Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Lào Cai, ngày 09 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, TỈNH LÀO CAI

Thực hiện Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nh, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai, như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương trong thực hiện nội dung phát triển thủy li nhỏ, thủy lợi nội đồng, giai đoạn 2016-2020

a) Phát triển cơ sở hệ thống công trình

Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện chủ trương chung về đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn quc, nên công tác đầu tư hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được tích hp cùng với chính sách phát trin đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu chung của tỉnh, các văn bản đã được ban hành, gồm:

- Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh ban hành quy định về cơ chế hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

- Quyết định số 4210/QĐ-UBND ngày 13/12/2019 của UBND tỉnh phê duyệt, ban hành hồ sơ thiết kế mẫu định hình công trình thủy lợi áp dụng cho các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã chú trọng lồng ghép nhiều nguồn vốn hợp pháp từ trung ương đến địa phương, tiếp tục thực hiện đu tư nâng các hệ thng công trình đảm bảo nâng cao tỷ lệ tưới tiêu chủ động từ công trình thủy lợi qua các năm.

b) Phát triển hệ thống tchức quản lý, khai thác công trình

Thực hiện theo định hướng, phương án phát triển các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng có sự tham gia của người dân, ly người dân lao động là chủ thquyết định mọi kế hoạch, phương án của tổ chức sau thành lập (tổ chức thủy lợi cơ sở). Trong quá trình phát triển, Lào Cai đã chú trọng việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chỉ đạo điu hành của cơ quan quản lý nhà nước, quá trình thực hiện của cơ sở, cụ thể:

- Quyết định số 210/1993/QĐ-UB ngày 04/10/1993 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về tổ chức quản lý công trình thủy lợi, chủ trương phát triển các Ban thủy lợi cấp xã thay thế hợp tác xã (HTX) kiểu cũ; xây dựng trạm quản lý thủy nông Võ Lao - Văn Sơn; Trạm Nà Khằm - Than Uyên; thu thủy lợi phí theo mức thu quy định của Nhà nước.

- Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý, khai thác, bảo dưng và sửa chữa công trình cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Quyết định số 70/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định tổ chức quản lý, khai thác và mức hỗ trợ bảo dưng, sửa cha thường xuyên các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Quyết định số 141/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ công tác tổ chức quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Kết quả đầu tư và tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy li nhỏ, thủy li nội đồng giai đoạn 2016-2020

a) Hệ thống công trình

Lào Cai là tỉnh min núi, biên giới, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Yên Bái. Địa hình tỉnh Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn phía Tây và dãy núi Con Voi phía Đông cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo ra các vùng đất thấp trung bình gia hai dãy núi. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 17 sông, suối liên tỉnh và 62 sông, suối nội tỉnh. Hai hệ thng sông chính là sông Thao (Hồng) và sông Chảy chạy song song theo chiều dọc của tỉnh đã tạo thành mạng lưới sông, suối trong tỉnh với mật độ trung bình khoảng từ 1,5 - 1,7 km/km2; các sông, suối chính trên địa bàn tỉnh gồm: sông Hồng, sông Chảy, Ngòi Đô, Ngòi Phát, Ngòi Đum, Nậm Thi, Ngòi Bo, Ngòi Nhù. Ngoài ra, còn có nhiều sông, suối nhỏ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư, xây dựng các công trình tưới, tiêu tự chảy phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2016-2020, bằng các nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và gim nghèo bn vững, vốn hỗ trợ Sự nghiệp ngân sách trung ương, vốn ngân sách tỉnh, toàn tỉnh Lào Cai đã đầu tư được 266 danh mục công trình thủy lợi, tổng mức đầu tư được phê duyệt là 778.360 triệu đồng, phục vụ chủ động tưới cho trên 5.000 ha đất ruộng canh tác nông nghiệp có tưới của nhân dân trong toàn tỉnh.

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lào Cai có 1.142 công trình, trong đó có có 107 đập, hchứa nước thủy lợi (có 02 đập lớn; 09 đập vừa; 66 đập nhỏ và 30 đập không thuộc phạm vi điu chỉnh của Nghị định s114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ), 1.034 hệ thống đập dâng kênh dẫn tự chảy, 01 hệ thống trạm bơm điện nhỏ và gần 1.000 tuyến kênh mương nhỏ lẻ nội đồng khác. Có 5 công trình liên xã, còn lại là công trình trong phạm vi 01 xã, công trình thủy lợi lớn nhất tưới cho khoảng 300 ha đất nông nghiệp, công trình nhỏ nhất tưới dưới 05 ha đất nông nghiệp, đa phần trên địa bàn tỉnh là các công trình tưới từ 20-30 ha.

Hệ thống kênh mương có 4.581,92 km các loại, trong đó có 3.411,24 km đã được kiên cố hóa đạt 74,45% (vượt KH 0,45%), tăng 1.281,24 km kênh kiên cố so với năm 2010; đầu mối thủy lợi là 2.554 cái (kiên cố 1.839 cái, đạt 72%; tạm 715 đầu mối). Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai, phục vụ cung cấp nước tưới chủ động cho 41.434/44.168 ha canh tác sản xuất nông nghiệp cả năm (diện tích lúa nước, rau màu mạ, nuôi trồng thủy sản) tương đương với 93,81% diện tích, tăng 8.879 ha so với năm 2010). Nhờ các biện pháp thủy lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong vòng 10 năm (2010-2020) sản lượng lương thực tăng bình quân 11.000 tấn/năm. Tổng sản lượng lương thực năm 2020 đạt 341.790 tấn (tăng 1.790 tấn so KH và 8.843 tấn so CK, vượt mục tiêu Đề án 1.790 tấn và vượt mục tiêu NQĐH Đảng bộ khóa XV 11.790 tấn), đạt 100,5% so KH và 102,7% so CK giúp Lào Cai đảm bảo an ninh lương thực, n định cuộc sống cho nhân dân các dân tộc, đặc biệt là vùng cao. Số xã đạt chun nông thôn mới về thủy lợi tăng từ 100 xã năm 2010 lên 127 xã năm 2020 (trước sáp nhập, tổng số xã là 143).

b) Tổ chức quản lý, khai thác

Xuất phát từ đặc điểm riêng của Lào Cai về địa chất, địa hình, khí hậu nên hệ thng ruộng canh tác của nhân dân trong tỉnh chủ yếu nằm rải rác, manh mún. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh (năm 1991), Lào Cai đã định hướng phát triển mạng lưới nhân lực quản lý, khai thác, bảo trì công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh từ nguồn tại chỗ để thành lập các tổ thủy nông cơ sở, hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi tưới tiêu do người dân làm chủ thể, dưới sự chỉ đạo, giám sát của các Ban Thủy lợi xã (nay là Ban quản công trình hạ tầng cấp xã) và được hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Nông nghiệp và PTNT/ Kinh tế, Chi cục Thủy lợi, mà không thực hiện thành lập công ty hay xí nghiệp quản lý thủy nông.

Tính tới thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Lào Cai có 152 Ban quản lý công trình hạ tầng cấp xã, 1.133 tổ chức thủy lợi cơ sở[1] (05 hợp tác xã; 1.128 tthủy nông). Ban quản lý công trình hạ tầng cấp xã được thành lập với cơ cấu tổ chức gồm trưởng ban là Lãnh đạo xã, địa chính và kế toán xã là cán bộ Ban. Ban hoạt động kiêm nhiệm và sử dụng dấu của UBND xã đgiao dịch, được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ ngun tin thủy lợi phí (tin htrợ sử dụng sản phm, dịch vụ công ích thủy lợi). Tổ chức thủy lợi cơ sở được thành lập thông qua bu chọn dân chủ từ cộng đồng dân cư hưởng lợi, những người này thực hiện các nhiệm vụ như: lập các bản dự thảo quy định của tổ chức đưa ra xin ý kiến thống nhất của các hộ dùng nước; thực hiện chỉ đạo, phân công lao động làm công tác quản lý, khai thác, vận hành công trình theo các bản kế hoạch, quy chế đã được thống nhất ban hành; lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình trong phạm vi quản lý; phối hợp cùng các tổ chức thủy lợi cơ sở khác để thực hiện công tác điều tiết nước từ các công trình liên thôn, liên xã; ...

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thành tựu đạt được

Trin khai định hướng, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp theo các Chương trình, Đề án đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành trong thời gian qua, ngành thủy lợi đã góp phần đáng kể vào sự thành công chung, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra qua từng giai đoạn, thời kỳ, cụ thể:

Nguồn nước tưới tiêu từ công trình thủy lợi cho cây nông nghiệp có tưới đã đạt 93,81% diện tích, góp phần vào tốc độ tăng trưởng ngành bình quân trong giai đoạn 2016-2020 đạt 6,05%/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 341.790 tấn, bằng 103,57% mục tiêu Đại hội (MTĐH) (330.000 tấn). Giá trị sản phẩm/1 đơn vị diện tích canh tác đạt 80 triệu đồng/ha, bằng 106,6% MTĐH (75 triệu đồng/ha). Sản xuất, canh tác cây trồng cạn có sử dụng các hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đã được người dân, doanh nghiệp quan tâm đầu tư, toàn tỉnh có 4.087 ha ứng dụng các dạng tưới phun, tưới nhỏ giọt, đã làm thay đổi cách thức canh tác truyền thống, gia tăng năng suất.

Bộ máy quản lý công trình được kiện toàn tới cấp cơ sở, đến nay trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo tiêu chí “có công trình là có tquản lý, bảo dưỡng, vận hành”, do đó hiệu quả quản lý khai thác công trình được nâng cao đáng k, các sự cố hư hỏng đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng kỹ thuật.

Chương trình xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thực, tạo sự đng thuận lớn trong nhân dân, số vốn huy động từ trong nhân dân góp vào đu tư công trình thủy lợi, cấp nước nông thôn được cải thiện rõ rệt, toàn tỉnh đã có 127/127 xã đạt tiêu chí thủy lợi, góp phần đến nay đã có 57/127 xã đạt chun nông thôn mới.

2. Nhng tồn tại, hạn chế

Thực hiện chủ trương, chính sách về chuyn dịch cơ cấu nông nghiệp, hiện Lào Cai đã hình thành được một số vùng nguyên liệu lớn chuyên canh, thâm canh cây trồng cạn giá trị kinh tế cao như dược liệu, cây ăn quả,... chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nông nghiệp. Việc đảm bảo nước cho cây trồng cạn đáp ứng yêu cầu chuyn dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một việc hết sức phức tạp cả vquy hoạch, khoa học công nghệ, đầu tư và cơ chế chính sách, nếu không có sự chỉ đạo tập trung, nghiên cứu sát sao khó có thể mang lại hiệu quả cao.

Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi có chiều hướng giảm theo từng năm trong khi hệ thng công trình thủy lợi (hồ chứa, đập dâng, kênh dân), cấp nước nông thôn của tỉnh hầu như đã được đầu tư đưa vào sử dụng từ rất lâu, với công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ trong quá trình đầu tư dẫn tới khả năng chống chịu với thiên tai thấp, mức độ bền vững của tiêu chí thủy lợi trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới chưa cao. Theo quy định của Luật Thủy lợi, người sử dụng sản phm dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm trong đầu tư công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng, tuy nhiên do kinh tế còn hạn chế do vậy khả năng đóng góp chi phí đầu tư công trình chỉ dừng ở ngày công lao động, vì vậy đây là một thách thức lớn trong hoạch định chính sách trong thời gian tới của tỉnh.

Quá trình phát triển kinh tế, xã hội diễn ra nhanh và trên diện rộng, đặt ra một nhiệm vụ rất lớn về an ninh năng lượng, do đó việc phát triển mạnh các dự án thủy điện tại các khu vực đầu nguồn sông, suối dẫn tới làm thay đổi chế độ dòng chy ở vùng hạ du, nước chỉ có thể khai thác phục vụ tưới trong khoảng thời gian thủy điện hoạt động phát điện. Mặt khác, các dòng sông suối chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai đu bt nguồn từ phía Trung Quốc, do đó trong một vài năm trlại phía Việt Nam đã dn mt đi một phần kim soát chế độ dòng chảy trên các sông, suối này, dẫn tới phương án đầu tư công trình hay ứng phó với sạt lở, lũ sông rơi vào thế bị động, an ninh nguồn nước bị đe dọa.

Công tác xã hội hoá, kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào quá trình đầu tư cũng như quản lý khai thác sau đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, tỷ trọng vốn đầu tư chủ yếu từ ngun ngân sách nhà nước còn eo hẹp, hạn chế vì vậy công tác đầu tư không hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, năng lực chống chịu với thiên tai không cao.

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

a) Khách quan:

Do địa hình các khu canh tác nông nghiệp của tỉnh Lào Cai có đặc điểm phân tán, nhlẻ, manh mún trên các địa hình đồi núi có độ dốc lớn, dẫn tới hệ thống công trình thủy lợi cùng mang tính đặc trưng là tuyến chạy dài trên sường dốc do đó thường xuyên bị tác động chính của thời tiết, mưa lũ sạt lở đất, sự cố hư hỏng thường xuyên xảy ra;

Chi phí đầu tư công trình thủy lợi ban đầu tương đối lớn; nhân lực, vật lực phục vụ quản lý khai thác ngày càng đặt ra yêu cầu cao, trong khi chyếu là thực hiện dịch vụ công ích, hạn chế khả năng làm dịch vụ khác nên khó thu hồi vốn, không thu hút được nguồn vốn tư nhân đđầu tư công trình;

Sự biến đi khí hậu, diện tích bao phủ của rừng đu nguồn dần bị thu hp dẫn tới nguồn nước trên các khe suối đầu nguồn các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt dần cạn kiệt vào mùa khô nhưng lại thường xuyên xuất hiện lũ lớn trong mùa mưa, dẫn đến nhiều công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt không phát huy được hiệu quả thiết kế và nhanh bị hư hỏng xuống cấp.

b) Chủ quan:

Công tác tuyên truyền, phbiến vcơ chế, chính sách phát triển ngành trong những năm qua đối với các địa phương chưa thực sự hiệu quả, chưa mang tính cht sâu rộng, nhận thức về ý nghĩa chiến lược, tầm quan trọng, tính cấp bách của chương trình, dự án, đán, kế hoạch chưa đầy đủ, đng đu gia các địa phương;

Một số cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển ngành, lĩnh vực chưa được ban hành kịp thời, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đra. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn thiếu chủ động, chưa phát huy cao độ vai trò của người dân và doanh nghiệp trong phát triển hệ thng công trình, do đó công tác xã hội hóa trong đầu tư, quản lý còn hạn chế;

Phong tục tập quán, nhận thức của một bộ phận người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đng bào dân tộc còn hạn chế, làm ăn nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết, chưa có thói quen sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc thu tiền sử dụng nước từ công trình cấp nước sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, công trình thủy lợi khó thu hút nguồn đóng góp đầu tư.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Các căn cứ xây dựng kế hoạch

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chp hành Trung ương khóa X vnông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Kết luận s 54/KL-TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X vnông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Nghị quyết số 100/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về hoạt động cht vn tại kỳ hp thứ 8 Quốc hội khóa IV, yêu cu xây dng và trin khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025;

Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 7/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Quyết định s357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận s54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp và nông thôn;

Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nh, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

Thông tư s 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 Quy định chi tiết một số điu ca Luật Thủy lợi, Chương V: Quản khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;

Chỉ thị 3837/CT-BNN-TCTL ngày 3/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

Quyết định s4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT vban hành kế hoạch phát trin thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện tiêu chí Thủy lợi trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Các Chỉ thị, Nghị quyết và các cơ chế chính sách khác có liên quan.

2. Mục đích, yêu cầu

a) Mục đích:

- Hoàn thiện cơ chế chính sách của tỉnh trong phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương tỉnh Lào Cai;

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, nội đồng đảm bảo chđộng trong cấp nước tưới và tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, hướng tới phát triển nền nông nghiệp có tưới hiện đại, đa mục tiêu;

- Hoàn thiện công tác thành lập mới và củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở hiện có đảm bảo theo đúng quy định của Luật Thủy lợi;

- Nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình đầu tư xây dựng; quản lý khai thác sau đầu tư nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị đu ra trên một đơn vị diện tích canh tác nông nghiệp có tưới, đồng thời thích ứng hiệu quả với biến đi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước;

- Phát huy nội lực, nâng cao vai trò chủ đạo của người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, nâng cao tính bền vững ca tiêu chí thủy lợi trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

b) Yêu cầu:

- Kế hoạch lập trên cơ sở định hướng của Đ án phát triển hạ tầng phòng chống thiên tai, thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Lào Cai;

- Kế hoạch được ban hành cần đảm bảo tính hiệu quả như một cơ sở pháp lý đtổ chức thực hiện hoàn thiện, đng bộ hệ thống công trình hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh;

- Danh mục, dự án ưu tiên trong kế hoạch cần dựa trên cơ sở lựa chọn thứ tự ưu tiên, căn cứ trên tất cả các nguồn vốn có thhuy động được trong toàn giai đoạn; đồng thời phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của người sử dụng sản phm dịch vụ thủy lợi.

II- NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Quan điểm

Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng là nhiệm vụ quan trọng góp phn nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong sản xut nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyn dịch cơ cu cây trng, vật nuôi;

Người dân đóng vai trò chủ đạo trong phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Nhà nước có chính sách hỗ trợ thông qua các tổ chức thủy lợi cơ s, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế;

Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên cơ sở kết hợp gia giải pháp công trình và phi công trình, bao gm đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi và tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Góp phn thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Phát huy nội lực, nâng cao vai trò chủ thcủa người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

b) Mục tiêu cụ thể

- Trong năm 2021 trình HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 116/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng nhằm bảo đảm tưới, tiêu chủ động, bảo đảm slượng, chất lượng nước cho vùng chuyên canh lúa tập trung, vùng sn xuất tập trung, vùng chuyn đi từ đất trồng lúa sang cây trồng cạn, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả:

+ Cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới cho trên 85%, trong đó, đến năm 2025 có trên 20% diện tích gieo trồng lúa áp dụng phương thức canh tác tiên tiến;

+ Đến năm 2025, diện tích cây trồng cạn cần tưới theo quy hoạch đạt 45%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 35%.

- Bo đảm hệ thống cấp, thoát nước chủ động, đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, hiện đại đi với vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh, tập trung.

- Thành lập, củng ctổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi. Đến năm 2025 có 70% tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả.

3. Nhiệm vụ chủ yếu và giải pháp

a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống thể chế, chính sách

Tiếp tục bsung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống luật pháp về thủy lợi đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khả thi và tổ chức thực hiện có hiệu quả phù hợp với điu kiện thực tế của từng địa phương. Tập trung thực hiện một số nội dung sau:

- Ban hành quy định cụ thể mức hỗ trợ từng chính sách của Nghị định s77/2018/NĐ-CP ngày 116/5/2018 của Chính phủ và chính sách đặt thù theo khả năng cân đi ngân sách của tỉnh và nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Trung ương b trí hăng năm;

- Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điểm công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với đặc thù của tỉnh đthực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025;

- Ban hành quy định về việc quản lý thanh quyết toán vn đi với hình thức hỗ trợ vật liệu xây dựng (nếu có); Hướng dẫn phân bổ dự toán, thanh toán, giải ngân vốn hỗ trợ qua UBND xã đối với nguồn ngân sách địa phương và vốn hợp pháp khác của địa phương;

- Ban hành quyết định phân cấp quản lý công trình thủy lợi, điểm giao nhận dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh tỉnh Lào Cai;

- Ban hành hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ quản lý, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Nghị quyết của HĐND tỉnh Lào Cai.

b) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gn với xây dựng nông thôn mới và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung một snội dung chính sau:

- Nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ phương thức canh tác tiên tiến (nông lộ phơi, SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm...) cho cây lúa nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính;

- Khuyến khích đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, tích trữ nước phân tán tại các địa phương khan hiếm nguồn nước, địa phương có tỷ lệ sa mạc hoá cao trong tỉnh; hoàn thiện công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Tập trung nguồn lực nạo vét kênh mương đảm bảo tưới, tiêu thoát nước chủ động. Tập trung sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước nhỏ đảm bảo nguồn nước tưới, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa mưa bão.

c) Củng cố, phát triển t chc thủy lợi cơ sở

Rà soát, thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở theo Luật Thủy lợi để quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng hoạt động hiệu quả, bền vững, tập trung một số nội dung chính như sau:

- Chú trọng thực hiện củng cố, thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng theo Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi và Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Đy mạnh thực hiện phân cấp, chuyn giao quản lý tưới cho các tổ chức thủy lợi cơ sở; tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp trong việc tổ chức và hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở;

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm có sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;

- Tăng cường sự tham gia của tổ chức thủy lợi cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch cấp, tưới, tiêu, thoát nước của tổ chức khai thác công trình thủy lợi đầu mối;

- Định kỳ hàng năm các tổ chức thủy lợi cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động và báo cáo cơ quan có thm quyền.

d) Khoa học công nghệ, đào tạo, truyền thông

* Áp dụng khoa học công nghệ

Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng công trình thy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng:

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng gn với giao thông nội đồng tại các địa phương vùng thấp có điều kiện địa hình thuận lợi, như: công nghệ kênh bê tông vỏ mỏng đúc sẵn, đường ống, v.v.;

- ng dụng công nghệ xây dựng công trình thu trữ nước, bcập nước ngầm cho các vùng miền núi, vùng khan hiếm nước ở các huyện: Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương;

- Mô hình thủy lợi tiên tiến đáp ứng phát triển nền nông nghiệp có tưới, canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đi khí hậu.

* Đào tạo và đào tạo lại

Đào tạo, bồi dưng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, an toàn đập cho các cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện, xã; người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các Tổ chức thủy lợi cơ sở:

- Rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo;

- Xây dựng khung chương trình và tài liệu đào tạo;

- Btrí kinh phí, tổ chức thực hiện đào tạo, tập huấn.

* Truyền thông:

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đnâng cao nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước, sử dụng nước tiết kiệm qua đó nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh sự tham gia của các cấp chính quyn, tổ chức đoàn th, đặc biệt là người dân tham gia quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và chất lượng nước qua hình thức phát động các phong trào thi đua.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phạm vi của Kế hoạch: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Thi gian thực hiện của Kế hoạch: Từ năm 2021 đến năm 2025.

3. Kinh phí thực hiện

a) Tổng nhu cầu vốn: Khái toán tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021- 2025: 360.966 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách cấp tỉnh quản lý: 230.605 triệu đồng:

+ Chi đầu tư phát triển công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng: 226.057 triệu đng;

+ Chi tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thủy nông cơ sở và Nhân dân: 4.549 triệu đồng.

- Huyện, xã bố trí và huy động cộng đồng đóng góp: 126.746 triệu đồng (Chi đầu tư phát triển công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng).

(Có các biểu danh mục chi tiết kèm theo)

b) Dự kiến nguồn lực từ ngân sách cấp tỉnh quản lý:

- Thực hiện lng ghép nguồn vốn kinh phí hỗ trợ của Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu; vốn sự nghiệp hỗ trợ khắc phục hậu quả hạn hán, thiên tai,...

- Lng ghép thực hiện trong các các dự án, chương trình đầu tư bằng các ngun vn hợp pháp trong giai đoạn 2021-2025;

- Thực hiện cân đi nguồn vốn ngân sách tỉnh để thực hiện.

4. Trách nhim tổ chức thực hiện

4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo: UBND tỉnh, trực tiếp là các đồng chí Thường trực UBND tỉnh lãnh chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

4.2. Nhiệm vụ của các đơn vị:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chtrì tham mưu phối hợp với các Sở, ngành tỉnh liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu xây dựng kế hoạch chi tiết hằng năm trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30 tháng 6 năm trước năm kế hoạch làm cơ sở cân đi nguồn lực và kịp thời gian chun bị các thủ tục theo quy định đtriển khai thực hiện kế hoạch cho các chủ đầu tư và cơ quan, đơn vị liên quan.

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, đxuất giải pháp tháo gnhng khó khăn, vướng mc trong quá trình thực hiện.

- Chủ trì báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hng năm và cả giai đoạn theo quy định.

b) Sở Tài chính:

- Ch trì, tham mưu cân đi các nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách tỉnh đthực hiện kế hoạch theo khả năng cân đối ngân sách hng năm.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, tham mưu sửa đi, b sung cơ chế chính sách liên quan theo thm quyn.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, tham mưu cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển do Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý đthực hiện kế hoạch hằng năm.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, tham mưu sửa đổi, b sung cơ chế chính sách liên quan theo thm quyn.

d) UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chịu trách nhiệm cân đối các nguồn vốn của ngân sách cấp huyện đthực hiện kế hoạch hằng năm được UBND tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hằng năm và phối hợp rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách theo thẩm quyền.

(Chi tiết về việc tổ chức thực hiện kế hoạch tại phụ lục kèm theo)

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết hoặc cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, các cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tng hợp) xem xét, quyết định.

 

 

Nơi nhận:
- CT, PCT1;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Thủy lợi;
- Các s
: NNPTNT, TC, KHĐT, TNMT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- CVP, PCVP3;
- Chi cục Thủy lợi t
nh;
- Lưu: VT, TH1, NLN1,2.
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ
TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

Biểu số: 01

TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ LĨNH VỰC THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 65/KH-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tnh Lào Cai)

TT

Nội dung/danh mục đầu

Quy công trình

Khái toán tng mức đầu tư (Triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

NS cấp tỉnh qun lý

Các ngành đầu tư

Huyện, xã bố trí, huy động

232

TNG CỘNG

 

 

356.417

226.057

0

126.746

 

I

Huyện Bát Xát

 

 

52.803

25.900

0

26.903

 

1

Thủy lợi TLiềng

xã Cốc Mỳ

Đập đầu mối, L = 5,5 Km, tưới 10 ha

3.518

1.675

 

1.843

 

2

Thủy lợi Tả Trang

xã Phìn Ngan

Sửa chữa 1.5km mương bị hng, làm mới 1.2km phục vụ tưới tiêu 15.7ha

1.418

675

 

743

 

3

Thủy lợi Khú Trù

xã Phìn Ngan

Sửa chữa 2.8km mương bị hỏng, làm mới 0.2km phục vụ tưới tiêu 22.7ha

1.575

750

 

825

 

4

Thủy lợi Cửa Suối

xã Nậm Chạc

Làm mới 01 đập đầu mối; 1,2km kênh

1.650

1.200

 

450

 

5

Thủy lợi Nậm Chạc

xã Nậm Chạc

Làm mới 01 đập đầu mối; 0,5km kênh

1.600

1.100

 

500

 

6

Thủy lợi thôn Kin Chu Phin II (Tổ 5)

xã Nậm Pung

Diện tích phục vụ 18 ha, dài 2,3 km

1.208

575

 

633

 

7

Thủy lợi thôn Kin sáng hồ

xã Pa Cheo

Sửa đập đầu mối, phục vụ tưới 30 ha

650

550

 

100

 

8

Thủy lợi Nhìu Cồ San

xã Sàng Ma Sáo

Đập đầu mối, 5 km kênh, tưới cho 40 ha lúa

2.625

1.250

 

1.375

 

9

Sửa chữa, nâng cấp tuyến mương thủy lợi thôn Chu Cang Hồ

xã Tòng Sành

Sửa chữa, mở rộng tuyến kênh BTXM cũ dài L=1,8km. Làm mới 0,5km kênh

1.208

575

 

633

 

10

Nâng cấp tuyến mương thủy lợi thôn Tả Hồ

xã Tòng Sành

Sửa chữa đập đầu mối, 1km kênh; làm mới 0,5km kênh.

