QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2004/QH11 | Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2004 |
LUẬT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 20/2004/QH11 NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997.
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng:
1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 4. Chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình tổ chức tín dụng
1. Thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng, xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
2. Đầu tư vốn và các nguồn lực khác để phát triển các tổ chức tín dụng nhà nước, tạo điều kiện cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ.
3. Nhà nước thành lập các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác; phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chính phủ quy định chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn.
Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách phù hợp với đặc thù của từng loại hình ngân hàng chính sách.
4. Bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hợp tác nhằm tạo điều kiện cho người lao động tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống."
2. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 12. Các loại hình tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng được thành lập theo pháp luật Việt Nam bao gồm tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng nước ngoài được mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện tại Việt Nam.
3. Tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ."
3. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 20. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng.
2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
4. Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
5. Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tổ chức tín dụng hợp tác gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân và các hình thức khác.
6. Cổ đông lớn là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của một tổ chức tín dụng.
7. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
8. Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
9. Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền.
10. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
11. Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê.
12. Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
13. Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản "Nợ" khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
14. Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua thương phiếu, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
15. Tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán."
4. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 30. Điều lệ
1. Điều lệ của tổ chức tín dụng phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và nơi đặt trụ sở chính;
b) Nội dung và phạm vi hoạt động;
c) Thời hạn hoạt động;
d) Vốn điều lệ và phương thức góp vốn;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
e) Thể thức bầu, bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
g) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông;
h) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
i) Các trường hợp giải thể, thủ tục giải thể;
k) Thủ tục sửa đổi điều lệ.
2. Điều lệ của tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
5. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 31. Những thay đổi phải được chấp thuận
1. Tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong những điểm sau đây:
a) Tên của tổ chức tín dụng;
b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp;
c) Địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
đ) Chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước;
e) Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn;
g) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên Ban kiểm soát.
2. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và phải đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này."
6. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 32. Mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện; thành lập công ty, đơn vị sự nghiệp
Tổ chức tín dụng được phép:
1. Mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa bàn trong nước, ngoài nước nơi có nhu cầu hoạt động, kể cả nơi đặt trụ sở chính sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
2. Thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và quản lý, khai thác, bán tài sản trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và tài sản mà Nhà nước giao cho các tổ chức tín dụng xử lý thu hồi nợ;
3. Thành lập các đơn vị sự nghiệp sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản."
7. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 37. Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị có chức năng quản trị tổ chức tín dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Hội đồng quản trị có số thành viên tối thiểu là ba người, gồm những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng.
3. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được uỷ quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) tổ chức tín dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng này không được phép tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của tổ chức tín dụng.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được tham gia Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân trung ương."
8. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 38. Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của tổ chức tín dụng.
3. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng có tối thiểu là ba người, trong đó có một người là Trưởng ban và ít nhất phải có một nửa số thành viên là chuyên trách.
4. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định.
5. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc và được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng để thực hiện các nhiệm vụ của mình."
9. Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 39. Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm;
b) Có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết; hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật;
c) Có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành và quản lý tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng này không được phép là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của tổ chức tín dụng."
10. Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 42. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Các tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc".
11. Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 45. Nhận tiền gửi
1. Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác.
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước."
12. Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 46. Phát hành giấy tờ có giá
Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước."
13. Điều 52 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 52. Bảo đảm tiền vay
1. Tổ chức tín dụng chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ để cho vay.
2. Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.
3. Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
4. Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ. Tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này được Chính phủ xử lý."
14. Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 53. Xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay
1. Tổ chức tín dụng được yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay.
2. Tổ chức tín dụng phải tổ chức việc xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay.
3. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng."
15. Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 57. Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
1. Tổ chức tín dụng được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho khách hàng.
2. Các tổ chức tín dụng được tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.
3. Tổ chức tín dụng là ngân hàng có thể được Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu.
4. Việc chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác trong hệ thống các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định."
16. Điều 79 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 79. Giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính
1. Giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như sau:
a) Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác;
b) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng được cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định mức cho vay tối đa đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Mức bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ."
17. Điều 81 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 81. Tỷ lệ bảo đảm an toàn
1. Tổ chức tín dụng phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
a) Khả năng chi trả được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản "Có" có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản "Nợ" phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của tổ chức tín dụng;
b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản "Có", kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro;
c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các tỷ lệ nói tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
3. Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có khi tính toán các tỷ lệ an toàn."
18. Điều 84 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 84. Tài chính, kế toán
Thu, chi tài chính, năm tài chính, hạch toán của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê."
19. Điều 105 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 105. Hình thức hoạt động
1. Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Tổ chức tín dụng liên doanh;
b) Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài;
c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
2. Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam."
20. Điều 122 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 122. Kiểm toán
1. Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước kiểm toán các hoạt động của mình. Việc chọn tổ chức kiểm toán độc lập được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Trong quá trình kiểm toán, tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các thông tin theo yêu cầu của Kiểm toán viên.
3. Việc kiểm toán đối với các tổ chức tín dụng hợp tác do Ngân hàng Nhà nước quy định phù hợp với yêu cầu quản lý và quy mô hoạt động của các tổ chức này."
1. Bãi bỏ các điều 6, 7, 8, 9, 10, 43, 85 và 86.
2. Thay cụm từ "kiểm toán nội bộ" tại tiêu đề mục 4 Chương II, Điều 41 và Điều 44 bằng cụm từ "kiểm soát nội bộ"; thay cụm từ "giấy tờ có giá ngắn hạn" tại Điều 70 bằng cụm từ "giấy tờ có giá"; thay cụm từ "quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật phá sản doanh nghiệp" tại điểm d khoản 1 Điều 40, cụm từ "theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp" tại Điều 98, cụm từ "theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp" tại khoản 3 Điều 54 và khoản 1 Điều 100 bằng cụm từ "theo quy định của pháp luật về phá sản"; thay cụm từ "tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài" tại các điều 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112 và 113 bằng cụm từ "tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài".
3. Bỏ cụm từ "cơ quan thuộc Chính phủ" tại khoản 3 Điều 116.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
- 1 Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 05/2008/QĐ-NHNN bổ sung Điểm 5 Phụ lục 3 Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong giao dịch thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước kèm theo Quyết định 02/2006/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4 Quyết định 49/2007/QĐ-NHNN sửa đổi điểm 3 phụ lục 3 về hệ thống mã ngân hàng dùng trong giao dịch thanh toán qua ngân hàng nhà nước kèm theo Quyết định 02/2006/QĐ-NHNN doThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5 Quyết định 48/2007/QĐ-NHNN quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bộ Công an và Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007 về việc thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg do Ngân hàng chính sách xã hội ban hành
- 8 Quyết định 40/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế Thi đua-Khen thưởng ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 9 Thông báo số 7001/TB-NHNN về việc Phát hành tiền Polymer mệnh giá 200.000 đồng và 10.000 đồng mới do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 10 Chỉ thị 02/2006/CT-NHNN về tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 11 Quyết định 107/2006/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 22/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế Phòng cháy và chữa cháy trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 13 Thông tư 03/2006/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89/1999/NĐ-CP do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 14 Quyết định 15/2006/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế tiêu hủy tiền ban hành kèm theo Quyết định 326/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 15 Lệnh công bố Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004
- 16 Quyết định 293/2004/QĐ-NHNN về việc mở tài khoản tiền gửi ở nước ngoài và việc sử dụng vốn được cấp, vốn điều lệ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 17 Quyết định 185/2004/QĐ-NHNN sửa đổi Khoản 1, 2, 3 Điều 5 Quy chế thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong khoản thanh toán điện tử liên ngân hàng kèm theo Quyết định 1085/2002/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 18 Quyết định 111/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 19 Quyết định 94/2004/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá trị của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng kèm theo Quyết định 1452/2003/QĐ-NHNN do Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành
- 20 Thông tư 12/2003/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 03/2000/TT-NHNN5 hướng dẫn thi hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 21 Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 22 Hiến pháp năm 1992
- 1 Thông tư 03/2006/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89/1999/NĐ-CP do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 15/2006/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế tiêu hủy tiền ban hành kèm theo Quyết định 326/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Quyết định 22/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế Phòng cháy và chữa cháy trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4 Quyết định 107/2006/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 02/2006/CT-NHNN về tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6 Quyết định 40/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế Thi đua-Khen thưởng ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 7 Thông báo số 7001/TB-NHNN về việc Phát hành tiền Polymer mệnh giá 200.000 đồng và 10.000 đồng mới do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 8 Thông tư 12/2003/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 03/2000/TT-NHNN5 hướng dẫn thi hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 9 Quyết định 185/2004/QĐ-NHNN sửa đổi Khoản 1, 2, 3 Điều 5 Quy chế thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong khoản thanh toán điện tử liên ngân hàng kèm theo Quyết định 1085/2002/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 10 Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007 về việc thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg do Ngân hàng chính sách xã hội ban hành
- 11 Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bộ Công an và Bộ Tư pháp ban hành
- 12 Lệnh công bố Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004
- 13 Quyết định 49/2007/QĐ-NHNN sửa đổi điểm 3 phụ lục 3 về hệ thống mã ngân hàng dùng trong giao dịch thanh toán qua ngân hàng nhà nước kèm theo Quyết định 02/2006/QĐ-NHNN doThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 14 Quyết định 48/2007/QĐ-NHNN quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 15 Quyết định 05/2008/QĐ-NHNN bổ sung Điểm 5 Phụ lục 3 Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong giao dịch thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước kèm theo Quyết định 02/2006/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 16 Luật các tổ chức tín dụng 2010