Ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
Mã thủ tục: | 2.002465 |
Số quyết định: | 1395/QĐ-BKHĐT |
Lĩnh vực: | Đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức |
Cấp thực hiện: | Cấp Bộ |
Loại thủ tục: | TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX) |
Cơ quan thực hiện: | Bộ Tài chính |
Cơ quan có thẩm quyền: | Không có thông tin |
Địa chỉ tiếp nhận HS: | Không có thông tin |
Cơ quan được ủy quyền: | Không có thông tin |
Cơ quan phối hợp: | Không có thông tin |
Kết quả thực hiện: | Nghị quyết của Chính phủ về việc ký điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi với nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài. |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Trình tự thực hiện:
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Bước 1: Căn cứ quy định tại Điều 28 của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP và đề nghị của cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính đề nghị nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài gửi dự thảo điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi; |
Bước 2: | Bước 2: Bộ Tài chính lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan đối với dự thảo điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Các cơ quan được lấy ý kiến trả lời Bộ Tài chính bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ lấy ý kiến; |
Bước 3: | Bước 3: Căn cứ ý kiến các cơ quan có liên quan, Bộ Tài chính xây dựng và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phương án đàm phán điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Điều ước quốc tế; |
Bước 4: | Bước 4: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan đàm phán với nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài về dự thảo điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán và kiến nghị biện pháp xử lý; |
Bước 5: | Bước 5: Căn cứ kết quả đàm phán, Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định việc ký điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 6 Điều 17 Luật Điều ước quốc tế; |
Bước 6: | Bước 6: Trên cơ sở quyết định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người được Chính phủ ủy quyền ký điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi với nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài; |
Bước 7: | Bước 7: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày điều ước quốc tế hai bên được ký ở trong nước hoặc kể từ ngày đoàn ký điều ước quốc tế ở nước ngoài về nước, cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao bản chính điều ước quốc tế; bản dịch bằng tiếng Việt trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài. |
Bước 8: | Bộ Tài chính quyết định việc không lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan khi trình Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế. |
Bước 9: | + Đối với điều ước quốc tế ký cho khoản vay đầu tiên: Thực hiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 30 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP; |
Bước 10: | + Đối với điều ước quốc tế ký cho khoản vay tiếp theo: Căn cứ đề xuất của cơ quan chủ quản về nhu cầu khoản vay tiếp theo; hạn mức vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại quyết định đầu tư; tiến độ dự án và kết quả giải ngân các điều ước quốc tế đã ký, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan xác định giá trị khoản vay tiếp theo, trao đổi, thống nhất với nhà tài trợ và thực hiện trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 30 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP. |
Bước 11: | Trường hợp điều ước quốc tế có yêu cầu ý kiến pháp lý của Bộ Tư pháp: Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp ý kiến pháp lý, Bộ Tư pháp làm thủ tục cấp ý kiến pháp lý theo quy định của pháp luật. |
Điều kiện thực hiện:
Không có |
CÁCH THỰC HIỆN
Hình thức nộp | Thời gian giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
---|---|---|---|
Trực tiếp | Theo quy định của Chính phủ | Phí : Đồng Không có |
|
Dịch vụ bưu chính | Theo quy định của Chính phủ | Phí : Đồng Không có |
THÀNH PHẦN HỒ SƠ
Hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế.:
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
- Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lý và hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế; |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
-Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức; kiến nghị biện pháp xử lý (trường hợp việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế cụ thể về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nhân danh Chính phủ liên quan tới các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư; không làm phát sinh thêm nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ Việt Nam, hoặc không ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung thì Bộ Tài chính quyết định việc không lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan khi trình Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế). |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
- Văn bản điều ước quốc tế; |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
- Đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan nhà nước có liên quan của Việt Nam. |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế:
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
-Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đàm phán điều ước quốc tế; nội dung chính của điều ước quốc tế; đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; kết quả rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán; kiến nghị về việc đàm phán và ủy quyền đàm phán. |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
- Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý. |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
- Trường hợp kiến nghị kết thúc đàm phán điều ước quốc tế thì hồ sơ trình phải có dự thảo điều ước quốc tế thể hiện phương án kết thúc đàm phán. |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế:
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Số ký hiệu | Tên văn bản/Trích yếu | Ngày ban hành | Cơ quan ban hành |
---|---|---|---|
số20/2017/QH14 | Quản lý nợ công số | 23-11-2017 | Quốc Hội |
114/2021/NĐ_CP | Về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài | 16-12-2021 | Chính phủ |
108/2016/QH13 | Luật 108/2016/QH13 | 09-04-2016 | |
20/2023/NĐ-CP | Nghị định số 20/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài | 04-05-2023 |