Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 03 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 15/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Chương trình công tác số 10/CTr-UBND ngày 12/12/2023 về Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2024; UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch Giáo dục nghề nghiệp năm 2024, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU - CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi là thanh niên); đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số, người chấp hành xong án phạt tù; đào tạo cho người lao động của DNNVV…nhằm cung ứng nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo; đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao chỉ số đào tạo lao động (PCI).

- Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của tỉnh đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực; tâp trung đầu tư các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Cụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai đồng bộ các hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, môi trường sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 15/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Chỉ tiêu

- Tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng cho 22.500 người, trong đó:

+ Trình độ cao đẳng: 1.600 người (Chương trình chất lượng cao 300 người).

+ Trình độ trung cấp: 5.500 người.

+ Trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng: 15.400 người; trong đó, đào tạo nghề theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ là 961 người. (Chi tiết tại Phụ lục số 01-02).

- Phấn đấu đến hết năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80,8%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 38,7%.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN

1. Công tác truyền thông

Tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong giáo dục nghề nghiệp: Chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ theo quy định của Chính phủ; chính sách hỗ trợ học trình độ cao đẳng, trung cấp, học chương trình chất lượng cao; hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách hỗ trợ cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số, người chấp hành xong án phạt tù cho người lao động… bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung như: Tổ chức hội nghị tuyên truyển trực tiếp cho người lao động; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rời, băng zôn; tuyên truyền thông qua các hoạt động tư vấn, tuyển sinh, qua các hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, qua các hội thảo, hội thi cấp tỉnh và quốc gia.

2. Tham mưu xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt

- Xây dựng và trình ban hành Quyết định của UBND tỉnh về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Vĩnh Phúc.

- Xây dựng Đề án sáp nhập 02 trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc và trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc.

3. Phát triển chương trình, giáo trình, ngành, nghề đào tạo

- Chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh chương trình, giáo trình đào tạo các ngành, nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo hướng đáp ứng chất lượng đầu ra; yêu cầu, vị trí việc làm của đơn vị sử dụng lao động.

- Xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo của các ngành, nghề đào tạo mới, đào tạo chất lượng cao theo nhu cầu, yêu cầu thực tế sử dụng lao động của xã hội, đặc biệt là nhu cầu, yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp phục vụ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước.

Tham mưu,đề xuất hướng dẫn xây dựng và trình ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật các nghề trình độ sơ cấp đảm bảo tính đúng, tính đủ về chi phí đào tạo, sát với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất theo đúng quy định.

4. Nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

- Rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; trên cơ sở đó, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, máy móc phục vụ đào tạo, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề, ngành nghề trọng điểm, ngành nghề chất lượng cao theo đúng quy định.

5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý về giáo dục nghề nghiệp

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ, hàng năm cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp, đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nâng cao năng lực quản lý, thực hiện đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tỉnh.

- Chủ động phối hợp với cơ sở đủ điều kiện để tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên, giảng viên theo chuẩn ASEAN hoặc quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại trà cũng như đào tạo chất lượng cao.

6. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo sơ cấp và dưới 3 tháng

6.1. Đào tạo nghề theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- UBND các huyện, thành phố; các cơ sở GDNN thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của tỉnh.

- Về nghề đào tạo, chương trình, thời gian đào tạo và mức chi phí đào tạo cho từng nghề: Thực hiện theo Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 04/5/2017, Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. (Hướng dẫn xác định tên nghề/nhóm nghề theo Phụ lục số 03).

- Chương trình đào tạo:

+ Trình độ sơ cấp: Thực hiện theo chương trình dạy nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành; nghề phi nông nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành. Trên cơ sở chương trình đã ban hành của Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo Thông tư số 42/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động-TB&XH quy định về đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động-TB&XH Về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp để tổ chức dạy nghề đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

+ Chương trình, tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp dưới 3 tháng: Thực hiện theo Quyết định số 698/QĐ-SNN&PTNT ngày 16/11/2017 của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc.

