ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 02 năm 2018 |
LẬP HỒ SƠ, KHÁM, QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới Y tế cơ sở trong tình hình mới, Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế về triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2018 - 2020), UBND tỉnh xây dựng kế hoạch lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như sau:
1. Mục tiêu:
1.1. Thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho từng người dân để mọi người dân đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu; được tư vấn sức khỏe, điều trị hoặc được chuyển tuyến phù hợp khi khám, chữa bệnh.
1.2. Phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống y tế cơ sở hiện có, nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên y tế cơ sở, tăng cường y tế dự phòng, đồng thời góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.
1.3. Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý sức khoẻ, theo dõi tình hình bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cho người dân tỉnh Hà Tĩnh gắn với bảo hiểm y tế toàn dân.
2. Yêu cầu:
Hồ sơ sức khỏe cá nhân phải đảm bảo tính bảo mật, cá nhân được cấp một mã định danh y tế duy nhất để xem thông tin về sức khỏe của mình. Phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe người dân đảm bảo liên thông, đồng bộ, kết nối với các phần mềm khác từ các chương trình mục tiêu, các hệ thống thông tin quản lý bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm, hệ thống thông tin tiêm chủng, phần mềm khám chữa bệnh.
1. Tạo lập và quản lý hệ thống phần mềm hồ sơ sức khỏe toàn dân:
- Phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm để cài đặt, xây dựng hồ sơ quản lý sức khỏe người dân theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;
- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc quản lý sức khỏe toàn dân;
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã trực tiếp sử dụng phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe người dân.
- Hồ sơ sức khỏe phải đảm bảo tính bảo mật, cá nhân được cấp một mã định danh cá nhân (ID) để xem thông tin về sức khỏe của mình, chỉ có cá nhân mới có quyền cho bác sỹ xem thông tin về sức khỏe của mình để phục vụ cho khám và điều trị bệnh. Hồ sơ sức khỏe được chiết xuất các thông tin phục vụ công tác quản lý y tế cộng đồng.
- Phần mềm có khả năng cho phép tra cứu thông tin thông qua số Chứng minh thư nhân dân, số thẻ BHYT hoặc số điện thoại.v.v..
2. Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo mẫu quy định:
- Tiếp nhận các thông tin sẵn có từ cơ sở dữ liệu dân cư của tỉnh Hà Tĩnh mà Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang quản lý để cập nhật các thông tin cơ bản về hành chính vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trong tỉnh.
- Đối tượng tham gia quản lý sức khỏe người dân: Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn; Trung tâm Y tế/Y tế dự phòng các huyện, thành phố, thị xã; các cơ sở khám chữa bệnh (có thực hiện khám chữa bệnh BHYT).
- Đối tượng lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân: Toàn bộ người dân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hà Tĩnh, phân loại đối tượng thành các nhóm:
+ Trẻ em dưới 6 tuổi.
+ Học sinh: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
+ Sinh viên: Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
+ Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị, tổ chức xã hội, xí nghiệp, doanh nghiệp.
+ Người cao tuổi, hưu trí: Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, người nghỉ hưu, hưởng BHXH hàng tháng.
+ Người dân lao động tự do và các đối tượng còn lại khác.
3. Thực hiện cập nhật, bổ sung thông tin về sức khỏe vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho người dân:
a) Sử dụng, nâng cấp các phần mềm hiện đang có tại các cơ sở y tế để liên thông, kết nối giữa phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe người dân với phần mềm khám chữa bệnh, phần mềm quản lý các chương trình y tế.
b) Cập nhật, bổ sung các thông tin y tế có sẵn đang được quản lý tại các cơ sở y tế: Tiêm chủng mở rộng; phòng, chống suy dinh dưỡng; khám và quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên; khám và quản lý sức khỏe người cao tuổi; khám và quản lý thai nghén... vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân.
c) Thực hiện khám sức khỏe người dân để cập nhật thông tin liên quan đến sức khỏe vào hồ sơ quản lý theo hai hình thức:
- Khám đồng loạt toàn dân: Theo các nhóm đối tượng trên;
- Bổ sung, cập nhật thông tin vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân khi người bệnh đến khám bệnh ở Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa, Phòng khám đa khoa khu vực hoặc thông qua các đợt khám sức khỏe định kỳ, khám chữa bệnh lưu động.
d) Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh cập nhật các thông tin Y tế những người đến khám, chữa bệnh vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân thông qua việc liên thông, kết nối giữa các phần mềm.
e) Triển khai kết nối, liên thông các phần mềm khám, chữa bệnh với phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe người dân, qua đó xem xét khả năng kết nối, liên thông và nhu cầu đáp ứng trong việc quản lý Y tế, thanh quyết toán dịch vụ khám, chữa bệnh thông qua bảo hiểm y tế tại các bệnh viện.
4. Tổ chức tuyên truyền, vận động:
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử, qua đó để quản lý, theo dõi, chăm sóc ban đầu tại các cơ sở y tế;
- Sản xuất phóng sự tuyên truyền cho người dân hiểu và tích cực tham gia việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân;
- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố, thị xã; Trạm truyền thanh cơ sở ở các xã, phường, thị trấn.
- Tuyên truyền trên báo chí và Cổng Thông tin điện tử của tỉnh về công tác tạo lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho người dân.
5. Thời gian thực hiện:
a) Năm 2018: Chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ nay đến ngày 31/7/2018, tiến hành các hoạt động (có phụ biểu dự kiến kinh phí và thời gian thực hiện kèm theo):
+ Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã (mỗi đơn vị 02 người) trực tiếp sử dụng Phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe người dân, dự kiến 13 lớp, 600 học viên;
+ Cài đặt phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe người dân cho 100% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và tất cả người dân đều được cập nhật các thông tin về phần hành chính (Phần A theo mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế) và các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;
+ Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 831/QĐ-BYT và nhập hồ sơ vào phần mềm cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã (mỗi đơn vị 02 người), dự kiến 13 lớp, 600 học viên;
+ Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực khám sàng lọc, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm và nguyên lý Y học gia đình cho các Trạm Y tế, Trung tâm Y tế/Y tế dự phòng, Bệnh viện đa khoa tuyến huyện;
+ Cập nhật các dữ liệu cá nhân có sẵn đang được quản lý tại các cơ sở y tế như: Khám, chữa bệnh; Tiêm chủng mở rộng; phòng, chống suy dinh dưỡng; khám và quản lý thai nghén... vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân;
+ Nhập các thông tin y tế vào hồ sơ sức khỏe khi người dân đến khám bệnh tại các Trạm y tế, Phòng khám đa khoa, Phòng khám đa khoa khu vực;
+ Triển khai cổng tra cứu và cung cấp tài khoản truy cập đến từng người dân đã có thông tin trên Hệ thống hồ sơ sức khỏe.
- Giai đoạn 2: Từ ngày 01/8/2018 - 31/12/2018, tiếp tục tạo lập mới hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho những người đến khám lần đầu; đồng thời, cập nhật, bổ sung các thông tin sức khỏe vào hồ sơ cho những lần khám tiếp theo.
b) Từ ngày 01/01/2019 trở đi: Duy trì công tác quản lý sức khỏe người dân; tiếp tục lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho những người chưa thực hiện trong năm 2018; thường xuyên cập nhật, bổ sung các thông tin sức khỏe cá nhân khi người dân tham gia khám sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và từ các nguồn dữ liệu khác.
6. Kinh phí thực hiện:
6.1. Kinh phí lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe cho người dân:
- Kinh phí quản trị mạng phần mềm quản lý sức khỏe;
- Tập huấn chuyên môn, hội thảo, tuyên truyền, vận động, in ấn tài liệu;
- Bồi dưỡng cộng tác viên tuyên truyền, vận động, mời khám;
- Nhập số liệu khám quản lý sức khỏe, thuê máy tính nhập số liệu;
- Hỗ trợ liên thông dữ liệu từ các phần mềm sẵn có của các cơ sở khám chữa bệnh vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe người dân;
- Mua sắm trang thiết bị, máy tính, máy in, máy quét mã vạch phục vụ quản lý sức khỏe tại các cơ sở y tế;
- Văn phòng phẩm, điện, nước, xăng xe, thuê mướn ô tô vận chuyển đoàn khám...
