Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 961/KH-BHXH

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016-2020 CỦA NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2016-2020 và Công văn số 5316/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2016-2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm giai đoạn 2016-2020 như sau:

Phần 1.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015

A. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

- Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi để BHXH Việt Nam triển khai thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT). Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2011-2020; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Sau hơn một năm thực hiện, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về công tác BHXH, BHYT đã có chuyển biến tích cực; công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Trung ương cũng như của các cấp ủy, chính quyền địa phương đã quyết liệt hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân về vị trí, vai trò của chính sách BHXH, BHYT cũng như quyền lợi, trách nhiệm trong việc tham gia BHXH, BHYT đã có bước chuyển biến cơ bản.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, các bộ, ngành ở Trung ương, cấp ủy chính quyền địa phương luôn quan tâm phối hợp chặt chẽ với BHXH Việt Nam để tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

- Công tác cải cách hành chính tiếp tục được triển khai có hiệu quả; các quy định, quy chế quản lý của Ngành được xây dựng, bổ sung hoàn thiện phù hợp với thực tiễn. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, thực hiện cơ chế một cửa, rà soát giảm các thủ tục hành chính không cần thiết đã góp phần công khai minh bạch các quy định, quy trình quản lý, hạn chế nhũng nhiễu tiêu cực của công chức, viên chức, tạo thuận lợi cho người lao động, nhân dân tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT.

2. Khó khăn

- Kinh tế phục hồi còn chậm, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn cao. Đặc biệt, năm 2014, sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các đối tượng xấu tại các khu công nghiệp thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Tĩnh lợi dụng diễu hành phản đối Trung Quốc để phá hoại tài sản của các doanh nghiệp ở các địa phương này, tác động đến an ninh chính trị và kinh tế - xã hội và việc thực hiện nhiệm vụ của Ngành.

- Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT đạt kết quả chưa cao; tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng BHXH, BHYT tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của Ngành.

- Tình trạng lạm dụng các chế độ BHXH, BHYT còn xảy ra ở một số địa phương. Rõ nhất là lạm dụng chế độ ốm đau, thai sản; lạm dụng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT vẫn xảy ra ở nhiều cơ sở KCB. Công tác quản lý giá thuốc còn nhiều bất cập, nhiều địa phương vẫn chưa chấp hành tốt các quy định về đấu thầu thuốc dẫn đến tình trạng chênh lệch về giá thuốc giữa các cơ sở KCB trong một tỉnh và giữa các tỉnh với nhau.

- Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành còn ít; việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT như trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức.

- Cơ sở vật chất của Ngành còn quá thiếu, nhất là trụ sở làm việc ở nhiều đơn vị, chật chội, xuống cấp; công nghệ thông tin (CNTT) còn lạc hậu nguồn vốn đầu tư những năm qua có bố trí tăng nhưng không đáng kể so với nhu cầu.

B. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHỦ YẾU

I. Tình hình thực hiện chính sách BHXH

1. Đối tượng tham gia và số thu BHXH

1.1. Đối tượng tham gia BHXH

Việc luật hóa chế độ chính sách BHXH có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH đạt hiệu quả. Số người tham gia BHXH tăng từ 10.201 nghìn người năm 2011 lên 11.057 nghìn người năm 2013, tương ứng tăng 8,39%, trong đó, BHXH bắt buộc tăng 7,76%, BHXH tự nguyện tăng 75%; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tăng 8,2%.

Ước thực hiện năm 2014, tổng số người tham gia BHXH, BHTN là 11.647 nghìn người, đạt 102% kế hoạch của Ngành. Trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 11.451 nghìn người, BHXH tự nguyện là 196 nghìn người, BHTN là 9.213 nghìn người.

Dự kiến năm 2015, tổng số người tham gia BHXH, BHTN là 11.983 nghìn người. Trong đó có 11.733 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc; 250 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện và 9.851 nghìn người tham gia BHTN.

1.2. Tình hình thu BHXH

BHXH Việt Nam luôn hoàn thành đạt và vượt mức dự toán thu BHXH được giao hàng năm, năm sau cao hơn năm trước.

- Năm 2013, số thu là 117.296 tỷ đồng, tăng 69,9% so với năm 2011, trong đó:

+ Số thu BHXH bắt buộc là 106.305 tỷ đồng, vượt 4,08% so với kế hoạch, tăng 71,3% so với cùng kỳ năm 2011, tương ứng với số thu tăng 44.246 tỷ đồng;

+ Số thu BHXH tự nguyện là 556 tỷ đồng, vượt 3,5% kế hoạch, tăng 121,51% so với cùng kỳ năm 2011, tương ứng với số thu tăng 305 tỷ đồng;

+ Số thu BHTN là 10.435 tỷ đồng, vượt 5,94% kế hoạch; tăng 54,66% so với cùng kỳ năm 2011, tương ứng với số thu tăng 3.688 tỷ đồng;

- Ước thực hiện năm 2014, số thu BHXH đạt 142.999 tỷ đồng, tăng 25.704 tỷ đồng so với năm 2013 (tương ứng tỷ lệ tăng 18%) trong đó thu BHXH bắt buộc là 130.059 tỷ đồng, thu BHXH tự nguyện là 712 tỷ đồng và thu BHTN là 11.813 tỷ đồng.

- Dự kiến năm 2015, số thu BHXH là 145.637 tỷ đồng, tăng 2.637 tỷ đồng so với năm 2014 (tương ứng tỷ lệ tăng 1,8%) trong đó thu BHXH bắt buộc là 136.027 tỷ đồng, thu BHXH tự nguyện là 897 tỷ đồng, thu BHTN là 8.416 tỷ đồng (Năm 2015 kết dư quỹ BHTN còn lớn nên NSNN không hỗ trợ 1% BHTN như các năm trước).

1.3. Tình hình nợ BHXH

Tình trạng nợ BHXH, BHTN diễn ra ở hầu hết các địa phương và có chiều hướng gia tăng qua các năm cả về số đơn vị, số tiền nợ, phổ biến nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ gia đình cá thể...

- Năm 2011 số tiền nợ BHXH, BHTN là 4.291 tỷ đồng, tỷ lệ nợ so số phải thu BHXH, BHTN chiếm 6,2%. Năm 2012 số tiền nợ BHXH, BHTN là 5.939 tỷ đồng, tỷ lệ nợ so số phải thu là 6,03%. Năm 2013 số tiền nợ BHXH, BHTN là 6.829 tỷ đồng, tỷ lệ nợ so số phải thu là 5,81%

- Năm 2014, nợ BHXH là 5.578 tỷ đồng, bằng 4,93% tổng số phải thu, giảm 10,8% so với năm 2013, tương ứng với số nợ giảm là 678 tỷ đồng. Nợ BHTN là 336 tỷ đồng, bằng 2,95% tổng số phải thu, giảm 41,3% so với năm 2013, tương ứng với số giảm là 237 tỷ đồng.

2. Tình hình giải quyết và chi trả chế độ BHXH

2.1. Công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH

Từ năm 2011 đến hết năm 2013, ngành BHXH đã giải quyết cho 399.399 người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng (trong đó 321.418 người hưởng lương hưu); 2.052.053 lượt người hưởng các chế độ BHXH một lần (trong đó có 1.715.139 người hưởng BHXH một lần); 13.346.702 lượt người hưởng trợ cấp ốm đau; 3.149.147 lượt người hưởng trợ cấp thai sản; 762.177 lượt người hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Năm 2014, toàn Ngành giải quyết cho 8.012.818 lượt người hưởng chế độ BHXH, tăng 432.578 lượt người (5,7%) so với năm 2013. Trong đó: 125.354 người hưởng BHXH hàng tháng; 582.085 lượt người hưởng trợ cấp 1 lần; 796.636 lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp; 6.508.742 triệu lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe.

Việc giải quyết chế độ chính sách cho người lao động được các địa phương thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy định của chính sách, thủ tục hành chính được từng bước rút gọn, tạo thuận lợi cho người lao động. Công tác quản lý biến động của đối tượng thụ hưởng được tăng cường.

Trong năm 2014, việc phối hợp với các cơ quan có liên quan để tham mưu, giải quyết chế độ cho người lao động tại một số địa phương khi doanh nghiệp gặp thiệt hại, hỏa hoạn, do hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quá khích khi phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam được triển khai thực hiện kịp thời.

