ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6217/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 16 tháng 9 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 kèm theo Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại của khu vực này với các vùng miền khác, góp phần nâng cao thu nhập của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, biên giới quốc gia.
2. Cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chương trình kết hợp với các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, gắn với trách nhiệm của từng Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan đảm bảo việc tổ chức chỉ đạo điều hành và triển khai, thực hiện có hiệu quả, đồng bộ.
1. Mục tiêu tổng quát
a) Thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo gắn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất, kinh doanh, hài hòa giữa phát triển thương mại khu vực này với các vùng miền khác, giữa mục tiêu phát huy lợi thế so sánh với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, phát triển mạnh mẽ lực lượng doanh nghiệp sản xuất và phân phối thuộc mọi thành phần kinh tế thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Trên địa bàn Quảng Nam hiện có 12 huyện, thành phố thuộc phạm vi áp dụng của chương trình và được triển khai thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025 với mục tiêu nâng cao thu nhập của người dân, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
b) Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ đáp ứng hoạt động phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Đây vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
2. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2025
a) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo của tỉnh đạt mức tăng trưởng trên 9%/năm.
b) Phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng để đưa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước.
c) Phát triển thương nhân, doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác tham gia hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, tăng trung bình từ 8% - 10%/năm.
d) Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
e) Phát triển nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn, đến năm 2025 trên 90% cán bộ quản lý thương mại được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
g) Hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác… tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đổi mới phương thức kinh doanh, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
a) Tổ chức thực hiện kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành có liên quan đến phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025. Qua đó, kịp thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trên cơ sở phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật cấp trên, từ đó tạo động lực nhằm khuyến khích, thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động thương mại.
b) Triển khai kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
2. Xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế
a) Hướng dẫn, tạo điều kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết lập mô hình điểm mua bán hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng để kết nối cung cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với quy mô thị trường của từng khu vực.
b) Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mô hình điểm bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền nhằm giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo và của các tỉnh, thành trong cả nước.
a) Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đề án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng, bảo quản sau thu hoạch và chế biến; sản xuất theo hướng hàng hóa, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; tập trung xúc tiến, triển khai các nhóm dự án nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, khai thác sản phẩm dưới tán rừng thuộc vùng Tây của tỉnh; đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc cho những mặt hàng có tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
b) Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, chương trình kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất và nhà tiêu thụ, hỗ trợ doanh nghiệp, thương nhân quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
c) Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hàng hóa, các hộ nông dân sản xuất giỏi ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tiếp cận, liên kết, hợp tác với hệ thống phân phối hàng hóa trên cả nước nhằm xây dựng hệ thống cung cấp hàng hóa ổn định từ đơn vị sản xuất đến các cơ sở bán buôn và bán lẻ.
a) Xây dựng và phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ, cửa hàng tiện ích, bách hóa tổng hợp gắn với mô hình kinh doanh sản phẩm và dịch vụ, nâng cao hoạt động kinh tế xã hội và hoạt động du lịch biển đảo, du lịch nông nghiệp.
b) Hợp tác, liên kết với các địa phương có thế mạnh về du lịch nhằm xây dựng các chương trình hoạt động du lịch gắn với mua sắm các sản phẩm, đặc sản, đặc thù và quảng bá hình ảnh vùng biển đảo, mô hình nông nghiệp tại khu vực này.
c) Khuyến khích thương nhân, doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho hoạt động cung ứng hàng hóa và phát triển du lịch biển đảo, du lịch nông nghiệp.
5. Phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn
a) Khuyến khích phát triển thương nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại là người dân tại địa phương, nhất là tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
b) Khuyến khích các doanh nghiệp, thương nhân lớn trên địa bàn tỉnh hỗ trợ kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo và đẩy mạnh liên kết bền vững, thường xuyên giữa các doanh nghiệp với nhau.
c) Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân biên giới tăng cường mở rộng thị trường và tham gia xuất khẩu hàng hóa qua khu vực cửa khẩu biên giới.
6. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa
a) Phát triển hệ thống doanh nghiệp cung ứng các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo phù hợp với từng khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế trên địa bàn.
b) Tăng cường rà soát và triển khai các chính sách ưu đãi đầu tư, kịp thời sửa đổi, bổ sung để thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các chợ tại vùng nông thôn, biên giới. Đồng thời, ưu tiên các nguồn lực xây dựng các hệ thống chợ, trung tâm thương mại, hệ thống bán buôn, bán lẻ, cửa hàng tiện ích hiện đại nhằm phát triển các mô hình thương mại - dịch vụ gắn sản xuất, chế biến với lưu thông, phân phối hàng hóa, phục vụ nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa và nâng cao đời sống của người dân.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thương mại điện tử, các giải pháp công nghệ số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi cung ứng và tăng khả năng tiếp cận giao lưu với thị trường trong và ngoài nước.