6.2. Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách tỉnh (có phụ biểu dự trù chi tiết và thời gian thực hiện kèm theo).
Giao Sở Y tế xây dựng dự toán, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định dự toán, báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
1. Sở Y tế:
- Sở Y tế - Cơ quan thường trực, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết từng nội dung để triển khai đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, đạt mục tiêu đề ra.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan, doanh nghiệp xây dựng phần mềm quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Trạm Y tế, Trung tâm Y tế và các bệnh viện, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn để triển khai hiệu quả kế hoạch khám, quản lý, lập hồ sơ sức khỏe người dân.
- Phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến người dân về ý nghĩa và lợi ích của công tác quản lý sức khỏe người dân.
- Tập trung huy động lực lượng ngành Y tế tổ chức triển khai lập hồ sơ, khám sức khỏe lần đầu và thực hiện quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
2. Viettel Hà Tĩnh:
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử; chịu trách nhiệm trong việc thiết kế, cài đặt phần mềm trên cơ sở phần mềm kỹ thuật chất lượng, dễ sử dụng, đảm bảo đầy đủ thông tin theo Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân.
- Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn quản lý, sử dụng phần mềm cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; đảm bảo đường truyền ổn định, chất lượng tốt, đảm bảo các quy định về an toàn thông tin; chịu trách nhiệm đẩy, liên thông các dữ liệu sẵn có do các cơ sở y tế cung cấp thông tin vào phần mềm hồ sơ sức khỏe.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm y tế khác trên địa bàn để liên thông, kết nối giữa các phần mềm với phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe người dân.
- Triển khai cổng tra cứu thông tin sức khỏe để người dùng tra cứu, quản lý thông tin của mình.
- Thực hiện cam kết hỗ trợ miễn phí phần mềm từ năm 2018 đến hết năm 2020.
3. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, triển khai công tác tuyên truyền về lợi ích việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân tỉnh Hà Tĩnh; phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch truyền thông về lập hồ sơ sức khỏe người dân;
- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế hướng dẫn Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương và tỉnh bạn hoạt động thường trú trên địa bàn tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố, thị xã mở thêm chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng, tin bài tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của việc khám và lập hồ sơ sức khỏe người dân để vận động người dân tham gia thực hiện.
- Phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai phần mềm xây dựng giải pháp, chuẩn dữ liệu để kết nối trao đổi thông tin giữa phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe người dân với các phần mềm quản lý khám, chữa bệnh và các phần mềm quản lý khác của ngành Y tế đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng Quy chế khai thác, bảo mật dữ liệu sức khỏe người dân trên hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử.
4. Sở Tài chính:
- Căn cứ dự toán kinh phí và khả năng cân đối ngân sách, thẩm định và tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
5. Bảo hiểm Xã hội tỉnh:
- Cung cấp cơ sở dữ liệu sẵn có về người dân, hộ gia đình cho Sở Y tế và Viettel Hà Tĩnh để lập hồ sơ sức khỏe, bảo đảm an toàn thống nhất và tiết kiệm. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện việc kết nối hệ thống giám định BHYT tại y tế cơ sở, tích hợp vào hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Y tế đề xuất Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cơ chế thanh toán BHYT cho một số bệnh mãn tính không lây nhiễm tại Trạm Y tế.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh phối hợp với các cơ sở Y tế tổ chức khám và lập hồ sơ sức khỏe cho cán bộ và học sinh.
7. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp đóng trên địa bàn:
- Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện khám và lập hồ sơ sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị cho cơ sở y tế tích hợp vào hồ sơ sức khỏe người dân.
8. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh:
- Tham mưu đưa nội dung chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho từng người dân vào Chương trình chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo nông thôn mới tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét bổ sung Tiểu tiêu chí “15.4. Tỷ lệ người dân được cập nhật dữ liệu, lập hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe đạt ≥85% (năm 2018); ≥90% (năm 2019) và 95% năm 2020” vào Tiêu chí 15. Y tế theo Quyết định 05/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020, thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát huy tối đa vai trò của các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã:
- Căn cứ Kế hoạch của tỉnh, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết của huyện, thành phố, thị xã để tổ chức thực hiện đạt kết quả.