2.2. Kết quả thực hiện chi trả chế độ BHXH

Hàng năm, hệ thống BHXH Việt Nam chi trả các chế độ BHXH, BHTN chủ yếu bằng tiền mặt cho trên 2,5 triệu lượt người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trên 500 ngàn người hưởng trợ cấp 1 lần và trên 6 triệu lượt người hưởng các chế độ ngắn hạn; trên 500 ngàn người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người lao động đã đi vào nề nếp, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo an toàn về tiền mặt.

- Năm 2013 tổng số chi BHXH là 121.800 tỷ đồng, tăng 56,07% so với năm 2011 tương ứng tăng 43.759 tỷ đồng. Trong đó:

+ Chi BHXH bắt buộc từ nguồn Ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo là 42.199 tỷ đồng, tăng 29,23% so với cùng kỳ năm 2011 tương ứng tăng 9.545 tỷ đồng.

+ Chi từ nguồn quỹ BHXH bắt buộc là 75.590 tỷ đồng, tăng 70,88% so với cùng kỳ năm 2011 tương ứng tăng 31.353 tỷ đồng.

+ Chi từ quỹ BHXH tự nguyện là 100 tỷ đồng, tăng 316,67% so với cùng kỳ năm 2011 tương ứng tăng 76 tỷ đồng.

+ Chi từ quỹ BHTN là 3.911 tỷ đồng, tăng 247,34% so với cùng kỳ năm 2011 tương ứng tăng 2.785 tỷ đồng.

- Ước thực hiện chi năm 2014 là 134.907,9 tỷ đồng, trong đó:

+ Chi BHXH bắt buộc từ nguồn NSNN: 44.113,3 tỷ đồng, tăng 1.913,7 tỷ đồng (4,5%) so với  cùng kỳ năm 2013.

+ Chi BHXH bắt buộc từ nguồn quỹ BHXH: 86.106,6 tỷ đồng, tăng 10.517 tỷ đồng (13,91%) so với cùng kỳ năm 2013.

+ Chi từ quỹ BHXH tự nguyện: 160,3 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng (59,8%) so với cùng kỳ năm 2013.

+ Chi từ quỹ BHTN: 4.528 tỷ đồng, tăng 617 tỷ đồng (15,8%) so với cùng kỳ năm 2013.

- Dự kiến chi năm 2015 là 146.750 tỷ đồng, trong đó:

+ Chi từ nguồn NSNN đảm bảo: 40.600 tỷ đồng (chưa tính đến khoản tăng lương 8% theo Nghị quyết số 78/2014/QH13)

+ Chi từ quỹ BHXH bắt buộc: 101.552 tỷ đồng

+ Chi từ quỹ BHXH tự nguyện: 190 tỷ đồng

+ Chi từ quỹ BHTN: 4.408 tỷ đồng

3. Đánh giá chung

3.1. Kết quả đạt được

- Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN và số thu hàng năm đều hoàn thành đạt và vượt mức kế hoạch đề ra; năm sau cao hơn năm trước.

- Việc giải quyết chế độ cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHTN luôn được toàn Ngành quan tâm giải quyết kịp thời, đầy đủ theo đúng chế độ và đảm bảo an toàn.

- Việc tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 đã phát huy tác dụng, các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn, tạo thuận lợi cơ bản cho công tác thực hiện BHXH.

- BHXH các tỉnh đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và phối hợp với các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn, nhất là việc thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động; tuyên truyền chính sách BHXH đến đông đảo người lao động và nhân dân.

- BHXH Việt Nam đã ban hành thống nhất quy định về quy trình quản lý thu, cấp sổ BHXH, giúp công tác quản lý đối tượng, đôn đốc thu, quản lý tiền thu gắn chặt với các hoạt động nghiệp vụ khác như cấp sổ BHXH, giải quyết chế độ BHXH và ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH nói chung và thu BHXH bắt buộc nói riêng.

- Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam được thực hiện quyết liệt và đạt kết quả tốt, góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính về BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia. Công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được BHXH các tỉnh, thành phố chú trọng triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHXH và là cơ sở để cơ quan BHXH các cấp đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác.

- Nhìn chung thời gian qua, NSNN đã đảm bảo cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí chi BHXH bắt buộc; việc tiếp nhận giải quyết hồ sơ hưởng các chế độ BHXH và thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, một lần trong toàn hệ thống đã đi vào nề nếp và có nhiều cải tiến, thông qua việc đa dạng hóa phương thức chi trả, đảm bảo kịp thời, thuận lợi, đúng chế độ chính sách và đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng.

- Lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của các đối tượng được chi trả đầy đủ, kịp thời thông qua nhiều hình thức phù hợp, trong đó gần 2 triệu người nhận qua hệ thống bưu điện, gần 190 ngàn người nhận qua thẻ ATM (tại 09 ngân hàng thương mại). Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống bưu điện đã đi vào nề nếp, đảm bảo an toàn tiền mặt.

3.2. Về hạn chế

a) Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN

- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mặc dù tốc độ gia tăng nhưng vẫn còn thấp hơn so với đối tượng bắt buộc phải tham gia (hiện nay chưa xác định chính xác được số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc theo Luật), số chưa tham gia tập trung chủ yếu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã; hộ kinh doanh có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là người lao động tham gia BHXH bắt buộc khi nghỉ việc còn thiếu thời gian để hưởng chế độ hưu trí; người có thời gian tham gia BHXH bắt buộc không liên tục. Số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp so với tiềm năng và không đồng đều giữa các địa phương, nguyên nhân chính là do xuất phát điểm về kinh tế rất thấp và quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện thấp so với người tham gia BHXH bắt buộc.

- Chế độ BHTN đo hai hệ thống cơ quan thực hiện (ngành BHXH và ngành Lao động - Thương bình và Xã hội), do đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai Ngành để đảm bảo quá trình tổ chức thực hiện thuận lợi, tránh gây phiền hà cho người lao động.

- Ý thức trách nhiệm chủ sử dụng lao động trong việc tham gia BHXH còn hạn chế, nhất là các đơn vị khu vực ngoài Nhà nước.

- Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế trong nhiều năm gần đây, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh dẫn đến cắt giảm lao động nên mặc dù áp dụng các giải pháp đồng bộ để phát triển đối tượng nhưng tỷ lệ tăng vẫn còn ở mức khiêm tốn.

b) Công tác thu BHXH, BHTN

- Nhiều doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh dẫn đến phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động nên không có khả năng đóng BHXH, BHYT cho người lao động.

- Quy định việc xử lý vi phạm còn có nhiều bất cập, mức xử phạt còn nhẹ; lãi suất phạt nộp chậm thấp hơn lãi suất doanh nghiệp đi vay của ngân hàng thương mại; cơ quan BHXH không có thẩm quyền xử phạt và chỉ nhắc nhở nên tác dụng ngăn ngừa, răn đe đối với các hành vi vi phạm Luật còn hạn chế.

c) Công tác chi trả chính sách BHXH, BHTN

- Số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng thấp (chiếm khoảng 5% so với số người hưởng hàng tháng) do thói quen dùng tiền mặt của người dân và do hệ thống ngân hàng chưa phát triển phổ biến các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong phạm vi cả nước.

- Nhiều đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH hoặc không kịp thời tiếp nhận hồ sơ để giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, sau thời gian dài mới đề nghị BHXH giải quyết, quyết toán nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về nội dung này nên còn vướng mắc trong việc giải quyết quyền lợi cho người lao động.

II. Tình hình thực hiện chính sách BHYT

1. Đối tượng tham gia BHYT

Năm 2011, tổng số người tham gia BHYT là 57,08 triệu người, tỷ lệ bao phủ khoảng 64,98% dân số; năm 2012 là 59,0 triệu người, tăng 10% so với năm 2011, bao phủ 66,4% dân số; năm 2013 là 61,8 triệu người tăng 4,7% so với năm 2012, bao phủ 68,8% dân số.

Tính đến ngày 31/12/2014, số người tham gia BHYT là 64,6 triệu người chiếm 71% dân số; so với năm 2010, số người tham gia BHYT tăng thêm 10,3%, tương đương 11,9 triệu người, bình quân tăng 2,6%/năm.