1.425

875

 

550

 

11

Sửa chữa, nâng cấp tuyến mương thủy lợi thôn Ky Công Hồ

xã Tòng Sành

Sửa chữa đập đầu mối, 2km kênh.

1.460

900

 

560

 

12

Thủy lợi Pờ Hồ

xã Trung Lèng Hồ

6,8 km kênh; tưới cho 50 ha lúa

3.570

1.700

 

1.870

 

13

Nâng cấp công trình thủy lợi Khu Chu

xã A Lù

01 đập đầu mối, 03km kênh

1.450

1.150

 

300

 

14

Nâng cấp công trình thy li Y Thiền Pả

xã A Lù

1,6 km kênh

840

400

 

440

 

15

Thủy lợi Dn Thàng 1, Cô đông

xã Dn Thàng

L = 4km. Quy mô tưới 35 ha

2.100

1.000

 

1.100

 

16

Thủy lợi Làng Tòong

xã Quang Kim

Nâng cấp, sửa chữa 1,1 km kênh, tưới 20 ha

633

275

 

358

 

17

Thủy lợi Làng Pằn

xã Quang Kim

Nâng cấp, sửa chữa đập đầu mối, 0,3km kênh

1.150

500

 

650

 

18

Thủy lợi Tả Trang

xã Quang Kim

1 km kênh

575

250

 

325

 

19

Thủy Lợi Po Hà

xã Bản Vược

Xây dựng mới 01 đầu mối, 2km kênh mương, quy mô tưới 20ha

2.185

950

 

1.235

 

20

Thủy lợi Séo Tả Pờ Hồ

xã Mường Hum

Nâng cấp, sửa chữa đầu mối, 3,3km kênh, diện tích tưới tiêu 76 ha

3.680

1.600

 

2.080

 

21

Thủy lợi Bản Pho

xã Bản Qua

Nâng cấp, sửa chữa 3 km kênh; phục vụ tưới tiêu 22ha

3.450

1.500

 

1.950

 

22

Thủy lợi Ná Đa, thôn Lâm Tiến

xã Mường Vi

Nâng cấp, sửa chữa đập đầu mối, 0,7km kênh; tưới tiêu 15 ha ruộng 2 vụ

1.725

750

 

975

 

23

Thy lợi Pò Dù thôn Lâm Tiến

xã Mường Vi

Nâng cấp, sửa chữa đập đầu mối, 0,5km kênh; tưới tiêu 12 ha ruộng 2 vụ

1.380

600

 

780

 

24

Thủy lợi Cao Sản thôn Lâm Tiến

xã Mường Vi

Nâng cấp, sửa chữa đập đầu mối, 1km kênh; tưới tiêu 18 ha ruộng 2 vụ

1.840

800

 

1.040

 

25

Thủy lợi Mã San, thôn Ná Rin

xã Mường Vi

Nâng cấp, sửa chữa dập đầu mối, 1km kênh, tưới tiêu 25 ha ruộng 2 vụ

1.840

800

 

1.040

 

26

Thủy lợi Ná Quan

xã Mường Vi

Nâng cấp, sửa chữa đập đầu mối, 0,2km kênh, tưới tiêu 10 ha ruộng 2 vụ

1.380

600

 

780

 

27

Thủy lợi Ngải Trồ

xã A Mú Sung

Làm mới 01 đầu mối và sửa chữa 3km kênh

2.760

1.200

 

1.560

 

28

Thủy lợi Phù Lao Chải-Pạc Tà

xã A Mú Sung

Nâng cấp sửa chữa đầu mối, kênh

2.760

1.200

 

1.560

 

29

Thy lợi thôn Tùng Sáng

xã A Mú Sung

Nâng cấp sửa chữa đầu mối, kênh

1.150

500

 

650

 

II

Thị xã Sa Pa

 

 

37.956

28.488

0

9.468

 

1

Thủy lợi Hoàng Liên

xã Bản Hồ

Đầu mới, công trình trên kênh, tuyến kênh dài 5 km, tưới 47 ha

5.220

4.000

 

1.220

 

2

TL Suối Cầu Mây

xã Tả Van

Xây mới đầu mới, công trình trên kênh dài 1,5 km, tưới 10 ha

1.629

1.358

 

271

 

3

Nâng cấp TL Xuần Phu

xã Thanh Bình

Làm đập đầu mối, kiên ctuyến kênh dài 2 km tưới cho 23 ha

3.000

2.500

 

500

 

4

Nâng cấp TL Đi 1 Tả Dùng

xã Thanh Bình

Làm đập đầu mối, kiên cố tuyến kênh dài 2,5 km tưới cho 35 ha

3.500

3.000

 

500

 

5

Thủy lợi Hòa Sử Pán 1

xã Mường Hoa

Sửa chữa đập đầu mới, tuyến kênh dài 1 km

1.020

800

 

220

 

6

TL Chu Lin II (Châu A Páo)

xã Trung Chi

Kiên cố hóa cho 1,5km kênh mương tưới cho 7 ha

1.200

1.200

 

0

 

7

TL chu Lìn 2, Móng Sến 1

xã Trung Chải

Sửa chữa đầu đập, cầu máng tưới cho 25 ha

1.000

1.000

 

0

 

8

TL Chu lìn 2

xã Trung Chải

Kiên cố tuyến kênh dài 1,3 km tưới cho 11 ha

1.100

1.100

 

0

 

9

Thủy lợi Tẩn Sành Phụng, Nậm Cang

xã Liên Minh

Đập đầu mối, 1km kênh

1.075

750

 

325

 

10

Thủy lợi Vù A , Nậm Cang

xã Liên Minh

Đập đầu mối, 2km kênh

1.600

1.000

 

600

 

11

Thủy lợi thôn Bản Sài 6, Nậm Sài

xã Liên Minh

Đập đầu mối, 3km kênh

2.125

1.250

 

875

 

12

Thủy lợi Vàng Sênh, Nậm Cang

xã Liên Minh

Đập đầu mối, 1km kênh

1.075

750

 

325

 

13

Thủy lợi thôn Nậm Sang (Kiềm Dùng), Nậm Sài

xã Liên Minh

Đập đầu mối, 2km kênh

1.600

1.000

 

600

 

14

Thủy lợi Nậm Kéng 2 (Đá Mèo), Nậm Sài

xã Liên Minh

Đập đầu mối, 5km kênh

3.175

1.750

 

1.425

 

15

Thủy lợi Nataly thôn Mường Bo 1, xã Thanh Phú

xã Mường Bo

Đập đầu mối, 2km kênh

1.590

1.100

 

490

 

16

Thủy lợi Nậm Kéng thôn Mường Bo 2 xã Thanh Phú

xã Mường Bo

Đập đầu mối, 1km kênh

1.115

850

 

265

 

17

Thủy lợi Tàng Khoang, thôn Mường Bo 2 xã Thanh Phú

xã Mường Bo

Đập đầu mối, 1km kênh

982

780

 

202

 

18

Thy lợi Vàng Thùng Và thôn Sín Chải xã Thanh Phú

xã Mường Bo

Đập đầu mối, 1km kênh

1.115

850

 

265

 

19

Thủy lợi Giàng A Lử Đội 9 thôn Lủ Khấu

xã Tả Phìn

Nâng cp từ mương đất lên mương xây với chiều dài 2km, phục vụ tưới tiêu cho 14ha lúa

1.150

500

 

650

 

20

Thủy lợi Tẩn Duẩn Sinh thôn Sả Xéng

xã Tả Phìn

Nâng cấp từ mương đất lên mương xây với chiều dài 1km, phục vụ tưới tiêu cho 5ha lúa

575

250

 

325

 

21

Thủy lợi Can Ngài - Sả Xéng

xã Tả Phìn

Làm đập đầu mối với 600m kênh mương, tưới tiêu cho 16ha ruộng

1.490

1.300

 

190

 

22

Thủy lợi thôn Tả Chải xã Tả Phìn

xã Tả Phìn

Làm đập đầu mối và xây dựng 700m kênh mương tưới tiêu cho 9ha ruộng

1.620

1.400

 

220

 

III

Huyện Văn Bàn

 

 

100.420

64.537

0

35.883

 

1

Nâng cấp, sa chữa thủy lợi Nậm Mười, Nậm Cần

xã Dần Thàng

Tưới 55ha lúa 01 vụ, chiều dài 2,0km, kênh 40x30

1.775

1.675

 

100

 

2

Làm mới thủy lợi Vằng Lìu thôn Hạ

xã Nậm Dạng

Làm mới mương KT 40x30, chiều dài 1,5km, tưới tiêu cho 5ha

1.700

1.400

 

300

 

3

Mương thủy lợi Khổi Nghè

xã Sơn Thủy

Đập đầu mối, tuyến kênh BTXM 30x30 có chiều dài L= 700 m, diện tích tưới tiêu 8 ha

1.320

1.200

 

120

 

4

Làm mới thủy lợi Hỏm Dưới 2

xã Nậm Chày

Chiều dài kênh L=15km, tưới tiêu 5ha

1.320

1.200

 

120

 

5

Làm mới thủy lợi Khâm Trên

xã Nậm Chày

Chiều dài kênh L=3km, tưới tiêu 7ha

1.980

1.800

 

180

 

6

Làm mới thủy lợi Khâm Dưới

xã Nậm Chày

Chiều dài kênh L=3km, tưới tiêu 6ha

1.980

1.800

 

180

 

7

Thủy lợi Ta Náng

xã Nậm Xé

Chiều dài kênh L= 1,0km, tưới tiêu 6ha

835

750

 

85

 

8

Thủy lợi Nậm Hài

xã Nậm Xé

Chiều dài kênh L=2km, tưới tiêu 12ha

1.815

1.650

 

165

 

9

Thủy lợi Ta Hối

xã Nậm Xẻ

Chiều dài kênh L=1,6km, tưới tiêu 10ha

1.375

1.250

 

125

 

10

Thủy lợi Nậm Miệm - Bản Bô

xã Thẩm Dương

Cứng hóa mương BTXM, Chiều dài kênh L=6,0km, tưới tiêu 8ha

3.850

3.500

 

350

 

11

Thủy lợi Tràm Lang

xã Thm Dương

Cứng hóa mương BTXM,, Chiều dài kênh L=0,3km, tưới tiêu 2ha

350

 

 

350

 

12

Sửa chữa, nâng cấp thy lợi Bn bô sa đáy mương dài 1,5 km tưới 10 ha

xã Thm Dương

Chiều dài kênh L=1,5km, tưới tiêu 10ha

1.285

1.200

 

85

 

13

Thủy lợi Thm ngoang

xã Thẩm Dương

Cứng hóa mương BTXM, Chiều dài kênh L=3,5km, tưới tiêu 30ha

3.850

3.500

 

350

 

14

Thủy lợi Ken 1

xã Chiêng Ken

Cứng hóa 0,5km mương BTXM, Kênh 80x60, tưới tiêu cho 15ha

495

450

 

45

 

15

Nâng cấp thủy lợi Bẻ 1

xã Chiềng Ken

Cứng hóa 0,3km mương BTXM, Kênh 40x30, tưới tiêu cho 5ha

275

250

 

25

 

16

Nâng cấp thủy lợi Bẻ 3

xã Chiềng Ken

Cứng hóa 0,5km mương BTXM, Kênh 40x30, tưới tiêu cho 5ha

352

320

 

32

 

17

Nâng cấp thủy lợi Bẻ 4

xã Chiềng Ken

Cứng hóa 1,5km mương BTXM, Kênh 40x30, tưới tiêu cho 9 ha

1.980

1.800

 

180

 

18

Thủy lợi Tằng Pậu

xã Chiềng Ken

Cứng hóa 2,3km mương BTXM, Kênh 40x30, tưới tiêu cho 5 ha

2.750

2.500

 

250

 

19

Thủy lợi Khe Nà 1

xã Nậm Tha

Đập đầu mối + 1 km đường mương; tưới khong 10 ha

600

500

 

100

 

20

Thy lợi bãi khế thôn Khe Vai

xã Nậm Tha

Đập đầu mối + 1,5 km đường mương; tưới khoảng 10 ha

780

600

 

180

 

21

Thủy lợi Bèo kho đố thôn Phiêng Đoóng

xã Nậm Xây

Xây mới thủy lợi tưới tiêu chi thôn Phiêng Đóng; tưới khoảng 10 ha

1.730

1.550

 

180

 

22

Thủy lợi Nà Thâm

xã Hoà Mạc

Làm mới mương TL, chiều dài 0,1 15 km

63

29

 

35

 

23

Thủy lợi Nà Quân

xã Hoà Mạc

Làm mới mương TL, chiều dài 0,15 km

83

38

 

45

 

24

Thủy lợi co lày

Hòa Mạc

Làm mới mương TL, chiều dài 0,1 km

55

25

 

30

 

25

Thủy lợi Mương A đến cầu Nà bơ

xã Hoà Mc

Làm mới mương TL, chiều dài 0,42 km

231

105

 

126

 

26

Thủy lợi nà Đồn chiều dài 150m

xã Hoà Mc

Làm mới mương TL, chiều dài 0,15 km

83

38

 

45

 

27

Thủy lợi Hin trạng

Hòa Mc

Nâng cấp mương TL, chiều dài 0,8 km

440

200

 

240

 

28

Thủy lợi Nà tà

xã Hoà Mc

Nâng cấp mương TL, chiều dài 0,3 km

165

75

 

90

 

29

Thủy lợi Pom trang

xã Hoà Mc

Nâng cấp mương TL. chiều dài 0,262 km

144

66

 

79

 

30

Thủy lợi Nà Mèn

xã Hoà Mc

Nâng cấp mương TL, chiều dài 0,48 km

264

120

 

144

 

31

Thủy lợi Nà Mèn

xã Hoà Mc

Nâng cấp mương TL, chiều dài 0,93km

512

233

 

279

 

32

Thủy lợi Nà khà

xã Hoà Mc

Nâng cấp mương TL, chiều dài 0,191 km

105

48

 

57

 

33

Thủy lợi sành phin

xã Hoà Mạc

Nâng cấp mương TL, chiều dài 2,3 km

1.265

575

 

690

 

34

Thủy lợi Tông kè thôn Bt 2

xã Võ Lao

Mương BT L=1.150km. Phục vụ tưới tiêu cho 15ha

604

288

 

316

 

35

Thủy lợi thoát thôn Bất 2

xã Võ Lao

Mương BT L=1.200km. Phục vụ tưới tiêu cho 20ha

630

300

 

330

 

36

Thủy lợi Nà Nghè thôn Là 3

xã Võ Lao

Mương BT L=0,8km. Phục vụ tưới tiêu cho 8ha

420

200

 

220

 

37

Thủy lợi Đinh Đeng thôn Én 2

xã Võ Lao

Mương BT L=0,4km. Phục vụ tưới tiêu cho 8ha

210

100

 

110

 

38

Thủy lợi Nà Quân thôn Én 2

xã Võ Lao

Mương BT L=0,2km Phục vụ tưới tiêu cho 15ha

105

50

 

55

 

39

Thủy lợi Phai Liềng thôn Én 2

xã Võ Lao

Mương BT L=0,15km. Phục vụ tưới tiêu cho 10ha

79

38

 

41

 

40

Thủy lợi thôn Chiềng 4

xã Võ Lao

Mương BT L=0,5km. Phục vụ tưới tiêu cho 5ha

263

125

 

138

 

41

Thủy lợi Đon Lạu thôn Là 2

xã Võ Lao

Mương BT L=0,6km. Phục vụ tưới tiêu cho 12ha

315

150

 

165

 

42

Thủy lợi thôn Là 1

xã Võ Lao

Mương BT L=0,8km. Phục vụ tưới tiêu cho 8ha

420

200

 

220

 

43

Thủy lợi thôn Vinh 1

xã Võ Lao

Mương BT L=0,85km. Phục vụ tưới tiêu cho 8ha

446

213

 

234

 

44

Thủy lợi thôn Vinh 2

xã Võ Lao

Mương BT L= 1,1 km. Phục vụ tưới tiêu cho 7ha

578

275

 

303

 

45

Thủy lợi thôn Ngầu 3

xã Võ Lao

Mương BT L=0,5km. Phục vụ tưới tiêu cho 8 ha

263

125

 

138

 

46

Thủy lợi thôn Ngầu 1

xã Võ Lao

Mương BT L=0,7km. Phục vụ tưới tiêu cho 10ha

368

175

 

193

 

47

Thủy lợi Cốc nghè thôn Chiềng 3

xã Võ Lao

Mương BT L=0,2km. Phục vụ tưới tiêu cho 4ha

105

50

 

55

 

48

Kè chống sạt lở thôn Bất 2

xã Võ Lao

Nâng cấp kè chống sạt lsuối Nậm Mả, chiều dài L = 45m

450

350

 

100

 

49

Thủy lợi thôn Làn 1

xã Khánh Yên Trung

Làm mới 1,3km mương TL KT 40x30

525

250

 

275

 

50

Thủy lợi Kho luông - Nậm én

xã Khánh Yên Trung

Làm mới 0,36km mương TL KT 40x30

525

250

 

275

 

51

Thủy lợi Nà Trm - Nà Đế

xã Khánh Yên Trung

Làm mới 1,2km mương TL KT 40x30

525

250

 

275

 

52

Thủy lợi Trầm bẻ - Pom xanh

xã Khánh Yên Trung

Làm mới 1,1 km mương TL KT 40x30

525

250

 

275

 

53

Thủy lợi Noong Khuấn

xã Khánh Yên Trung

Làm mới 1,2km mương TL KT 40x30

525

250

 

275

 

54

Thủy lợi Bản thuông - Tông Luông

xã Khánh Yên Trung

Làm mới 0,326km mương TL KT 40x30

525

250

 

275

 

55

Thủy lợi Noong Khuấn - Noong Chai

xã Khánh Yên Trung

Làm mới 1,04km mương TL KT 40x30

525

250

 

275

 

56

Thủy lợi Nà dạo - ông luân

xã Khánh Yên Trung

Làm mới 0,6km mương TL KT 40x30

525

250

 

275

 

57

Tuyến kênh Bó Luất

xã Khánh Yên H

Làm mới mương TL KT 40x30

263

125

 

138

 

58

Tuyến kênh thủy lợi Ta cô giai đoạn 2

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

2.021

963

 

1.059

 

59

Tuyến kênh đông Khương

xã Khánh Yên H

Làm mới mương TL KT 40x30

315

150

 

165

 

60

Tuyến kênh Cốc Cại

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

184

88

 

96

 

61

Thủy lợi phai Hom Au+ phai dâng

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

735

350

 

385

 

62

Thủy lợi phai Trà+ phai dâng

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

840

400

 

440

 

63

Thủy lợi phai Nghè + phai dâng

xã Khánh Yên H

Làm mới mương TL KT 40x30

210

100

 

1 10

 

64

Thủy lợi phai Khương

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

2.100

1.000

 

1.100

 

65

Thủy lợi phai Lệ

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

1.050

500

 

550

 

66

Thủy lợi phai Lui

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

452

215

 

237

 

67

Tuyến kênh nội đồng Nà Nheo

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

735

350

 

385

 

68

Thủy lợi mương Mạt

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

525

250

 

275

 

69

Tuyến kênh Nà Pục

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

452

215

 

237

 

70

Tuyến Cầu Máng

xã Khánh Yên H

Làm mới mương TL KT 40x30

179

85

 

94

 

71

Tuyến kênh mu 9

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

420

200

 

220

 

72

Tuyến kênh đng Bt

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

683

325

 

358

 

73

Tuyến kênh Chiềng Thành

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 40x30

683

325

 

358

 

74

Cải tạo Hồ thôn Bô

xã Khánh Yên H

Cải tạo lòng hồ, kè giữ mái, đường đi xung quanh

4.950

4.500

 

450

 

75

Thủy lợi thôn Bô

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới mương TL KT 50x60; L=0,6km

567

270

 

297

 

76

Thủy lợi thôn Ta Cô

xã Khánh Yên Hạ

Làm mới đập đầu mối

3.500

3.000

 

500

 

77

Thủy lợi thôn Phú Mậu

xã Liêm Phú

Nâng cấp mương thôn Phú Mậu, chiều dài 1,3 km, diện tích tưới 10 ha

715

325

 

390

 

78

Thủy lợi thôn Lâm Sinh

xã Liêm Phú

Nâng cấp mương thôn Lâm Sinh, chiều dài 1,2 km, diện tích tưới 8 ha

660

300

 

360

 

79

Thủy lợi thôn Đồng Qua

xã Liêm Phú

Nâng cấp mương thôn Đồng Qua, chiều dài 0,9 km, diện tích tưới 1 1 ha

495

225

 

270

 

80

Thy lợi thôn Ging

xã Liêm Phú

Nâng cấp mương thôn Giằng, chiều dài 1,78 km, diện tích tưới 13 ha

979

445

 

534

 

81

Thủy lợi thôn Khổi Ngoa

xã Liêm Phú

Nâng cấp mương thôn Khôi Ngoa, chiều dài 0,7 km, diện tích tưới 6 ha

385

175

 

210

 

82

Thủy lợi thôn Khi Ai

xã Liêm Phú

Nâng cấp mương thôn Khơi Ai, chiều dài 1,67 km, diện tích tưới 7 ha; Nâng cấp 2 đập đầu mối.

2.239

1.018

 

1.221

 

83

Thủy lợi thôn Ỏ

xã Liêm Phú

Nâng cấp mương thôn , chiều dài 1,62 km, diện tích tưới 9 ha; Nâng cấp 2 đập đầu mối.

1.661

755

 

906

 

84

Thủy lợi thôn Liêm

xã Liêm Phú

Nâng cấp mương thôn Liêm, chiều dài 3,05 km, diện tích tưới 25 ha; Nâng cấp 1 đập đầu mối.

2.448

1.113

 

1.335

 

85

Thủy lợi thôn Khổi Mèo

xã Liêm Phủ

Nâng cấp mương thôn Khôi Mèo, chiều dài 2,77 km, diện tích tưới 12 ha; Nâng cấp 3 đập đầu mối.

3.724

1.693

 

2.031

 

86

Thủy lợi Nậm Hốc + mở mới

xã Dương Quỳ

Kênh 30x30 cm; L=5km

2.625

1.250

 

1.375

 

87

Mương tiêu Tông pháy

xã Dương Quỳ

Kênh 50x50cm; L=1,25 km

919

438

 

481

 

88

Thủy lợi Tùn Trên

xã Dương Quỳ

Kênh 30x30 cm; L=0,7km

368

175

 

193

 

89

Thủy lợi Tát Lầm

xã Dương Quỳ

Kênh 30x30cm; L= 1,840 km

966

460

 

506

 

90

Thủy lợi Tát Ma

xã Dương Quỳ

Kênh 30x30 cm; L=3km

1.575

750

 

825

 

91

Thủy lại Pi Páo thôn Văn Tiến

xã Khánh Yên Thương

Xây mới mương + 1 Đập đầu mối đồng Pi Páo thôn Văn Tiến, L=0,5km

1.365

650

 

715

 

92

Thủy lợi Nà Xài thôn Văn Tiến

xã Khánh Yên Thưng

y mới mương + 1 Đập đầu mối đồng Nà Xài thôn Văn Tiến, L=0,3km

1.092

520

 

572

 

93

Thủy lợi Nà Xì thôn Nậm Cọ

xã Khánh Yên Thưng

Xây mới mương + 1 Đập đầu mối đồng Nà Xì thôn Nm Co, L=0,3km

1.145

545

 

600

 

94

Thủy lợi Nà Đo thôn Bn Noỏng

xã Khánh Yên Thưng

Xây 02 Đập đầu mi đồng Nà Đo thôn Bn Noỏng

798

380

 

418

 

95

Thủy lợi thôn Nà Thái

xã Khánh Yên Thưng

Xây mới mương Đồng Hủi thôn Nà Thái, L=0,2km

441

210

 

231

 

96

Thủy lợi Nậm Cọ (đồng ông Tiến Ton)

xã Khánh Yên Thưng

Nâng cấp mương đồng Nậm Cọ (đồng ông Tiến Ton)

1.995

950

 

1.045

 

97

Thủy lợi Thái Lào

xã Làng Giàng

Cứng hóa 3,0km mương BTXM

1.575

750

 

825

 

98

Thủy lợi Nà Ma

xã Làng Giàng

Cứng hóa 1,0km mương BTXM

525

250

 

275

 

99

Thủy lợi Nà Ma - Hô Phai

xã Làng Giàng

Cứng hóa 1,0km mương BTXM

525

250

 

275

 

100

Thủy lợi Nà Rùng

xã Làng Giàng

Cứng hóa 2,0km mương BTXM

1.050

500

 

550

 

101

Thủy lợi Ít Nộc - Lập Thành

xã Làng Giàng

Cứng hóa 3,0km mương BTXM

1.575

750

 

825

 

102

Thủy lợi Khe Hồng

xã Tân An

Xây mới Đập Khe hồng

1.365

650

 

715

 

103

Thủy lợi Mai Hồng 3

xã Tân An

Xây mới Đập đu mối Mai Hồng 3

1.092

520

 

572

 

IV

Huyện Bảo Yên

 

 

15.282

12.570

0

2.712

 

1

Thủy lợi bn Tắp 1

xã Bảo Hà

Đập đầu mi, kênh BTXM, L = 2,5km, phục vụ tưới trên 20 ha

1.110

960

 

150

 

2

Thủy lợi bản Liên Hà 6

xã Bảo Hà

Đập đầu mối, kênh BTXM, L = 2,1km, phục vụ tưới trên 20 ha

1.030

910

 

120

 

3

Thy lợi Tân Bèn xã Việt Tiến

xã Việt Tiến

( 01 đập đầu mối; L= 1,3 km, mương 30x30cm); phục vụ 5ha

950

800

 

150

 

4

Thủy lợi bản Già Thượng xã Việt Tiến

xã Việt Tiến

(2 đập đầu mối; L= 1,5km, chiều rộng 30x30cm); phục vụ khoảng 15 ha

1.150

950

 

200

 

5

Thủy lợi bản Việt Hải

xã Việt Tiến

(1 đập đầu mối; chiều dài kênh mương 1km, chiều rộng 30x30cm); phục vụ khong 15 ha

820

700

 

120

 

6

Kè sông chảy bảo vệ đường GT liên xã chiều dài 450 m

xã Việt Tiến

Kè rọ dá 450 m

1.500

1.300

 

200

 

7

Thủy lợi bản thôn sài xã Lương Sơn

xã Lương Sơn

Kênh BTXM L = 450m; phục vụ khoảng 10 ha

210

150

 

60

 

8

Thủy lợi đồng Ông Khánh - Thôn Vuộc xã Lương Sơn

xã Lương Sơn

Đập BTCTL L= 6m; phục vụ khoảng 15 ha

490

420

 

70

 

9

Thủy Lợi Phai Co xã Lương sơn

xã Lương Sơn

Đập BTCTL L= 15mm; phục vụ khoảng 15 ha

1.320

1.200

 

120

 

10

Thủy lợi Bon 2 (Ông Toàn - Ông Hồng) xã Minh Tân

xã Minh Tân

Xây mới, L=1.2km; phục vụ khoảng 15 ha

600

450

 

150

 

11

Thủy lợi Bản 2 Là xã Xuân Thượng

xã Xuân Thượng

Nâng cấp, sửa chữa 0,45km kênh

299

130

 

169

 

12

Thủy lợi bản 3 Vành xã Xuân Thượng

xã Xuân Thượng

Nâng cấp, sửa chữa 0,15km kênh

115

50

 

65

 

13

Làm mới kênh mương Bản Rịa Ông Ngoan - suối Nặm Luông xã Nghĩa Đô

xã Nghĩa Đô

Kênh mương, L=0,7km

300

240

 

60

 

14

Nâng cấp, sửa chữa đập đầu mối + kênh mương Bản Lng xã Nghĩa Đô

xã Nghĩa Đô

Đập + kênh mương, L = 1,3km

1.000

800

 

200

 

15

Làm mới Đập đầu mối + kênh mương Bản Lằng Ông Đạo - Bà Xe xã Nghĩa

xã Nghĩa Đô

Đập + kênh mương, L = 0,8km

850

680

 

170

 

16

Nâng cấp, sửa chữa kênh mương Bản Ràng - Nà Khương xã Nghĩa Đô

xã Nghĩa Đô

Kênh mương, L= 2,0km

875

700

 

175

 

17

Nâng cấp, sửa chữa đập đu mối + kênh mương Bản Hón Ông Sự

xã Nghĩa Đô

Đập + kênh mương, L=1,0km

938

750

 

188

 

18

Nâng cấp, sửa chữa kênh mương Thâm Luông - Bản Nà Uốt nhà ông Đại xã Nghĩa Đô

xã Nghĩa Đô

Kênh mương, L= 1,1 km

475

380

 

95

 

19

Nâng cấp, sa chữa kênh mương Bn Hốc Ông Học - Bà Quằng

xã Nghĩa Đô

Kênh mương, L= 1,3km

563

450

 

113

 

20

Nâng cấp, sửa chữa kênh mương Bản Kem

xã Nghĩa Đô

Kênh mương, L= 1,6km

688

550

 

138

 

V

Huyện Si Ma Cai

 

 

14.785

6.675

0

8.110

 

1

Thủy lợi Cán Cấu 2

xã Cán Cấu

Đập đầu mối, Dài 1km đáy < 50cm. Quy mô tưới 10ha

1.210

550

 

660

 

2

Mương thoát lũ thôn đội 4 xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai

xã Nàn Sán

Kênh BTCT L=0,4km; bxh= 2x2m

5.500

2.500

 

3.000

 

3

Xây dựng công trình thủy lợi Hóa Chư Phùng

xã Nàn Sán

Kênh BT 3 km

1.650

750

 

900

 

4

Nâng cấp công trình thủy lợi thôn Sàng Chải 1

xã Nàn Sán

Kênh BT 2 km

1.100

500

 

600

 

5

Nâng cấp cống thoát nước Trung tâm xã - Đội 2

xã Nàn Sán

Kênh BT 1,5 km

825

375

 

450

 

6

Xây dựng rãnh thoát nước thôn Đội 1

xã Nàn Sán

Kênh BT 2 km

1.100

500

 

600

 

7

Thủy lợi thôn Cốc Dế

xã Bản Mế

Đập đầu mối, Dài 1,5km đáy < 50cm. (đoạn cho nhóm hộ giáp bờ sông). Quy mô tưới 20ha

1.838

875

 

963

 

8

Thủy lợi thôn Na Pá - Côc Nghê

xã Bản Mế

Làm mới đoạn kênh dài 0,5km đáy < 50cm. Đoạn kênh bị sạt lở đứt gẫy không sửa chữa được. Quy mô tưới 30ha

313

125

 

188

 

9

Thủy lợi thôn Na Pá

xã Bản Mế

Làm mới đoạn kênh dài 0,5km đáy < 50cm. Đoạn kênh bị sạt lờ đứt gẫy không sửa chữa được, quy mô tưới 16ha

313

125

 

188

 

10

Thủy lợi thôn Bản Mế

xã Bản Mế

Làm mới đoạn kênh dài 1km đáy < 50cm. Đoạn kênh bị sạt lở đứt gẫy không sửa chữa được Quy mô tưới 20ha

625

250

 

375

 

11

Thủy lợi thôn Khoán Púng

xã Bản Mế

Làm mới đoạn kênh dài 0,5m đáy < 50cm. Xây 01 đập đầu mối. Quy mô tưới 25ha

313

125

 

188

 

VI

Huyện Bắc Hà

 

 

7.825

5.625

0

2.200

 

1

Thủy lợi Quán Dín Ngài

xã Bản Phố

Phục vụ tưới 10 ha; 1,5 km kênh; 01 đập đầu mối

3.500

2.500

 

1.000

 

2

Thủy lợi Na Thá

xã Tà Chải

Nâng cấp sửa chữa đầu mối L=30m, cao 1,2m; 0,055km kênh

400

400

 

 

 

3

Thủy lợi Na Lo

xã Tà Chải

Nâng cấp sửa chữa 1km kênh và 01 đập đầu mối.

350

350

 

 

 

4

Thủy lợi Cốc Môi

xã Na Hối

Nâng cấp, sửa chữa đầu mối, 1 km kênh; phục vụ tưới 29 ha

975

550

 

425

 

5

Thủy lợi Nhìu Lùng

xã Na Hối

Nâng cấp, sửa chữa, 2 km kênh; phục vụ tưới 8 ha

825

500

 

325

 

6

Thủy lợi Chu Cái

xã Na Hối

Nâng cấp, sửa chữa, 0,5 km kênh; phục vụ tưới 14 ha

275

125

 

150

 

7

Đập Khởi Bung

xã Bảo Nhai

Nạo vét kênh (dài 2km, rộng 20m, sâu 3m), tưới 40ha

1.500

1.200

 

300

 

VII

Huyện Mường Khương

 

 

31.900

21.750

0

6.535

 

1

Hệ thống thủy lợi xã Lùng Vai (Na Lang, Đồng Căm, Củi Chủ, Na Hạ, Tà San, Bản Sinh, Giáp Cư, Cốc Cái, Tảo Giàng, Bồ Lũng, Gốc Gạo)

xã Lùng Vai

Xây dựng 10 đập đầu mối và các tuyến kênh có tổng chiều dài 5.200 m

8.500

8.500

 

 

 

2

Thủy lợi Na Hạ

xã Lùng Vai

Kè đá taluy dương bảo vệ: dài 200m, rộng 1 m, cao 10m; 0,2km kênh

5.450

4.250

 

1.200

 

3

Thủy lợi Củi Chủ

xã Lùng Vai

Nâng cấp, sửa chữa L=0,23km kênh

950

950

 

 

 

4

Thủy lợi Na Lang

xã Lùng Vai

Chiều dài 1,5 km, mương thoát lũ rộng 1m, cao 1m

3.200

3.200

 

 

 

5

Thủy lợi Tà Lạt

xã Bn Lầu

Nâng cấp, sửa chữa 1,8 km kênh

5.000

450

 

495

 

6

Thủy lợi Na Lin

xã Bản Lầu

Nâng cấp, sửa chữa kè đá cao 3m, đổ lại mương bê tông 40x30 dài 0,25km

400

400

 

440

 

7

Thủy lợi Cốc Phương - Na Lốc 4

xã Bản Lầu

8km kênh 50x50

8.400

4.000

 

4.400

 

VIII

Huyện Bảo Thắng

 

 

62.728

37.612

0

25.116

 

1

Thủy lợi Bản Cầm- Nậm Chỏng

xã Bản Cầm

75ha

4.126

3.713

 

413

 

2

Thủy lợi Làng Bông

xã Xuân Quang

2km kênh; phụ vụ diện tích tưới tiêu (2vu) cho 5ha

1.150

500

 

650

 

3

Thủy lợi Làng My

xã Xuân Quang

1,5km kênh; phụ vụ diện tích tưới tiêu (2vu) cho 5ha

863

375

 

488

 

4

Thủy lợi Hốc Đá

xã Xuân Quang

2,2km kênh; phụ vụ diện tích tưới tiêu (2vu) cho 8,3ha

1.265

550

 

715

 

5

Thủy lợi Hang Đá

xã Xuân Quang

1km kênh; phụ vụ diện tích tưới tiêu (2vu) cho 10ha

575

250

 

325

 

