Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7386/KH-UBND

Bến Tre, ngày 29 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH CAO ĐIỂM 30 NGÀY ĐÊM “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE”

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Căn cứ Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;

- Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023;

- Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023;

- Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Tỉnh ủy Bến Tre về chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Kế hoạch số 6748/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về xây dựng Chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Căn cứ Kế hoạch số 950/KH-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bến Tre sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh năm 2023.

- Căn cứ Kế hoạch số 2726/KH-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2023;

Nhằm tổ chức triển khai đạt mục tiêu về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số được đề ra tại các kế hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch cao điểm 30 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bến Tre” với các nội dung cụ thể như sau:

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà tỉnh thực hiện chưa đạt yêu cầu hoặc còn thấp so với quy định; tạo sự chuyển biến đáng kể về việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh sau khi kết thúc Chiến dịch.

- Tăng cường tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn áp dụng những sáng kiến, giải pháp mới để cải cách hành chính trở thành khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của tỉnh.

- Giao chỉ tiêu, tỷ lệ cụ thể đến từng cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, hướng tới hoàn thành sớm các chỉ tiêu chủ yếu như tăng tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trực tuyến; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tỷ lệ thanh toán trực tuyến.

2. Yêu cầu

- Phân công rõ nhiệm vụ, rõ thời gian; triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm.

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định việc thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến là một nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên hàng đầu, có yếu tố quyết định trong công tác cải cách hành chính của tỉnh.

III. THỰC TRẠNG

Toàn tỉnh hiện có 1.475 dịch vụ công trực tuyến, trong đó:

- Cấp tỉnh: 1.205 dịch vụ công trực tuyến (786 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 419 dịch vụ công trực tuyến một phần).

- Cấp huyện: 196 dịch vụ công trực tuyến (116 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 80 dịch vụ công trực tuyến một phần).

- Cấp xã: 74 dịch vụ công trực tuyến (26 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 48 dịch vụ công trực tuyến một phần).

Hiện nay, các dịch vụ công trực tuyến đã được thiết lập quy trình điện tử đầy đủ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.

1. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trực tuyến

Theo thống kê trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và Hệ thống dịch vụ công chuyên ngànhNhận xét: Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trực tuyến còn rất thấp (29%) chưa đạt so với chỉ tiêu mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao2. Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Theo thống kê trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và Hệ thống dịch vụ công chuyên ngành từ ngày 15/12/2022 đến 14/9/2023, toàn tỉnh có 65.465/196.960 hồ sơ số hóa, đạt 33,2%. Trong đó, cấp tỉnh có 52.463/101.110 hồ sơ đạt 51,8%; cấp huyện có 13.004/95.850 hồ sơ đạt 13,6%.

Nhận xét: Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn rất thấp (33,2%) chưa đạt so với chỉ tiêu mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao là 100%.

3. Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến

Theo thống kê trên Bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, từ ngày 01/01/2023 đến 01/11/2023, toàn tỉnh có 4.048/93.990 hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt 4,31% chỉ áp dụng trên tổng số hồ sơ có yêu cầu nghĩa vụ tài chính.

Nhận xét: Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến còn rất thấp (4,31%) chưa đạt so với chỉ tiêu mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao là 30%.

IV. MỤC TIÊU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

a) Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến đạt tối thiểu 50%.

b) Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt tối thiểu 30%.

c) Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%.

2. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/12/2023 đến ngày 31/12/2023.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác chỉ đạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị

a) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tập trung, chỉ đạo quyết liệt bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu về sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực, ngành, địa phương mình phụ trách được đề ra tại Chiến dịch này.

- Phân công, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị, từng ngành, lĩnh vực có liên quan; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế (nếu có).

- Phát động phong trào thi đua trong việc triển khai thực hiện Chiến dịch đến từng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có liên quan; khen thưởng, biểu dương kịp thời những tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ, không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao.

b) Trách nhiệm thực hiện:

- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ 01/12/2023.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính

a) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa các cấp nghiên cứu, nắm chắc quy trình, nghiệp vụ, đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, “cầm tay, thực hiện”, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đăng ký, tạo tài khoản qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (hoặc Hệ thống dịch vụ công chuyên ngành) hoặc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện nộp hồ sơ thủ tục hành chính đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đối với các dịch vụ công trực tuyến có quy định phí, lệ phí.

- Quán triệt đến từng công chức, viên chức làm việc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa các cấp đối với những thủ tục hành chính đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nếu người dân, doanh nghiệp đến nộp hồ sơ trực tiếp thì công chức, viên chức hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện và hoàn thành việc nộp hồ sơ trực tuyến. Đồng thời, tập trung thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định.

- Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức tham gia quy trình giải quyết thủ tục hành chính phải cập nhật đầy đủ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính theo quy định, tập trung thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với các hồ sơ thủ tục hành chính phát sinh qua dịch vụ công trực tuyến.

b) Trách nhiệm thực hiện:

- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ 01/12/2023.

3. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Chuyển đổi số cộng đồng

a) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Tổ Chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện, cấp xã, ấp, khu phố tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến để đảm bảo mỗi hộ gia đình có ít nhất 01 người có tài khoản Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện nộp hồ sơ thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến, thực hiện thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; tuyên truyền, hướng dẫn hỗ trợ giúp người dân, doanh nghiệp hiểu và biết đến những tiện ích khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

- Tổ trưởng, Tổ phó các Tổ Chuyển đổi số cộng đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia như: Giao chỉ tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận trực tiếp; phân công thành viên Tổ trực tại Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã để hỗ trợ tổ chức, cá nhân đến Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã thực hiện TTHC qua hình thức trực tuyến, thanh toán trực tuyến đối với các TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, các Tổ trưởng, Tổ phó chủ động phối hợp với các doanh nghiệp số trên địa bàn (nếu có) và các đơn vị khác có liên quan để tổ chức hoạt động cho Tổ mang lại thành tích tốt.

b) Trách nhiệm thực hiện:

- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ 01/12/2023.

4. Công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch

a) Kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

- Nhiệm vụ, giải pháp:

Thường xuyên kiểm tra, giám sát theo thời gian thực trên môi trường số về việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp.

- Trách nhiệm thực hiện:

+ Đơn vị thực hiện: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ 01/12/2023.

b) Kiểm tra thực hiện chỉ tiêu tại các cơ quan, đơn vị, địa phương

- Nhiệm vụ, giải pháp:

Kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tổng hợp khó khăn vướng mắc (nếu có) để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết.

- Trách nhiệm thực hiện:

+ Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông

+ Đơn vị phối hợp: Các sở, ban ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ 01/12/2023.

c) Báo cáo kết quả triển khai

- Nhiệm vụ, giải pháp:

Báo cáo kết quả triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch.

- Trách nhiệm thực hiện:

+ Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

+ Đơn vị tổng hợp: Sở Thông tin và Truyền thông

- Thời gian thực hiện:

+ Hàng tuần: Các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này trước 10 giờ thứ Sáu hàng tuần về Sở Thông tin và Truyền thông.

+ Kết thúc chiến dịch: Các đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này trước ngày 10/01/2024 về Sở Thông tin và Truyền thông.

(Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện).

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

Căn cứ nhiệm vụ cụ thể được nêu tại Kế hoạch này tổ chức triển khai đảm bảo hoàn thành 100% nhiệm vụ được phân công đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện, đảm bảo đạt và phấn đấu vượt các chỉ tiêu theo Kế hoạch.

2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Hỗ trợ các cơ quan, đơn vị quy trình, nghiệp vụ thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; phối hợp với Sở thông tin và Truyền thông theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chiến dịch của các đơn vị và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện của từng sở, ban, ngành, địa phương vào thứ Sáu hàng tuần trong thời gian thực hiện Chiến dịch và kết thúc chiến dịch.

3. Sở Thông tin và truyền thông

- Đảm bảo Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh hoạt động ổn định, thông suốt, hiệu quả trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC.

- Hỗ trợ các cơ quan, đơn vị quy trình, nghiệp vụ hướng dẫn người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến bằng nhiều kênh thông tin đảm bảo phù hợp, hiệu quả.

- Chủ trì theo dõi, kiểm tra, kịp thời đôn đốc các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo các khó khăn vướng mắc và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo, giải quyết; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện của từng cơ quan, đơn vị, địa phương vào 17 giờ thứ Sáu hàng tuần trong thời gian thực hiện Chiến dịch và trước ngày 20/01/2024 khi kết thúc chiến dịch.

4. Sở Tài chính

Phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền cân đối, bố trí ngân sách thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.

5. Báo Đồng Khởi, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre

Thường xuyên thông tin, tuyên truyền tình hình triển khai, kết quả thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch.

6. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bến Tre

Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại chủ động phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ mở tài khoản, cài đặt ứng dụng giao dịch trực tuyến để người dân, doanh nghiệp thuận tiện thanh toán trực tuyến khi thực hiện các thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính.

Trên đây là Kế hoạch triển khai chiến dịch cao điểm 30 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP UBND tỉnh;
- Như Mục VII (để thực hiện);
- Viễn thông Bến Tre (phối hợp thực hiện);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Phòng: KG-VX, TC-ĐT, KSTT, TH, HC-TC, NgV, BTCD, TTPVHCC;
- Lưu: VT, Ph.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bé Mười