- Có kế hoạch hỗ trợ kinh phí phục vụ cho công tác quản lý sức khỏe người dân theo hộ gia đình. Tiếp tục đầu tư củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trạm Y tế xã và chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng độ bao phủ BHYT theo lộ trình đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, phân loại đối tượng để khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên hệ thống phát thanh xã, phường, thị trấn về lợi ích, ý nghĩa của việc khám và lập hồ sơ sức khỏe của người dân để người dân trên địa bàn hiểu và tham gia khám để lập hồ sơ sức khỏe và tham gia BHYT toàn dân.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể cấp tỉnh:
Phối hợp với các tổ chức thành viên, hội trực thuộc tham gia công tác tuyên truyền, vận động phổ biến đến tận đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tham gia khám, lập hồ sơ sức khỏe người dân tại các cơ sở y tế; đồng thời phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp trong việc thực hiện các nội dung Kế hoạch này nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi của người dân trong việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Y tế để được hướng dẫn, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền Sở Y tế tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LẬP HỒ SƠ SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN
(Kèm theo Kế hoạch số: 48/KH-UBND ngày 12/02/2018 của UBND tỉnh)
| Tổng kinh phí (Phần A + Phần B) | 7.838.552.000 | Thời gian thực hiện | |||
| 7.573.552.000 |
| ||||
I | Kinh phí tập huấn, đào tạo |
|
|
| 165.480.000 |
|
I | 1. Tập huấn hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm (13 lớp) | 79.740 000 | Quý I, 2018 | |||
| Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Mức chi | Thành tiền |
|
1 | Tiền nước uống, giữa giờ | Người | 600 | 25.000 | 15.000.000 |
|
2 | Tiền giảng viên | Ngày | 13 | 1.000.000 | 13.000.000 |
|
3 | Thuê Hội trường + máy tính | Ngày | 13 | 3.000000 | 39.000.000 |
|
4 | Chi phí ban tổ chức (03 người/ lớp * 200.000đ) | Người | 39 | 200.000 | 7.800.000 |
|
5 | Xăng xe (bình quân mỗi điểm tập huấn 100Km = 20 lít) | lít | 260 | 19000 | 4.940.000 |
|
| 2. Tập huấn: Hướng dẫn thực hiện Quyết định 831/QĐ-BYT và nhập hồ sơ vào phần mềm (13 lớp). Tổ chức tập huấn tại 13 huyện, TP, TX. Mỗi huyện 01 ngày cho 600 cán bộ là các đối tượng Trạm Y tế, Bệnh viện, Trung tâm Y tế/ Y tế dự phòng (mỗi cơ sở 02 người) | 85.740.000 | Quý I, 2018 | |||
| Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Mức chi | Thành tiền |
|
1 | Tiền tài liệu | Bộ | 600 | 10.000 | 6.000.000 |
|
2 | Tiền nước uống, giữa giờ | Người | 600 | 25.000 | 15.000.000 |
|
3 | Tiền giảng viên | Ngày | 13 | 1.000 000 | 13.000.000 |
|
4 | Thuê Hội trường + máy tính | Ngày | 13 | 3.000.000 | 39.000.000 |
|
5 | Chi phí ban tổ chức (03 người/ lớp * 200.000đ) | Người | 39 | 200.000 | 7.800000 |
|
6 | Xăng xe (bình quân mỗi điểm tập huấn 100Km = 20 lít) | lít | 260 | 19000 | 4.940.000 |
|
II | Hỗ trợ khám, điều tra, nhập dữ liệu vào hồ sơ (Cán bộ tại Trạm Y tế và nhân viên y tế thôn bản) và liên thông dữ liệu |
|
|
| 3.719.752.000 |
|
1 | Hỗ trợ cán bộ không hưởng lương tham gia (gồm 2500 y tế thôn, cộng tác viên dân số (phát giấy mời, hướng dẫn, đôn đốc các đối tượng đến Trạm Y tế cung cấp thông tin điều tra, khám sàng lọc) Mỗi người * 3 ngày * 100.000đ | Người | 7500 | 100.000 | 750.000.000 | Quý I, 2018 |
2 | Hỗ trợ nhập dữ liệu hồ sơ tại các xã | Hồ sơ | 1.291.376 | 2.000 | 2.582.752.000 | Quý I, II, III 2018 |