d) Khuyến khích thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
e) Đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối, tạo điều kiện đưa các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo ra thị trường; khẳng định uy tín, chất lượng, hình thành kênh tiêu thụ bền vững qua sàn thương mại điện tử và cải thiện đời sống nhân dân.
a) Tổ chức các chương trình, hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, thương nhân, doanh nghiệp,... trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản lý và phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.
b) Cử cán bộ, công chức, thương nhân, doanh nghiệp tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do các Bộ, ngành Trung ương tổ chức nhằm nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và phát triển đối với các loại hình thương mại trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
8. Thông tin, tuyên truyền về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
a) Xây dựng và tổ chức tuyên truyền, triển khai về mục tiêu, quan điểm, định hướng, nội dung của Chương trình và các đề án, kế hoạch về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua các trang thương mại điện tử, truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, báo giấy, ấn phẩm, bản tin,... nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng và đảm bảo sự thống nhất và phối hợp của tất cả các cấp, các ngành, đơn vị liên quan và người dân trên địa bàn trong quá trình thực hiện.
b) Quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình, hội chợ, hoạt động,...
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ: Chi tiết theo Phục lục đính kèm.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước và huy động từ nguồn xã hội hóa, nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, hàng năm các cơ quan lập dự toán chi tiết thực hiện gửi Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với thực tế và khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
1. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc các Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Công Thương theo quy định.
2. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ đã được phân công chủ động triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ. Định kỳ trước ngày 30/11 hằng năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực hiện gửi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
3. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1162/QĐ-TTG NGÀY 13/7/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày /9/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
STT | Nội dung | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1. Triển khai cơ chế chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo | ||||
1.1 | Triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh | Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
1.2 | Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành có liên quan đến phát triển phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp | Sở Tư Pháp | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
1.3 | Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa (đưa lên IOC tỉnh) | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
2. Xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế của tỉnh | ||||
2.1 | Hướng dẫn, tạo điều kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh kết nối mua bán, phân phối hàng hóa, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp quy mô thị trường của từng khu vực | Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
2.2 | Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mô hình điểm bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền trên địa bàn tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền của tỉnh và các tỉnh, thành trong nước | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
3.1 | Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khuyến khích hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hỗ trợ các cơ sở sản xuất hàng hóa tập trung đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, quy trình sản xuất an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
3.2 | Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, xây dựng nhãn hiệu, mã số, mã vạch, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu | Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
3.3 | Tăng cường hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của tỉnh nói chung, hàng hóa thế mạnh nói riêng thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền, chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại,… để quảng bá giới thiệu các sản phẩm hàng hóa và tìm kiếm đối tác, hợp tác phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Thực hiện cổng thông tin sản phẩm Quảng Nam. | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
4. Phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn | ||||
4.1 | Khuyến khích phát triển thương nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại là người dân tại địa phương, nhất là tại khu vực vùng sâu, vùng xa | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
4.2 | Hỗ trợ kết nối, tạo dựng mối liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp với cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các thương nhân, doanh nghiệp trong tỉnh liên kết, hợp tác với các thương nhân, doanh nghiệp lớn trong cả nước | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
5. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa | ||||
5.1 | Phát triển hệ thống doanh nghiệp cung ứng các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng xã hội hóa, thị trường hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
5.2 | Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn hỗ trợ để thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và hệ thống bán buôn, bán lẻ, cửa hàng tiện ích, bách hóa tổng hợp theo hướng hiện đại tại trung tâm các huyện, thành phố, khu vực đông dân cư và chợ tại vùng nông thôn, biên giới đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ nhân dân | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
5.3 | Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, hộ nông dân giỏi trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử; tham gia chuỗi cung ứng thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận các thị trường trong và ngoài nước | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
6.1 | Phối hợp với bộ, ngành Trung ương tổ chức/tham gia các chương trình, hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng,… cho cán bộ, công chức, thương nhân trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản lý và phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
7. Thông tin, tuyên truyền về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hảo đảo | ||||
7.1 | Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, quan điểm, định hướng, nhiệm vụ của Chương trình và các chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa; tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm hàng hóa của miền núi, vùng sâu, vùng xa đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, báo giấy | Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
7.2 | Xây dựng và phát hành ấn phẩm, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, bản tin,… nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong triển khai thực hiện | Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
- 1 Quyết định 2471/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2 Kế hoạch 575/KH-UBND năm 2021 triển khai Quyết định 1162/QĐ-TTg Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3 Kế hoạch 4828/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4 Kế hoạch 1613/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 5 Kế hoạch 337/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
- 6 Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025