Dự kiến năm 2015 có 67,6 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt khoảng 73,8% dân số.

Nhiều tỉnh cơ bản đã đạt được BHYT toàn dân, tập trung chủ yếu ở các địa phương khu vực miền núi phía Bắc, nơi phần lớn đối tượng được ngân sách nhà nước mua BHYT. Tỷ lệ tham gia giữa các nhóm đối tượng cũng có sự chênh lệch, nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT cao (đạt gần 100%) là người lao động khu hành chính sự nghiệp, đối tượng được NSNN hoặc quỹ BHXH đóng toàn bộ kinh phí mua BHYT như người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghỉ hưởng chế độ hưu trí mất sức và các đối tượng bảo trợ xã hội khác. Người lao động ở khu vực ngoài nhà nước, người tự nguyện tham gia BHYT và người cận nghèo có tỷ lệ tham gia thấp.

2. Tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng quỹ BHYT

Cùng với tốc độ gia tăng đối tượng tham gia BHYT, thu chi quỹ BHYT cũng gia tăng hàng năm. Tốc độ gia tăng chi KCB BHYT bình quân cao hơn so với tốc độ tăng thu BHYT bình quân.

Năm 2011, số thu BHYT đạt 29.369 tỷ đồng (tăng 14,99% so với năm 2010); năm 2012 là 40.176 tỷ đồng (tăng 36,8% so với năm 2011); năm 2013 là 48.233 tỷ đồng (tăng 20,05% so với năm 2012). Thu BHYT năm 2014 ước đạt 55.144,2 tỷ đồng, tăng 6.947,8 tỷ đồng (14,4%) so với năm 2013; nợ BHYT năm 2014 là 1.364,5 tỷ đồng (trong đó số tiền ngân sách các địa phương chưa chuyển là 670,6 tỷ đồng, chiếm 49,2% tổng số nợ BHYT), giảm 686,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013. Dự kiến năm 2015, số thu BHYT khoảng 58.028 tỷ đồng.

Trong năm 2011, quỹ BHYT thanh toán chi phí cho 114,4 triệu lượt người KCB nội, ngoại trú với số tiền 24.712 tỷ đồng; Năm 2012, có 121,9 triệu lượt KCB BHYT, với số chi là 32.473 tỷ đồng; Năm 2013, có 130,2 triệu lượt KCB BHYT, với số chi là 38.454 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần năm 2010); Ước chi cả năm 2014 có 135 triệu lượt KCB BHYT với số chi là 45.550 tỷ đồng; Dự kiến năm 2015 có khoảng 146 triệu lượt KCB BHYT với số chi là 58.690 tỷ đồng.

Từ năm 2011 đến nay quỹ BHYT luôn đảm bảo cân đối và có kết dư, nguồn tài chính của quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và phân cấp trong hệ thống, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý và đem lại hiệu quả cho hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ. Ước tính trong năm 2014 kết dư quỹ BHYT là 7.834 tỷ đồng (lũy kế kết dư đến cuối năm 2014 gần 33.000 tỷ).

3. Thực hiện chính sách BHYT

Công tác giám định có vai trò, vị trí rất quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ KCB BHYT nhằm mục tiêu bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người bệnh và thanh quyết toán chi phí KCB BHYT được thực hiện đúng các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện, tăng cường hiệu quả sử dụng và nâng cao khả năng cân đối quỹ KCB BHYT. Để nâng cao hiệu quả công việc, BHXH Việt Nam rất chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ giám định viên đồng thời thử nghiệm các mô hình giám định khác nhau như giám định tập trung, giám định theo chuyên đề, thí điểm phương pháp giám định theo tỷ lệ.

Từ năm 2010 đến năm 2013, toàn Ngành đã tự kiểm tra và phối hợp kiểm tra liên ngành tại các cơ sở KCB BHYT, phát hiện sai phạm và yêu cầu thu hồi về quỹ BHYT số tiền 175 tỷ đồng. Qua kiểm tra cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật về BHYT xảy ra tại nhiều nơi, một số nơi đã xảy ra tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT như Bệnh viện huyện Hoài Đức, Trung tâm cấp cứu 115, Hà Nội; Phòng khám tư nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng; Bệnh viện đa khoa tư nhân Lâm Hoa, Thái Bình. Cá biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện trường hợp bác sỹ hình thành đường dây chiếm đoạt tiền BHYT, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước và nhân dân; kê khống 1.168 đơn thuốc, chiếm đoạt gần 4 tỷ đồng quỹ BHYT.

Năm 2014, BHXH Việt Nam đã chủ động phối hợp với Bộ Y tế và các bộ; ngành liên quan tham mưu, xây dựng trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (Luật BHYT sửa đổi); đồng thời tích cực tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tuyên truyền, phổ biến, triển khai, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Trong năm 2014, BHXH các tỉnh, thành phố đã ký hợp đồng KCB với 2.111 cơ sở y tế (gồm 52 cơ sở tuyến Trung ương, 619 cơ sở tuyến tỉnh, 1.173 cơ sở tuyến huyện và tương đương; 267 đơn vị y tế cơ quan, trường học và thông qua việc ký hợp đồng với các bệnh viện, trung tâm y tế huyện đã tổ chức khám, chữa bệnh tại 10.864 trạm y tế xã). Chất lượng công tác giám định BHYT càng ngày càng được nâng lên, công tác đấu thầu mua thuốc, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khám, chữa bệnh BHYT được các địa phương triển khai tốt.

Cùng với việc đảm bảo chế độ cho người có thẻ BHYT khám, chữa bệnh, nhiều địa phương đã quan tâm đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 với nhiều hoạt động như: Xây dựng bản đồ bao phủ hộ cận nghèo; phối hợp với một số dự án hỗ trợ mua thẻ BHYT; xác định kế hoạch phát triển từng nhóm đối tượng cụ thể giao cho từng địa phương; phối hợp thực hiện BHYT học sinh, sinh viên và đề án “Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020”.

4. Tồn tại, vướng mắc

4.1. Về công tác phát triển đối tượng

- Số người tham gia BHYT tự nguyện còn thấp, tập trung chủ yếu ở những đối tượng có bệnh, ốm đau cần thẻ BHYT để đi khám bệnh. Một số đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT như người thuộc hộ cận nghèo mặc dù được NSNN hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng, các dự án và các quỹ hỗ trợ thêm, người dân chỉ đóng một phần rất nhỏ nhưng vẫn không có khả năng tài chính để tham gia BHYT.

- Tại một số địa phương một người do thuộc nhiều nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT từ nguồn NSNN nên đã được cấp trùng thẻ BHYT.

4.2. Về công tác chi trả chi phí KCB BHYT

- Việc thanh quyết toán chi phí KCB của cơ sở y tế còn những tồn tại phổ biến sau:

+ Chỉ định sử dụng các dịch vụ kỹ thuật (DVKT) rộng rãi, đặc biệt là các DVKT thực hiện bằng máy móc thiết bị đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa, nhiều cơ sở KCB còn chỉ định thực hiện vượt công suất của máy;

+ Một số cơ sở KCB đã áp giá DVKT theo mức giá phê duyệt không đúng quy định để thanh toán với cơ quan BHXH;

+ Chỉ định sử dụng thuốc bất hợp lý, sử dụng các thuốc hỗ trợ điều trị; sử dụng rộng rãi thuốc kháng sinh thuộc loại hạn chế sử dụng;

+ Thống kê số lượng DVKT, vật tư y tế sử dụng cho người bệnh nhiều hơn thực tế sử dụng; thống kê thừa, trùng lặp chi phí.

- Việc lập hồ sơ thanh toán chi phí KCB tại một số bệnh viện, nhập dữ liệu hồ sơ bệnh án điều trị vào chương trình phần mềm còn nhiều sai sót, nhầm lẫn cả về số thẻ, mã thẻ BHYT, tên bệnh nhân, ngày vào viện, ngày ra viện ...; nhiều trường hợp bị trùng mã thẻ BHYT, trùng tên, trùng ngày điều trị nội trú, ngoại trú. Một số cơ sở KCB chưa lập đầy đủ các biểu mẫu báo cáo gây khó khăn cho việc kiểm tra, đối chiếu, xác định chi phí KCB và quyết toán chi phí KCB từ nguồn BHYT. Một số bệnh viện chưa chấp hành đúng quy định về chế độ hóa đơn tài chính theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

- Do thiếu sự phối hợp giữa Sở Y tế và BHXH các tỉnh, thành phố trong công tác tham mưu xây dựng giá viện phí, dẫn đến UBND một số tỉnh phê duyệt giá viện phí tối đa, không căn cứ vào cơ cấu giá của dịch vụ kỹ thuật cũng như tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, có nhiều DVKT được phê duyệt ở mức cao hơn khung giá hoặc không có trong khung giá.

