ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5785/KH-UBND | Bến Tre, ngày 15 tháng 12 năm 2011 |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011-2015
Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Công văn số 3478/BNV-ĐT ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015 như sau:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ.
II. SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016:
- Cấp tỉnh: 54 đại biểu;
- Cấp huyện: 320 đại biểu;
- Cấp xã: 4.359 đại biểu.
b) Cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Khối nhà nước: Cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện: 1.826 người. Trong đó:
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Phó Trưởng phòng trở lên: 613 người.
+ Công chức: 1.213 người.
- Khối Đảng, Mặt trận đoàn thể: Cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện: 1.050 người. Trong đó:
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Phó Trưởng phòng trở lên: 575 người.
+ Công chức: 475 người.
c) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ.
- Cán bộ chuyên trách: 1.867 người.
- Công chức: 1.603 người.
- Cán bộ không chuyên trách: 2.608 người.
III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh vững vàng về chính trị, chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
- Đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong tỉnh: Thực hiện bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động cho 100% số Đại biểu. Thời gian thực hiện trong năm 2012.
- Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh và huyện:
+ 100% được đào tạo đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định.
+ 95% cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định.
+ 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng được đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn trước khi được bổ nhiệm.
+ 90% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu theo vị trí việc làm hàng năm.
+ Bố trí khoảng 100 lượt cán bộ, công chức đi bồi dưỡng tại các nước phát triển và đang phát triển.
- Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
+ 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định.
+ 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo chức vụ.
+ 95% công chức cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.
+ 90% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
- Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: 100% được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
IV. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
a) Nội dung đào tạo trong nước:
- Lý luận chính trị:
+ Trang bị trình độ lý luận chính trị trung cấp, cao cấp theo tiêu chuẩn quy định cho chức danh lãnh đạo quản lý, ngạch công chức và quy hoạch cán bộ.
+ Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng; bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước:
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp cho cán bộ, công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo quản lý.
+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
+ Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ.
+ Bồi dưỡng văn hóa công sở.
- Kiến thức hội nhập:
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế.
+ Tổ chức đào tạo chuyên sâu về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, các yếu tố chủ chốt trong phát triển kinh tế và một số công cụ phát triển kinh tế của địa phương.
+ Tin học, ngoại ngữ.
+ Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng đại học, sau đại học cho cán bộ, công chức:
+ Đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện trên cơ sở quy hoạch cán bộ, chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
+ Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Nội vụ đối với cán bộ, công chức cấp xã.
- Bồi dưỡng cho Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện và xã:
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp hoạt động.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2015.
b) Nội dung bồi dưỡng ở nước ngoài:
- Hoạch định chính sách công và dịch vụ công.
- Quản lý, điều hành các chương trình kinh tế - xã hội.
- Quản lý nhà nước theo chuyên ngành, lĩnh vực.
- Quản lý hành chính công.
2. Các giải pháp thực hiện:
a) Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về chức năng, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức.
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và xử lý công việc có hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về trách nhiệm học, chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm theo quy định.
b) Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng:
- Xây dựng Quy định về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Khuyến khích cán bộ, công chức học tập, gắn chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch với bồi dưỡng theo vị trí việc làm.
c) Đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu:
- Nội dung các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, tính liên thông, không trùng lặp.
- Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được bổ sung, cập nhật phù hợp với tình hình thực tế.
d) Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
Đào tạo, bồi dưỡng bằng các phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viện, kết hợp giữa thuyết trình với thảo luận nhóm, bài tập nhóm để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
đ) Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng:
Thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng công chức về nội dung chương trình; năng lực của giảng viên; năng lực tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan tổ chức lớp học; mức độ tiếp thu của cán bộ, công chức và khả năng vận dụng sau khi kết thúc khóa học vào công việc thực tế được giao.
e) Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên:
- Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giỏi về lý luận và có kinh nghiệm thực tiễn, hàng năm có kế hoạch cử các giảng viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn và đi học tập, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.
- Củng cố đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên viên cao cấp của các sở, ngành, những người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, sát với cơ sở.
g) Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và đa dạng hóa các nguồn lực tài chính để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Bố trí đủ kinh phí hàng năm để thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015 của tỉnh.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy học cho các cơ sở đào tạo của tỉnh, đặc biệt là Trường Chính trị tỉnh.
3. Kinh phí thực hiện:
Ngân sách của tỉnh; kinh phí các chương trình, dự án của Trung ương; các nguồn viện trợ; đóng góp của các cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng; của học viên và các nguồn kinh phí khác.
1. Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cụ thể hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh giai đoạn 2011- 2015 đã đề ra.
- Căn cứ vào Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hàng năm, phối hợp với các cơ quan có liên quan và các cơ sở đào tạo tổ chức triển khai mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy định phân cấp về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cho phù hợp với Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổng hợp báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ.
2. Sở Tài chính:
- Hàng năm cân đối, bố trí đủ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức để thực hiện các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được phê duyệt.
- Kiểm tra, giám sát việc thanh, quyết toán mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Tài chính xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố:
Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng và triển khai mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo Kế hoạch và tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
5. Các cơ sở đào tạo của tỉnh:
a) Trường Chính trị tỉnh:
- Căn cứ vào chương trình khung của Bộ Nội vụ, tổ chức biên soạn tài liệu theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương; tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý cấp phòng; phối hợp với các Bộ có liên quan biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.
- Tổ chức đào tạo các lớp trung cấp lý luận chính trị và phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo chương trình lý luận chính trị cao cấp theo Kế hoạch của Tỉnh ủy.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính và bồi dưỡng Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định.
- Chủ động nghiên cứu, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
b) Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh:
- Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, cơ cấu hợp lý, tăng cường sử dụng giáo viên thỉnh giảng là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Từng bước xây dựng, hiện đại hóa cơ sở đào tạo, trang thiết bị giảng dạy để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015. Trong quá trình thực hiện nếu có gặp vướng mắc, khó khăn, các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện và định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 151/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014
- 2 Quyết định 760/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
- 3 Quyết định 2368/QĐ-UBND năm 2013 Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 4 Quyết định 1374/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 6 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 7 Luật cán bộ, công chức 2008
- 1 Quyết định 2368/QĐ-UBND năm 2013 Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 2 Quyết định 760/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
- 3 Kế hoạch 151/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014