy đủ các loại hình dịch vụ và giải trí phục vụ cho người dân địa phương và khách du lịch. Trong đó bố trí các tầng hầm phục vụ dịch vụ thương mại và bãi đậu xe; Các tầng nổi từ 3 - 5 tầng có chức năng dịch vụ hỗn hợp, nghiên cứu phương án bố trí các công trình có kiểu dáng kiến trúc hiện đại, đặc sắc phù hợp với cảnh quan của khu vực.
- Phân khu III (Khu vực đồi Dinh): Quy mô diện tích khoảng 4,43 ha. Chức năng là khu thương mại, dịch vụ cao cấp 5 sao. Dự kiến xây dựng 02 tầng hầm và > 05 tầng nổi để tạo điểm nhấn công trình phù hợp với cảnh quan khu vực.
- Phân khu IV (Khu vực chỉnh trang đô thị): Quy mô diện tích khoảng 9,19 ha. Chức năng là khu vực đề xuất chỉnh trang kiến trúc công trình và cảnh quan các tuyến đường đi bộ hướng đến hình thành khu ở kết hợp thương mại phát triển hỗn hợp với đầy đủ các loại hình dịch vụ và giải trí phục vụ cho người dân địa phương và khách du lịch.
- Phân khu V (Khu vực ven hồ): Quy mô diện tích khoảng 6,06 ha. Chức năng là các biệt thự và công trình dịch vụ - du lịch, lưu trú - khách sạn giáp cận hồ Xuân Hương, đề xuất giải pháp quy hoạch kiến trúc công trình, tôn tạo cảnh quan phù hợp với cảnh quan chung và kết nối với các phân khu chức năng trong khu vực quy hoạch (qua các tuyến đường Trần Quốc Toản, Phan Bội Châu, Lê Thị Hồng Gấm...). Tầng cao của khu vực thực hiện theo thiết kế đô thị được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định 2609/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 về việc phê duyệt thiết kế đô thị khu vực cảnh quan quanh hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt.
3. Phạm vi dự án Trung tâm thương mại - khách sạn đồi dinh và chỉnh trang khu vực do Công ty Đại Quang Minh dự kiến đầu tư khoảng 16ha.
Chưa lập dự án tiền khả thi nên chưa có các thông tin cụ thể.
XI. Hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận
1. Dự án kiểm soát tỷ lệ thất thoát nước, nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Bảo Lộc sử dụng công cụ tài chính doanh nghiệp Đan Mạch
a) Mục tiêu:
Nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước sạch của thành phố, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu và nâng cao chất lượng dịch vụ nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho Thành phố Bảo Lộc. Kiểm soát toàn bộ mạng lưới cấp nước về áp lực, lưu lượng và thất thoát, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cấp nước, ổn định và đáp ứng nhu cầu cho người dân; góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống, nâng cao sức khỏe của cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Bảo Lộc.
- Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân từ 26 năm 2016 xuống 16,5% vào năm 2020.
b) Quy mô dự án
- Công trình thu và trạm bơm cấp I công suất 17.000 m3/ngđ;
- Đường ống nước thô DN400-HDPE: 5km
- Xây dựng nhà máy xử lý nước: lắp đặt thiết bị trộn tĩnh; xây dựng khối bể phản ứng- lắng lamen; xây dựng khối bể lọc nhanh; xây dựng khối bể chứa (3.000m3); nhà trạm bơm cấp II; nhà hóa chất; nhà điều hành sản xuất; nhà thường trực; nhà để xe; kho xưởng; nhà ở công nhân, căng tin; hồ lắng bùn; trạm biến áp; trạm phát điện tạm thời; xây dựng sân đường, đường ống kỹ thuật; hệ thống cứu hỏa; hệ thống điện.
- Nhà văn phòng làm việc.
- Trên tuyến xây dựng các công trình phục vụ quản lý vận hành: hố van chặn, hố van xả cặn, xả khí, trụ cứu hỏa; lắp đặt một số thiết bị như van khóa, van giảm áp chuyên dụng để hạn chế việc thất thoát nước do rò rỉ.
c) Tổng vốn đầu tư: khoảng 448,4 tỷ đồng.
đ) Nguồn vốn đầu tư
- Vốn ODA: là 376,8 tỷ đồng,
- Vốn ngân sách nhà nước (vốn của thành phố Bảo Lộc): 71,6 tỷ đồng.
d) Thời gian dự kiến đầu tư: 2018-2020
2. Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bảo Lộc
a) Mục tiêu: cải thiện nguy cơ ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải tại khu vực tập trung đông dân cư gây ra; cải thiện môi trường sống cho người dân đô thị và cộng đồng; xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải thành phố Bảo Lộc, giai đoạn 1 tập trung vào 4 phường trung tâm thành phố, nơi có mật độ dân số cao.
b) Quy mô dự án
- Công suất 10.000m3/ngày đêm, trong đó giai đoạn I: 5.000m3/ngày đêm
- Mạng lưới đường ống:
+ Các đường ống chính thu gom nước thải từ các phường tập trung về nhà máy xử lý nước thải đường kính DN300-DN600, tổng chiều dài khoảng 30.640m; các đường ống cao áp DN150-DN300, tổng chiều dài khoảng 3.250m.
+ Các tuyến cống cấp II D225, tổng chiều dài khoảng 50.000m và các tuyến cống cấp III đấu nối với khoảng 5.000 hộ để thu gom nước thải về các cống chính.
