- 1 Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 2 Nghị định 30/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện: Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng để mở rộng thành phố Hải Dương; thành lập phường Tứ Minh, phường Việt Hòa và mở rộng địa giới hành chính phường Hải Tân thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương
- 3 Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN - ỦY BAN MTTQ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/KH-LT | Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2009 |
KẾ HOẠCH LIÊN TỊCH
HỖ TRỢ HỘ NGHÈO THÀNH PHỐ HÀ NỘI XÂY DỰNG NHÀ Ở NĂM 2009 - 2010
Thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Nghị quyết 30/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội; Quyết định số 1592/QĐ-UB ngày 7/4/2009 của UBND Thành phố về chuẩn nghèo, cận nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013, Ủy ban nhân dân – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố thống nhất ban hành Kế hoạch liên tịch hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở năm 2009 – 2010 với nội dung như sau:
I. TÌNH HÌNH NHÀ Ở CỦA HỘ NGHÈO THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
Thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo, từ năm 1998 đến nay thành phố Hà Nội đã triển khai một số chính sách, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, mang lại hiệu quả. Trong đó hỗ trợ hộ nghèo một phần kinh phí từ nguồn ngân sách và quỹ “Vì người nghèo” để xây dựng, sửa chữa nhà ở dột nát, hư hỏng có ý nghĩa thiết thực đối với việc ổn định đời sống và giúp các hộ sớm thoát nghèo.
Năm 2004, Thành phố Hà Nội là một trong ba địa phương đầu tiên của cả nước được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp Bằng ghi công hoàn thành việc xóa nhà dột nát đối với hộ nghèo.
Tuy nhiên, khi chuẩn nghèo nâng lên, số hộ nghèo được mở rộng, đồng thời do tác động của thiên tai hay những rủi ro trong cuộc sống… nên hàng năm vẫn phát sinh một số hộ dân có nhà ở hư hỏng, xuống cấp, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Theo kết quả điều tra của 29 quận, huyện, năm 2009 toàn Thành phố có 4.879 hộ nghèo có nhà ở hư hỏng nặng, gia đình không có khả năng xây dựng, sửa chữa do có người tàn tật, già yếu, ốm đau…, trong đó khu vực nội thành: 304 nhà, khu vực ngoại thành: 4.575 nhà.
Trong tổng số 4.879 hộ nghèo đang ở nhà hư hỏng nặng có 296 hộ có đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 67/NĐ-CP và có 28 hộ dân tộc thiểu số.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHÍ NHÀ Ở:
1. Mục đích:
- Tập trung nguồn lực giúp đỡ hộ nghèo hoàn cảnh khó khăn cải thiện nhà ở, ổn định đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và thiết thực chào mừng lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
- Phấn đấu xây dựng xong 4.879 nhà ở cho hộ nghèo trước ngày 10/10/2010, năm 2009 tập trung xây dựng 3.846 nhà.
2. Yêu cầu:
Hỗ trợ đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định, đảm bảo công khai, công bằng và minh bạch.
3. Đối tượng được hỗ trợ:
Là hộ nghèo của Thành phố (chuẩn nghèo Quyết định 1592/QĐ-UBND ngày 7/4/2009) có nhà ở hư hỏng nặng, gia đình không có khả năng tự xây dựng (do có người tàn tật, già yếu, ốm đau…), được Ban trợ giúp người nghèo xã, phường xác nhận, đề nghị và UBND quận huyện phê duyệt. Ưu tiên hộ nghèo diện trợ cấp xã hội và hộ nghèo dân tộc thiểu số.
4. Tiêu chí nhà hư hỏng nặng được hỗ trợ xây dựng:
Là các loại nhà 1 tầng nằm trên đất hợp lệ, có mái lợp ngói, phi-prô xi măng hoặc mái vỉa gạch … lâu ngày bị dột, tường nhà nứt, thấm, nền nhà lún, ẩm thấp… tình trạng nhà xuống cấp nặng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người nghèo, cần phải xây dựng lại.