3 | Hỗ trợ liên thông dữ liệu sẵn có vào hồ sơ sức khỏe tại các Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa có khám chữa bệnh BHYT (1.000.000 *1 cán bộ *1 tháng) | Cơ sở | 267 | 1.000.000 | 267.000.000 | Quý I, II, III 2018 |
4 | Hỗ trợ liên thông dữ liệu sẵn có vào hồ sơ sức khỏe tại các bệnh viện (1.000.000 * 2 cán bộ * 3 tháng) | Bệnh viện | 20 | 6.000.000 | 120.000.000 | Quý l, II, III 2018 |
III | Kinh phí in ấn biểu mẫu điều tra theo QĐ 831/QĐ-BYT (4 trang/bộ x 350đ trang = 1,400 đ) | Hồ sơ | 1.300.000 | 1.400 | 1.820.000.000 | Quý I, 2018 |
IV | Kinh phí mua sắm trang thiết bị |
|
|
| 1.834.000.000 | Quý I, 2018 |
1 | Mua máy đọc mã vạch 2 chiều cho các Trạm Y tế trong toàn tỉnh. | Máy | 262 | 4.000.000 | 1.048.000.000 | Quý I, 2018 |
2 | Mua máy in cho các Trạm Y tế trong toàn tỉnh. | Máy | 262 | 3.000.000 | 786.000.000 | Quý I, 2018 |
V | Chi phí giám sát, kiểm tra đôn đốc |
|
|
| 34.320.000 | Quý l, II, III, IV 2018 |
1 | Công tác phí (5 người đi 2 đợt, 13 huyện) | Người | 130 | 150.000 | 19.500.000 |
|
2 | Xăng, xe bình quân mỗi huyện 30 lít mỗi đợt | lít | 780 | 19.000 | 14.820.000 |
|
|
|
| ||||
| Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Mức chi | Thành tiền |
|
1 | Sản xuất phóng sự tuyên truyền (thời lượng: 10-15 phút, phát | Phóng sự | 1 | 40.000.000 | 40.000.000 | Quý I, 2018 |
2 | Tuyên truyền trên Đài phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh (Thời lượng 8-10 phút, phát 03 lần) | Chuyên mục | 1 | 50.000.000 | 50.000.000 | Quý I, 2018 |
3 | Tuyên truyền trên Đài phát thanh huyện, thành phố, thị xã | Chuyên mục | 13 | 5.000.000 | 65.000.000 | Quý I, 2018 |
4 | Tuyên truyền trên Báo Hà Tĩnh (mỗi tuần 1/4 trang tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của việc khám và lập hồ sơ sức khỏe người dân để vận động người dân tham gia thực hiện) | Chuyên mục | 1 | 40.000.000 | 40.000.000 | Quý I, II, 2018 |
5 | Tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh | Chuyên mục | 1 | 30.000.000 | 30.000.000 | Quý I, 2018 |
6 | Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh xã, phường. Mỗi tuần phát 02 lần/ 01 năm (qua Sở Thông tin và Truyền thông) | Bài | 1 | 40.000.000 | 40.000.000 | Cả năm |
|
|
|
|
| 265.000.000 |
|
- 1 Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Thiết lập Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử đến từng người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Kế hoạch 1271/KH-UBND năm 2019 về lập hồ sơ khám, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4 Quyết định 1392/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
- 5 Quyết định 1973/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 6 Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 7 Quyết định 831/QĐ-BYT năm 2017 về Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu do Bô trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8 Quyết định 05/2017/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9 Quyết định 2348/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 1973/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 2 Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 3 Quyết định 1392/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
- 4 Kế hoạch 1271/KH-UBND năm 2019 về lập hồ sơ khám, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5 Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Thiết lập Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử đến từng người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6 Kế hoạch 6242/KH-UBND năm 2018 về lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 7 Kế hoạch 258/KH-UBND năm 2021 thực hiện quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025