- Việc đặt hàng đào tạo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/QĐ-TTg ngày 10/4/2019 của Chính phủ ban hành Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; trong đó UBND cấp huyện chỉ đạo:

+ Phòng Lao động-TB&XH là cơ quan thường trực và trực tiếp đặt hàng đào tạo và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện việc dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động trên địa bàn cấp huyện. Tổng hợp kết quả chung đào tạo nghề cấp huyện.

+ Phòng Nông nghiệp& Phát triển nông thôn các huyện, thành phố trực tiếp đặt hàng đào tạo và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động tại địa phương. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề nông nghiệp gửi về phòng Lao động-TB&XH cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Lao động - TB&XH và UBNB tỉnh; đồng thời gửi Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn) để theo dõi.

- Về điều kiện tham gia đào tạo:

+ Đào tạo trình độ sơ cấp: phải có Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp trở lên, trong đó có nghề tham gia đào tạo cho lao động Vĩnh Phúc theo Danh mục nghề quy định tại Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 4 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh; Trường hợp tên nghề trong Giấy chứng nhận không hoàn toàn trùng khớp với tên nghề trong Danh mục nghề quy định của UBND tỉnh thì xác định theo tên nghề hoặc nhóm nghề tương đương dựa vào biểu Hướng dẫn xác định tên nghề đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng ban hành kèm theo Kế hoạch này.

+ Đào tạo dưới 3 tháng:

- Đối với các cơ sở đào tạo có Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

+ Đối với nghề có trong Giấy chứng nhận phải đã tổ chức đào tạo nghề chính quy (từ sơ cấp trở lên) và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.

+ Đối với nghề không có trong Giấy chứng nhận thì thực hiện theo quy định như đối với các cơ sở đào tạo khác chưa có Giấy chứng nhận dưới đây.

- Đối với các cơ sở đào tạo khác chưa có Giấy chứng nhận: phải được Sở Lao động -Thương binh và Xã hội kiểm tra các điều kiện bảo đảm hoạt động dạy nghề với những nghề tham gia dạy nghề cho lao động Vĩnh Phúc và có văn bản cho phép đào tạo.

- Có bản cam kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp về nội dung tiếp nhận người lao động sau khi tốt nghiệp khóa học vào làm tại doanh nghiệp với dự kiến mức thu nhập cụ thể; Hoặc có cam kết của đơn vị bao tiêu sản phẩm cho người lao động tự tạo việc làm sau học nghề; hoặc cam kết của lao động tham gia học nghề tự tạo việc làm với mức thu nhập cao hơn và ổn định với nghề đã được học. (Danh sách các cơ sở GDNN tham gia ĐTN cho LĐNT theo Phụ lục số 04).

6.2. Đào tạo nghề cho lao động đang làm việc trong DN NVV

Thực hiện theo Quyết định số 2204/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 12/KH- SLĐTBXH ngày 17/01/2023 của Sở Lao động-TB&XH về việc thực hiện Đề án hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025.

7. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, chương trình chất lượng cao

Tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ cao đẳng chương trình chất lượng cao theo Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030” được ban hành kèm theo Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Thực hiện chính sách hỗ trợ người học tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng đại trà, trình độ cao đẳng chương trình chất lượng cao làm việc trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị quyết số 19/2021/NQ- HĐND ngày 21/12/2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025.

7. Tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm sau đào tạo

Để thực hiện đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của Kế hoạch, cần tập trung thực hiện tốt các hoạt động sau:

- Khảo sát nhu cầu lao động tham gia học nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ tại các xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, tư vấn những ngành nghề phù hợp và thiết thực gắn với cuộc sống, công việc của lao động nông thôn.

- Các trường cao đẳng, trung cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, giáo dục định hướng nghề nghiệp, phối hợp phân luồng học sinh THCS, THPT tham gia học các trình độ giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo các đối tượng theo đúng quy mô tuyển sinh các ngành, nghề đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng tuyển sinh trình độ cao đẳng, chương trình chất lượng cao để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.

