- 1 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng
- 2 Thông tư 38/2017/TT-BYT về danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3 Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4 Quyết định 5715/QĐ-BYT năm 2020 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt giai đoạn 2021-2025 do Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/KH-UBND | Lào Cai, ngày 02 tháng 03 năm 2021 |
TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TỈNH LÀO CAI NĂM 2021
Thực hiện Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc; Thông tư số 34/TT-BYT ngày 12/11/2018 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; Quyết định số 5715/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 4389/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch tiêm chủng mở rộng tỉnh Lào Cai năm 2021, cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng bệnh, duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 01 tuổi, trẻ trên 01 tuổi tiêm Sởi-Rubella (MR) và Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT4), phụ nữ có thai (PNCT). Giảm tỷ lệ mắc, chết những bệnh truyền nhiễm, không để dịch bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) xảy ra. Bảo vệ thành quả thanh toán Bại liệt, duy trì loại trừ uốn ván sơ sinh trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, thị xã và phòng khám đa khoa khu vực có tỷ lệ sinh cao.
2.1. Chỉ tiêu tiêm chủng:
- Trên 95% trẻ dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin để phòng 08 bệnh truyền nhiễm (Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Hib, Bại liệt, Sởi).
- Trên 95% trẻ em từ 01 đến 03 tuổi được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản theo lịch tiêm chủng.
- Trên 85% phụ nữ có thai được tiêm đủ từ 02 mũi vắc xin phòng bệnh uốn ván trở lên theo đúng khoảng cách và thời gian quy định.
- Trên 85% số trẻ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, thị xã và một số phòng khám có tỷ lệ sinh cao được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.
- Trên 95% trẻ 18 tháng tuổi được tiêm vắc xin DPT mũi 4 và vắc xin sởi- rubella (MR).
- Tổ chức triển khai tiêm chủng mở rộng thường xuyên 12/12 tháng tại tất cảc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
- Triển khai tiêm bổ sung 01 mũi vắc xin bại liệt (IPV) trên quy mô tỉnh cho các trẻ sinh ra từ ngày 01/3/2016 đến ngày 28/02/2018 chưa được tiêm vắc xin IPV trong tiêm chủng thường xuyên, đạt tỷ lệ ≥ 90%.
2.2. Chỉ tiêu mắc bệnh và giám sát bệnh trong TCMR:
a) Liệt mềm cấp/bại liệt
- Không có ca mắc bại liệt hoang dại.
- Tỷ lệ phát hiện liệt mềm cấp (LMC): > 01ca/100.000 trẻ dưới 15 tuổi (03 ca/năm). Đảm bảo được điều tra, lấy đủ mẫu phân và điều tra di chứng đúng quy định.
- Trên 100% huyện, thành phố, thị xã có báo cáo giám sát LMC đầy đủ và đúng hạn.
b) Chết sơ sinh/uốn ván sơ sinh (UVSS)
- Dưới 01 ca UVSS/1.000 trẻ đẻ sống/huyện (thành phố, thị xã).
- 100% các ca chết sơ sinh được giám sát về uốn ván sơ sinh đúng, đủ theo quy định.
c) Sởi:
- Giám sát phát hiện ≤02 ca nghi sởi/100.000 dân/9 huyện, thành phố, thị xã.
- Trên 80% ca nghi sởi được điều tra trong vòng 24 giờ.
- Trên 90% ca nghi sởi được lấy mẫu huyết thanh đúng quy định.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo về phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tiêm chủng phòng bệnh.
- Các sở ban ngành tích cực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và theo ngành dọc công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác tiêm chủng mở rộng.
- Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các quy trình chuyên môn trong tiêm chủng mở rộng. Xây dựng các kế hoạch, văn bản chuyên ngành tới toàn thể các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện tốt công tác tiêm chủng phòng bệnh trên địa bàn. Thực hiện quản lý tiêm chủng theo hệ thống quản lý phần mềm tiêm chủng quốc gia.
2.1. Tiêm chủng thường xuyên
a) Phạm vi thực hiện:
Thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh tại 769 điểm tiêm chủng. Trong đó:
- 152 điểm tiêm chủng cố định tại tuyến xã.
- 605 điểm tiêm chủng lưu động.
- 12 điểm tiêm VGB 24h tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên địa bàn tỉnh.
b) Đối tượng tiêm chủng:
- Trẻ dưới 1 tuổi:
Tiêm viêm VGB trong vòng 24 giờ đầu sau sinh: tại 12 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, thị xã (bao gồm công lập và tư nhân), và một số PKĐK khu vực có nhiều trẻ sinh tại phòng khám.
