ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6242/KH-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 8 năm 2018 |
LẬP HỒ SƠ, KHÁM, QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 139-NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa Đảng XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
Căn cứ Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 80-KH/TU ngày 29/01/2018 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 4275/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phê duyệt Đề án phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;
UBND tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Kế hoạch lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
1. Muc tiêu chung
1.1. Thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho từng người dân, để mọi người dân đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu; được tư vấn sức khỏe; được điều trị hoặc được chuyển tuyến phù hợp khi có bệnh.
1.2. Phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống y tế cơ sở hiện có; nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên y tế cơ sở, tăng cường y tế dự phòng góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
1.3. Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý sức khỏe, theo dõi tình hình bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cho người dân gắn với bảo hiểm y tế toàn dân.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Năm 2018: tổ chức khám lần đầu, lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho 50% dân số của tỉnh.
2.2. Năm 2019: tổ chức khám lần đầu, lập hồ sơ sức khỏe cá nhân đạt 70% dân số của tỉnh, khám sức khỏe định kỳ cho những trường hợp đã lập hồ sơ sức khỏe và cập nhật dữ liệu đối với những người đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
2.3. Năm 2020: tổ chức khám lần đầu, lập hồ sơ sức khỏe cá nhân đạt 90% dân số của tỉnh, khám sức khỏe định kỳ cho những trường hợp đã lập hồ sơ sức khỏe và cập nhật dữ liệu đối với những người đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
2.4. Những năm tiếp theo: tổ chức khám, lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho 10% dân số còn lại, lập hồ sơ sức khỏe bổ sung và khám sức khỏe định kỳ cho người dân để đến năm 2025 thì 100% dân số được theo dõi, quản lý sức khỏe; cập nhật dữ liệu sức khỏe cá nhân của người dân khi đi khám sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
1. Lập hồ sơ sức khỏe cho từng người dân
Sử dụng các thông tin sẵn có từ cơ sở dữ liệu dân số của tỉnh Vĩnh Phúc và thông qua khám sức khỏe cho người dân để xác định những thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe, bệnh tật trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân. Thực hiện cập nhật, bổ sung thông tin sức khỏe và bệnh tật của những người đã khám chữa bệnh vào hồ sơ cá nhân.
Đối tượng lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân: toàn bộ người dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Phân loại đối tượng thành các nhóm:
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Học sinh: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
- Sinh viên: Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp.
- Người cao tuổi, người hưởng BHXH hàng tháng.
- Người dân lao động tự do và đối tượng khác: Nội trợ, buôn bán nhỏ và các đối tượng còn lại.
2. Thực hiện khám sức khỏe cho từng người dân
Tổ chức khám sức khỏe (khám lần đầu và khám định kỳ mỗi năm một lần) cho từng người dân theo 3 phương thức sau:
a) Khám tại Trạm y tế cho các đối tượng:
- Trẻ em dưới 6 tuổi không đi học ở trường mầm non.
- Người cao tuổi, hưu trí.
- Người dân lao động tự do và các đối tượng khác.
b) Khám tại các trường học cho các đối tượng:
- Trẻ em dưới 6 tuổi học ở trường mầm non.
- Học sinh các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
- Sinh viên.
c) Khám tại các cơ quan, đơn vị cho các đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng BHXH tại các cơ sở Bảo trợ của tỉnh.
3. Thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe
Trên cơ sở xác định rõ tiền sử bệnh tật gia đình, tiền sử bệnh tật cá nhân hoặc yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, các cơ sở y tế thực hiện:
- Tư vấn phòng bệnh (TCMR, uống Vitamine A, ...), khám định kỳ, theo dõi, chăm sóc sức khỏe.
- Tư vấn về dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, luyện tập thể thao, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Tư vấn điều trị tại Trạm y tế hoặc chuyển tuyến khám, điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của người dân.