- Đẩy mạnh hoạt động liên kết, phối hợp với doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm sau đào tạo; liên kết với các trường đại học, trường cao đẳng chất lượng cao trong nước để tổ chức tuyển sinh, đào tạo các ngành, nghề, trình độ đào tạo theo nhu cầu xã hội và của tỉnh; các ngành, nghề mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, chủ động phối hợp với các sở ngành, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.

8. Thanh tra, kiểm tra

Thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn các sai phạm trong việc chấp hành quy định về giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

III. KINH PHÍ:

1. Kinh phí thực hiện

a) Nguồn ngân sách nhà nước bố trí lồng ghép với các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, nhiệm vụ khác trong các dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.

b) Nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.

2. Hàng năm, UBND các huyện, thành phố phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động-TB&XH xây dựng dự toán chi tiết báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của Kế hoạch; tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong giáo dục nghề nghiệp; các chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp của tỉnh và của trung ương.

- Chủ trì xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, đội ngũ nhà giáo về giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; rà soát, báo cáo đề xuất nhu cầu sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ đào tạo (Lưu ý: Chú trọng, quan tâm đến đầu tư bồi dưỡng ngành/nghề chất lượng cao).

- Xây dựng và trình ban hành Quyết định của UBND tỉnh về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Vĩnh Phúc ; Đề án sáp nhập 02 trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc và trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc; Định mức kinh tế-kỹ thuật các nghề trình độ sơ cấp áp dụng đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính và UBND các huyện, thành phố triển khai, hướng dẫn tổ chức tuyển sinh, đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2204/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh; hỗ trợ học trình độ trung cấp, cao đẳng đại trà, chương trình chất lượng cao theo Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 21/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực qua đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao theo Chương trình trình phối hợp để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường công tác tuyển sinh, đào tạo, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nghiệp; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho các địa phương đảm bảo theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu đào tạo lao động theo ngành, nghề phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh

- Phối hợp với Sở Lao động-TB&XH kiểm tra, giám sát tình hình tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp tại các địa phương. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

3. Ban Dân tộc tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-TB&XH, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn thực hiện Quyết định số 946/QĐ-UBND ngày 16/5/2022 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025.

4. Sở Tài chính.

Chủ trì tham mưu với UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị để thực hiện Kế hoạch theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước

5. Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan tiếp tục triển khai, thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Chính phủ phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trung học phổ thông giai đoạn 2018- 2025"; Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 21/8/2019 về Giáo dục định hướng và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; đặc biệt là công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT.

- Chỉ đạo các trường trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên bổ sung, cập nhật các nội dung giáo dục hướng nghiệp trong các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành phù hợp với đặc điểm địa phương. Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, tích cực tham gia Ngày hội Tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp do tỉnh tổ chức.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về giáo dục nghề nghiệp và chủ động lựa chọn các loại hình đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin- Giao tiếp điện tử tỉnh.

- Tăng cường tuyên truyền chính sách quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 21/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các chính sách khác của tỉnh và trung ương; Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030” được ban hành kèm theo Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-TB&XH xây dựng phóng sự, chuyên trang, chuyên mục, tin, bài tuyên truyền sâu rộng về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; về vai trò, vị trí của giáo dục nghề nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội.

7. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho lao động của tỉnh.

- Phối hợp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; vận động các thành viên của tổ chức tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về giáo dục nghề nghiệp và GQVL cho người dân trong tỉnh.

8. Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan.

Phối hợp triển khai, thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, phân cấp quản lý.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Chủ trì, xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 21/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm gửi Sở Tài chính tổng hợp; xây dựng Kế hoạch quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ cho người lao động trên địa bàn.

- Chủ trì, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai đào tạo và chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/20215/QĐ-TTg; xây dựng Kế hoạch, thẩm định hồ sơ và chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động theo Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về: Công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo, chất lượng và hiệu quả đào tạo, việc thẩm định, chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng; thực hiện việc thanh quyết toán với Sở Tài chính theo quy định.