Tiêm chủng vắc xin tạo miễn dịch cơ bản phòng 08 bệnh truyền nhiễm gồm: BCG; DPT-VGB-Hib; Bại liệt và Sởi. Tiếp tục triển khai tiêm vắc xin IPV (vắc xin tiêm phòng bệnh bại liệt) cho trẻ đủ 05 tháng tuổi theo chỉ đạo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Trẻ đủ 18 tháng tuổi: tiêm 01 liều MR phòng bệnh Sởi- Rubella và DPT4 phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván.
- Trẻ 07 tuổi (sinh năm 2014, đang học lớp 02): tiêm 01 liều vắc xin Td phòng bệnh uốn ván - bại liệt.
- Phụ nữ có thai: Tiêm đủ liều vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai (UV2 ).
c) Thời gian thực hiện:
- Duy trì 12/12 tháng, vào khoảng từ ngày 01 đến ngày 10 hàng tháng
- Riêng tiêm vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi: chỉ tiêm 1 lần trong năm, thực hiện ngay khi được Trung ương cấp vắc xin.
2.2. Tiêm bổ sung vắc xin bại liệt (IPV)
a) Phạm vi thực hiện: Toàn tỉnh.
b) Đối tượng: trẻ sinh ra từ ngày 01/3/2016 đến ngày 28/02/2018 chưa được tiêm vắc xin IPV trong tiêm chủng thường xuyên.
Không tiêm vắc xin IPV cho những đối tượng đã được tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt trước đây.
c) Thời gian dự kiến: tháng 3 năm 2021. (có kế hoạch chi tiết riêng)
3. Đào tạo, tập huấn, tổng kết
3.1. Đào tạo, tập huấn
- Số lớp tập huấn: 10 lớp (tuyến tỉnh: 01; tuyến huyện: 09)
- Số lượng: 505 người (tuyến tỉnh: 49 người; tuyến huyện: 456 người)
- Thành phần:
Cán bộ chuyên trách tiêm chủng, thủ kho tại Trung tâm Y tế huyện, thành phố, thị xã; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực.
Cán bộ phụ trách tiêm VGB sơ sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện Sản Nhi tỉnh và các bệnh viện đa khoa huyện/thị xã.
Cán bộ phụ trách hoạt động tiêm chủng dịch vụ tại Trung tâm Y tế các tuyến.
- Thời gian: Mỗi lớp 2 ngày, dự kiến thực hiện từ tháng 3-6/2021.
- Địa điểm: Tại tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã.
- Giảng viên: Cán bộ khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
3.2. Tổng kết
- Thời gian: 01 ngày, thực hiện tháng 12/2021.
- Địa điểm: tại Thành phố Lào Cai.
- Số lượng: 62 người.
- Tổ chức truyền thông trên hệ thống thông tin đại chúng: Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh truyền hình huyện/thị xã, loa truyền thông tuyến xã); tuyên truyền tại cộng đồng với nhiều hình thức như: Băng zôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp phích, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về lợi ích của công tác tiêm chủng mở rộng, các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng, để người dân hiểu và tích cực, chủ động tham gia công tác tiêm chủng.
- Cung cấp tài liệu về TCMR cho Trung tâm Y tế huyện, thành phố để triển khai hoạt động truyền thông về tiêm chủng mở rộng và các các kế hoạch tiêm chủng bổ sung năm 2021 (nếu có).
5.1. Giám sát hoạt động quản lý và tổ chức thực hiện TCMR các tuyến
- Nội dung: kiểm tra, giám sát hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc trong công tác quản lý và tổ chức triển khai thực hiện dự án Tiêm chủng mở rộng tại tuyến huyện và xã và công tác quản lý Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
- Mỗi huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn được giám sát ít nhất 01 lần/tháng trong 12 tháng.
5.2. Giám sát, điều tra các bệnh truyền nhiễm thuộc TCMR
- Nội dung: Điều tra giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp mắc/ nghi mắc các bệnh thuộc TCMR như bệnh Liệt mềm cấp, sởi/rubella, uốn ván sơ sinh, Bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, …
- Trách nhiệm thực hiện: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/Trung tâm Y tế huyện phối hợp với các đơn vị điều trị cùng cấp giám sát phát hiện, điều tra và lấy mẫu bệnh phẩm ca bệnh. Mẫu bệnh phẩm cùng phiếu điều tra, phiếu xét nghiệm chuyển về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật theo quy định.
