Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giai đoạn 2013-2020”; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Tình hình dịch và đáp ứng với dịch HIV/AIDS

1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS

Tính đến tháng 12/2014 toàn tỉnh có 6.751 người nhiễm HIV; 4.065 bệnh nhân AIDS và 1.093 người đã tử vong do HIV/AIDS; 100% huyện, thị trong tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS, 88.2% xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS; hiện tại có 2.482 bệnh nhân đang điều trị ARV và 1.545 bệnh nhân hiện đang điều trị Methadone. Tỷ suất hiện nhiễm HIV là 162 người nhiễm/100.000 dân; Tỷ lệ nhiễm HTV cao nhất trong nhóm tiêm chích ma túy và lứa tuổi có người nhiễm HIV/AIDS cao nhất từ 20-39 tuổi chiếm 85%, đây là độ tuổi lao động chính nên có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế trong gia đình và xã hội.

1.2. Một số yếu tố nguy cơ tại cộng đồng

- Khó khăn trong quản lý nhóm người nghiện chích ma túy: đến tháng 12/2014 ước tính toàn tỉnh có 12.160 người nghiện chích ma túy, trong đó mới quản lý được 7.502 người.

- Nhóm người bán dâm tăng theo từng năm, đến tháng 12/2014 ước tính toàn tỉnh có 988 tụ điểm, với khoảng 2.245 đối tượng, trong khi đó chỉ quản lý được là 1.022 đối tượng; hình thức hoạt động phức tạp, khó quản lý.

- Nhóm dân di biến động là rất lớn: ước tính có khoảng 72.556 người di biến động đến, di biến động đi khoảng 208.445 người (theo số liệu của Sở LĐTBXH, Chi cục Thống kê tỉnh).

- Nhóm tình dục đồng giới: không có số liệu điều tra cơ bản, nhưng qua khảo sát sơ bộ ở các đơn vị y tế cơ sở cho thấy đây là nhóm nguy cơ cao, khó kiểm soát, khả năng lây nhiễm HIV/AIDS cao.

1.3. Khó khăn thách thức

- Kinh phí hoạt động hạn chế, không cung cấp đủ các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho bệnh nhân HIV/AIDS; số xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm diễn biến phức tạp.

- Tâm lý kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS của người dân vẫn còn nặng nề, ảnh hưởng đến việc quản lý, cung cấp và tiếp cận các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS.

- Sự vào cuộc của các đơn vị ngoài công lập còn hạn chế, toàn tỉnh chỉ có khoảng 22% các doanh nghiệp trích một phần kinh phí cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại đơn vị, chủ yếu vào các sự kiện trọng điểm trong năm.

- Một số dự án quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS đã kết thúc vào năm 2013, hầu hết các nguồn viện trợ bị cắt giảm do đó sẽ khó khăn trong việc triển khai, duy trì các hoạt động trong những năm tiếp theo.

2. Kết quả huy động và sử dụng kinh phí (từ 2009-2014)

2.1. Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS

- Nguồn ngân sách nhà nước cấp từ trung ương chủ yếu thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG), ngân sách địa phương cấp (tỉnh, huyện, xã) hạn chế, chủ yếu từ vốn đối ứng các dự án hoặc hỗ trợ các hoạt động vào dịp triển khai các hoạt động trọng điểm trọng năm: Tháng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Nguồn lực tài chính chủ yếu cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh được đầu tư từ các dự án quốc tế, chiếm khoảng từ 80-86% tổng kinh phí; nhưng chủ yếu phục vụ cho công tác tuyên truyền, điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, hoạt động can thiệp giảm tác hại..., ngoài ra còn trực tiếp cấp thuốc, vật tư cấp cho hoạt động điều trị bệnh nhân HIV, bệnh nhân AIDS, thuốc Methadone giúp điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện.