- Thanh toán thuốc ngoài danh mục quy định tại Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với một số loại thuốc; Thanh toán thuốc BHYT cao hơn giá được Bộ Y tế công bố, hoặc cao hơn giá mua vào của bệnh viện; Thanh toán chi phí thuốc đã có trong cơ cấu của các DVKT; Một số hồ sơ bệnh án, đơn thuốc bác sỹ chỉ định thuốc chưa phù hợp với chuẩn đoán.

- Chỉ định các xét nghiệm không phù hợp chẩn đoán, áp dụng dịch vụ cấp cứu sai. Thanh toán chi phí xét nghiệm không có trong danh mục. Áp sai giá xét nghiệm; tại một số BHXH tỉnh, thành phố thanh quyết toán tiền xét nghiệm HIV trong chi phí KCB BHYT chưa đúng quy định.

- Thống kê đề nghị thanh toán các DVKT nhưng không có trong Danh mục quy định. Thanh toán chi phí DVKT cao hơn quy định. Thanh toán chi phí DVKT cao, vượt tuyến chưa được quy định của Bộ Y tế. Thanh toán chi phí siêu âm màu nhưng trong hồ sơ là ảnh đen trắng, thanh toán chi phí siêu âm không phù hợp với kết quả lưu trong bệnh án; thanh toán thừa DVKT chụp, chẩn đoán hình ảnh.

- Thống kê đề nghị thanh toán vật tư y tế (VTYT) không đúng với số lượng sử dụng thực tế; một số VTYT tiêu hao không có trong danh mục, hoặc đã được kết cấu trong giá DVKT nhưng vẫn đề nghị thanh toán. Nhiều loại VTYT chưa có định mức tiêu hao nên không có cơ sở đánh giá mức độ sử dụng có hợp lý hay không, khó khăn trong việc quyết toán chi phí giữa BHXH với các cơ sở KCB BHYT đối với một số loại VTYT.

- Bệnh viện kê chi phí KCB BHYT cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện điều trị nội trú nhưng vẫn chấm công ngày làm việc.

4.3. Về công tác đấu thầu thuốc

- Không thực hiện việc chấm thầu theo quy định: Nhiều loại thuốc trúng thầu thiếu giấy chứng nhận đăng ký lưu hành của Bộ Y tế, thuốc trúng thầu có giá cao hơn giá của Cục quản lý Dược thông báo trên Website, mua thuốc chế phẩm Y học cổ truyền không có trong hồ sơ dự thầu.

- Nhiều bản lược ghi những thông tin chủ yếu của nhà dự thầu không ghi đầy đủ thông tin. Trong các tiêu thức lựa chọn nhà thầu chưa có nội dung xác định tiêu chí, thứ tự ưu tiên khi lựa chọn nhà thầu, chọn loại thuốc do vậy trong việc lựa chọn đơn vị trúng thầu, lựa chọn thuốc trúng thầu còn không nhất quán.

4.4. Về công tác giám định BHYT

- Số lượng cán bộ giám định BHYT còn thiếu, chưa tương xứng với khối lượng công việc và yêu cầu kiểm tra, rà soát, quản lý đối với chi phí KCB BHYT.

- Việc áp dụng công nghệ tin học, phần mềm thống kê KCB còn hạn chế chưa hỗ trợ nhiều cho công tác giám định, kiểm tra, quyết toán chi phí KCB; tại nhiều đơn vị, công tác kiểm tra, giám định chi phí KCB thực hiện bằng thủ công nên hiệu quả công việc còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện được các trường hợp trùng mã thẻ, trùng ngày điều trị, mã thẻ sai đối tượng ...

III. Chi quản lý bộ máy

Chi quản lý bộ máy của BHXH Việt Nam từ năm 2011 đến nay thực hiện theo Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam; Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/9/2011 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg; Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 về thực hiện thí điểm mức chi tiền lương, thu nhập đối với BHXH Việt Nam giai đoạn 2012-2015.

Năm 2011, kinh phí chi quản lý bộ máy được Thủ tướng Chính phủ giao 2.896,8 tỷ đồng, bằng 2,94% tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN.

Năm 2014, dự toán được giao 4.115 tỷ đồng, bằng 2,12% tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN.

Dự kiến chi quản lý bộ máy năm 2015 là 5.397 tỷ đồng, trong đó chi thực hiện các nhiệm vụ phát sinh trong năm 2015 là 432 tỷ đồng.

IV. Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Vốn đầu tư phát triển của BHXH Việt Nam thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được sử dụng để đầu tư xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan BHXH Việt Nam từ cấp huyện, tỉnh đến Trung ương. Vốn đầu tư phát triển của BHXH Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch hàng năm và được trích lập từ tiền lãi sinh lời hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm.

Năm 2011, phân bổ cho 143 dự án, với tổng số tiền 330,9 tỷ đồng, đạt 58,2% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao. Đến năm 2013, phân bổ cho 187 dự án, với tổng số tiền 415 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 25% so với năm 2011.

Năm 2014, phân bổ cho 160 dự án, với tổng số tiền 800 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao.

Năm 2015, dự kiến phân bổ vốn cho 231 dự án, với tổng số tiền 1.350 tỷ đồng.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011-2015

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Diễn giải

Vốn chuẩn bị đầu tư

Vốn thực hiện đầu tư

Tổng cộng

Số dự án

Số tiền

Số dự án

Số tiền

Số dự án

Số tiền

1

Năm 2011

76

29.378

67

301.536

143

330.914

2

Năm 2012

0

0

165

450.000

165

450.000

3

Năm 2013

19

21.240

168

393.760

187

415.000

4

Năm 2014

3

6.000

157

794.000

160

800.000

5

Năm 2015

47

17.600

184

1.332.400

231

1.350.000

 

Tổng cộng

 

74.218

 

3.271.696

 

3.345.914

V. Đầu tư tăng trưởng các quỹ bảo hiểm

1. Kết quả thực hiện

Số dư đầu tư quỹ hàng năm đều tăng về số tuyệt đối. Tính đến hết 31/12/2013, số dư đầu tư quỹ đã đạt 286.565,3 tỷ đồng, tăng 52.961,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012, gấp 4,16 lần so với năm 2007; số lãi thu được là 22.342,6 tỷ đồng, trong đó lãi thu được từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ là 21.937,4 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2012, đạt 114,2% so với kế hoạch Chính phủ giao đầu năm.

Tính đến 31/12/2014, số dư đầu tư các quỹ là 369.529,3 tỷ đồng, tăng 82.694 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước; lãi thu được ước đạt 25.550 tỷ đồng (bao gồm cả lãi đầu tư tự động và lãi của các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn).

Mặc dù số dư đầu tư quỹ và số lãi thu được đều tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ lãi thu được/số dư đầu tư bình quân từ 2011 trở về trước nhìn chung chưa theo kịp lạm phát, đặc biệt trong các năm 2008 và 2011. Từ 2012 đến nay, tỷ lệ lãi/số dư đầu tư bình quân từ quỹ BHXH đã vượt tỷ lệ lạm phát (đã có tăng trưởng), tỷ lệ này trong năm 2013 đã cao hơn tỷ lệ lạm phát 2,38%.

Dự kiến đến 31/12/2015, số dư đầu tư quỹ khoảng 420.500 tỷ đồng với số lãi ước đạt 30.000 tỷ đồng,

2. Cơ cấu đầu tư

Tính đến 31/12/2014, tỷ lệ cho NSNN vay, mua Trái phiếu Chính phủ và đầu tư vào dự án Thủy điện Lai Châu đạt 88,2% số đầu tư của quỹ, tỷ lệ cho Ngân hàng Thương mại Nhà nước vay đạt 11,8%.