5.3. Giám sát phản ứng sau tiêm chủng
- Giám sát việc thực hiện theo quy trình tiêm chủng an toàn và các phản ứng sau tiêm chủng (gồm phản ứng thông thường và tai biến nặng).
- Báo cáo kết quả giám sát thực hiện hàng tháng từ tuyến xã đến tuyến huyện, tuyến tỉnh theo đúng quy định của chương trình.
- Khi có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng cần có biện pháp xử trí kịp thời, đồng thời báo cáo ngay cho Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá phản ứng nặng sau tiêm chủng tuyến tỉnh để phối hợp hoạt động đáp ứng theo quy định.
IV. ĐỐI TƯỢNG, VẬT TƯ, KINH PHÍ
1. Đối tượng: Phụ lục 1, Phụ lục 2 (kèm theo kế hoạch)
2. Vật tư, vắc xin:
- Vắc xin: Trung ương cấp.
- Vật tư: Trung ương cấp 06 tháng đầu năm 2021; 06 tháng cuối năm địa phương cấp.
3. Kinh phí: Nguồn kinh phí Trung ương cấp, kinh phí địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Y tế
- Là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh;
- Lập kế hoạch chi tiết về chuyên môn, chỉ đạo các đơn vị trực y tế trực thuộc triển khai các hoạt động điều tra, rà soát các đối tượng, đảm bảo vắc xin, vật tư y tế, đảm bảo về nhân lực cho công tác tiêm chủng mở rộng. Chỉ đạo việc tiêm chủng đảm bảo hiệu quả, an toàn và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn trong quá trình thực hiện, phát hiện các khó khăn vướng mắc để chỉ đạo giải quyết. Định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc tuyên truyền trong các nhà trường và cộng đồng về công tác tiêm chủng mở rộng.
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố, các nhà trường trong và ngoài công lập phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc điều tra, rà soát các đối tượng là học sinh, phối hợp trong việc tổ chức tiêm chủng cho các cháu.
3. Sở Thông tin - Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong công tác tiêm chủng mở rộng. Tăng thời lượng phát sóng, mở các chuyên mục về công tác tiêm chủng mở rộng.
4. Sở Tài chính
- Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố, đảm bảo kinh phí và sử dụng kinh phí cho công tác tiêm chủng mở rộng.
5. Báo Lào Cai, Đài phát thanh- Truyền hình tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc truyền thông nâng cao nhận thức người dân về công tác tiêm chủng mở rộng.
6. Các sở, ban, ngành khác thuộc UBND tỉnh
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc tuyên truyền, vận động các gia đình, các đối tượng đi tiêm chủng thường xuyên theo đúng kế hoạch.
7. Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, các ngành, cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, vận động các đối tượng đi tiêm đúng kế hoạch.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp tại địa phương mình và tổ chức triển khai thực hiện cho hiệu quả.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tại xã. Chỉ đạo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về lợi ích của tiêm chủng mở rộng tại cơ sở bảo đảm rộng khắp, hiệu quả.
- Bảo đảm nguồn kinh phí từ ngân sách được giao cho công tác tiêm chủng mở rộng và ứng dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
- Định kỳ tổng hợp kết quả tiêm chủng mở rộng và báo cáo Sở Y tế theo đúng quy định.
Trên đây là kế hoạch tiêm chủng mở rộng, triển khai công tác tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể tỉnh; các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 3333/QĐ-UBND phê duyệt hỗ trợ kinh phí hoạt động tiêm chủng mở rộng năm 2016 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2 Quyết định 591/QĐ-UBND năm 2019 về định mức, thiết bị lạnh bảo quản, vận chuyển vắc xin trong tiêm chủng mở rộng tuyến tỉnh, huyện, xã của tỉnh Quảng Trị
- 3 Quyết định 3111/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt về danh mục tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng khác là thiết bị lạnh bảo quản, vận chuyển vắc xin trong tiêm chủng mở rộng tuyến tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Kế hoạch 4911/KH-UBND về hoạt động Dự án Tiêm chủng mở rộng tỉnh Đắk Lắk năm 2021
- 5 Kế hoạch 88/KH-UBND về công tác tiêm chủng mở rộng tỉnh Lào Cai năm 2022
- 6 Kế hoạch 2471/KH-UBND triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2022