- Nguồn thu Bảo hiểm y tế và đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV chưa có, toàn bộ chi phí đang được các nguồn tài trợ, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Bảng 1. Tổng kinh phí huy động được giai đoạn 2009-2014

ĐVT: triệu đồng

Nguồn kinh phí

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Ngân sách trung ương

Số tiền

2,145

2,390

3,540

4,282

3,651

941

Tỷ lệ%

10.0

11.4

13.1

18.0

18.4

1,3

Ngân sách địa phương

Số tiền

141

171

199

270

302

3,900

Tỷ lệ%

0.7

0.8

0.7

1.1

1.6

5,4

Các dự án viện trợ

Số tiền

19,211

18,492

23,270

19,224

15,840

66,635

Tỷ lệ%

89.3

87.8

86.2

80.9

80.0

93,0

2.2. Những khó khăn, thách thức

2.2.1. Về huy động kinh phí: Kinh phí được nhà nước cấp (trung ương và địa phương) cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh còn hạn hẹp, chủ yếu từ nguồn kinh phí của các tổ chức quốc tế. Vì vậy, để thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, thách thức về tài chính là rất lớn khi nguồn ngân sách từ trung ương và các nhà tài trợ quốc tế bị cắt giảm.

2.2.2. Về tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn: Các chương trình dự án chưa được lồng ghép toàn diện vào hoạt động của các hệ thống y tế hiện có. Nhân lực trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh chủ yếu là kiêm nhiệm, thuê khoán hầu hết do các dự án chi trả, dẫn đến khó có khả năng duy trì nguồn nhân lực sau khi các dự án kết thúc. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống HIV/AIDS được giao có xu hướng tăng lên trong những năm tới, độ bao phủ các hoạt động dần được mở rộng.

3. Cơ sở pháp lý

- Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) của Quốc hội (số 64/2006/QH11 ngày 29/6/2006);

- Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”;

- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

- Thông tư Liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT ngày 08/10/2012 của Bộ Tài Chính, Bộ Y tế Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

- Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

- Nghị định 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giai đoạn 2013-2020”;

- Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 12/9/2013 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 239/QĐ-UBND ngày 16/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2642/QĐ-UBND ngày 31/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định số 4774/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2015 và đến 2020;

II. DỰ TOÁN NHU CẦU NGÂN SÁCH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

1. Nguồn kinh phí:

- Ngân sách trung ương cấp thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Ngân sách tỉnh: trích từ nguồn ngân sách của tỉnh Thanh Hóa.

- Ngân sách huyện, thị, thành phố: trích từ nguồn ngân sách của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

- Ngân sách xã, phường, thị trấn: trích từ nguồn ngân sách của các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

- Ngân sách từ các nhà tài trợ: các dự án, các tổ chức phi chính phủ.

- Ngân sách thu viện phí và bảo hiểm y tế.

2. Dự toán nhu cầu ngân sách năm 2015:

Trên cơ sở ngân sách của Trung ương và các nhà tài trợ năm 2015, dự toán ngân sách cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2015 là: 58,362 tỷ đồng (Năm mươi tám tỷ, ba trăm sáu hai triệu đồng), nguồn ngân sách chủ yếu là các dự án như: Quỹ toàn cầu; ADB, VAAC-US.CDC…, bao gồm các nguồn:

Bảng 2. Dự toán nhu cầu ngân sách năm 2015 (chi tiết phụ lục 1)

ĐVT: triệu đồng

TT

Nguồn ngân sách

Tổng tiền

Tỷ lệ %

Ghi chú

1

Ngân sách Trung ương

1,177

2.02

 

2

Ngân sách tỉnh

3,749

6.42

 

3

Ngân sách huyện, thị, thành phố

630

1.08

 

4

Ngân sách xã, phường, thị trấn

3,462

5.93

 

5

Ngân sách từ các nhà tài trợ

49,344

84.55

 

6

Ngân sách Bảo hiểm y tế, viện phí

0

0.00

 

 

Tổng cộng (làm tròn):

58,362

100

 

Trong đó:

- Dự án 1: Dự phòng lây nhiễm:

32,923 tỷ đồng.

- Dự án 2: Chăm sóc điều trị:

23,378 tỷ đồng.

- Dự án 3: Nâng cao năng lực:

1,383 tỷ đồng.

- Dự án 4: Theo dõi, giám sát:

0,678 tỷ đồng.

3. Ước tính dự toán nhu cầu ngân sách giai đoạn 2015-2020

3.1. Dự báo nhu cầu ngân sách tăng hàng năm:

- Năm 2016 - 2017 tăng khoảng 10%.