4. Xây dựng, tích hợp, quản lý các nguồn dữ liệu hồ sơ sức khỏe
Thuê phần mềm quản lý và hồ sơ sức khỏe điện tử theo mẫu quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, để quản lý, bảo đảm liên thông, đồng bộ, gắn với hệ thống giám định thanh toán BHYT.
Phần mềm quản lý sức khỏe phải đảm bảo liên thông và tích hợp được dữ liệu về sức khỏe từ các chương trình mục tiêu, các hệ thống thông tin quản lý bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm, tai nạn thương tích, hệ thống thông tin tiêm chủng, thông tin sức khỏe từ phần mềm khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân.
Hồ sơ sức khỏe phải đảm bảo tính bảo mật, cá nhân được cấp một mã số cá nhân (ID) để xem thông tin về sức khỏe của mình. Hồ sơ sức khỏe được triết xuất các thông tin phục vụ công tác quản lý y tế cộng đồng.
5. Tăng cường năng lực Trạm y tế thực hiện khám chữa bệnh, quản lý sức khỏe người dân
- Bố trí đủ cán bộ y tế cơ sở tại các Trạm y tế đảm bảo có đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, kết hợp với luân chuyển nhân viên y tế giữa huyện, thành phố, thị xã với xã, phường, thị trấn đảm bảo các Trạm y tế đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch này.
- Đầu tư cơ sở vật chất khám chữa bệnh ban đầu, quản lý hồ sơ sức khỏe người dân.
- Tăng cường công tác tư vấn, dự phòng nâng cao sức khỏe.
- Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, năng lực cán bộ tại y tế cơ sở.
6. Tổ chức tuyên truyền, vận động
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc quản lý sức khỏe, phòng bệnh, điều trị ngay từ ban đầu và tham gia bảo hiểm y tế.
- Năm 2018:
+ Tổ chức các Hội nghị triển khai kế hoạch;
+ Triển khai các hoạt động truyền thông tới toàn thể người dân về kế hoạch lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân;
+ Tập huấn hướng dẫn thu thập số liệu cho các cán bộ y tế;
+ In sổ quản lý sức khỏe cá nhân theo mẫu của Bộ Y tế;
+ Tổ chức khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho 50% dân số trên địa bàn tỉnh;
+ Nhập số liệu quản lý sức khỏe trên phần mềm quản lý sức khỏe điện tử.
- Năm 2019 và những năm tiếp theo:
+ Tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông về quản lý sức khỏe cá nhân;
+ Tiếp tục triển khai khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo mục tiêu đã đề ra;
+ Cập nhật thông tin sức khỏe vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân đối với các trường hợp đã được lập hồ sơ quản lý sức khỏe những năm trước.
8. Khái toán kinh phí thực hiện
a) Kinh phí lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe
- Kinh phí khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe: 31.853.710.000 đồng (Ba mươi mốt tỷ tám trăm năm mươi ba triệu bảy trăm mười ngàn đồng chẵn); trong đó giai đoạn 2018 - 2020 là 29.270.710.000 đồng (Hai mươi chín tỷ hai trăm bảy mươi triệu bảy trăm mười ngàn đồng chẵn).
Bao gồm các chi phí tổ chức khám sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh: kinh phí tuyên truyền về kế hoạch quản lý sức khỏe toàn dân, kinh phí khám sức khỏe cho người dân, văn phòng phẩm (bút, giấy, điện, nước,...), in ấn sổ quản lý sức khỏe,...
(Chi tiết tại Phụ lục 1)
- Kinh phí thuê phần mềm quản lý sức khỏe người dân: thuê phần mềm theo từng năm, cụ thể:
+ Năm 2018: 2.525.730.000 đồng (Hai tỷ năm trăm hai mươi năm triệu bảy trăm ba mươi ngàn đồng chẵn).
+ Năm 2019 trở đi: 2.196.480.000 đồng/năm (Hai tỷ một trăm chín mươi sáu triệu bốn trăm tám mươi ngàn đồng chẵn).
(Chi tiết tại Phụ lục 2)
b) Nguồn kinh phí
- Ngân sách tỉnh: đảm bảo kinh phí tuyên truyền, in ấn sổ quản lý sức khỏe người dân, kinh phí thuê phần mềm; hỗ trợ tiền công khám với định mức 23.300 đồng/hồ sơ cá nhân bằng giá một lần khám bệnh tại Trạm y tế xã theo quy định tại Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp; Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2018.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
(Đơn vị tính: ngàn đồng)
Nhu cầu kinh phí | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | 3 năm |
Kinh phí khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe | 19.018.710 | 5.126.000 | 5.126.000 | 29.270.710 |
Kinh phí thuê phần mềm | 2.525.730 | 2.196.480 | 2.196.480 | 6.918.690 |
Tổng | 21.544.440 | 7.322.480 | 7.322.480 | 36.189.400 |
- Là cơ quan thường trực, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết từng nội dung để triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng.
- Tập trung huy động lực lượng y tế công lập và ngoài công lập tổ chức triển khai lập hồ sơ, khám sức khỏe lần đầu và thực hiện quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn để triển khai hiệu quả kế hoạch khám, quản lý sức khỏe người dân.
- Tổ chức quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn về quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền về mục đích, lợi ích và trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi người dân trong quản lý sức khỏe người dân.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế thẩm định dự toán kinh phí, đề xuất UBND tỉnh phê duyệt kinh phí, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch này. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí đúng quy định.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Cung cấp, chia sẻ cơ sở dữ liệu sẵn có về người dân, hộ gia đình với Sở Y tế để lập hồ sơ sức khỏe, bảo đảm an toàn, thống nhất và tiết kiệm.
- Chỉ đạo đơn vị thực hiện việc kết nối hệ thống giám định bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở, tích hợp vào hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân và toàn xã hội tích cực tham gia bảo hiểm y tế.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo và hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác quản lý sức khỏe cá nhân, khám, lập hồ sơ sức khỏe và tham gia bảo hiểm y tế.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ sở y tế để tổ chức khám, lập hồ sơ sức khỏe cho đối tượng học sinh, sinh viên theo đúng kế hoạch đề ra.
6. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Y tế đề xuất UBND tỉnh bổ sung đủ chỉ tiêu viên chức y tế cơ sở còn thiếu trong chỉ tiêu biên chế được giao để bố trí đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn cho các Trạm y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Phối hợp với Sở Y tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho y tế cơ sở.
7. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh
- Chủ động xây dựng kế hoạch khám, lập hồ sơ sức khỏe của cơ quan, đơn vị mình; phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện khám và lập hồ sơ sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sinh viên.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình cho Trung tâm Y tế trên địa bàn để tích hợp vào hồ sơ sức khỏe cá nhân.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết của huyện, thành phố, thị xã để tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân, phân công các thành viên trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nội dung kế hoạch, tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc.
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra phân loại đối tượng khám sức khỏe để khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí phục vụ tuyên truyền, vận động thực hiện Kế hoạch khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho người dân trên địa bàn. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng độ bao phủ Bảo hiểm y tế toàn dân theo lộ trình được phê duyệt.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn kiện toàn Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân và xây dựng kế hoạch thực hiện; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đảm bảo 100% người dân trên địa bàn tham gia khám, lập hồ sơ sức khỏe và tham gia Bảo hiểm y tế toàn dân.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc, các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh
Tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền, truyền thông để người dân hiểu rõ lợi ích và tham gia tích cực công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn, tăng độ bao phủ Bảo hiểm y tế toàn dân theo lộ trình được phê duyệt.
Tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc khám, tư vấn và quản lý sức khỏe để vận động 100% người dân tham gia thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, các đơn vị kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc về Sở Y tế (cơ quan thường trực) để kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢNG KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LẬP HỒ SƠ, KHÁM, QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Kế hoạch số: 6242/KH-UBND ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: VNĐ
TT | Nội dung hoạt động | Đối tượng đích | Dự kiến đầu ra | Địa bàn triển khai | Đơn vị thực hiện | Thời gian thực hiện |
| Chi tiết | ||||
Địa phương | Nội dung chi | Số lượng | Định mức | Số ngày/ lượt | Thành tiền | |||||||
I | Thông tin, truyền thông | 664.800.000 |
|
|
|
| 664.800.000 | |||||
1,1 | Tổ chức các Hội nghị triển khai kế hoạch, sơ kết năm | Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện... | 2 Hội nghị cấp tỉnh | Tp.Vĩnh Yên | Sở Y tế | Quý II, IV 2018 | 22.800.000 |
|
|
|
| 22.800.000 |
Thuê Hội trường | 2 | 6.000.000 | 1 | 12.000.000 | ||||||||
Trang trí (hoa, font...) | 2 | 2.000.000 | 1 | 4.000.000 | ||||||||
Nước uống | 80 | 20.000 | 1 | 1.600.000 | ||||||||
Báo cáo viên | 4 | 500.000 | 1 | 2.000.000 | ||||||||
Photo tài liệu | 80 | 20.000 | 1 | 1.600.000 | ||||||||
Văn phòng phẩm | 80 | 20.000 | 1 | 1.600.000 | ||||||||
1,2 | Tập huấn hướng dẫn cán bộ thu thập thông tin | Cán bộ y tế | 9 lớp tập huấn | Tp.Vĩnh Yên | Sở Y tế | Quý III, IV năm 2018 | 102.000.000 |
|
|
|
| 102.000.000 |
Hội trường (hội trường có máy tính kết nối mạng) | 9 | 5.000.000 | 1 | 45.000.000 | ||||||||
Trang trí (hoa, font...) | 9 | 3.000.000 | 1 | 27.000.000 | ||||||||
Nước uống | 300 | 20.000 | 1 | 6.000.000 | ||||||||
Giảng viên | 18 | 500.000 | 1 | 9.000.000 | ||||||||
Photo tài liệu | 300 | 30.000 | 1 | 9.000.000 | ||||||||
Văn phòng phẩm | 300 | 20.000 | 1 | 6.000.000 | ||||||||
1,3 | Truyền thông trên các Phương tiện thông tin đại chúng | Cộng đồng | 2 phóng sự, 2 bài báo | Toàn tỉnh | Báo VP. Đài PT-TH tỉnh | Năm 2018 | 40.000.000 | Thực hiện phóng sự | 4 | 10.000.000 | 1 | 40.000.000 |
1,4 | Nhắn tin truyền thông | Cộng đồng | Người dân nhận được tin nhắn truyền thông | Toàn tỉnh | Sở Y tế | Năm 2018 | 250.000.000 | Gửi tin nhắn truyền thông | 500.000 | 500 | 1 | 250.000.000 |
1,5 | In tờ rơi truyền thông | Cộng đồng | In tờ rơi truyền thông | Toàn tỉnh | Sở Y tế | Năm 2018 | 250.000.000 | In tờ rơi | 50.000 | 5.000 |
| 250.000.000 |
II | Thiết kế, cập nhật và duy trì phần mềm quản lý sức khỏe người dân | Quản lý sức khỏe nhân dân | Thiết lập phần mềm | Toàn tỉnh | Sở Y tế | Tháng 4 5/2018 |
| Có phụ lục riêng |
|
|
|
|
III | In sổ theo dõi sức khỏe | Cộng đồng | Cấp cho TYT quản lý sức khỏe người dân | Toàn tỉnh | Sở Y tế | Năm 2018 | 5.500.000.000 | In hồ sơ khám bệnh ban đầu | 1.100.000 | 5.000 |
| 5.500.000.000 |
IV | Hỗ trợ hoạt động giám sát |
|
|
|
|
| 58.910.000 |
|
|
|
| 58.910.000 |
4,1 | Tuyến tỉnh |
|
|
|
|
| 17.810.000 | Giám sát |
|
|
| 17.810.000 |
| Công tác phí | Cán bộ giám sát |
| Toàn tỉnh | SYT, TTYTDP | Năm 2018-2020 | 13.700.000 |
| 137 | 100.000 | 1 | 13.700.000 |
| Giám sát | Cán bộ giám sát |
| Toàn tỉnh | SYT, TTYTDP | Năm 2018-2020 | 4.110.000 |
| 137 | 30.000 | 1 | 4.110.000 |
4.2 | Tuyến huyện | Cán bộ giám sát |
| Toàn tỉnh | SYT, TTYTDP | Năm 2018-2020 | 41.100.000 |
| 1.370 | 30.000 | 1 | 41.100.000 |
V | Hỗ trợ công khám |
|
|
|
|
| 25.630.000.000 |
|
|
|
| 25.630.000.000 |
5,1 | Hỗ trợ tiền công Khám sức khỏe cho người dân | Cán bộ y tế | Kinh phí khám sức khỏe | Toàn tỉnh | Sở Y tế | năm 2018-2020 | 25.630.000.000 | Kinh phí khám sức khỏe | 1.100.000 | 23.300 |
| 25.630.000.000 |
Tổng | 31.853.710.000 |
|
|
|
| 31.853.710.000 |
BẢNG DỰ KIẾN KHÁI TOÁN KINH PHÍ THUÊ PHẦN MỀM QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Kế hoạch số 6242/KH-UBND ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: VNĐ
TT | Nội dung hoạt động | Đối tượng đích | Dự kiến đầu ra | Địa bàn triển khai | Đơn vị thực hiện | Thời gian thực hiện | Chi tiết | ||||
Nội dung chi | Số lượng | Định mức | Số ngày/ lượt | Thành tiền | |||||||
I | Thông tin, truyền thông |
|
|
|
| 294.050.000 | |||||
1.1 | Chi phí đào tạo 1 lớp cho 30 quản trị viên các đơn vị | Quản trị viên của các đơn vị y tế | 1 lớp đào tạo | Tp.Vĩnh Yên | Đơn vị xây dựng phần mềm | Năm 2018 |
|
|
|
| 9.960.000 |
soạn tài liệu | 50 | 45.000 | 1 | 2.250.000 | |||||||
Báo cáo viên | 1 | 400.000 | 1 | 400.000 | |||||||
Trợ giảng | 2 | 200.000 | 1 | 400.000 | |||||||
hỗ trợ tiền ăn cho học viên | 30 | 50.000 | 1 | 1.500.000 | |||||||
nước uống | 33 | 20.000 | 1 | 660.000 | |||||||
tài liệu | 30 | 25.000 | 1 | 750.000 | |||||||
Thuê hội trường | 1 | 4.000.000 | 1 | 4.000.000 | |||||||
1,2 | Tập huấn hướng dẫn cán bộ thu thập thông tin | Cán bộ y tế | 9 lớp tập huấn | Tp.Vĩnh Yên | Sở Y tế | Tháng 4/2018 |
|
|
|
| 108.090.000 |
Soạn tài liệu | 50 | 45.000 |
| 2.250.000 | |||||||
Báo cáo viên | 18 | 400.000 |
| 7.200.000 | |||||||
Ttrợ giảng (02 trợ giảng) | 36 | 200.000 |
| 7.200.000 | |||||||
Hỗ trợ tiền ăn cho học viên | 540 | 50.000 |
| 27.000.000 | |||||||
Nước uống | 594 | 10.000 |
| 5.940.000 | |||||||
Tài liệu | 540 | 25.000 |
| 13.500.000 | |||||||
Thuê hội trường | 18 | 4.000.000 |
| 45.000.000 | |||||||
1.3 | 01 cán bộ kỹ thuật hỗ trợ đào tạo, chuyển giao phần mềm tại các cơ sở y tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 176.000.000 |
Thù lao cho cán bộ kỹ thuật (01 người x 02 ngày) | 160 | 200.000 | 2 | 64.000.000 | |||||||
Chi phí ở cho cán bộ kỹ thuật (01 người x 02 ngày) | 160 | 250.000 | 2 | 80.000.000 | |||||||
Chi phí ăn cho cán bộ kỹ thuật (01 người x 02 ngày) | 160 | 100.000 | 2 | 32.000.000 | |||||||
II | Đầu tư thiết bị phần cứng phục vụ quản lý phần mềm |
|
|
|
| 35.200.000 | |||||
| Mua máy tính xách tay |
|
|
| Đơn vị xây dựng phần mềm | Năm 2018 | Máy tính xách tay | 2 | 17.600.000 |
| 35.200.000 |
III | Thuê phần mềm quản lý/năm |
|
|
|
| 2.196.480.000 | |||||
| Triển khai quản lý sức khỏe bằng phần mềm điện tử | Tại tất cả các bệnh viện, Trung tâm y tế, Trạm y tế |
| Toàn tỉnh | Đơn vị xây dựng phần mềm | Hàng năm | Thuê phần mềm theo từng năm | 160 | 1.144.000 | 12 | 2.196.480.000 |
Tổng |
|
|
|
| 2.525.730.000 |
Ghi chú: từ năm 2019 trở đi chỉ còn chi phí thuê phần mềm quản lý sức khỏe là 2.196.480.000 đồng/năm (Hai tỷ một trăm chín mươi sáu triệu bốn trăm tám mươi ngàn đồng chẵn).
160 tài khoản gồm: 01 tại Sở Y tế + 01 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật + 06 tại các Bệnh viện tuyến tỉnh + 04 tại các Bệnh viện Bộ, ngành, tư nhân + 09 tại Trung tâm y tế huyện, thành phố + 139 Trạm y tế
TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁ NHÂN THEO TỪNG NĂM
(Kèm theo Kế hoạch số: 6242/KH-UBND ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh)
STT | Nội dung | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||
|
| Ngân sách tỉnh | Xã hội hóa | Ngân sách tỉnh | Xã hội hóa | Ngân sách tỉnh | Xã hội hóa |
1 | Tuyên truyền | 644.800.000 |
|
|
|
|
|
2 | In sổ theo dõi sức khỏe | 5.500.000.000 |
|
|
|
|
|
3 | Hỗ trợ hoạt động giám sát | 58.910.000 |
|
|
|
|
|
4 | Công khám sức khỏe | 12.815.000.000 |
| 5.126.000.000 |
| 5.126.000.000 |
|
5 | Thuê phần mềm quản lý sức khỏe | 2.525.730.000 |
| 2.196.480.000 |
| 2.196.480.000 |
|
| Tổng | 21.544.440.000 | 0 | 7.322.480.000 | 0 | 7.322.480.000 | 0 |
Nhu cầu kinh phí | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | 3 năm |
Kinh phí khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe | 19.018.710.000 | 5.126.000.000 | 5.126.000.000 | 29.270.710.000 |
Kinh phí thuê phần mềm | 2.525.730.000 | 2.196.480.000 | 2.196.480.000 | 6.918.690.000 |
Tổng | 21.544.440.000 | 7.322.480.000 | 7.322.480.000 | 36.189.400.000 |
- 1 Quyết định 1760/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”
- 2 Kế hoạch 1271/KH-UBND năm 2019 về lập hồ sơ khám, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Thông tư 15/2018/TT-BYT quy định về thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4 Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 về lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5 Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7 Quyết định 831/QĐ-BYT năm 2017 về Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu do Bô trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8 Quyết định 2348/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 về lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2 Kế hoạch 1271/KH-UBND năm 2019 về lập hồ sơ khám, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Quyết định 1760/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”