- Chỉ đạo Phòng Lao động-TB&XH và các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn hàng năm xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm của tỉnh và trung ương đến người lao động.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Lao động-TB&XH (trước ngày 15/12 hàng năm) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

9. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm sau đào tạo cho các đối tượng của Kế hoạch để thực hiện đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, cụ thể:

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp của tỉnh và của Trung ương đến giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh-sinh viên, đặc biệt là đối với học sinh-sinh viên cuối khóa; Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tư vấn, giáo dục định hướng nghề nghiệp, phối hợp phân luồng học sinh THCS, THPT tham gia học nghề.

- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên, giảng viên theo quy định, phối hợp với cơ sở đủ điều kiện hoặc Sở Lao động-TB&XH tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn ASEAN hoặc quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo đại trà, đào tạo chất lượng cao.

- Rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo của đơn vị. Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo theo hướng hiện đại tạo điều kiện cho học sinh-sinh viên được tiếp cận gần hơn với máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.

- Tăng cường hợp tác, gắn kết đào tạo với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh đào tạo theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ sử dụng. Chủ động kết nối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trong việc tuyển sinh, đào tạo và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định tại của Thông tư số 32/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Đổi mới phương pháp đào tạo, gắn đào tạo với thị trường lao động, với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các nghề trọng điểm, nghề mũi nhọn của tỉnh;

- Các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh tích cực, chủ động phối hợp với các Sở, Ban, ngành của tỉnh triển khai xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển đào tạo đã được phê duyệt.

10. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trong công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực.

- Thông tin, phổ biến, đăng ký số lượng lao động cần đào tạo, ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và các nội dung khác có liên quan đến chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ và Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH.

- Báo cáo nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực qua đào tạo hàng năm và giai đoạn về Sở, Ngành có liên quan (Sở Lao động-TB&XH, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh) để đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Trên đây là Kế hoạch Giáo dục nghề nghiệp năm 2024 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đề nghị các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố; các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện. /.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB&XH;
- Tổng cục GDNN (b/c);
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- UB MTTQ VN tỉnh, các Đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, TP;
- Các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh;
- Các DN, CSSXKD trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT. (H     b)

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khước

 

Biểu số 1 CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO SƠ CẤP, DƯỚI 3 THÁNG NĂM 2024 THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số: 83/KH ngày 22 tháng 03 năm 2024 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

TT

NGHỀ ĐÀO TẠO

SƠ CẤP
(người)

DƯỚI 3 THÁNG
(người)

TỔNG
(người)

GHI CHÚ

I

Nghề Nông nghiệp

390

456

846

 

1

Huyện Vĩnh Tường

70

 

70

2

Huyện Yên Lạc

 

 

-

3

Huyện Lập Thạch

120

 

120

4

Huyện Sông Lô

200

 

200

5

Huyện Bình Xuyên

 

456

456

II

Nghề Phi nông nghiệp

115

0

115

1

Huyện Vĩnh Tường

18

 

18

2

Huyện Yên Lạc

 

 

0

3

Huyện Lập Thạch

97

 

97

4

Huyện Sông Lô

 

 

0

5

Huyện Bình Xuyên

 

 

0

III

Cộng hai nhóm nghề

505

456

961

1

Huyện Vĩnh Tường

88

0

88

2

Huyện Yên Lạc

0

0

0

3

Huyện Lập Thạch

217

0

217

4

Huyện Sông Lô

200

0

200

5

Huyện Bình Xuyên

0

456

456

* Chỉ tiêu đăng ký nhu cầu đào tạo năm 2024 được tổng hợp từ nhu cầu của các huyện, thành phố

(Có Văn bản đăng ký của các đơn vị gửi kèm theo)

 

Biểu số 2

CHI TIẾT CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 03 THÁNG NĂM 2024 THEO HUYỆN VÀ THEO NGHỀ
(Kèm theo Kế hoạch số: 83/KH ngày 22 tháng 03 năm 2024 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