5. Phương thức và nguồn kinh phí hỗ trợ:
a) Dự kiến mức chi phí xây dựng tối thiểu: 25 triệu đồng/nhà.
b) Nguồn kinh phí xây dựng: Ngân sách nhà nước (Trung ương và Thành phố), Quỹ Vì người nghèo 3 cấp, hộ gia đình đóng góp để xây dựng một ngôi nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24m2 (ngoại thành), 20m2 (nội thành), thời gian sử dụng tối thiểu được 10 năm trở lên, cụ thể:
- Ngân sách (Trung ương và Thành phố) hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ để mua nguyên vật liệu chính như gạch, ngói, xi măng…
- Quỹ “Vì người nghèo” 3 cấp hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ (trong đó Quỹ Thành phố hỗ trợ 2 triệu, Quỹ quận, huyện và xã, phường: 3 triệu đồng).
- Gia đình, dòng họ đảm nhận phần còn lại.
Chi tiết kinh phí hỗ trợ hộ nghèo các quận, huyện, thị xã xây dựng nhà ở theo biểu đính kèm.
c) Ngoài nguồn kinh phí Ngân sách và Quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ, hộ nghèo có nhu cầu được vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để làm nhà ở. Mức vay tối đa 8 triệu đồng/hộ, lãi suất 3%/năm, thời hạn vay 10 năm (Ngân hàng Chính sách xã hội có hướng dẫn riêng).
d) Gia đình tự xây dựng nhà. Trường hợp người già cô đơn, tàn tật… không thể tự xây dựng nhà ở thì dòng họ đảm nhận hoặc Ban giảm nghèo xã, phường tổ chức xây dựng trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của đối tượng.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
1. Nội dung:
a) Tổ chức hội nghị bình xét tại thôn, xóm, tổ dân phố để xác nhận danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở (Thành phần, số lượng người tham dự như hội nghị bình xét hộ nghèo năm 2009), nội dung hội nghị:
- Thông báo công khai đối tượng hộ nghèo, tiêu chí nhà, mức và nguồn kinh phí hỗ trợ, phần đóng góp của gia đình, dòng họ.
- Bình xét công khai, dân chủ, khách quan và lấy ý kiến biểu quyết (giơ tay hoặc bỏ phiếu kín) để thống nhất danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà với sự đồng ý của trên 50% số người dự họp. Ghi 02 biên bản hội nghị (1 bản lưu tại thôn/tổ dân phố, 1 bản gửi xã/phường/thị trấn).
b) Lập hồ sơ các hộ được bình xét hỗ trợ, bao gồm: chụp ảnh toàn cảnh hiện trạng nhà cũ (kinh phí chụp ảnh do Ngân sách quận/huyện chi); lập bản cam kết giữa chủ hộ và ban trợ giúp người nghèo xã/phường/thị trấn (theo mẫu).
c) Phân công các thành viên Ban trợ giúp người nghèo hướng dẫn các hộ triển khai xây dựng và đôn đốc, kiểm tra đảm bảo chất lượng, tiến độ.
d) Tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán.
2. Tiến độ:
a) Năm 2009: Từ tháng 6/2009 tổ chức xét duyệt, hoàn chỉnh hồ sơ, hướng dẫn các hộ triển khai xây dựng và nghiệm thu, thanh quyết toán trước 31/12/2009.
b) Năm 2010: Triển khai xây dựng và nghiệm thu, thanh quyết toán trước 30/9/2010.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội – thường trực BCĐ TGNN, có trách nhiệm:
- Hướng dẫn quận huyện, xã phường rà soát, lập danh sách hộ nghèo theo đối tượng, tiêu chí quy định tại mục II, tổng hợp, đề xuất kế hoạch hỗ trợ báo cáo UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố.
- Triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại các quận, huyện.
- Tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố:
Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố chỉ đạo, tổ chức vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” Thành phố, quận huyện và sử dụng nguồn quỹ để hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp đề xuất nguồn lực thực hiện Kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở năm 2009 – 2010.
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động TB&XH phân bổ và hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở.
4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Giao Ban chỉ đạo Trợ giúp người nghèo quận/huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ nhà ở hộ nghèo trên địa bàn, bảo đúng đối tượng, tiến độ, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà ở hộ nghèo, thiết thực chào mừng lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
- Tổ chức vận động các đơn vị, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp để hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở.
- Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, hiệu quả.
5. Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn:
- Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Nhà nước và của Thành phố về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở.
