Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 30 tháng 7 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NĂM 2013 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Thực hiện Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 4413/QĐ-BTP ngày 08/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý năm 2013 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm phát triển trợ giúp pháp lý ổn định, bền vững, cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, có chất lượng cho người dân; góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi có vướng mắc pháp luật, bảo vệ công bằng xã hội; nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân.

2. Yêu cầu

Trợ giúp pháp lý cho người dân, phải đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng; các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý phải được kết hợp lồng ghép với các chương trình khác đã và đang được triển khai, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong triển khai thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân.

II. NỘI DUNG

1. Tăng cường hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý

Đẩy mạnh tuyên truyền gắn với trợ giúp pháp lý bằng nhiều hình thức, như: Trợ giúp pháp lý lưu động, hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, biên soạn tài liệu, xây dựng và lắp đặt bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại nơi tiếp công dân của Uỷ ban nhân dân, cơ quan thanh tra, cơ quan hành chính cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã; nơi tiếp dân của các cơ quan tố tụng cấp tỉnh, cấp huyện, trại tạm giam, nhà tạm giữ; xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, các chuyên trang, chuyên mục, thông tin về trợ giúp pháp lý trên hệ thống các cơ quan báo, đài của địa phương, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở; lồng ghép với các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động xét xử lưu động của Tòa án…

Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Báo Tuyên Quang; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ trợ giúp pháp lý

2.1. Củng cố, kiện toàn Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm, theo Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 06/7/2009 của Uỷ ban nhân dân tnh về triển khai thực hiện Đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015 (phê duyệt kèm theo Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ); kiện toàn các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý hiện có, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Phát triển đội ngũ trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong hoạt động tố tụng; phát triển trợ giúp viên pháp lý của chi nhánh tại các huyện có địa bàn rộng, nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.

2.2. Huy động, khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức xã hội đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, bảo đảm trên 50% tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.

3. Tăng cường nguồn nhân lực trợ giúp pháp lý

3.1. Rà soát, đánh giá trình độ, năng lực của trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước; phát triển từ 05 đến 07 trợ giúp viên pháp lý và trên 150 cộng tác viên trợ giúp pháp lý trở lên; chú trọng xây dựng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý là trưởng thôn, xóm, trưởng họ, người có uy tín trong cộng đồng; phụ nữ và người dân tộc thiểu số.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.

3.2. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tin học, bảo đảm 100% trợ giúp viên pháp lý được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước tương đương ngạch chuyên viên; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng bồi dưỡng về ngôn ngữ, tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và tăng cường trợ giúp pháp lý ở cơ sở

4.1. Khảo sát, đánh giá, dự báo nhu cầu trợ giúp pháp lý theo định kỳ hàng năm, nhằm bảo đảm đáp ứng được đầy đủ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân; tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; các cơ quan, tổ chức có liên quan.

4.2. Tăng cường các hoạt động trợ giúp pháp lý ở cơ sở (trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt pháp luật theo chuyên đề…), ưu tiên các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân dân tộc thiểu số, các xã xây dựng nông thôn mới, xã có dự án thu hồi đất; bảo đảm 100% các xã tại khu vực này thành lập và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; các cơ quan, tổ chức có liên quan.

5. Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động trợ giúp pháp lý

5.1. Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý cho đối tượng có liên quan.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; các cơ quan, tổ chức có liên quan.

5.2. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.

6. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, thanh tra, giám sát, báo cáo việc tổ chức thực hiện Chiến lược tại địa phương

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thực hiện và phối hợp thực hiện các nội dung của Kế hoạch này thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của ngành, đơn vị, địa phương.

2. Giao Sở Tư pháp

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC. (Hà-75)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thị Bích Việt