TT

Nghề Đào tạo

H.Vĩnh Tường

H.Yên Lạc

H.Lập Thạch

H.Sông Lô

H.Bình Xuyên

Tổng các huyện, TP

Sơ cấp

< 3 tháng

tổng

Sơ cấp

< 3 tháng

tổng

Sơ cấp

< 3 tháng

tổng

Sơ cấp

< 3 tháng

tổng

Sơ cấp

< 3 tháng

tổng

Sơ cấp

< 3 tháng

tổng

I

Nghề Nông nghiệp

70

0

70

0

0

0

120

0

120

200

0

200

0

456

456

390

456

846

1

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

 

 

0

 

 

0

40

 

40

40

 

40

 

92

92

80

92

172

2

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

35

 

35

 

 

0

 

 

0

40

 

40

 

 

0

75

0

75

3

Nuôi và phòng trị bệnh cho gà

 

 

0

 

 

0

40

 

40

40

 

40

 

104

104

80

104

184

4

Trồng và nhân giống nấm

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

5

Vi nhân giống hoa

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

30

30

0

30

30

6

Trồng Rau an toàn

35

 

35

 

 

0

 

 

0

40

 

40

 

100

100

75

100

175

7

Nuôi thâm canh thủy sản nước ngọt

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

30

30

0

30

30

8

Quản lý dịch hại tổng hợp

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

60

60

0

60

60

9

Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi

 

 

0

 

 

0

40

 

40

40

 

40

 

40

40

80

40

120

II

Nghề Phi Nông nghiệp

18

0

18

0

0

0

97

0

97

0

0

0

0

0

0

115

0

115

1

Thiết kế tạo mẫu tóc

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

2

Hàn điện

18

 

18

 

 

0

14

 

14

 

 

0

 

 

0

32

0

32

3

Kỹ thuật gò hàn nông thôn

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

4

Nguội căn bản

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

5

Tiện ren

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

6

Sửa chữa cơ điện nông thôn

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

7

Sửa chữa điện thoại di động

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

8

Sửa chữa Tivi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

9

Sửa chữa bảo trì tủ lạnh và điều

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

10

Lắp đặt điện nội thất

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

11

Sửa chữa máy tính phần cứng

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

12

Móc thủ công

 

 

0

0

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

13

Ren thủ công

 

 

0

0

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

14

Đan lát thủ công

 

 

0

0

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

15

Sửa chữa, lắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình

 

 

0

 

 

0

47

 

47

 

 

0

 

 

0

47

0

47

16

Hàn hơi và Inox

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

17

Sửa chữa trang thiết bị nhiệt gia đình

 

 

0

 

 

0

24

 

24

 

 

0

 

 

0

24

0

24

18

Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp

 

 

0

 

 

0

12

 

12

 

 

0

 

 

0

12

0

12

19

Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

20

Kỹ thuật gia công bàn ghế

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

0

0

0

III

Cộng hai nhóm

88

0

88

0

0

0

217

0

217

200

0

200

0

456

456

505

456

961

 

hòa nhiệt độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 3

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH TÊN NGHỀ, NHÓM NGHỀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Kế hoạch số: 83/KH ngày 22 tháng 03 năm 2024 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

STT

Tên nghề theo Danh mục nghề của UBND tỉnh

(QĐ số 1316 ngày 4 tháng 5 năm 2017)

Tên nghề/nhóm nghề tương đương

I

CÁC NGHỀ NÔNG NGHIỆP

 

1

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

Chăn nuôi gia súc, gia cầm/Thú y/Chăn nuôi thú y/Chăn nuôi, khuyến nông

2

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

Chăn nuôi gia súc, gia cầm/Thú y/Chăn nuôi thú y/Chăn nuôi, khuyến nông

3

Nuôi và phòng trị bệnh cho gà

Chăn nuôi gia súc, gia cầm/Thú y/Chăn nuôi thú y/Chăn nuôi, khuyến nông

4

Trồng và nhân giống nấm

Trồng trọt

5

Vi nhân giống hoa

Trồng trọt

6

Trồng Rau an toàn

Trồng trọt

7

Nuôi thâm canh thủy sản nước ngọt

Nuôi trồng thủy sản

8

Quản lý dịch hại tổng hợp

Bảo vệ thực vật

9

Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi

Thú y/Chăn nuôi thú y

II

CÁC NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP

 