- Năm 2018 - 2020 tăng khoảng 5% so với năm 2017.

3.2. Nguyên nhân tăng hàng năm:

- Tình hình nhiễm HIV qua các năm giảm dần, tuy nhiên công tác điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS, điều trị Methadone tăng theo các năm.

- Việc đầu tư chương trình tăng cao do phải mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động để ứng phó với tình hình dịch đang diễn biến phức tạp. Số người nghiện các chất dạng thuốc phiện tăng, hoạt động thông tin truyền thông can thiệp ngày càng mở rộng và nâng cao chất lượng.

Như vậy ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh giai đoạn 2015-2020: 388,983 tỷ đồng. Trong đó:

Bảng 3. Dự toán nhu cầu ngân sách giai đoạn 2015-2020 theo nguồn ngân sách

ĐVT: triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí/Năm

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

2015-2020

1

Ngân sách Trung ương

1,177

1,295

1,295

1,359

1,359

1,359

7,845

2

Ngân sách tỉnh

3,749

4,124

4,124

4,330

4,330

4,330

24,987

3

Ngân sách huyện, thị, thành phố

630

693

693

728

728

728

4,199

4

Ngân sách xã, phường, thị trấn

3,462

3,808

3,808

3,999

3,999

3,999

23,074

5

Ngân sách từ các nhà tài trợ

49,344

54,278

54,278

56,992

56,992

56,992

328,878

6

Ngân sách Bảo hiểm y tế, VP

0

0

0

0

0

0

0

 

Tổng cộng:

58,362

64,198

64,198

67,408

67,408

67,408

388,983

Bảng 4. Dự toán nhu cầu ngân sách giai đoạn 2015-2020 theo dự án

ĐVT: triệu đồng

TT

Các dự án thực hiện/năm

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Dự phòng lây nhiễm

32,923

36,215

36,215

38,026

38,026

38,026

2

Chăm sóc điều trị

23,378

25,716

25,716

27,002

27,002

27,002

3

Tăng cường năng lực

1,383

1,521

1,521

1,597

1,597

1,597

4

Theo dõi, giám sát

678

746

746

783

783

783

 

Tổng cộng

58,362

64,198

64,198

67,408

67,408

67,408

4. Tổng hợp nhu cầu ngân sách giai đoạn 2015-2020

Trên cơ sở dự toán nhu cầu kinh phí năm 2015 và cả giai đoạn 2015 đến 2020 cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa (không tính ngân sách cấp cho chi thường xuyên: lương, phụ cấp...), như sau:

Bảng 5. Dự toán nhu cầu ngân sách giai đoạn 2015-2020

ĐVT: triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2015-2020

1

Ngân sách tỉnh

3,749

4,124

4,124

4,330

4,330

4,330

24,987

2

Ngân sách huyện, thị, thành phố

630

693

693

728

728

728

4,199

3

Ngân sách xã, phường, thị trấn

3,462

3,808

3,808

3,999

3,999

3,999

23,074

 

Tổng cộng:

7,841

8,625

8,625

9,056

9,056

9,056

52,260

III. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch, Chương trình hành động của tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Tăng dần tỷ lệ chi cho công tác phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách nhà nước ở địa phương, tiến tới đảm bảo được nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ở trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia).

2.2. Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ; thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe và dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

2.3. Đảm bảo 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả chi phí khám, chữa bệnh theo quy định vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020.

2.4. Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu, chi cho các hoạt động từ các dịch vụ này.

2.5. Đảm bảo 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp.

2.6. Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

IV. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí

1.1. Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước ở địa phương cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả để đảm bảo tính bền vững của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng tính chủ động của các sở, ngành, đoàn thể trong việc huy động và bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý.

1.2. Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của địa phương trong đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh.

1.3. Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

1.4. Tăng cường sự chi trả các dịch vụ chăm sóc, điều trị và phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người bệnh và Bảo hiểm y tế.

1.5. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác xã hội hóa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

2. Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí

2.1. Hoàn thiện cơ chế điều phối, phân bổ nhằm kiểm soát hiệu quả nguồn kinh phí huy động được.

2.2. Đẩy mạnh tính chủ động của địa phương trong việc điều phối, phân bổ và sử dụng nguồn lực, tập trung ưu tiên kinh phí phân bổ cho các nhiệm vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS.