+ Vật liệu cống thu gom đề xuất sử dụng ống uPVC cho mạng dịch vụ với cỡ đường kính D225-110; vật liệu cống truyền dẫn sử dụng vật liệu cống HDPE xoắn 2 lớp với các cỡ đường kính DN300-D600; cống áp lực từ các trạm bơm tăng áp sử dụng ống HDPE cho cấp nước; hố ga xây dựng bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn.
- Trạm bơm: giai đoạn I dự kiến xây dựng 5 trạm bơm dâng tại vị trí có độ sâu chôn ống >3,5m, hoạt động theo chế độ tự động điều khiển.
- Trạm xử lý nước thải:
+ Giai đoạn I: xây dựng đơn nguyên số 1 xử lý nước thải khu vực trung tâm thành phố, diện tích đất sử dụng trên 3ha, có công suất xử lý 5.000m3/ngđ.
+ Giai đoạn II: xây dựng thêm đơn số 2, nâng công suất của nhà máy xử lý nước thải lên thành 10.000m3/ngđ.
c) Tổng vốn đầu tư: dự kiến khoảng 395,0 tỷ đồng
đ) Nguồn vốn đầu tư
- Vốn ODA: 288,217 tỷ đồng;
- Vốn ngân sách nhà nước là 106,783 tỷ đồng.
- Đề xuất cơ chế tài chính: cấp phát 70% từ ngân sách nhà nước đối với phần vốn ODA của Chính phủ Bỉ; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng vay lại 30%.
d) Thời gian dự kiến đầu tư: 2018 - 2020
XII. Khu công nghệ thông tin tập trung
1. Chủ đầu tư: Sở Thông tin truyền thông
2. Mục tiêu đầu tư: xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống quản lý và các công trình phục vụ; thiết lập các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực cho ngành công nghệ thông tin, phát triển các sản phẩm phần mềm; thu hút các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông góp phần phát triển kinh tế xã hội.
3. Địa điểm thực hiện: Tiểu khu 118, 119, 120, xã Đạ Sar, xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
4. Quy mô đầu tư:
a) Quy mô sử dụng đất:
- Diện tích quy hoạch khu công nghệ thông tin tập trung 63ha;
- Diện tích Quy hoạch chi tiết xây dựng dự án khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1 (tỷ lệ 1/500) tại Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 08/02/2013: 12,3 ha gồm các phân khu chức năng
TT | Các phân khu chức năng | Diện tích | Tỷ lệ |
| Tổng số | 123.607 | 100,00% |
I | Công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng | 13.225 | 10,70% |
1 | Khu đào tạo công nghệ thông tin | 2.960 | 2,39% |
2 | Khu trung tâm triển lãm, hội nghị - hội thảo | 700 | 0,57% |
3 | Khu điều hành | 700 | 0,57% |
4 | Khu ký túc xá, nhà ăn, sinh hoạt cộng đồng, nhà khách | 2.810 | 2,27% |
5 | Đất công trình hạ tầng kỹ thuật | 950 | 0,77% |
6 | Đất giao thông (lộ giới > 1,5m) (Bao gồm diện tích bạt mái taluy) | 5.105 | 4,13% |
II | Đường mòn, điểm dừng chân, bãi đậu xe, thảm hoa | 31.025 | 25,10% |
III | Cây xanh - rừng thông | 79.357 | 64,20% |
Hình thức đầu tư: dự kiến nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào khu công nghệ thông tin tập trung gồm các hạng mục:
- Đường giao thông, sân bãi;
- Hệ thống cấp điện, hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải;
- Hệ thống thông tin liên lạc,
- Nhà điều hành.
(dự án chưa lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cho các hạng mục nhà nước đầu tư do đó chưa có số liệu chính xác)
5. Tổng vốn đầu tư: 42 tỷ đồng.
6. Nguồn vốn đầu tư: ngân sách trung ương Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin.
7. Thời gian thực hiện: dự kiến 2017 - 2020
1 Đơn giá được tính toán tại thời điểm định giá (tháng 8/2016), khi triển khai dự án, trường hợp giá đất có thay đổi thì xem xét điều chỉnh theo giá thị trường.
- 1 Quyết định 2097/QĐ-UBND năm 2019 về danh mục công trình trọng điểm năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2 Quyết định 205/QĐ-TTg năm 2017 về công nhận Khu Du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2016 về kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục công trình trọng điểm và lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển giai đoạn 2016-2020 của thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 2609/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt thiết kế đô thị khu vực cảnh quan quanh hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 45/2016/QĐ-UBND bổ sung nhiệm vụ đối với Ban Quản lý dự án xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Nam Định
- 6 Quyết định 1968/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- 7 Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2016 khảo sát thực địa xây dựng Đề án Xây dựng một số công trình chiến đấu trọng điểm trong khu vực phòng thủ tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016 -2021
- 8 Quyết định 1528/QĐ-TTg năm 2015 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- 10 Luật đất đai 2013
- 11 Quyết định 1985/QĐ-UBND 2011 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phân khu xây dựng dự án Khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Khu đô thị Nam Đà Lạt) do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 12 Quyết định 1234/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng dự án Khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Khu đô thị Nam Đà Lạt) do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 13 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 1 Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2016 khảo sát thực địa xây dựng Đề án Xây dựng một số công trình chiến đấu trọng điểm trong khu vực phòng thủ tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016 -2021
- 2 Quyết định 45/2016/QĐ-UBND bổ sung nhiệm vụ đối với Ban Quản lý dự án xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Nam Định
- 3 Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2016 về kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục công trình trọng điểm và lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển giai đoạn 2016-2020 của thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 2097/QĐ-UBND năm 2019 về danh mục công trình trọng điểm năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành