UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5151/KH-UBND | Bến Tre, ngày 22 tháng 10 năm 2014 |
Thực hiện Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành giao thông vận tải (GTVT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, Quyết định số 3177/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT về ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 theo Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, gồm các nội dung cụ thể sau:
1. Mục tiêu:
- Phát triển GTVT theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu quả, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương và đất nước;
- Xây dựng cơ cấu, phương thức vận tải hợp lý theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường thuỷ nội địa, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách;
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại trên cơ sở sử dụng nguồn lực hợp lý để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác bảo trì các công trình hiện có để nâng cao năng lực thông qua;
- Tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện năng lực sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp GTVT.
2. Quan điểm: Quán triệt Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam:
- Tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông cửa ngõ, các tuyến có nhu cầu vận tải lớn bằng hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng khó khăn để phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo;
- Phát triển hợp lý các phương thức vận tải, khai thác tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tạo ra thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý, hiệu quả và cạnh tranh;
- Gắn nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với tái cơ cấu ngành, lĩnh vực nhằm tăng năng lực của cả hệ thống làm cơ sở cơ cấu lại thị phần vận tải; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại trong xây dựng phát triển và quản lý GTVT; đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực trong việc hoạch định chính sách, tư vấn, tổ chức quản lý đầu tư phát triển và quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý vận tải;
- Kết hợp hài hoà giữa mục tiêu quan trọng, cấp bách với các mục tiêu cơ bản, dài hạn theo hướng phát triển bền vững; coi trọng khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có, kết hợp đầu tư mới để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực; gắn phát triển GTVT với đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
II. ĐỊNH HƯỚNG TÁI CƠ CẤU CÁC CHUYÊN NGÀNH GTVT
1. Đường bộ:
- Tái cơ cấu vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, bền vững; phát huy lợi thế của vận tải đường bộ, chú trọng vận chuyển cự ly ngắn và trung bình, chia sẻ thị phần cho các phương thức vận tải khác một cách hợp lý. Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hoá đường bộ liên tỉnh khoảng 50% đến 60%, vận tải hành khách đường bộ liên tỉnh khoảng 97% so với khối lượng vận tải toàn ngành;
- Phát triển phương tiện vận tải đường bộ theo hướng ưu tiên phương tiện vận tải công cộng, kiềm chế gia tăng phương tiện cá nhân, phương tiện phải đảm bảo tính hiện đại, thân thiện với môi trường;
- Tập trung đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ:
+ Hệ thống quốc lộ: Ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng QL.60, QL.57, đầu tư xây dựng tuyến đường từ Cầu Ván đến Khâu Băng (trên QL.57) hoàn thành vào trước năm 2020.
+ Hệ thống đường tỉnh: Tập trung đưa hệ thống đường tỉnh vào cấp kỹ thuật, ưu tiên các tuyến có tính kết nối và có nhu cầu vận tải cao.
+ Giao thông đô thị: Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các trục giao thông hướng tâm, các đường vành đai, các nút giao tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị; phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16% đến 26%; phát triển hệ thống xe buýt, các tuyến vận tải công cộng, tăng cường kiểm soát số lượng xe máy, ôtô cá nhân.
+ Giao thông nông thôn: Đường đến trung tâm xã, trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bêtông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật đạt tỷ lệ 100%; đường từ xã đến ấp, liên ấp được nhựa hoá hoặc bêtông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật đạt tỷ lệ 50%, cứng hoá không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%; đường từ ấp đến xóm, liên xóm được nhựa hoá hoặc bêtông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật đạt tỷ lệ 30%, cứng hoá không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%; đường chính nối từ xóm ra cánh đồng, khu sản xuất tập trung được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt tỷ lệ 50%.
- Quản lý, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng tăng cường xã hội hoá và ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý khai thác; nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo môi trường minh bạch, công khai, cạnh tranh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong, ngoài nước tham gia.
2. Đường thuỷ nội địa:
- Tái cơ cấu vận tải đường thuỷ nội địa theo hướng chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn, vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; tăng thị phần đảm nhận của vận tải đường thuỷ nội địa, vận tải sông pha biển. Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hoá liên tỉnh là 32,38%, vận tải hành khách liên tỉnh là 0,17% so với khối lượng vận tải toàn ngành;
- Phát triển phương tiện thuỷ nội địa theo hướng cơ cấu hợp lý, đội tàu kéo đẩy chiếm 30%, đội tàu tự hành chiếm 70% trong tổng số phương tiện thuỷ nội địa; lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu thị trường và đặc trưng luồng, tuyến;
- Tập trung cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính, ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến kết nối vùng; hoàn thành nâng cấp các tuyến sông; tăng chiều dài các đoạn tuyến sông được quản lý khai thác. Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng chính, bến hàng hoá và hành khách; quy hoạch và đầu tư mạng lưới kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải sông pha biển.
3. Đường biển:
- Tái cơ cấu vận tải đường biển theo hướng kết hợp tàu pha sông biển, chủ yếu đảm nhận vận chuyển hàng hoá ven bờ, khuyến khích phát triển các loại tàu chuyên dùng và tàu trọng tải lớn. Khai thác thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển;
- Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ logistics. Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển. Chú trọng đầu tư đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng giao thông quốc gia và đầu mối logistics ở khu vực.
III. VỐN VÀ PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ
1. Phân kỳ vốn đầu tư các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện (ĐVT: Tỷ đồng).
STT | Hạng mục | Giai đoạn 2014-2015 | Giai đoạn 2016-2020 |
I | HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ DO TW QUẢN LÝ | 784,09 | 288,6 |
1 | Quốc lộ | 484,09 | 233,1 |
2 | Cầu trên quốc lộ | 300,00 | 55,5 |
II | HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ DO TỈNH QUẢN LÝ | 4.739,79 | 4.298,70 |
1 | Đường tỉnh | 1.458,87 | 785,65 |
2 | Đường huyện | 724,72 | 829,91 |
3 | Cầu đường tỉnh | 500,00 | 246,04 |
4 | Cầu, cống đường huyện | 298,66 | 569,25 |
5 | Đấu nối quốc lộ | 194,00 | 193,30 |
6 | Chi phí giải phóng mặt bằng đường tỉnh | 893,04 | 383,52 |
7 | Chi phí giải phóng mặt bằng đường huyện | 670,50 | 1.291,00 |
Tổng cộng | 5.523,87 | 4.587,27 |
2. Phân kỳ vốn đầu tư giao thông nông thôn (ĐVT: Tỷ đồng).
STT | Hạng mục | Giai đoạn 2012-2015 | Giai đoạn 2016-2020 |
I | HỆ THỐNG ĐƯỜNG XÃ | 3.870,00 | 730,20 |
II | HỆ THỐNG ĐƯỜNG XÓM ẤP | 1.271,81 | 558,14 |
Tổng cộng | 5.141,81 | 1.288,34 |
1. Đổi mới thể chế, chính sách:
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các luật, các văn bản dưới luật để sớm hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTVT;
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hoá và giảm các thủ tục hành chính trong ngành GTVT. Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng đô thị, vận tải đến các vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn;
- Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng hạ tầng giao thông. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng, gắn cụ thể trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương và các chủ thể tham gia giải phóng mặt bằng; củng cố hoạt động của các trung tâm phát triển quỹ đất tại các địa phương nhằm tạo quỹ đất, kinh phí xây dựng khu tái định cư;
- Kiện toàn công tác đăng kiểm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý phương tiện vận tải.
2. Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch:
- Định kỳ rà soát điều chỉnh, bổ sung các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, chuyên ngành, quy hoạch theo vùng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chiến lược, quy hoạch đảm bảo tính công khai minh bạch và nâng cao tính khả thi của các quy hoạch;
- Tăng cường sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương với các sở, ngành địa phương trong lập, quản lý và thực hiện quy hoạch và loại bỏ các dự án treo.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công:
- Chống dàn trải, tập trung đầu tư các công trình trọng yếu theo định hướng Nghị quyết số 13-NQ/TW, Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam và các quy hoạch được duyệt. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ để bố trí vốn tập trung, nâng cao hiệu quả đầu tư; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; Quyết định số 570/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT về tái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông:
+ Nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn thiết kế; giám sát, rà soát để loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu kém ra khỏi các dự án của ngành;
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vấn đề vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan; tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng;
+ Rà soát, cắt giảm quy mô, phân kỳ đầu tư các công trình giao thông;
+ Tăng cường phối hợp với các địa phương để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch đẩy nhanh tiến độ thi công.
4. Khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện có:
- Tổ chức thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông bảo đảm chất lượng công trình, khắc phục kịp thời các hư hỏng, sự cố, điểm đen tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông; sử dụng hợp lý Quỹ bảo trì đường bộ để giảm gánh nặng đầu tư mới;
- Đẩy mạnh việc quản lý và khai thác hiệu quả đất hành lang an toàn đường bộ, tăng cường bảo vệ hành lang an toàn giao thông, chống lấn chiếm nhằm giảm chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng khi xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng sau này.