1

Thiết kế tạo mẫu tóc

Cắt tóc-làm đầu

2

Hàn điện

Hàn/Hàn 3G/Hàn 6G/Hàn Kim loại màu và hợp kim/Hàn công nghệ cao/Gò, hàn/Hàn inox

3

Kỹ thuật gò hàn nông thôn

Nguội/ Gò, hàn/ Tiện/Phay - bào/ Nguội sửa chữa máy công cụ/ Cắt gọt kim loại/Cắt gọt kim loại trên máy công cụ/Cắt gọt kim loại trên máy CNC

4

Nguội căn bản

5

Tiện ren

6

Sửa chữa cơ điện nông thôn

Cơ điện nông thôn/ Điện dân dụng/Điện công nghiệp và dân dụng/Kỹ thuật Điện

7

Sửa chữa điện thoại di động

Điện tử dân dụng/ Sửa chữa điện tử

8

Sửa chữa Tivi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số

Điện tử dân dụng/ Sửa chữa điện tử

9

Sửa chữa bảo trì tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ

Kỹ thuật máy lạnh điều hòa không khí/Điện lạnh

10

Lắp đặt điện nội thất

Lắp đặt điện/Điện dân dụng/Điện Công nghiệp và dân dụng/Kỹ thuật Điện

11

Sửa chữa máy tính phần cứng

Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính

12

Móc thủ công

Thêu ren, thêu móc

13

Ren thủ công

Thêu ren, thêu móc

14

Đan lát thủ công

Mây-Tre đan

15

Sửa chữa, lắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình

Điện - nước/Cấp, thoát nước

16

Hàn hơi và Inox

Hàn/Hàn 3G/Hàn 6G/Hàn Kim loại màu và hợp kim/Hàn công nghệ cao/Gò, hàn/Hàn inox

17

Sửa chữa trang thiết bị nhiệt gia đình

Điện dân dụng/Điện tử dân dụng/Điện công nghiệp và dân dụng/Kỹ thuật Điện

18

Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp

19

Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ

Điện dân dụng/Điện-nước/Kỹ thuật Điện/Điện công nghiệp và dân dụng/Điện công nghiệp

20

Kỹ thuật gia công bàn ghế

Mộc/Mộc mỹ nghệ

 

Biểu số 4

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA ĐÀO TẠO SƠ CẤP VÀ DƯỚI 3 THÁNG CHO LAO ĐỘNG VĨNH PHÚC NĂM 2024 (ĐỂ THAM KHẢO)
(Kèm theo Kế hoạch số: 83/KH ngày 22 tháng 03 năm 2024 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

STT

TÊN ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO

STT

TÊN ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO

1

Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

10

Trung tâm GDNN-GDTX Tam Dương

2

Trường CĐ Kinh tế- Kỹ thuật Vĩnh Phúc

11

Trung tâm GDNN-GDTX Tam Đảo

3

Trường CĐN Việt Xô số 1

12

Trung tâm GDNN-GDTX Phúc Yên

4

Trường CĐ Cơ khí Nông nghiệp

13

Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc

5

Trường CĐ Công nghiệp và Thương mại

14

Trung tâm GDNN-GDTX Bình Xuyên

6

Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội

15

Trung tâm GDNN-GDTX Vĩnh Tường

7

Trung cấp Kinh doanh và Quản lý Tâm Tín

16

Trung tâm GDNN-GDTX Lập Thạch

8

Trường TC nghề Kỹ thuật Xây dựng và Nghiệp vụ

17

Trung tâm Dạy Nghề trợ giúp người khuyết tật và người nghèo Vĩnh Phúc

9

Trung tâm GDNN Minh Tiến

18