Cơ cấu đầu tư từ các quỹ bảo hiểm giai đoạn 2011-2015 (tính đến thời điểm 31/12 hàng năm) cụ thể như sau:

TT

Đối tượng cho vay

2011

2012

2013

2014
(UTH)

2015
(dự toán)

1

Cho NSNN vay, mua Trái phiếu Chính phủ, đầu tư công trình trọng điểm (%)

61,3

75,0

80,3

88,2

87,0

2

Cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước vay (%)

38,7

25,0

19,7

11,8

13,0

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam, cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng dần tỷ lệ cho NSNN vay và mua Trái phiếu Chính phủ, giảm dần tỷ lệ cho Ngân hàng thương mại Nhà nước vay.

VI. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, cải cách hành chính

1. Việc tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH giai đoạn 2012-2020 đã phát huy tác dụng, các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn, tạo thuận lợi cơ bản cho công tác thực hiện BHXH, BHYT.

2. BHXH các tỉnh đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và phối hợp với các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn, nhất là việc thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động; tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đến đông đảo người lao động và nhân dân.

3. BHXH Việt Nam đã ban hành thống nhất quy định về quy trình quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giúp công tác quản lý đối tượng, đôn đốc thu, quản lý tiền thu gắn chặt với các hoạt động nghiệp vụ khác như cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết chế độ BHXH và ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH nói chung và thu BHXH bắt buộc nói riêng.

4. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam được thực hiện quyết liệt và đạt kết quả tốt, góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính về BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia. BHXH Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung, thay thế bộ thủ tục hành chính từ 263 thủ tục xuống còn 111 thủ tục và ban hành mới 04 thủ tục, đến nay bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam là 115 thủ tục.

5. Công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được BHXH các tỉnh, thành phố chú trọng triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHXH, BHYT và là cơ sở để cơ quan BHXH các cấp đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác. Nhìn chung, hoạt động của bộ phận một cửa đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc của các tổ chức, cá nhân; rút ngắn được thời gian giải quyết, hạn chế sự chồng chéo trong quá trình giải quyết công việc; việc giải quyết hồ sơ được thực hiện công khai, khoa học; tạo cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ, ngăn chặn tiêu cực xảy ra.

6. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, triển khai đồng loạt các giải pháp để thực hiện mục tiêu cắt giảm số giờ giao dịch nộp BHXH, BHYT trong năm 2014. Tiếp tục đẩy mạnh giao dịch BHXH điện tử, đến hết năm 2015 tiếp tục cắt giảm 50% số giờ giao dịch nộp BHXH, BHYT chỉ còn 49,5 giờ/năm, tương đương với mức trung bình của các nước ASEAN-06.

VII. Đánh giá công tác tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015

Trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, BHXH Việt Nam đã phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương có liên quan cũng như hướng dẫn, chỉ đạo BHXH các địa phương để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Cụ thể là:

1. BHXH Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị trong Ngành và các sở, ngành liên quan tiến hành nhiều biện pháp như đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các đơn vị cố tình né tránh việc tham gia BHXH, BHYT đối với người lao động, đưa danh sách các đơn vị nợ BHXH, BHYT lên các phương tiện thông tin đại chúng, tham mưu với UBND tỉnh thành lập Tổ thu nợ liên ngành và đề nghị không tôn vinh, khen thưởng các đơn vị còn nợ BHXH, BHYT ...

2. Trên cơ sở Luật BHXH, BHYT và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật, BHXH Việt Nam ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý về công tác thu, công tác cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT và công tác giải quyết chế độ cho đối tượng thụ hưởng. Đồng thời tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc cho BHXH các tỉnh, thành phố trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu giải quyết quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT.

3. Thường xuyên chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành (như cơ quan đăng ký thành lập, giải thể doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê ...) trong việc quản lý doanh nghiệp và người lao động.

VII. Bài học kinh nghiệm

Qua đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH trong thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là, trong công tác tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo phải đặt nhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH, BHYT là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành để tổ chức thực hiện tốt chính sách được giao.

Hai là, cần sự phối hợp và tập trung chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, các ngành trong việc thường xuyên đôn đốc kiểm tra thực hiện đối với công tác mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo mục tiêu đề ra của Nghị quyết số 21-NQ/TW.

Ba là, chủ động nắm chắc các chính sách và quy định về BHXH, BHYT để kịp thời có các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, cụ thể, rõ ràng tạo thuận lợi cho BHXH các tỉnh, thành phố trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam đối với BHXH các tỉnh, thành phố và BHXH các tỉnh, thành phố đối với đơn vị sử dụng lao động là rất quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, để đảm bảo việc tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của Ngành.

Năm là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quá trình quản lý, việc tham gia đóng, hưởng chính sách BHXH, BHYT của người dân và người lao động sẽ góp phần hạn chế sai sót, chống lạm dụng và giảm thiểu các thủ tục hành chính của ngành BHXH.

Sáu là, cần quan tâm, chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho đơn vị sử dụng lao động và người tham gia BHXH, BHYT, đồng thời cũng nâng cao vai trò, vị thế của ngành BHXH, cũng như tạo niềm tin của đơn vị và người tham gia BHXH, BHYT đối với cơ quan BHXH.

IX. Kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền

1. Đề nghị cấp ủy đảng, các bộ, ngành và địa phương tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT theo lĩnh vực phụ trách; định kỳ 3 năm tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị.

2. Đề nghị Quốc hội tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào Bộ luật Hình sự tội trốn đóng BHXH, tội chiếm dụng tiền BHXH của người lao động trong trường hợp trích tiền đóng BHXH của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan BHXH trong thời gian dài, đã bị xử phạt hành chính nhưng tiếp tục vi phạm; Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

3. Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

- Chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu, xây dựng để trình Chính phủ sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH, Luật BHYT sửa đổi;

- Chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ phương án xử lý tiền nợ BHXH tồn đọng kéo dài (không còn khả năng trả nợ) của các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn để kịp thời giải quyết chế độ, chính sách

- Hàng năm giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT và BHTN cho UBND các tỉnh, thành phố. Coi đây là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

4. Với các bộ, ngành

Đề nghị nghiên cứu sớm ban hành đầy đủ, kịp thời và đồng bộ các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật BHXH, Luật BHYT sửa đổi để làm căn cứ cho ngành BHXH xây dựng các văn bản, quy trình nghiệp vụ, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, quán triệt việc triển khai thực hiện thống nhất trong toàn Ngành.

5. Với HĐND và UBND các cấp

- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT trên địa bàn.

- Xây dựng và ban hành quy định về công tác phối hợp thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn nhằm xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành trong tổ chức thực hiện.

- Hàng năm giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT và BHTN cho các quận, huyện.

Phần 2.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. Dự báo tình hình, xu hướng phát triển BHXH, BHYT

- Tình hình kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2016-2020 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình trạng doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và gây khó khăn cho cơ quan BHXH.

- Luật BHXH sửa đổi được Quốc hội thông qua tạo điều kiện mở rộng đối tượng thuộc diện áp dụng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện nhằm tăng phạm vi bao phủ của chính sách, huy động tối đa sự tham gia đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động vào quỹ BHXH. Đồng thời với việc quy định mở rộng đối tượng là các quy định để nâng cao tính tuân thủ góp phần đảm bảo việc thực thi chính sách một cách hiệu quả.

- Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015 với nhiều quy định mới mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT nhằm giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với một số đối tượng chính sách và giúp những người bệnh hiểm nghèo được sử dụng những loại thuốc mới và hiệu quả hơn. Nhiều quy định mới được coi là có lợi cho người dân hơn, tăng tính hấp dẫn của chính sách BHYT và thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

Thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH, BHYT, nhất là đối tượng tự nguyện; phấn đấu thực hiện BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân; sử dụng, quản lý quỹ BHXH, BHYT đảm bảo an toàn, hiệu quả. Xây dựng ngành BHXH chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Một số chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2016-2020

2.1. Các căn cứ xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016-2020

BHXH Việt Nam căn cứ vào các quy định về chính sách BHXH, BHYT, BHTN quy định tại Luật BHXH, Luật BHXH sửa đổi, Luật BHYT và Luật BHYT sửa đổi cũng như kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015 để xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016-2020.

Bên cạnh đó, còn căn cứ trên một số mục tiêu tại các văn bản sau:

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2011 - 2020.

- Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020.

- Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Thực hiện lộ trình BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.

- Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020.

- Mục tiêu phát triển KTXH 5 năm giai đoạn 2016-2020 của cả nước nêu tại Chỉ thị số 22/CT-TTg.

2.2. Các chỉ tiêu kế hoạch

Từ các căn cứ và mục tiêu nêu trên, BHXH Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu chính của kế hoạch giai đoạn 2016-2020 như sau:

a) Đối tượng tham gia và số thu BHXH, BHYT, BHTN

Năm 2016, dự kiến số đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN là 71.091 nghìn người, với số thu là 209.324 tỷ đồng. Trong đó: tham gia BHXH bắt buộc là 12.271 nghìn người với số thu là 139.195 tỷ đồng, BHXH tự nguyện 286 nghìn người với số thu 880 tỷ đồng, BHTN là 9.747 nghìn người với số thu 8.728 tỷ đồng, BHYT là 70.805 nghìn người với số thu là 60.521 tỷ đồng.

Đến năm 2020, dự kiến số đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN là 78.921 nghìn người, bình quân tăng 1.958 nghìn người/năm tương ứng tăng 2,65%/năm. Số thu đạt 284.056 tỷ đồng, bình quân tăng 18.683 tỷ đồng/năm tương ứng tăng 7,93%/năm. Trong đó: tham gia BHXH bắt buộc là 15.066 nghìn người với số thu 193.566 tỷ đồng, BHXH tự nguyện 817 nghìn người với số thu 4.330 tỷ đồng, BHTN là 12.219 nghìn người với số thu 12.589 tỷ đồng, BHYT là 78.104 nghìn người với số thu 73.572 tỷ đồng.

b) Đối tượng hưởng và chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN

- Năm 2016, tổng số chi BHXH, BHYT, BHTN là 232.650 tỷ đồng, trong đó:

+ Chi BHXH bắt buộc 157.360 tỷ đồng, tăng 5,53% so với dự kiến năm 2015, trong đó chi chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng là 128.216 tỷ đồng cho 2.954 nghìn người; chi chế độ BHXH một lần 12.292 tỷ đồng cho 943 nghìn người; chi chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức 16.852 tỷ đồng cho 7.859 lượt người.

+ Chi BHXH tự nguyện là 253 tỷ đồng cho 16,5 nghìn người.

+ Chi BHTN là 4.815 tỷ đồng cho 629 nghìn người.

+ Chi BHYT là 70.222 tỷ đồng cho 154.355 nghìn lượt người KCB nội trú và ngoại trú.

- Năm 2020, tổng số chi BHXH, BHYT, BHTN là 345.545 tỷ đồng, trong đó:

+ Chi BHXH bắt buộc 203.435 tỷ đồng, trong đó chi chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng là 167.383 tỷ đồng cho 3.535 nghìn người; chi chế độ BHXH một lần 10.167 tỷ đồng cho 1.214 nghìn người; chi chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức 25.885 tỷ đồng cho 11.554 lượt người.

+ Chi BHXH tự nguyện là 694 tỷ đồng cho 65 nghìn người.

+ Chi BHTN là 15.118 tỷ đồng cho 871 nghìn người.

+ Chi BHYT là 126.298 tỷ đồng cho 170.267 nghìn lượt người KCB nội trú và ngoại trú.

c) Nhu cầu vốn đầu tư

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư của BHXH Việt Nam 5 năm 2016-2020 là 20.506,1 tỷ đồng, trong đó:

- Dự phòng (15%): 3.076 tỷ đồng;

- Nhu cầu vốn cho các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2011-2015 là 1.948,3 tỷ đồng;

- Nhu cầu vốn cho dự án khởi công mới giai đoạn 2016-2020 là 15.481,9 tỷ đồng, trong đó: Nhu cầu vốn đầu tư trụ sở làm việc: 12.967,6 tỷ đồng; Nhu cầu vốn đầu tư ứng dụng CNTT: 2.514,2 tỷ đồng.

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2016-2020

Đơn vị: triệu đồng

TT

Diễn giải

Tổng số dự án

Vốn bố trí theo năm

Tổng cộng

2016

2017

2018

2019

2020

 

TỔNG CỘNG (A+B+C)

 

20.506.126

4.292.754

4.861.399

3.986.767

4.111.473

3.253.733

A

DỰ PHÒNG (15%)

 

3.075.919

643.913

729.210

598.015

616.721

488.060

B

VỐN CHUYỂN TIẾP GIAI ĐOẠN 2011-2015 CHUYỂN SANG (GỒM CẢ DỰ ÁN CNTT)

219

1.948.310

1.351.226

597.084

 

 

 

C

VỐN KHỞI CÔNG MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 (BAO GỒM CẢ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ)

490

15.481.897

2.297.615

3.535.105

3.388.752

3.494.752

2.765.673

I

Vốn đầu tư xây dựng trụ sở

481

12.967.630

1.944.715

3.119.625

2.899.375

2.918.080

2.085.835

1

Trụ sở cơ quan BHXH cấp TW

3

1.063.800

150.150

202.050

287.250

287.250

137.100

2

Trụ sở cơ quan BHXH cấp tỉnh

23

2.279.775

115.375

202.380

597.420

756.320

608.280

3

Trụ sở cơ quan BHXH cấp huyện

455

9.624.055

1.679.190

2.715.195

2.014.705

1.874.510

1.340.455

II

Vốn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin

9

2.514.267

352.900

415.480

489.377

576.672

679.838

d) Đầu tư tăng trưởng các quỹ bảo hiểm

Giai đoạn 2016-2020 vẫn ưu tiên cho NSNN vay để bù đắp bội chi, mua Trái phiếu Chính phủ. Giảm tỷ trọng cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay.

Dự kiến năm 2016, tỷ trọng cho NSNN vay, mua Trái phiếu Chính phủ, đầu tư công trình trọng điểm chiếm 88,16%; cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay chiếm 11,84%.

Đến năm 2020, tỷ trọng cho NSNN vay, mua Trái phiếu Chính phủ, đầu tư công trình trọng điểm chiếm 89,83%; cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay chiếm 10,17%.

III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Nhiệm vụ

Toàn Ngành tiếp tục tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân; đẩy mạnh triển khai các giải pháp theo lộ trình đã đề ra, nhằm đảm bảo mục tiêu trong Chiến lược phát triển Ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoàn thiện các quy trình quản lý nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn; đẩy mạnh cải cách hành chính, đặt trọng tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong mọi hoạt động, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị; Đề án “Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020”; Đề án “Chiến lược phát triển ngành BHXH giai đoạn 2013-2020”

- Tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các ngành chức năng xây dựng các văn bản dưới Luật để hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Luật BHXH năm 2014.

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại các địa phương.

- Tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, xây dựng và hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung.

- Chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác thu, phát triển đối tượng, giải quyết đầy đủ, kịp thời các quyền lợi về BHXH, BHYT cho người lao động, ngăn ngừa hành vi lạm dụng, trục lợi, đảm bảo cân đối quỹ, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Giải pháp

Để đảm bảo việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân và hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, BHXH Việt Nam đề ra một số giải pháp cơ bản để tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT như sau:

Một là, tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân. Công tác tuyên truyền cần tập trung hơn vào các đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong khu vực phi chính thức (đây là đối tượng tiềm năng); cần phải làm cho người dân hiểu được tính nhân văn, nhân đạo của chính sách BHXH. BHYT của Đảng và Nhà nước nhằm ổn định cuộc sống của người dân, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.

Hai là, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT là nhiệm vụ trọng tâm; bảo đảm thu BHXH, BHYT đầy đủ, kịp thời; khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT; kiểm tra chặt chẽ công tác cấp, quản lý sổ BHXH. BHXH các tỉnh phải chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và đoàn thể tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo khảo sát, nắm rõ số đơn vị được thành lập mới hoặc giải thể, phá sản, số lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị và người lao động trong khu vực phi chính thức; giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT cho từng địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ thu nợ liên ngành, đẩy mạnh công tác khởi kiện đối với các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT.

Ba là, tăng cường công tác quản lý việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời ngăn chặn các hành vi lạm dụng quỹ. Trong đó, chú trọng công tác hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chính sách tại các đơn vị sử dụng lao động; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý đối tượng hưởng BHXH, đặc biệt là đối tượng hưởng có thời hạn; phối hợp với các cơ sở y tế kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách tại các đơn vị sử dụng lao động để xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân gian lận, giả mạo, lập khống hồ sơ nhằm trục lợi quỹ.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, kiên quyết cắt giảm những thủ tục, hồ sơ không cần thiết, rút ngắn quy trình thực hiện nghiệp vụ để vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý, vừa giảm thiểu chi phí thực hiện thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.

Năm là, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào mọi mặt hoạt động của Ngành, tiến tới tự động hóa việc cập nhật thông tin, giải quyết chế độ, qua đó, hạn chế các hành vi tiêu cực, lạm dụng quỹ. Trước mắt, cần tập trung xây dựng, hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ và đầu tư hạ tầng thông tin để triển khai đồng bộ các phần mềm nghiệp vụ, kết nối cơ sở dữ liệu trong toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành và giải quyết chính sách; xây dựng kho cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý quá trình tham gia và thụ hưởng chính sách của người lao động; triển khai việc cấp mã số tham gia duy nhất cho từng cá nhân để nâng cao hiệu quả quản lý; nghiên cứu xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến, triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số tạo môi trường giao dịch điện tử thuận lợi và hiệu quả giữa cơ quan BHXH với các tổ chức, cá nhân đáp ứng được nhu cầu cải cách thủ tục hành chính.

Sáu là, về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ: Đây là khâu quyết định cơ bản. Trước hết, rà soát sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Ngành và quy chế công tác để đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên nghiệp về phong cách phục vụ. Xây dựng được hệ thống chức danh tiêu chuẩn, vị trí việc làm; đổi mới phương thức đánh giá, bổ nhiệm cán bộ quản lý bảo đảm minh bạch, khách quan; định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, viên chức ở cơ sở để chấn chỉnh kịp thời những sai sót nghiệp vụ.

Trên đây là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 của ngành Bảo hiểm xã hội, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên (2b);
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Các Ban: BT, TCKT, CSXH, CSYT;
- BHXH các tỉnh, thành phố,
- Lưu: VT, KHĐT (5b).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thị Minh

 


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Biểu số 1

 

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011 - 2015

(Kèm theo Công văn số 961/KH-BHXH ngày 24 tháng 3 năm 2015 của BHXH Việt Nam)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2011

Thực hiện năm 2012

Thực hiện năm 2013

Ước thực hiện năm 2014

Ước thực hiện năm 2015

A

B

C

2

3

4

5

6

I

Các chỉ tiêu về dân số

 

 

 

 

 

 

1

Dân số

Người

87.840.744

88.772.900

89.708.900

90.605.989

91.512.049

2

Lực lượng lao động

Người

51.398.400

52.348.000

53.245.600

54.257.266

55.288.154

II

Tỷ lệ người dân tham gia

 

 

 

 

 

 

1

Bảo hiểm xã hội

 

 

 

 

 

 

a

Số người tham gia

Người

10.201.000

10.565.000

11.057.000

11.648.000

11.983.000

b

Tỷ lệ so với lực lượng lao động

%

19,85%

20,18%

20,77%

21,47%

21,67%

2

Bảo hiểm y tế

 

 

 

 

 

 

a

Số người tham gia

Người

57.083.000

58.977.000

61.765.000

64.670.000

67.610.000

b

Tỷ lệ so với dân số

%

64,98%

66,44%

68,85%

71,37%

73,88%

3

Bảo hiểm thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

a

Số người tham gia

Người

7.968.000

8.270.000

8.691.000

9.213.000

9.851.000

b

Tỷ lệ so với lực lượng lao động

%

15,50%

15,80%

16,32%

16,98%

17,82%

III

Đối tượng được hưởng các chế độ

 

 

 

 

 

 

1

Bảo hiểm xã hội

 

 

 

 

 

 

a

Số người được hưởng hàng tháng

Người

 

 

 

5.628

6.551

b

Số lượt người được hưởng trợ cấp 1 lần

Lượt người

 

 

 

3.840

5.861

2

Số lượt người KCB BHYT

Lượt người

114.434.983

121.960.066

130.255.995

140.055.000

149.070.000

3

Số lượt người hưởng BHTN

Lượt người

410.134

458.129

582.067

534.877

580.218

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Biểu số 2

 

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020

(Kèm theo Công văn số 961/KH-BHXH ngày 24 tháng 3 năm 2015 của BHXH Việt Nam)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch 2016

Kế hoạch 2017

Kế hoạch 2018

Kế hoạch 2019

Kế hoạch 2020

A

B

C

2

3

4

5

6

I

Các chỉ tiêu về dân số

 

 

 

 

 

 

1

Dân số

Người

92.427.169

93.351.441

94.284.956

95.227.805

96.180.083

2

Lực lượng lao động

Người

56.338.629

57.409.063

58.499.836

59.611.332

60.743.948

II

Tỷ lệ người dân tham gia

 

 

 

 

 

 

1

Bảo hiểm xã hội

 

 

 

 

 

 

a

Số người tham gia

Người

12.557.000

13.263.000

14.044.000

14.913.000

15.883.000

b

Tỷ lệ so với lực lượng lao động

%

22,29%

23,10%

24,01%

25,02%

26,15%

2

Bảo hiểm y tế

 

 

 

 

 

 

a

Số người tham gia

Người

70.805.000

72.127.000

74.009.000

75.775.000

78.104.000

b

Tỷ lệ so với dân số

%

76,61%

77,26%

78,50%

79,57%

81,21%

3

Bảo hiểm thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

a

Số người tham gia

Người

9.747.000

10.294.000

10.886.000

11.527.000

12.219.000

b

Tỷ lệ so với lực lượng lao động

%

17,30%

17,93%

18,61%

19,34%

20,12%

III

Đối tượng được hưởng các chế độ

 

 

 

 

 

 

1

Bảo hiểm xã hội

 

 

 

 

 

 

a

Số người được hưởng hàng tháng

Người

7.958

9.843

12.502

16.482

22.807

b

Số lượt người được hưởng trợ cấp 1 lần

Lượt người

8.602

12.688

18.823

28.118

42.354

2

Số lượt người KCB BHYT

Lượt người

154.355.382

157.238.638

161.339.995

165.188.035

170.267.058

3

Số lượt người hưởng BHTN

Lượt người

629.404

682.759

740.637

803.421

871.527

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Biểu số 3

 

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀ SỐ THU BHXH, BHYT, BHTN NĂM 2011-2015

(Kèm theo Công văn số: 961/KH-BHXH ngày 24 tháng 3 năm 2015 của BHXH Việt Nam)

TT

Loại hình

Đối tượng tham gia (nghìn người)

Số thu (tỷ đồng)