- Triển khai thực hiện Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách:
- Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên cơ sở đề nghị Chính phủ sửa đổi chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư theo hướng:
+ Ưu tiên đầu tư theo hình thức BOT các dự án có khả năng hoàn vốn cao. Khuyến khích áp dụng phương án hoàn trả các dự án BT hạ tầng giao thông bằng khai thác quỹ đất, kinh doanh các dự án khác kết hợp phát triển kinh tế địa phương;
+ Có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đối với những dự án đặc biệt quan trọng, các dự án ở những vùng đặc thù, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về danh mục các dự án đầu tư.
- Nghiên cứu để có thể hình thành Quỹ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vào thời điểm thích hợp trên cơ sở thu các nguồn có phát sinh liên quan đến sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông:
+ Thu từ phần kinh phí qua việc thu hồi, bán đấu giá hoặc chuyển nhượng tài sản công;
+ Thu từ nguồn đóng góp khác của nhân dân, các nhà tài trợ;
+ Thu từ phí đăng ký, đăng kiểm phương tiện; phí cấp phép xe quá khổ quá tải; cấp phép lưu hành một số phương tiện có phạm vi hoạt động đặc biệt, phí phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông.
6. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nhân lực:
- Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông góp phần nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thi công và tiếp cận được các công nghệ mới của nước ngoài.
- Triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực ngành GTVT giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1576/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành GTVT giai đoạn 2011-2015.
1. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm; chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương bố trí vốn cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
3. Sở Xây dựng: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ trong công tác sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý đầu tư xây dựng; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến tiêu chí đảm bảo điều kiện kết nối giữa các phương thức vận tải hàng hoá, hành khách, ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng tại đô thị phù hợp với Luật Quy hoạch đô thị.
4. Sở Tài chính:
- Tham mưu đảm bảo các chính sách tài chính cho việc thực hiện Kế hoạch này;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát việc hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển vận tải hành khách công cộng của các địa phương; rà soát sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, phí, hỗ trợ tài chính theo hướng tạo thuận lợi cho phát triển vận tải hành khách công cộng, vận tải đa phương thức, đặc biệt là các quy định liên quan đến thu và quản lý, sử dụng phí sử dụng đường bộ, phí trông giữ xe, trợ giá xe buýt;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch; khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 2174/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ mới, vật liệu mới, nhiên liệu sinh học, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đối với phương tiện vận tải;
- Tăng cường ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xã hội hoá nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ, hỗ trợ ngành GTVT.
6. Sở Công Thương: Quản lý việc sản xuất, đóng mới, nhập khẩu phương tiện vận tải theo hướng ưu tiên phương tiện sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các địa phương rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đất giao thông đô thị.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương rà soát khả năng kết hợp giữa đường giao thông và tuyến đê nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, đáp ứng nhu cầu giao thông của đường ven sông biển, đê sông biển thích ứng với đường di chuyển lánh nạn, tránh bão và biến đổi khí hậu. Kết hợp chiến lược phát triển giao thông nông thôn với chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.
9. Công an tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện các giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông.
10. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo, đài, hệ thống đài truyền thanh cơ sở tập trung đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
11. UBND các huyện, thành phố:
- UBND các huyện, thành phố rà soát xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, vận tải của địa phương mình và xây dựng kế hoạch triển khai;
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương; các cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng, phương tiện sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường trên địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các doanh nghiệp lập kế hoạch cụ thể và các giải pháp đồng bộ nhằm di dời một số kết cấu hạ tầng giao thông đầu mối ra khỏi khu vực trung tâm (các bến xe khách, bến xe hàng, bến cảng...) ưu tiên bố trí quỹ đất phục vụ nhu cầu bến, bãi đỗ xe công cộng, quỹ đất cho phát triển dịch vụ logistics.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24 ngày 7 tháng 2014 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp chung và báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 1281/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1210/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 3167/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 1210/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3 Quyết định 3177/QĐ-BGTVT năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 theo Quyết định 1210/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Quyết định 1210/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 1093/QĐ-UBND phê duyệt điều chuyển dự toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng cầu, đường bộ năm 2014 đã giao cho Sở Giao thông Vận tải sang cho Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh Lâm Đồng quản lý
- 6 Quyết định 1081/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- 7 Quyết định 09/2014/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030
- 8 Quyết định 2174/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013 - 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 11 Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 12 Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Quyết định 1576/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011-2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14 Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành
- 15 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 1 Quyết định 1081/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 09/2014/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030
- 3 Quyết định 1093/QĐ-UBND phê duyệt điều chuyển dự toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng cầu, đường bộ năm 2014 đã giao cho Sở Giao thông Vận tải sang cho Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh Lâm Đồng quản lý
- 4 Quyết định 3167/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 1210/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 5 Quyết định 1281/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1210/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau