Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 678/KH-UBND

Nghệ An, ngày 14 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠI NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT

Thực hiện Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm tạo điều kiện cho người lao động khi bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm để ổn định đời sống, sản xuất, kinh doanh góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội ở địa phương.

2. Yêu cầu

Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất phải thực hiện đúng đối tượng, đúng quy trình, đảm bảo công khai, đầy đủ, kịp thời.

II. NỘI DUNG

1. Đối tượng được hỗ trợ

Người lao động bị thu hồi đất bao gồm:

1.1. Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi (sau đây gọi tắt là người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp).

1.2. Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở (sau đây gọi tắt là người lao động bị thu hồi đất kinh doanh).

2. Điều kiện được hỗ trợ

Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

- Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động

3. Thời gian hỗ trợ

Người lao động bị thu hồi đất được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất.

4. Các chính sách hỗ trợ

4.1. Hỗ trợ đào tạo nghề

a. Người lao động bị thu hồi đất tham gia đào tạo nghề được hỗ trợ đào tạo như sau:

Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng: Được hỗ trợ đào tạo theo quy định tại Quyết định số 46/QD-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; ngành nghề đào tạo và mức hỗ trợ chi phí học nghề thực hiện theo Danh mục nghề đào tạo và mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng: Được hỗ trợ học phí cho một khóa học.

Mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật.

- Vay vốn theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

b. Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề một lần theo chính sách này.

4.2. Hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước

Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ:

- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm.

- Vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

4.3. Hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Người bị thu hồi đất nông nghiệp, người lao động bị thu hồi đất kinh doanh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:

+ Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

+ Tiền ăn trong thời gian thực tế học;

+ Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.

- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị lực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.

b) Người lao động bị thu hồi đất được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định. Mức cho vay tối đa bằng tổng chi phí cần thiết mà người lao động phải đóng góp theo quy định để người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với từng thị trường lao động; lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định; thời hạn cho vay bằng thời gian đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

c) Người lao động bị thu hồi đất thuộc huyện nghèo khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hưởng các chính sách theo quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.

d) Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài một lần theo chính sách này.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất được bố trí từ kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.

2. Kinh phí hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được bố trí từ kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

- Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề.

- Chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm hỗ trợ tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động bị thu hồi đất.

- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phương án bố trí kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán kinh phí theo quy định; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát và đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ và theo kế hoạch này.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc xác định diện tích, loại đất, tỷ lệ phần trăm mất đất của từng hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, để lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động theo quy định.

7. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Hướng dẫn, chỉ đạo Phòng giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, thành phố thực hiện cho vay kịp thời đối với người lao động bị thu hồi đất theo quy định.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất.

- Hàng năm, rà soát, thống kê, lập danh sách số lao động bị thu hồi đất có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

- Bố trí kinh phí hỗ trợ học nghề và kinh phí hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động bị thu hồi đất trong tổng kinh phí của các dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được phê duyệt trên địa bàn huyện, thành phố.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn quản lý.

Căn cứ kế hoạch này, thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động Thương binh và Xã hội để theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15 tháng 6, báo cáo năm gửi trước ngày 15 tháng 12 hàng năm).

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét điều chỉnh cho phù hợp).

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LDTB&XH;
- TT Tỉnh ủy; HDND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các sở, ngành là thành viên BCĐ Chương trình VL&XKLĐ tỉnh:
UBND các huyện, thành phố;
- Chánh VP, PVP KT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX (Khoa).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Thông

 

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN CÓ NHU CẦU HỖ TRỢ

TT

Huyện, thành phố, thị xã

Số lượng người dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án

Số lượng nhu cầu hỗ trợ

Tổng số nhu cầu hỗ trợ

Hỗ trợ học nghề

Hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm

Hỗ trợ xuất khẩu lao động

Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm

Khác

A

B

C

E

F

G

H

I

 

1

Thành phố Vinh

3.670

306

1.091

196

865

5

2.463

2

Thị xã Cửa Lò

320

0

0

67

0

0

67

3

Huyện Nam Đàn

317

23

0

18

48

0

89

4

Huyện Hưng Nguyên

1.018

21

242

21

525

10

819

5

Huyện Nghi Lộc

15.041

1.558

1.755

1.102

1.363

523

6.301

6

Huyện Đô Lương

859

158

166

135

90

30

579

7

Huyện Diễn Châu

53

9

21

7

6

5

48

8

Huyện Yên Thành

24

6

2

7

9

0

24

9

Huyện Quỳnh Lưu

343

85

75

32

135

11

338

10

Thị xã Hoàng Mai

11.108

1.732

2.026

211

2.250

525

6.744

11

Thị xã Thái Hòa

2.520

260

500

200

300

0

1.260

12

Huyện Thanh Chương

105

105

105

105

105

0

420

13

Huyện Anh Sơn

846

32

6

11

398

0

447

14

Huyện Tân Kỳ

0

0

0

0

0

0

0

15

Huyện Nghĩa Đàn

3.320

185

428

283

416

97

1.409

16

Huyện Quỳ Hợp

502

207

96

106

448

561

1.418

17

Huyện Quỳ Châu

472

42

30

36

199

7

314

18

Huyện Quế Phong

1.238

81

67

28

142

15

333

19

Huyện Con Cuông

0

0

0

0

0

0

0

20

Huyện Tương Dương

0

0

0

0

0

0

0

21

Huyện Kỳ Sơn

80

1

2

0

65

6

74

 

Tổng cộng

41.836

4.811

6.612

2.565

7.364

1.795

23.147