6

Thủy lợi Làng Lân

xã Xuân Quang

1km kênh; phụ vụ diện tích tưới tiêu (2vu) cho 5ha

575

250

 

325

 

7

Thủy lợi Trang Nùng

xã Xuân Quang

1,8km kênh; phụ vụ diện tích tưới tiêu (2vu) cho 5ha

1.035

450

 

585

 

8

Thủy lợi Làng Bạc

xã Xuân Quang

0,8km kênh; phụ vụ diện tích tưới tiêu (2vu) cho 7ha

460

200

 

260

 

9

Thủy lợi 2 thôn Làng Chưng và Trà Tru 1 xã Sơn Hà, huyện Bo Thắng

xã Sơn Hà

4 đập đầu mối và 4,5km kênh tưới 39,5ha

3.535

2.525

 

1.010

 

10

Thủy lợi Tân Tiến, Chính Tiến, Sơn Cả, Đng Lục xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng

xã Gia Phú

4 đập đầu mới, 5km kênh

2.998

2.398

 

600

 

11

Kè bảo vệ ngầm tràn và cánh đồng thôn Mường Bát xã Gia Phú

xã Gia Phú

Kè nắn suối, sa chữa cầu và 1 số đoạn kênh

4.500

4.500

 

-

 

12

Thủy lợi ná Tàu thôn 5 xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng

xã Xuân Giao

Tưới 12ha

1.696

750

 

946

 

13

Hệ thống tưới tiêu cánh đồng thôn Mường, Tiến lợi 1, Cù, Pho xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng

xã Xuân Giao

Tưới 70ha

3.330

1.850

 

1.480

 

14

Hệ thống kênh tiêu úng thôn Vàng 1 và Vàng 2 xã Xuân Giao

xã Xuân Giao

2 tuyến kênh; cống thoát nước qua thân kênh tiêu úng đường dân sinh

1.700

1.200

 

500

 

15

Thủy lợi thôn Nhuần, Phú Hải xã Phú Nhuận

xã Phú Nhuận

Tưới 50ha lúa 2 vụ với 4,5km

2.475

1.125

 

1.350

 

16

Nâng cấp kênh mương xã Phú nhuận

xã Phú Nhuận

56,6km kênh BTXM 30X40cm

25.470

14.150

 

11.320

 

17

Kè suối nhuần (ruộng Nhuần 3 - Ngần tràn Phú Nhuận)

xã Phú Nhuận

1km

2.475

825

 

1.650

 

18

Thủy lợi thôn Làng Giàng, Làng Mới, Lạng xã Thái Niên

xã Thái Niên

Tưới 46ha

4.500

2.000

 

2.500

 

IX

Thành phố Lào Cai

 

 

32.720

22.900

-

9.820

 

1

Thủy lợi thôn An Thành, xã Thống Nhất.

xã Thống Nhất

Đập đầu mối bê tông cốt thép, tuyến kênh bê tông dài 3km; phục vụ tưới khoảng 15 ha.

2.200

1.600

 

600

 

2

Thủy lợi thôn Giao Ngay, xã Thống Nhất

xã Thống Nhất

Đập đầu mi bê tông cốt thép, tuyến kênh bê tông dài 3km; phc vtưới khoảng 15 ha.

2.200

1.600

 

600

 

3

Thủy lợi thôn Giao Tiến, xã Thống Nhất

xã Thống Nhất

Đập đầu mối bê tông cốt thép, tuyến kênh bê tông dài 2,8km; phc vtưới khoảng 15 ha

2.100

1.600

 

500

 

4

Kè suối Mường Bát - Cắp Kẹ xã Thống Nhất

xã Thống Nhất

Dài 100m kè bê tông mác 150

2.500

2.000

 

500

 

5

Thủy lợi thôn Bc Công

xã Hợp Thành

Nâng cấp mương nội đồng thôn Bc Công dài 1,5km

1.400

1.200

 

200

 

6

Thủy lợi thôn Tượng 1

xã Hợp Thành

Nâng cấp mương nội đồng thôn Tượng 1 dài 1km

1.100

800

 

200

 

7

Thủy lợi thôn Nậm Rịa

xã Hợp Thành

Nâng cấp mương nội đồng thôn Nậm Rịa dài 1,5km

1.400

1.200

 

200

 

8

Thủy lợi Thành Châu

xã Hợp Thành

Nâng cấp đập đầu mối thành Châu

700

600

 

200

 

9

Thủy lợi Kíp Tước 1

xã Hợp Thành

Nâng cấp 02 đập đầu mối Kíp Tước 1

1.000

800

 

200

 

10

Thủy lợi Séo Tà 1

xã Tả Phời

Dài 2km, tưới tiêu 20 ha

3.500

2.100

 

1.400

 

11

Thủy lợi ông Phẩu thôn Pèng

xã Tả Phời

Nâng cấp, sửa chữa 2km kênh, tưới tiêu 15 ha

1.900

1.140

 

760

 

12

Thủy lợi xóm thong vé - Ú Xì Xung

xã Tả Phời

Dài 3,5km, tưới tiêu 25 ha

4.900

3.000

 

1.900

 

13

Thủy lợi Cứu Lùng San 2

xã Tả Phời

Dài 3km, tưới tiêu 20 ha

4.000

3.000

 

1.000

 

14

Thủy lợi thôn Tòng Xành

xã Cốc San

Đầu đp mối bê tông cốt thép 05 đầu đập

2.200

1.200

 

1.000

 

15

Thủy lợi thôn Tòng Xành, Tòng Xành 1, Ún Tà, An San

xã Cốc San

BTXM 04 tuyến mương dài 3590m

1.620

1.060

 

560

 

 

Biểu: 02

TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ TUYÊN TRUYỀN TẬP HUẤN GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 65/KH-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Nội dung

Nhu cầu kinh phí thực hiện

(Triu đồng)

Ghi chú

Năm 2021

2021-2025

1

Tập huấn kthuật, vận hành hồ chứa thủy lợi nhằm nâng cao năng lực cho các chủ hồ chứa thủy lợi.

166

831

 

2

Tập hun thực hiện kê khai tài sản kết cấu hạ tầng thy lợi (Theo NĐ129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 ca Chính ph).

186

932

 

3

Tập huấn thực hiện chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sn phm, dịch vụ công ích thủy lợi.

407

2.036

 

4

Tổ chức thông tin, truyền thông nhm nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong đầu tư, quản lý, khai thác và bo vệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

150

750

 

 

TNG CỘNG

910

4.549

 

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 65/KH-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nhiệm vụ

Sản phm chính

Thi gian thực hiện

Tổ chức thực hiện

Ch trì

Phối hợp

I

Hoàn thiện cơ chế, chính sách

 

 

 

 

1

Ban hành hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ quản lý, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng cấp xã trên địa bàn tnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Nghị quyết của HĐND tỉnh

Hướng dẫn của UBND tỉnh

Năm 2021

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2

Quyết định phân công, phân cấp trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công trình thủy lợi; quy định về điểm giao nhận sản phẩm dịch vụ thủy lợi; quy định về khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường vùng lòng hồ thủy lợi và hthủy điện phục vụ thủy lợi trên địa bàn tỉnh

Quyết định của UBND tỉnh

Năm 2021

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

3

Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, khai thác, bảo trì công trình thủy lợi tỉnh Lào Cai

Quyết định của UBND tỉnh

Năm 2021

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

II

Hoàn thiện cơ shạ tầng thủy li nội đồng

 

 

 

 

1

Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Diện tích lúa, cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; nuôi trồng thủy sản tập trung

2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2

Hỗ trợ đu tư xây dựng công trình tích trữ nước

Số lượng công trình, diện tích phục vụ

2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

3

Hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương

Km kênh được kiên cố

2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

4

Hỗ trợ đầu tư hệ thống điều khiển tưới thông minh cho một số khu vực canh tác cây trồng chủ lực, thế mạnh, tập trung

Số lượng công trình, diện tích phục vụ

2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

III

Thành lập, củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở

 

 

 

 

1

Hoàn thiện phân cấp, chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức thủy lợi cơ sở

Quyết định phân cấp

2021-2022

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2

Thành lập, củng c, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật thủy lợi

Báo cáo

2021-2022

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

3

Đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở

Báo cáo

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

IV

Khoa học công nghệ, đào tạo, truyền thông

 

 

 

 

1

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho các cán bộ thủy lợi cấp huyện, xã, người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi

Số lượng cán bộ được đào tạo

2021-2025

SNông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2

Tổ chức thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong đầu tư, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tin, bài, phóng sự, hội nghị,

2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

 



[1] Năm 2000, Lào Cai có 73 Ban thủy lợi xã.

Năm 2005, Lào Cai có 90 Ban thủy lợi xã, 13 HTX dịch vụ thủy lợi; 840 tổ chức quản lý công trình thủy lợi;

Năm 2010, Lào Cai có 140 Ban thủy lợi xã, 13 HTX dịch vụ thủy lợi; 840 tổ chức qun lý công trình thủy lợi;

Năm 2015, Lào Cai có 156 Ban thủy lợi xã, 01 HTX dịch vụ thủy lợi, 01 trạm sự nghiệp, 1.116 tổ chức hợp tác dùng nước.