2.3. Xây dựng lộ trình tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả được thực hiện bởi kinh phí của các nhà tài trợ quốc tế theo từng giai đoạn, lĩnh vực và địa bàn.

2.4. Tăng cường vai trò giám sát của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí

3.1. Củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực của các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến nhằm tăng cường điều phối tập trung và có hiệu quả các nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các cấp, các ngành, đơn vị.

3.2. Định kỳ nghiên cứu xác định các ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS (địa bàn, lĩnh vực, hoạt động, đối tượng) để có sự phân bổ kinh phí hợp lý;

3.3. Đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các đoàn thể và được thực hiện bởi các nguồn kinh phí thường xuyên của tỉnh và các địa phương.

3.4. Thiết lập và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ, mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

3.5. Huy động các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG

Hàng năm Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa (cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS), chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách báo cáo Sở Y tế, gửi Sở Tài chính để thẩm định; trình Ủy ban nhân tỉnh theo quy định hiện hành.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án, tham mưu cho UBND tỉnh về công tác chỉ đạo, theo dõi, giám sát việc triển khai, thực hiện Đề án. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính và các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế, các giải pháp huy động tài chính cụ thể cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả việc huy động các nguồn viện trợ.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các nội dung thuộc đề án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Đối với nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hỗ trợ, hàng năm Sở Y tế tổng hợp chi tiết theo từng nguồn: tỉnh, huyện, xã gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế đề xuất dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; trình Hội đồng nhân dân theo lộ trình; bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng mức chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS; mức phí thu và sử dụng phí thu được từ các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình huy động và sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm đúng mục tiêu, nhiệm vụ, có hiệu quả nguồn kinh phí; tuân thủ các quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện việc phân bổ, điều phối các nguồn đầu tư cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định hiện hành.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm thực hiện Chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan và các địa phương xây dựng cơ chế, giải pháp cụ thể huy động tài chính cho công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin tuyên truyền ở cơ sở theo thẩm quyền.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trong tỉnh thực hiện thông tin, truyền thông về HIV/AIDS thường xuyên bằng nguồn ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo hướng dẫn ngành xây dựng kế hoạch huy động nguồn kinh phí triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trường học; sử dụng có hiệu quả kinh phí phòng, chống HIV/AIDS huy động được. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tài chính, chỉ tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS trong các nhà trường bằng nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị theo thẩm quyền.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng nhà nước, Sở Tài chính, ngân hàng chính sách xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn, tổ chức tạo việc làm đối với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tạo điều kiện cho họ có thể tự chi trả một phần chi phí dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tạo điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các chính sách xã hội dành cho người yếu thế, người dễ bị tổn thương.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan và các địa phương xây dựng các giải pháp cụ thể huy động tài chính cho các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có lồng ghép các nội dung phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở vui chơi giải trí, khu công cộng, bến tàu, bến xe, công viên, vườn hoa, nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn...

- Triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt tại cộng đồng ở cơ sở.

8. Bảo hiểm xã hội tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS qua hệ thống bảo hiểm, theo hướng dẫn của Bảo hiểm Xã hội Việt nam. Đẩy mạnh và mở rộng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV/AIDS thông qua hệ thống Bảo hiểm y tế.

9. Sở Ngoại vụ:

Chủ trì xúc tiến vận động, quản lý hoạt động của các khoản viện trợ thuộc các chương trình, dự án nhân đạo, viện trợ của các tổ chức Phi Chính phủ...

10. Công an tỉnh:

Phối hợp với ngành Y tế; Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm với điều trị thay thế. Chỉ đạo công tác điều tra khảo sát, phân loại người nghiện ma túy, cung cấp số liệu thực tế về nhu cầu triển khai cơ sở điều trị thay thế ở các địa phương.

11. Các sở, ngành, cơ quan khác

- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người vào kế hoạch công tác hàng năm, bao gồm kế hoạch kinh phí thường xuyên của đơn vị.

12. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh:

- Phối hợp với ngành Y tế và các ngành có liên quan cùng cấp tăng cường huy động các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được.

- Triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Thường xuyên rà soát, thống kê các điểm triển khai các dự án viện trợ quốc tế trên địa bàn, chủ động cắt giảm các hoạt động không hiệu quả; tập trung, ưu tiên đầu tư cho các hoạt động dự phòng, điều trị HIV/AIDS nhằm duy trì, đảm bảo tính bền vững của chương trình.

- Chủ động đầu tư, bố trí ngân sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 và theo các mục tiêu đã xác định tại Đề án này. Đồng thời chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí hiệu quả, không để thất thoát, thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định về tài chính hiện hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để báo cáo);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND (để báo cáo)
- Chủ tịch và các Phó chủ tịch (để báo cáo);
- Các sở, ban, ngành (để thực hiện);
- UBND các huyện, thị xã, TP (để thực hiện);
- Lưu: VT, VX+sln.
(KH HIV/AIDS 2015-2020)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2015-2020 TỔNG HỢP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2015
(Ban hành kèm theo số: 80/KH-UBND ngày 28/5/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Các hoạt động triển khai

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức

Thành tiền

Nguồn ngân sách

Đơn vị chủ quản nguồn ngân sách

Ghi chú

DỰ ÁN 1: DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

 

 

 

32,602,920

 

 

 

A

Hoạt động: Thông tin, giáo dục và truyền thông:

 

 

 

5,834,680

 

 

 

I

Tuyến xã, phường

 

 

 

4,470,280

 

 

 

1

Hoạt động quản lý và nâng cao năng lực

 

 

 

1,435,680

 

 

 

1.1

Hỗ trợ cho công tác quản lý về HIV tuyến xã: Giao ban, Văn phòng phẩm, báo cáo... (Định mức tính theo Thông tư Liên tịch số 163/BTC-BYT - Điều 3, Khoản 13). Định mức trên năm

Xã, P, TT

637

120

917,280

Xã/ phường/ thị trấn

Trạm Y tế

 

1.2

Chi trả phụ cấp cho hệ thống cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường trọng điểm (Định mức tính theo TT 163/BTC-BYT -Điều 3, Khoản 12) Định mức trên năm

Xã, P, TT

108

4,800

518,400

Ngân sách Tỉnh

TTYT huyện, thị, thành phố

 

2

Huy động cộng đồng

 

 

 

727,000

 

 

 

2.1

Tập huấn nâng cao năng lực cho 50% cán bộ ban, ngành, đoàn thể làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã (Ước tính 300 người). (Định mức theo TT 139/2010/TT-BTC và TT 97/2010/TT-BTC)

Người

300

300

90,000

Ngân sách Tinh

TTYT huyện, thị, thành phố

 

2.2

Triển khai phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư và các phong trào dựa vào cộng đồng khác

Xã, P, TT

637

1,000

637,000

Xã/phường/thị trấn

Trạm Y tế

 

3

Hoạt động truyền thông

 

 

 

2,307,600

 

 

 

3.1

Truyền thông qua hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn (50%). (165.000đ/tháng). (Định mức chi theo TT 163). Trung tâm y tế giao chỉ tiêu theo từng địa phương.

Xã, P, TT

320

165

633,600

Xã/ phường/ thị trấn

UBND xã, P, TT

 

3.2

In ấn và cấp phát tài liệu truyền thông cho hộ gia đình/cá nhân. (Tờ gấp)

Cuốn

200,000

2

400,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

3.3

Tổ chức truyền thông Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia PC AIDS. (Băng zon, khẩu hiệu...). Mỗi xã 10 cái

Cái

6,370

200

1,274,000

Xã/ phường/ thị trấn

UBND xã, P, TT

 

II

Tuyến huyện, thị, thành phố

 

 

 

572,400

 

 

 

1

Huy động cộng đồng

 

 

 

32,400

 

 

 

1.1

Tập huấn nâng cao năng lực cho 50% cán bộ ban, ngành, đoàn thể làm công tác phòng chống HIV/AIDS tuyến huyện, tỉnh (Ước tính 108 người). (Định mức theo TT 139/2010/TT-BTC và TT 97/2010/TT-BTC.)

