Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6920/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 10 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 của HĐND tỉnh Quảng Nam về phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025; UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tổ chức thực hiện các chính sách đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh trong từng năm, giai đoạn.

- Khuyến khích, huy động sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện; đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau đào tạo.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Chính sách hỗ trợ đào tạo theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủa) Đối tượng được hỗ trợ đào tạo:

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

b) Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng và Điều 3 Thông tư số 43/2023/TT- BTC ngày 27/6/2023 của Bộ Tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình và khai thông tin về đăng ký sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú khi thực hiện các chính sách hoặc thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

c) Nội dung, mức hỗ trợ và hình thức hỗ trợ đào tạo:

Theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính); thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ; các quy định của pháp luật có liên quan khác.

d) Danh mục ngành, nghề và đơn giá đặt hàng đào tạo:

Thực hiện theo Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tạm thời danh mục, định mức kinh phí đào tạo và mức hỗ trợ học nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủa) Đối tượng được hỗ trợ:

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Thanh niên).

b) Điều kiện người học được hỗ trợ:

Thanh niên có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định Điều 15 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ mà được cơ quan có thẩm quyền cấp Thẻ đào tạo nghề.

c) Danh mục nghề, định mức kinh phí đào tạo, nội dung và mức hỗ trợ học nghề:

Thực hiện theo Quyết định số 2081/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định tạm thời danh mục và định mức kinh phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; các quy định của pháp luật có liên quan khác.

d) Hồ sơ đăng ký học nghề:

Thanh niên nộp hồ sơ đăng ký học nghề tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh kèm theo các giấy tờ sau:

- Thẻ học nghề (bản gốc);

- Quyết định xuất ngũ (bản sao) đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện (bản sao) đối với thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

- Giấy cam kết chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ (theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 43/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội3. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc Tiểu dự án 1 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn" trong Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025a) Đối tượng được hỗ trợ:

Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.

b) Nội dung, mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ:

Thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ  đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính); Khoản 1 Điều 68 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025; thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ; các quy định của pháp luật có liên quan khác.

c) Danh mục ngành, nghề và đơn giá đặt hàng đào tạo:

Thực hiện theo Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tạm thời danh mục, định mức kinh phí đào tạo và mức hỗ trợ học nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

4. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi" trong Dự án 5 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025a) Đối tượng được hỗ trợ:

Người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Nội dung, mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ:

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính); Điều 24 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025; thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ; các quy định của pháp luật có liên quan khác.

c) Danh mục ngành, nghề và đơn giá đặt hàng đào tạo:

Thực hiện theo Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tạm thời danh mục, định mức kinh phí đào tạo và mức hỗ trợ học nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

5. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc Nội dung 09 Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường” trong nội dung Thành phần số 03 của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025a) Đối tượng được hỗ trợ: Người lao động nông thôn.

b) Nội dung, mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ:

Thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT- BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính); ); Khoản 6 Điều 95 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025; thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ; các quy định của pháp luật có liên quan khác.

c) Danh mục ngành, nghề và đơn giá đặt hàng đào tạo:

Thực hiện theo Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tạm thời danh mục, định mức kinh phí đào tạo và mức hỗ trợ học nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

6. Chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương

Hiện nay, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đối với người chấp hành xong hình phạt tù trở về các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện theo các chính sách hiện hành (không quy định chính sách riêng).

Trên cơ sở danh sách người chấp hành xong án phạt tù do Công an tỉnh Quảng Nam cung cấp; các địa phương tổ chức tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và các chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định hiện hành cho những người có nhu cầu tham gia học nghề để họ sớm tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm phù hợp, kịp thời ổn định cuộc sống.

III. CHỈ TIÊU THỰC HIỆN HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG TRONG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

1. Phấn đấu tổng số lao động được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trong giai đoạn 2023 - 2025 trên toàn tỉnh là 20.641 người; trong đó: Nghề phi nông nghiệp: 11.076 người, nghề nông nghiệp: 9.565 người (Chi tiết cho từng huyện, thị xã, thành phố: Theo Phụ lục đính kèm).

2. Dự kiến tổng số thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp trong giai đoạn 2023 - 2025 trên toàn tỉnh là 2.700 người (bình quân: 900 người/năm).

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm được UBND tỉnh phân bổ để đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ- TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

3. Nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

4. Nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện nội dung 09 trong nội dung thành phần 03 thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

5. Nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm được UBND tỉnh phân bổ để đào tạo nghề theo Quyết định số 2081/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam.

6. Ngân sách địa phương: Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ khả năng nguồn ngân sách địa phương quyết định bố trí kinh phí thực hiện chính sách đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn theo đúng quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tổng hợp, đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ.

- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện; thanh tra, kiểm tra, giám sát; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này với UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tổng hợp, đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, hướng dẫn; định kỳ trước ngày 15 tháng 6, ngày 15 tháng 12 hằng năm và đột xuất báo cáo kết quả thực hiện công tác tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng khác từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Ban Dân tộc tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tổng hợp, đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, nâng cao hiệu quả thực hiện các Tiểu dự án thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng khác từ ngân sách nhà nước đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở trong toàn tỉnh thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh và các nội dung có liên quan.

5. Sở Tài chính

Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành có liên quan.

6. Các Sở, Ban, ngành

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh và các chính sách, pháp luật có liên quan.

7. Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; thông tin, tuyên truyền, phổ biến các mô hình, điển hình, cách làm hiệu quả trong thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương tham mưu xây dựng Kế hoạch cụ thể hoá mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và định hướng phát triển của tỉnh; xây dựng các mô hình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh và thị trường lao động theo từng địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Căn cứ vào nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của thị trường lao động và các chỉ tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hằng năm, ban hành Kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người học theo từng đối tượng và các chính sách quy định.

- Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và lồng ghép sử dụng các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án để hỗ trợ đào tạo theo đúng quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và các chính sách, pháp luật có liên quan trên địa bàn; trong đó, quan tâm giới thiệu các mô hình, cá nhân điển hình trong học nghề, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả cho các đối tượng đặc thù (như: người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn, lao động nữ, người chấp hành xong án phạt tù...).

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và các chính sách, pháp luật có liên quan trên địa bàn.

- Định kỳ trước ngày 15 tháng 6, ngày 15 tháng 12 hằng năm và đột xuất tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này với UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức tham gia triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và các chính sách, pháp luật có liên quan; tham gia quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

10. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng nói riêng sát với nhu cầu của thị trường lao động; tăng cường liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp để đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.

- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người học theo hợp đồng đặt hàng, nhiệm vụ đào tạo được giao theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ đào tạo đối với người học; quản lý và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Định kỳ trước ngày 15 tháng 6, ngày 15 tháng 12 hằng năm và đột xuất thực hiện báo cáo kết quả, hiệu quả đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo với cơ quan giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

11. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Tiếp tục phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc báo cáo nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

- Tự tổ chức đào tạo; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc tuyển sinh, đào tạo; hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật; tạo điều kiện cho học viên đến thực hành, thực tập nâng cao tay nghề tại doanh nghiệp...

Trên đây là Kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025; UBND tỉnh đề nghị các Sở, Ban, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện, định kỳ trước ngày 15 tháng 6, ngày 15 tháng 12 hằng năm và đột xuất (nếu có) báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này với UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN SỐ LAO ĐỘNG ĐƯỢC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số #sovb/KH-UBND ngày #nbh/10/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Đơn vị tính: Người

STT

Địa phương

Phi nông nghiệp

Nông nghiệp

Tổng cộng

Ghi chú

I

Điện Bàn

902

975

1.877

 

1

Năm 2023

192

295

487

 

2

Năm 2024

350

330

680

 

3

Năm 2025

360

350

710

 

II

Thăng Bình

790

800

1.590

 

1

Năm 2023

250

250

500

 

2

Năm 2024

260

275

535

 

3

Năm 2025

280

275

555

 

III

Nông Sơn

245

245

490

 

1

Năm 2023

105

70

175

 

2

Năm 2024

70

105

175

 

3

Năm 2025

70

70

140

 

IV

Tây Giang

450

450

900

 

1

Năm 2023

150

150

300

 

2

Năm 2024

150

150

300

 

3

Năm 2025

150

150

300

 

V

Tiên Phước

450

450

900

 

1

Năm 2023

150

150

300

 

2

Năm 2024

150

150

300

 

3

Năm 2025

150

150

300

 

VI

Quế Sơn

650

450

1.100

 

1

Năm 2023

150

100

250

 

2

Năm 2024

200

150

350

 

3

Năm 2025

300

200

500

 

VII

Phước Sơn

360

360

720

 

1

Năm 2023

120

120

240

 

2

Năm 2024

120

120

240

 

3

Năm 2025

120

120

240

 

VIII

Phú Ninh

300

300

600

 

1

Năm 2023

100

100

200

 

2

Năm 2024

100

100

200

 

3

Năm 2025

100

100

200

 

IX

Nam Trà My

1.200

630

1.830

 

1

Năm 2023

300

200

500

 

2

Năm 2024

400

230

630

 

3

Năm 2025

500

200

700

 

X

Hiệp Đức

500

500

1.000

 

1

Năm 2023

250

250

500

 

2

Năm 2024

125

125

250

 

3

Năm 2025

125

125

250

 

XI

Bắc Trà My

520

580

1.100

 

1

Năm 2023

150

150

300

 

2

Năm 2024

170

180

350

 

3

Năm 2025

200

250

450

 

XII

Hội An

700

300

1.000

 

1

Năm 2023

250

100

350

 

2

Năm 2024

250

100

350

 

3

Năm 2025

200

100

300

 

XIII

Núi Thành

720

600

1.320

 

1

Năm 2023

220

200

420

 

2

Năm 2024

240

200

440

 

3

Năm 2025

260

200

460

 

XIV

Tam Kỳ

530

240

770

 

1

Năm 2023

160

70

230

 

2

Năm 2024

170

80

250

 

3

Năm 2025

200

90

290

 

XV

Duy Xuyên

850

800

1.650

 

1

Năm 2023

250

200

450

 

2

Năm 2024

300

300

600

 

3

Năm 2025

300

300

600

 

XVI

Nam Giang

1.014

1.120

2.134

 

1

Năm 2023

335

385

720

 

2

Năm 2024

338

350

688

 

3

Năm 2025

341

385

726

 

XVII

Đông Giang

420

420

840

 

1

Năm 2023

140

140

280

 

2

Năm 2024

140

140

280

 

3

Năm 2025

140

140

280

 

XVIII

Đại Lộc

475

345

820

 

1

Năm 2023

145

80

225

 

2

Năm 2024

160

115

275

 

3

Năm 2025

170

150

320

 

Tổng cộng

11.076

9.565

20.641

 

 

1

Năm 2023

3.417

3.010

6.427

 

2

Năm 2024

3.693

3.200

6.893

 

3

Năm 2025

3.966

3.355

7.321