- Giao Ban trợ giúp người nghèo xã/phường/thị trấn phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, trưởng ban công tác mặt trận tổ chức hội nghị bình xét xác định danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở.
- Hướng dẫn các hộ gia đình ký cam kết với Ban TGNN xã phường về việc sử dụng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở đúng mục đích, đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng và tiến độ.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ xây dựng nhà ở:
+ Họp với đại diện gia đình để thống nhất phương án triển khai, phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và nghiệm thu công trình.
+ Vận động dòng họ, nhân dân hỗ trợ kinh phí, vật tư, ngày công.
- Tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ dân hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự xây dựng được nhà ở (già cô đơn, tàn tật… không thể tự xây dựng nhà ở).
6. Đề nghị các tổ chức hội, đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Liên đoàn lao đông, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Liên minh các hợp tác xã phối hợp vận động các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân tích cực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” hoặc hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo cải thiện nhà ở.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Nơi nhận: |
DỰ KIẾN KINH PHÍ HỖ TRỢ XÂY DỰNG NHÀ HƯ HỎNG CỦA HỘ NGHÈO NĂM 2009 – 2010
TT | QUẬN HUYỆN | Hộ có nhà ở xuống cấp, hư hỏng nặng | Trong đó hộ có đối tượng đang hưởng | Tổng kinh phí (25 tr.đ/ nhà) | Trong đó | NĂM 2009 | NĂM 2010 | |||||||||
NS Thành phố (15tr.đ/ nhà) | Quỹ VNN 3 cấp (5tr.đ/ nhà) | Gia đình, dòng họ (5tr.đ/ nhà) | Số nhà được hỗ trợ | Kinh phí | Trong đó | Số nhà được hỗ trợ | Kinh phí | |||||||||
Đối tượng BTXH | Người dân tộc thiểu số | Ngân sách thành phố | Quỹ VNN | Gia đình, dòng họ | ||||||||||||
Thành phố (2tr.đ/ nhà) | Quận huyện, xã phường (3tr.đ/ nhà) | |||||||||||||||
Khối quận | 304 | 48 | 4 | 7.600 | 4.560 | 1.520 | 1.520 | 304 | 7.600 | 4.560 | 608 | 912 | 1.520 | - | - | |
1 | Q. Hai Bà Trưng | 18 | 7 |
| 450 | 270 | 90 | 90 | 18 | 450 | 270 | 36 | 54 | 90 | - | - |
2 | Q. Đống Đa | 21 |
|
| 525 | 315 | 105 | 105 | 21 | 525 | 315 | 42 | 63 | 105 | - | - |
3 | Q. Hoàn Kiếm | 11 | 5 |
| 275 | 165 | 55 | 55 | 11 | 275 | 165 | 22 | 33 | 55 | - | - |
4 | Q. Ba Đình | 41 | 10 |
| 1.025 | 615 | 205 | 205 | 41 | 1.025 | 615 | 82 | 123 | 205 | - | - |
5 | Q. Tây Hồ | 9 | 1 | 1 | 225 | 135 | 45 | 45 | 9 | 225 | 135 | 18 | 27 | 45 | - | - |
6 | Q. Cầu Giấy | 6 | - |
| 150 | 90 | 30 | 30 | 6 | 150 | 90 | 12 | 18 | 30 | - | - |
7 | Q. Thanh Xuân | 20 |
|
| 500 | 300 | 100 | 100 | 20 | 500 | 300 | 40 | 60 | 100 | - | - |
8 | Q. Hoàng Mai | 30 | - |
| 750 | 450 | 150 | 150 | 30 | 750 | 450 | 60 | 90 | 150 | - | - |
9 | Q. Long Biên | 35 |
|
| 875 | 525 | 175 | 175 | 35 | 875 | 525 | 70 | 105 | 175 | - | - |