Người

108

300

32,400

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

2

Hoạt động truyền thông

 

 

 

540,000

 

 

 

2.1

Truyền thông (Truyền thanh) qua hệ thống Đài phát thanh, truyền hình huyện, thị, TP (dự kiến 10,000,000 đồng/năm)

Huyện, thị, TP

27

10,000

270,000

Huyện, thị, TP

TTYT huyện, thị, TP

 

2.2

Tổ chức truyền thông Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia phòng chống AIDS. Mỗi huyện thị làm điểm 01 xã/P/TT

Huyện, thị, TP

27

10,000

270,000

Huyện, thị, TP

TTYT huyện, thị, TP

 

III

Tuyến tỉnh

 

 

 

792,000

 

 

 

1

Huy động cộng đồng

 

 

 

350,000

 

 

 

1.1

Sửa chữa các điểm cấp phát thuốc Methadone tại các xã biên giới, và các vùng khó khăn.

7

50,000

350,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

2

Hoạt động truyền thông

 

 

 

442,000

 

 

 

2.1

Truyền thông qua hệ thống Đài phát thanh, truyền hình và Báo in tỉnh.

Đơn vị

13

 

101,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

2.2

Sản xuất, nhân bản, phát hành một số ấn phẩm truyền thông cấp phát cho các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Băng, đĩa

700

30

21,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

2.3

Tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS (12/2015)

Lần

1

50,000

50,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

2.4

Làm mới, sửa chữa pano, khẩu hiệu trên địa bàn tỉnh

Cái

5

25,000

125,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

2.5

Duy trì hoạt động trang Web site của TTPC HIV/AIDS

Lần

2

4,500

9,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

2.6

Mua tạp chí AIDS và cộng đồng

Quyển

5,750

8

46,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

2.7

Băng zon tháng chiến dịch

Lần

1

30,000

30,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

2.8

Sửa chữa Bảng led tại TTPC HIV/AIDS

Lần

1

10,000

10,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

2.9

Hỗ trợ các huyện không có dự án cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

Đơn vị

10

5,000

50,000

CTMTQG

 

 

B

Hoạt động: Vận hành phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (Bao gồm: sinh phẩm và vật tư tiêu hao làm xét nghiệm)

 

 

 

378,000

 

 

 

1

Sinh phẩm xét nghiệm

Mẫu

4,000

52

208,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

2

Công tổ chức lấy mẫu (tính cho tổng sổ mẫu sàng lọc)

Mẫu

4,000

10

40,000

 

3

Công xét nghiệm (tính cho tổng mẫu sàng lọc)

Mẫu

4,000

5

20,000

 

4

Chi phí xét nghiệm cho khách hàng (+) tính với HIV

Mẫu

550

200

110,000

 

C

Hoạt động: Can thiệp giảm hại

 

 

 

7,630,240

 

 

 

1

Can thiệp người nghiện chích ma túy (BK.T). Độ bao phủ 80%

Người

3,552

1,095

3,889,440

Ngân sách dự án

Bộ Y tế

 

2

Can thiệp người bán dâm và quan hệ tình dục đồng giới nam (BCS). Độ bao phủ 80%

Người

2,800

1,336

3,740,800

Ngân sách dự án

Bộ Y tế

 

D

Hoạt động: Cung cấp Methadone (Tư vấn điều trị, cung cấp thuốc Methadone cho người nghiện chích ma túy tại Cơ sở điều trị). Độ bao phủ 74% năm 2015.

Người

3,500

5,360

18,760,000

Ngân sách các dự- án

Bộ Y tế

 

DỰ ÁN 2: ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV

 

 

 

23,377,700

 

 

 

I

Điều trị người nhiễm HIV/AIDS

 

 

 

21,070,600

 

 

 

1

Người lớn điều trị ART bậc 1

Người

2,900

6,500

18,850,000

Ngân sách các dự án

Bộ Y tế

 

2

Người lớn điều trị ART bậc 2

Người

15

27,800

417,000

 

3

Trẻ em điều trị ART bậc 1

Người

113

7,200

813,600

 

4

Đo tải lượng Virus

Người

800

600

480,000

 

5

Xét nghiệm thông thường

Người

2,500

204

510,000

 

II

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

 

 

 

2,083,100

 

 

 