Thực hiện năm 2011

Thực hiện năm 2012

Thực hiện năm 2013

Ước thực hiện năm 2014

Ước thực hiện năm 2015

Thực hiện năm 2011

Thực hiện năm 2012

Thực hiện năm 2013

Ước thực hiện năm 2014

Ước thực hiện năm 2015

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

BHXH bắt buộc

10.105

10.431

10.889

11.452

11.733

62.059

89.260

106.305

130.059

135.778

1

Doanh nghiệp Nhà nước

1.252

1.220

1.207

1.237

1.175

7.640

10.087

11.472

12.957

12.617

2

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2.306

2.508

23792

2.872

3.003

14.973

22.250

27.722

35.764

37.436

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

2.681

2.742

2.857

3.117

3.413

13.738

19.700

23.569

32.026

35.159

4

HCSN, Đảng, đoàn thể

3.449

3.546

3.622

2.585

2.596

23.748

34.443

40.308

30.925

31.760

5

Khác

417

415

411

1.641

1.546

1.960

2.780

3.234

18.387

18.806

B

BHXH tự nguyện

96

134

168

196

250

251

415

556

711

897

C

BHYT

57.083

58.977

61.765

64.670

67.610

29.369

40.176

48.233

55.144

57.993

I

Người lao động và người sử dụng lao động

10.097

9.438

9.916

10.285

10.867

12.158

15.003

18.202

20.399

22.127

1

Doanh nghiệp Nhà nước

1.252

1.220

1.207

1.189

1.175

1.617

1.929

2.212

2.155

2.490

2

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2.307

2.520

2.810

2.765

3.003

3.279

4.391

5.501

6.136

6.804

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

2.682

2.742

2.857

3.194

3.413

2.995

3.796

4.567

5.936

6.309

4

HCSN, Đảng, đoàn thể

2.349

2.446

2.523

2.559

2.596

3.196

4.315

5.245

5.336

5.643

5

Khác

1.507

510

519

578

680

1.071

572

677

836

881

II

Tổ chức BHXH đóng

2.450

2.536

2.628

2.840

2.878

2.708

3.492

4.113

4.979

5.616

III

NSNN đóng

28.168

29.139

28.849

28.974

29.407

12.025

15.277

17.152

18.382

18.262

IV

Đối tượng đóng, NSNN hỗ trợ

11.381

12.381

13.970

15.229

15.550

1.564

3.986

5.439

7.066

7.286

V

Đối tượng tự đóng

4.987

5.483

6.402

7.342

8.908

914

2.418

3.327

4.318

4.702

D

Bảo hiểm thất nghiệp

7.968

8.270

8.691

9.213

9.851

6.747

8.665

10.435

11.813

8.697

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Biểu số 4

 

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀ SỐ THU BHXH, BHYT, BHTN NĂM 2016-2020

(Kèm theo Công văn số 961/KH-BHXH ngày 24 tháng 3 năm 2015 của BHXH Việt Nam)

TT

Loại hình

Đối tượng tham gia (nghìn người)

Số thu (tỷ đồng)

Kế hoạch 2016

Kế hoạch 2017

Kế hoạch 2018

Kế hoạch 2019

Kế hoạch 2020

Kế hoạch 2016

Kế hoạch 2017

Kế hoạch 2018

Kế hoạch 2019

Kế hoạch 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

BHXH bắt buộc

12.271

12.891

13.561

14.285

15.066

139.196

150.712

163.514

177.744

193.565

1

Doanh nghiệp Nhà nước

1.147

1.135

1.118

1.107

1.096

13.017

13.209

13.336

13.533

13.732

2

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3.196

3.414

3.661

3.927

4.211

37.516

41.472

46.036

51.102

56.725

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

3.900

4.270

4.665

5.089

5.551

37.473

42.879

48.951

55.801

63.603

4

HCSN, Đảng, đoàn thể

2.928

2.972

3.017

3.062

3.108

31.821

33.105

34.442

35.833

37.279

5

Khác

1.100

1.100

1.100

1.100

1.100

19.369

20.047

20.749

21.475

22.226

B

BHXH tự nguyện

286

372

483

628

817

880

1.554

2.324

3.172

4.330

C

BHYT

70.805

72.127

74.009

75.775

78.104

60.520

63.078

66.269

69.749

73.572

I

Người lao động và người sử dụng lao động

12.306

13.235

14.052

15.088

16.221

21.464

23.746

26.344

29.266

32.411

1

Doanh nghiệp Nhà nước

1.147

1.135

1.118

1.107

1.096

2.253

2.286

2.308

2.342

2.377

2

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3.196

3.414

3.661

3.927

4.211

6.493

7.178

7.968

8.845

9.818

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

3.900

4.270

4.665

5.089

5.551

6.486

7.421

8.472

9.658

11.008

4

HCSN, Đảng, đoàn thể

2.928

2.972

3.017

3.062

3.108

5.507

5.730

5.961

6.202

6.452

5

Khác

1.135

1.444

1.591

1.903

2.255

725

1.131

1.635

2.219

2.756

II

Tổ chức BHXH đóng

2.993

3.212

3.494

3.731

3.921

4.944

5.244

5.575

5.926

6.296

III

NSNN đóng

31.565

30.824

30.587

30.355

30.031

19.602

19.142

18.994

18.850

18.649

IV

Đối tượng đóng, NSNN hỗ trợ

16.039

16.436

16.985

17.338

18.044

9.603

9.717

9.835

9.955

10.076

V

Đối tượng tự đóng

7.902

8.420

8.891

9.263

9.887

4.907

5.229

5.521

5.752

6.140

D

Bảo hiểm thất nghiệp

9.747

10.294

10.886

11.527

12.219

8.728

9.538

10.445

11.457

12.589

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Biểu số 5

 

CHI CÁC CHẾ ĐỘ BHXH, BHYT, BHTN NĂM 2011-2020

(Kèm theo Công văn số 961/KH-BHXH ngày 24 tháng 3 năm 2015 của BHXH Việt Nam)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

LOẠI CHẾ ĐỘ

Thực hiện năm 2011

Thực hiện năm 2012

Thực hiện năm 2013

Ước thực hiện năm 2014

Ước thực hiện năm 2015

Kế hoạch 2016

Kế hoạch 2017

Kế hoạch 2018

Kế hoạch 2019

Kế hoạch 2020

I

BHXH bắt buộc

76.891

98.657

117.789

130.221

141.851

157.360

167.062

177.969

190.057

203.435

1

Chi chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng

63.550

81.180

93.588

104.380

114.197

128.216

135.015

144.530

155.272

167.383

 

Nguồn NSNN

30.364

36.124

39.753

41.679

39.132

43.043

42.015

41.029

40.081

39.173

 

Nguồn quỹ BHXH

33.186

45.056

53.835

62.701

74.465

85.173

93.000

103.501

115.191

128.210

2

Chi chế độ BHXH một lần

7.779

8.651

12.053

11.863

10.787

12.292

13.287

12.554

11.534

10.167

 

Nguồn NSNN

2.290

2.223

2.446

2.434

567

274

290

310

332

351

 

Nguồn quỹ BHXH

5.489

6.428

9.607

9.429

10.220

12.018

12.997

12.244

11.202

9.816

3

Chi chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức

5.562

8.826

12.148

13.978

16.867

16.852

18.760

20.885

23.251

25.885

 

Ốm đau

1.010

1.273

1.462

1.466

1.691

1.799

2.063

2.530

3.094

3.278

 

Thai sản

4.318

7.195

10.265

12.057

14.415

14.410

15.982

17.323

19.131

21.359

 

Nghỉ dưỡng sức

234

358

421

455

761

643

715

1.032

1.026

1.248

II

BHXH tự nguyện

24

57

100

160

190

253

338

453

606

694

III

BHYT

24.712

32.473

38.454

43.807

58.690

70.222

80.833

93.724

108.434

126.298

IV

Bảo hiểm thất nghiệp

1.126

2.645

3.911

4.528

4.408

4.815

6.100

9.046

11.745

15.118

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Biểu số 6

 

ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG CÁC QUỸ BẢO HIỂM NĂM 2011-2020

(Kèm theo Công văn số 961/KH-BHXH ngày 24 tháng 3 năm 2015 của BHXH Việt Nam)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm 2011

 Thực hiện năm 2012

Thực hiện năm 2013

Ước thực hiện năm 2014

Ước thực hiện năm 2015

Kế hoạch  2016

Kế hoạch 2017

Kế hoạch 2018

Kế hoạch 2019

Kế hoạch 2020

I

DƯ NỢ ĐẦU TƯ CUỐI NĂM

180.962

233.604

286.565

369.529

420.500

464.491

502.145

531.804

552.135

559.931

1

Cho ngân sách nhà nước vay

69.000

129.000

181.000

274.000

314.000

353.000

385.000

409.000

427.000

433.500

2

Mua trái phiếu Chính phủ

40.500

42.500

43.000

46.000

45.500

50.500

55.500

60.500

62.500

63.500

3

Mua công trái, tín phiếu KBNN

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

4

Đầu tư Dự án thủy điện Lai Châu

1.500

3.748

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

5

Cho các ngân hàng TMNN vay

69.962

58.356

56.565

43.529

55.000

54.991

55.645

56.304

56.635

56.931

 

- Từ 12 tháng trở lên

28.478

12.156

27.565

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dưới 12 tháng

41.484

46.200

29.000

43.529

55.000

54.991

55.645

56.304

56.635

56.931

6

Hình thức đầu tư khác

-

-

-

 

-

-

-

-

-

-

II

TIỀN LÃI THỰC THU

14.377

18.872

21.937

25.063

30.000

31.000

33.700

35.800

37.200

37.770