ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/KH-UBND | Thái Bình, ngày 17 tháng 5 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
Thực hiện Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới; căn cứ Quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Đề án các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới của Chính phủ; Chỉ thị số 18/CT-TW ngày 04/9/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 03/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trong tình hình mới; Kết luận số 45-KL/TW, ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
- Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông thủy nội địa; tiếp tục nhân rộng và phát huy hiệu quả cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, “Cảng, bến sông an toàn” kết hợp với việc tập trung xây dựng mô hình văn hóa giao thông tại các cảng, bến sông, làng chài, các công trình nổi, cụm dân cư dọc theo các tuyến đường thủy nội địa; cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến đường thủy nội địa lập lại trật tự, góp phần phòng ngừa tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
- Phát huy vai trò công tác phối hợp của các lực lượng chức năng và toàn dân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, các lực lượng thực thi công vụ về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
2. Yêu cầu:
- Xác định nhiệm vụ và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa của các cơ quan đơn vị có hiệu quả cao.
- Đảm bảo an toàn luồng chạy tàu, hành lang bảo vệ đường thủy nội địa và các công trình nổi trên sông.
- Đến năm 2020, thực hiện công bố các tuyến đường thủy nội địa địa phương tỉnh Thái Bình; phấn đấu giai đoạn 2020 - 2025 thành lập Cảng vụ đường thủy nội địa Thái Bình, đưa công tác quản lý vận tải thủy nội địa theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
II. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy và thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” “Cảng, bến sông an toàn”. Có chính sách khuyến khích, tuyên dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích và phê bình, kỷ luật các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm, tiêu cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng chuyên mục an toàn giao thông đường thủy; xây dựng phóng sự phản ánh thực trạng về tình hình trật tự an toàn giao thông trên đường thủy nội địa nhất là các hoạt động vận tải, phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa, chở quá tải, quá vạch mớn nước, nhà hàng trên sông, đăng đáy cá lấn chiếm luồng chạy tàu; các công trình thi công vượt sông.
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chấp hành các điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa của các doanh nghiệp, chủ cảng, bến thủy nội địa. Kiên quyết đình chỉ các bến đò ngang không phép, không đáp ứng các điều kiện về an toàn, không bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật. Thường xuyên kiểm tra hệ thống báo hiệu đường thủy, kịp thời bổ sung, thay thế những phao tiêu, báo hiệu bị mất, hư hỏng.
5. Chủ động xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên đường thủy nội địa, nhất là các hành vi vi phạm về phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không trang bị hoặc trang bị thiếu dụng cụ nổi cứu sinh, cứu đắm; thuyền viên và người lái phương tiện không có bằng hoặc có nhưng không phù hợp; phương tiện thủy chở quá tải, quá số người quy định.
6. Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn, kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông thủy nội địa, hoàn thiện hệ thống báo hiệu đường thủy; cải tạo xóa bỏ các điểm đen các điểm tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
7. Thực hiện đến năm 2020 công bố các tuyến đường thủy nội địa địa phương và thành lập Cảng vụ đường thủy nội địa Thái Bình làm cơ sở và điều kiện cho công tác cập nhật, quản lý và bảo đảm an toàn giao thông thủy trên hệ thống đường thủy tỉnh Thái Bình.
8. Thực hiện rà soát, quản lý có hiệu quả các phương tiện thủy nội địa đăng ký, đăng kiểm trên địa bàn tỉnh; có phương án đào tạo bảo đảm 100% người lái phương tiện thủy nội địa, thuyền viên được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giao thông vận tải:
a) Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đường thủy nội địa; phối hợp với các lực lượng thực thi công vụ và các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm nhằm duy trì ổn định tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
b) Chỉ đạo các phòng chuyên môn:
- Xác định hành lang bảo vệ luồng chạy tàu trong trường hợp chồng lấn với hành lang bảo vệ công trình kè mỏ, kè lát mái hộ bờ; xây dựng cảng, bến thủy nội địa trong hành lang bảo vệ công trình đê điều của tuyến đường thủy được giao quản lý.
- Phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy và chính quyền địa phương liên quan tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động trên đường thủy nội địa; kiên quyết đình chỉ hoạt động các công trình không bảo đảm điều kiện an toàn phương tiện, không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có liên quan tăng cường kiểm tra, giải tỏa các chướng ngại vật, công trình ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên các luồng tuyến vận tải thủy nội địa được giao quản lý.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, quản lý việc xây dựng công trình và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.
đ) Tổ chức đăng ký, quản lý phương tiện thủy nội địa theo quy định; Có phương án đào tạo cho 100% số người hành nghề trên đường thủy nội địa, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và cấp chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
e) Nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách thu hút, kêu gọi nguồn vốn đầu tư và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông thủy nội địa.
f) Thực hiện công bố các tuyến vận tải thủy nội địa Thái Bình và thành lập Cảng vụ đường thủy nội địa; tham mưu kinh phí khảo sát, khơi thông, lắp đặt biển báo hiệu, đề xuất các biện pháp quản lý phương tiện hoạt động trên các tuyến đường thủy địa phương.
g) Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa tiến hành khảo sát hệ thống luồng đường thủy nội địa quốc gia; kiến nghị, khắc phục các điểm cong cua, luồng hẹp, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đảm bảo giao thông thuận lợi, thông suốt, phòng ngừa tai nạn giao thông đường thủy.
2. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy phối hợp Thanh tra giao thông, Đoàn kiểm tra liên ngành đường thủy nội địa thường xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn an toàn giao thông đường thủy nội địa. Kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang không phép, phương tiện chở quá tải, không bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, không trang bị đầy đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh, cứu đắm; thuyền viên và người lái phương tiện không có bằng thuyền trưởng, máy trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (hoặc có nhưng không phù hợp).
b) Tăng cường công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường thủy đặc biệt nghiêm trọng, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 - 2020.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm về tải trọng đối với phương tiện thủy nội địa.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
a) Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các Đồn Biên phòng, Hải đội 2 Biên phòng phối hợp với Công an huyện, các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương xây dựng, triển khai tốt kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong mùa mưa bão, trong các dịp Lễ, Tết hàng năm và kịp thời ứng cứu khi phương tiện thủy gặp nạn trong các trường hợp đột xuất.
b) Phối hợp với các lực lượng và chính quyền địa phương tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới, chủ quyền vùng biển.
4. Sở Xây dựng:
Thường xuyên kiểm tra, yêu cầu các đơn vị, chủ công trình có hạng mục xây dựng tuyến đường ống qua sông phối hợp với các cơ quan quản lý giao thông đường thủy tổ chức lắp đặt và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo đúng quy định của pháp luật.
5. Sở Công thương:
Thường xuyên kiểm tra, yêu cầu các đơn vị chủ công trình điện, công trình dầu khí có tuyến đường ống qua sông (đường ống bảo vệ cáp ngầm, đường ống dẫn dầu, khí) phối hợp với các cơ quan quản lý giao thông đường thủy tổ chức lắp đặt và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo đúng quy định của pháp luật.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra các trường hợp khai thác cát và khoáng sản khác trái phép; chủ trì, phối hợp với ngành Công an, Sở Giao thông Vận tải, chính quyền địa phương kiểm soát việc thực hiện quy định về khai thác cát, khoáng sản khác trên đường thủy nội địa.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Thái Bình:
a) Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và việc thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, “Cảng, bến sông an toàn”, “Cụm, khu dân cư an toàn giao thông thủy nội địa” trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Tổ chức tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí; chỉ đạo hệ thống truyền thanh cơ sở tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông thủy nội địa.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng phát động cho học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b) Chỉ đạo các trường học vận động phụ huynh học sinh, các tổ chức, cá nhân để tự trang bị đủ cặp phao, áo phao, dụng cụ cứu sinh cho học sinh đi học bằng đò, phà; đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá đạo đức của học sinh.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện lắp đặt, duy trì báo hiệu đường thủy nội địa đối với các công trình thủy lợi, kịp thời tổ chức việc thanh thải các công trình thủy lợi không còn sử dụng nhưng ảnh hưởng đến luồng, hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.
b) Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải xác định hành lang bảo vệ luồng chạy tàu trong trường hợp chồng lấn với hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, xây dựng cảng, bến thủy nội địa trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong công tác giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ cầu, cống, công trình thủy lợi và đê điều trên địa bàn tỉnh.
d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về quản lý đối với phương tiện làm nghề đánh bắt thủy sản hoạt động ở các cửa biển và trên các tuyến đường thủy nội địa.
đ) Thực hiện công tác tuyên truyền người làm nghề cá về Luật Giao thông thủy nội địa.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương và thực hiện các biện pháp lập lại trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa thuộc địa bàn quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b) Tăng cường công tác quản lý hoạt động các bến khách ngang sông trên địa bàn; cương quyết đình chỉ hoạt động của các bến đò ngang, bãi vật liệu trái phép, các phương tiện chở khách ngang sông không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn trên địa bàn quản lý.
c) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức đăng ký, quản lý phương tiện thủy nội địa theo phân cấp quản lý. Tạo điều kiện giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền trong việc cấp giấy phép mở bến hành khách và hàng hóa ven sông.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhân dân:
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” theo tinh thần Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT/MTTW-UBATGTQG của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh và các cơ quan thành viên có liên quan đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, ý thức về văn hóa giao thông và trách nhiệm của công dân khi tham gia giao thông thủy nội địa.
12. Ban An toàn giao thông tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước"; có kế hoạch phát động, nhân rộng các mô hình tự quản về giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì phối hợp theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông thủy nội địa trong tình hình mới của các cơ quan đơn vị theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức hội nghị sơ kết và tổng kết năm, kịp thời đề nghị biểu dương, khen thưởng đột xuất những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2 Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Kết luận 45-KL/TW năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4 Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020
- 5 Quyết định 5206/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 6 Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do tỉnh Bình Dương ban hành
- 8 Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2016 về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 11 Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 12 Chỉ thị 02/2010/CT-UBND tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 13 Quyết định 92/2005/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động quản lý bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 14 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 15 Nghị quyết liên tịch số 02/2000/NQLT-MTTW-UBATGTQG về việc vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong cả nước do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia ban hành
- 1 Chỉ thị 02/2010/CT-UBND tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 92/2005/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động quản lý bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3 Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4 Quyết định 5206/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6 Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020
- 7 Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do tỉnh Hà Tĩnh ban hành