1

Cung cấp dịch vụ cho phụ nữ có thai không nhiễm HIV

Mẫu

5,000

312

1,560,000

Ngân sách các dự án

Bộ Y tế

 

2

Cung cấp dịch vụ cho phụ nữ có thai nhiễm HIV

Mẫu

50

6,462

323,100

 

3

Hỗ trợ xét nghiệm lây truyền từ mẹ sang con

Mẫu

 

 

66,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

4

Mít tinh, diễu hành tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con (6/2015)

Lần

1

50,000

50,000

 

5

Băng zoll tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con (6/2015)

Cái

50

600

30,000

 

6

Phóng sự tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con (6/2015)

Lần

2

7,500

15,000

 

7

In sao băng đĩa dự phòng lây truyền mẹ con

Cái

1,000

20

20,000

 

8

Hỗ trợ xét nghiệm cơ bản cho bệnh nhân nghèo nhiễm HIV/AIDS

 

 

 

19,000

 

III

Cung cấp thuốc nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV/AIDS

Bệnh nhân

2,800

80

224,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

DỰ ÁN 3: NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

 

 

 

626,000

 

 

 

1

Xây dựng phòng xét nghiệm khẳng định HIV (Trang thiết bị + đào tạo cán bộ...)

Phòng

2

250,000

500,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

2

Hội nghị triển khai kế hoạch và tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS

Hội nghị

1

30,000

30,000

 

3

Đào tạo liên tục về HIV/AIDS cho các cán bộ y tế đang công tác trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS (Kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế)

Người

220

300

66,000

 

4

Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị xét nghiệm

Lần

2

15,000

30,000

CTMTQG

 

 

DỰ ÁN 4: THEO DÕI, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

 

 

 

1,203,000

 

 

 

1

Giám sát phát hiện HIV

 

 

 

726,000

 

 

 

1.1

Sinh phẩm xét nghiệm

Mẫu

3,000

52

156,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

1.2

Công tổ chức lấy mẫu (tính cho tổng số mẫu sàng lọc)

Mẫu

3,000

10

30,000

 

1.3

Công xét nghiệm (tính cho tổng mẫu sàng lọc)

Mẫu

3,000

5

15,000

 

1.4

Xét nghiệm thông thường

Mẫu

15,000

35

525,000

 

2

Giám sát thường xuyên và trọng điểm HIV

Mẫu

630

94

59,458

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

3

Tổ chức các đoàn giám sát định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh

Lần

 

213,897

213,897

 

4

Công xét nghiệm và hoạt động tư vấn tại 12 phòng VCT

Đơn vị

12

5,400

64,800

 

5

Hỗ trợ công xét nghiệm giám sát thường xuyên và trọng điểm HIV

Mẫu

 

 

14,600

 

6

Hội nghị giám sát trọng điểm, giám sát hành vi

Hội nghị

 

 

9,245

 

7

Hỗ trợ các huyện không có dự án triển khai

Đơn vị

17

5,000

85,000

 

8

Điều tra đánh giá hiệu quả chương trình DPLT HIV từ mẹ sang con

Lần

1

30,000

30,000

 

 

TỔNG CỘNG KINH PHÍ:

 

 

 

57,809,620

 

 

 

 

TỔNG CỘNG KINH PHÍ (làm tròn):

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP NGÂN SÁCH VÀ NGUỒN NGÂN SÁCH (làm tròn số)

1

Ngân sách Trung ương

 

 

 

1,177,000

 

 

 

2

Ngân sách tỉnh

 

 

 

3,286,800

 

 

 

3

Ngân sách huyện, thị, thành phố

 

 

 

540,000

 

 

 

4

Ngân sách xã, phường, thị trấn

 

 

 

3,461,880

 

 

 

5

Ngân sách từ các dự án

 

 

 

49,343,940

 

 

 

6

Ngân sách Bảo hiểm y tế, viện phí

 

 

 

0

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

57,809,620

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP NGÂN SÁCH THEO DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG (làm tròn số)

1

Dự phòng lây nhiễm

 

 

 

32,602,920

 

 

 

2

Điều trị nhiễm HIV

 

 

 

23,377,700

 

 

 

3

Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

626,000

 

 

 

4

Theo dõi giám sát và đánh giá

 

 

 

1,203,000

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

57,809,620