Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 735/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2020 CỦA TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020;

Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) năm 2020, với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Rà soát các quy định, thủ tục hành chính nhằm kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ những quy định hành chính, những thủ tục thủ tục hành chính hoặc các yêu cầu, điều kiện tuân thủ thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, chồng chéo, mâu thuẫn v.v... tại các văn bản Quy phạm pháp luật, tại Bộ thủ tục hành chính hiện hành đang gây khó khăn, cản trở trong quá trình giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

- Xây dựng nội dung thủ tục hành chính đảm bảo tính pháp lý, đơn giản, dễ hiểu, để thực hiện; tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC; nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện thủ tục hành chính; góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội.

2. Yêu cầu

- Rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng quy định hành chính, từng thủ tục hành chính; phân tích các mặt hạn chế, như thành phần hồ sơ; quy trình giải quyết; các yêu cầu, điều kiện về giải quyết hồ sơ; các thủ tục “con”; thời gian giải quyết v.v... Từ đó, kiến nghị cắt giảm cụ thể đối với từng văn bản quy phạm pháp luật, từng thủ tục hành chính, nhằm đảm bảo tính chính xác, hiệu quả.

- Kết quả rà soát, đánh giá TTHC phải cụ thể, thiết thực và đáp ứng được các mục đích nêu trên.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp chỉ đạo việc rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ công việc.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi rà soát, đánh giá TTHC

Rà soát tất cả các TTHC đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố, công khai đang còn hiệu lực thi hành, trọng tâm là rà soát các quy định, TTHC có số lượng thực hiện lớn và có liên quan trực tiếp đến đời sống người dân và hoạt động của doanh nghiệp. Ưu tiên lựa chọn rà soát các TTHC hoặc quy định có liên quan phát sinh vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết thực tế, chú trọng các TTHC có quy định, yêu cầu thành phần hồ sơ chưa tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện; còn tình trạng lạm quyền yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện TTHC; yêu cầu về thời hạn giải quyết còn kéo dài so với thực tế để đề xuất phương án đơn giản hóa.

2. Cách thức rà soát, đánh giá TTHC

Thực hiện rà soát, đánh giá TTHC dựa vào các nội dung của tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp và chi phí tuân thủ theo hướng dẫn tại Chương V, Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 30/10/2017 của Bộ trường, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.

3. Nội dung thực hiện

Số TT

Cơ quan thực hiện

Tên/nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính

1

Sở Ngoại vụ

Thủ tục Lãnh sự, hành chính đặc thù, ...

2

Sở Công Thương

Lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước, công nghiệp tiêu dùng, xúc tiến thương mại, vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất, an toàn thực phẩm, quản lý cạnh tranh, giám định thương mại, thương mại quốc tế, điện, năng lượng, công nghiệp nặng, công nghiệp địa phương,...

3

Sở Giáo dục và Đào tạo

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở khác,...

4

Sở Giao thông Vận tải

Lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa,...

5

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Lĩnh vực chăn nuôi và thú y, kiểm lâm, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, trồng trọt và bảo vệ thực vật, quản lý xây dựng công trình,...

6

Sở Y tế

Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, dược phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị và công trình y tế, Y tế dự phòng, giám định y khoa, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng,...

7

Sở Tài chính

Lĩnh vực Đầu tư, ...

 

Sở Thông tin và Truyền thông

Lĩnh vực Xuất bản in và phát hành, Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bưu chính, ...

8

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Lĩnh vực lao động tiền lương bảo hiểm xã hội, việc làm an toàn lao động, dạy nghề, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới

9

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, du lịch,

10

Sở Khoa học và Công nghệ

Lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân, hoạt động khoa học và công nghệ,...

11

Sở Xây dựng

Lĩnh vực hoạt động xây dựng, giám định tư pháp, quản lý chất lượng công trình xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản,...

12

Sở Nội vụ

Lĩnh vực quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, ...

13

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp, thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư, thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh, hợp tác xã, thành lập và hoạt động của tổ hợp tác,...

14

Sở Tư pháp

Lĩnh vực lý lịch tư pháp, chứng thực, công chứng, trợ giúp pháp lý, hộ tịch, đấu giá tài sản,...

15

Sở Tài nguyên và Môi trường

Lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc,...

16

Ban Quản lý Khu công nghệ cao CNSH

Lĩnh vực đầu tư, xây dựng, môi trường, việc làm, lao động tiền lương, thương mại quốc tế,...

17

Ban Quản lý các Khu công nghiệp

Lĩnh vực đầu tư, xây dựng, môi trường, việc làm, lao động, thương mại quốc tế,...

18

Ban Dân tộc

Lĩnh vực dân tộc,...

19

Thanh tra tỉnh

Lĩnh vực giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp công dân,...

IV. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành xác định cụ thể từng thủ tục hành chính; từng văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính; phối hợp với văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức thực hiện rà soát, kiến nghị đơn giản hóa những khó khăn, vướng mắc, chồng chéo...; đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, phù hợp thực tế, đảm bảo tính hợp lý, tính hợp pháp và hiệu quả. Kết quả tổng hợp gửi về UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) trước ngày 15/7/2020 (đợt 01); trước ngày 31/12/2020 (đợt 02) để tổng hợp thành Phương án chung của tỉnh.

2. Chủ tịch UBND cấp huyện, xã trên cơ sở TTHC thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết, chủ động rà soát đề xuất đơn giản hóa TTHC gửi Sở, ngành phụ trách lĩnh vực tổng hợp đề xuất.

3. Tiêu chí thực hiện yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, xã đề xuất đơn giản hóa 10% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết.

4. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện; tổng hợp kết quả, xây dựng Phương án chung của tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở chỉnh sửa, bổ sung và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Cục Kiểm soát TTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UB Mặt trận TQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VP.UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, TPLK và TPBH;
- Công an tỉnh, Cục thuế, Cục Hải quan, BHXH tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh;
- Trung tâm HCC tỉnh: Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, HCC.

CHỦ TỊCH




Cao Tiến Dũng