10 | TP. Hà Đông | 60 | 16 | 1 | 1.500 | 900 | 300 | 300 | 60 | 1.500 | 900 | 120 | 180 | 300 | - | - |
11 | TP. Sơn Tây | 53 | 9 | 2 | 1.325 | 795 | 265 | 265 | 53 | 1.325 | 795 | 106 | 159 | 265 | - | - |
Khối huyện | 4.575 | 248 | 24 | 114.375 | 68.625 | 22.875 | 22.875 | 3.542 | 88.550 | 53.130 | 7.084 | 10.626 | 17.710 | 1.033 | 25.825 | |
12 | H. Sóc Sơn | 499 |
|
| 12.475 | 7.485 | 2.495 | 2.495 | 300 | 7.500 | 4.500 | 600 | 900 | 1.500 | 199 | 4.975 |
13 | H. Đông Anh | 245 |
|
| 6.125 | 3.675 | 1.225 | 1.225 | 200 | 5.000 | 3.000 | 400 | 600 | 1.000 | 45 | 1.125 |
14 | H. Gia Lâm | 98 | 32 | 1 | 2.450 | 1.470 | 490 | 490 | 98 | 2.450 | 1.470 | 196 | 294 | 490 | - | - |
15 | H. Thanh Trì | 99 | 30 | 1 | 2.475 | 1.485 | 495 | 495 | 99 | 2.475 | 1.485 | 198 | 297 | 495 | - | - |
16 | H. Từ Liêm | 150 | 29 |
| 3.750 | 2.250 | 750 | 750 | 150 | 3.750 | 2.250 | 300 | 450 | 750 | - | - |
17 | H. Ba Vì | 737 |
|
| 18.425 | 11.055 | 3.685 | 3.685 | 500 | 12.500 | 7.500 | 1.000 | 1.500 | 2.500 | 237 | 5.925 |
18 | H. Chương Mỹ | 243 | 43 | 2 | 6.075 | 3.645 | 1.215 | 1.215 | 200 | 5.000 | 3.000 | 400 | 600 | 1.000 | 43 | 1.075 |
19 | H. Đan Phượng | 81 | 13 |
| 2.025 | 1.215 | 405 | 405 | 81 | 2.025 | 1.215 | 162 | 243 | 405 | - | - |
20 | H. Hoài Đức | 72 | 13 |
| 1.800 | 1.080 | 360 | 360 | 72 | 1.800 | 1.080 | 144 | 216 | 360 | - | - |
21 | H. Mỹ Đức | 100 |
|
| 2.500 | 1.500 | 500 | 500 | 100 | 2.500 | 1.500 | 200 | 300 | 500 | - | - |
22 | H. Phú Xuyên | 543 |
|
| 13.575 | 8.145 | 2.715 | 2.715 | 400 | 10.000 | 6.000 | 800 | 1.200 | 2.000 | 143 | 3.575 |
23 | H. Phúc Thọ | 16 | 5 |
| 400 | 240 | 80 | 80 | 16 | 400 | 240 | 32 | 48 | 80 | - | - |
24 | H. Quốc Oai | 153 |
|
| 3.825 | 2.295 | 765 | 765 | 153 | 3.825 | 2.295 | 306 | 459 | 765 | - | - |
25 | H. Thạch Thất | 173 | 54 | 19 | 4.325 | 2.595 | 865 | 865 | 173 | 4.325 | 2.595 | 346 | 519 | 865 | - | - |
26 | H. Thanh Oai | 590 |
|
| 14.750 | 8.850 | 2.950 | 2.950 | 400 | 10.000 | 6.000 | 800 | 1.200 | 2.000 | 190 | 4.750 |
27 | H. Thường Tín | 200 |
|
| 5.000 | 3.000 | 1.000 | 1.000 | 200 | 5.000 | 3.000 | 400 | 600 | 1.000 | - | - |
28 | H. Ứng Hòa | 285 | 29 | 1 | 7.125 | 4.275 | 1.425 | 1.425 | 200 | 5.000 | 3.000 | 400 | 600 | 1.000 | 85 | 2.125 |
29 | H. Mê Linh | 291 |
|
| 7.275 | 4.365 | 1.455 | 1.455 | 200 | 5.000 | 3.000 | 400 | 600 | 1.000 | 91 | 2.275 |
TỔNG CỘNG: | 4.879 | 296 | 28 | 121.975 | 73.185 | 24.395 | 24.395 | 3.846 | 96.150 | 57.690 | 7.692 | 11.538 | 19.230 | 1.033 | 25.825 |
- 1 Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 30/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện: Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng để mở rộng thành phố Hải Dương; thành lập phường Tứ Minh, phường Việt Hòa và mở rộng địa giới hành chính phường Hải Tân thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương
- 3 Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội