- 1 Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN sửa đổi quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1 Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Thông tư 22/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3 Thông tư 33/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng kèm theo Quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1 Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2010/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010 |
QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng như sau:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng), trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, phải thường xuyên duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động quy định tại Thông tư này.
a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
b) Giới hạn tín dụng;
c) Tỷ lệ khả năng chi trả;
d) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
đ) Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.
3. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu tổ chức tín dụng duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn cao hơn các mức quy định tại Thông tư này.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản phải đòi gồm các tài sản “Có” hình thành từ các khoản tiền gửi, cho vay, ứng trước, thấu chi, cho thuê tài chính, bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác và các khoản đầu tư chứng khoán.
2. Khách hàng là tổ chức, cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng. Một khách hàng là một tổ chức hoặc một cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng.
3. Nhóm khách hàng có liên quan bao gồm hai hoặc nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; tổ chức tín dụng với công ty con của tổ chức tín dụng và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty mẹ hoặc của cùng một tổ chức tín dụng với nhau; người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và ngược lại;
b) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó hoặc với công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;
c) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;
d) Người có quan hệ thân thuộc với nhau, bao gồm vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình và vợ, chồng của những người này;
đ) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người có quan hệ thân thuộc theo quy định tại Điểm d Khoản này của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;
e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản này với tổ chức, cá nhân ủy quyền, các cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau;
g) Nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của công ty hoặc tổ chức tín dụng thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó.
4. Công ty con của tổ chức tín dụng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có do tổ chức tín dụng góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và:
4.1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó, trừ trường hợp quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó; hoặc
4.2. Sở hữu ít hơn 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó, nhưng:
a) Các cổ đông, thành viên khác thỏa thuận dành cho tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần hơn 50% quyền biểu quyết; hoặc
b) Tổ chức tín dụng có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó; hoặc
c) Tổ chức tín dụng có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc cấp quản lý tương đương của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó; hoặc
d) Tổ chức tín dụng có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc cấp quản lý tương đương.
5. Công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng là công ty con của tổ chức tín dụng, hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng và quản lý; khai thác, bán tài sản trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và tài sản mà Nhà nước giao cho tổ chức tín dụng xử lý thu hồi nợ.
6. Công ty liên doanh của tổ chức tín dụng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được góp vốn thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa tổ chức tín dụng và các bên và được đồng sở hữu, kiểm soát bởi tổ chức tín dụng và các bên góp vốn.
7. Công ty liên kết của tổ chức tín dụng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập mà tổ chức tín dụng góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
a) Tổ chức tín dụng có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó nhưng không kiểm soát các chính sách đó;
b) Tổ chức tín dụng sở hữu từ 20% đến 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó;
c) Không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của tổ chức tín dụng.
8. Góp vốn, mua cổ phần là việc tổ chức tín dụng dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, của công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, tổ chức tín dụng khác, cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư, góp vốn thực hiện các dự án đầu tư; bao gồm cả việc ủy thác vốn cho các pháp nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác thực hiện đầu tư theo các hình thức nêu trên.
9. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư, tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
10. Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp bao gồm:
a) Các khoản đầu tư chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của một doanh nghiệp, một tổ chức tín dụng khác;
b) Các khoản đầu tư với tỷ lệ sở hữu thấp hơn tỷ lệ quy định tại Điểm a Khoản này nhưng đủ để chi phối quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên.
11. Hợp đồng giao dịch lãi suất gồm các hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng giao dịch lãi suất khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
12. Hợp đồng giao dịch ngoại tệ gồm các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, các hợp đồng giao dịch ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
13. Lợi nhuận không chia là phần lợi nhuận được xác định qua kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập sau khi đã nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật, được giữ lại để bổ sung vốn cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận không chia của tổ chức tín dụng cổ phần phải được Đại hội cổ đông thông qua.
14. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại do tổ chức tín dụng thực hiện. Tài sản tài chính này được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối của tổ chức tín dụng.
15. OECD là tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development).
16. Tổ chức tài chính quốc tế bao gồm: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (The International Bank for Reconstruction and Development – IBRD), Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (Inter-American Development Bank – IADB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank – ADB), Ngân hàng Phát triển Châu phi (Africa Development Bank – AfDB), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (European Investment Bank – EIB), Ngân hàng tái thiết và Phát triển Châu âu (European Bank for Reconstruction and Development – EBRD).
Tổ chức tín dụng phải bảo đảm có hệ thống công nghệ thông tin được kết nối toàn hệ thống để:
1. Lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu về khách hàng, thị trường, bảo đảm quản lý rủi ro theo các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
2. Quản lý dòng tiền, thống kê, theo dõi các khoản mục vốn, tài sản, đảm bảo thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động quy định tại Thông tư này.
3. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
MỤC 1. TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU
Điều 4. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
1. Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).
2. Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).
Điều 5. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ của tổ chức tín dụng
1. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ được xác định như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ = | Vốn tự có |
Tổng tài sản “Có” rủi ro |
Trong đó:
- Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 quy định tại Khoản 2 và vốn cấp 2 quy định tại Khoản 3, trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 4 Điều này.
- Tổng tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này.
2. Vốn cấp 1 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 2.2 Điều này.
2.1. Các khoản để tính vốn cấp 1 gồm:
a) Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp);
b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
c) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
d) Lợi nhuận không chia;
đ) Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).
2.2. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 gồm:
a) Lợi thế thương mại;
b) Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế;
c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác;
d) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con;
đ) Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2.2 Điều này.
e) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% quy định tại Điểm đ Khoản 2.2 Điều này vượt mức 40% của tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 2.2 Điều này, phần vượt mức đó sẽ bị trừ.
3. Vốn cấp 2 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 3.1 Điều này theo giới hạn quy định tại Khoản 3.2 Điều này.
3.1. Các khoản để tính vốn cấp 2 gồm:
a) 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật;
b) 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Quỹ dự phòng tài chính;
d) Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;
(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;
(iii) Tổ chức tín dụng không được mua lại theo đề nghị của người sở hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ được mua lại sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản với điều kiện việc mua lại không ảnh hưởng đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định;
(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;
(vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
đ) Các công cụ nợ khác thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:
(i) Là khoản nợ mà trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;
(ii) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
(iii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;
(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
(v) Chủ nợ chỉ được tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
(vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn của khoản vay.
3.2. Giới hạn khi xác định vốn cấp 2:
a) Tổng giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều này tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1.
b) Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này.
c) Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều này phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu.
d) Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
4. Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có:
4.1. 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật;
4.2. 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật.
5. Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro.
Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có” quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4, Khoản 5.5 và Khoản 5.6 Điều này.
Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản 6.3 và hệ số rủi ro quy định tại Khoản 6.4 Điều này.
5.1. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0% gồm:
a) Tiền mặt;
b) Vàng;
c) Tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
d) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước hoặc được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh;
đ) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành;
e) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành;
g) Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương, Ngân hàng Trung ương các nước thuộc OECD;
h) Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung ương các nước thuộc OECD hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi Chính phủ Trung ương các nước thuộc OECD.
5.2. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 20% gồm:
a) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài, bao gồm các khoản phải đòi bằng ngoại tệ;
b) Các khoản phải đòi đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước;
c) Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành. Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác thành lập tại Việt Nam phát hành;
d) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành;
đ) Kim loại quý (trừ vàng), đá quý;
e) Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế và các khoản phải đòi được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán do các tổ chức này phát hành;
g) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc OECD và các khoản phải đòi được bảo lãnh thanh toán bởi các ngân hàng này;
h) Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán;
i) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán.
5.3. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 50% gồm:
a) Các khoản đầu tư dự án theo hợp đồng của công ty tài chính theo quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính;
b) Các khoản phải đòi có bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay hoặc những tài sản này được bên vay cho thuê nhưng bên thuê đồng ý cho bên cho thuê dùng làm tài sản thế chấp trong thời gian thuê.
5.4. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 100% gồm:
a) Các khoản góp vốn, mua cổ phần, trừ các khoản góp vốn, mua cổ phần vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 quy định tại Điểm c, Điểm d, Điểm đ và Điểm e Khoản 2.2 Điều này;
b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc OECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên, và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán;
c) Các khoản phải đòi đối với chính quyền trung ương của các nước không thuộc OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó.
d) Các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác theo quy định của pháp luật.
đ) Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4, Khoản 5.5 và Khoản 5.6 Điều này.
5.5. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 150% gồm các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, trừ các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.6 Điều này.
5.6. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250% gồm:
a) Các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán;
b) Các khoản cho vay các công ty chứng khoán;
c) Các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản.
6. Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng tính theo mức độ rủi ro được xác định theo nguyên tắc và thứ tự như sau:
6.1. Chuyển giá trị các cam kết ngoại bảng thành giá trị tài sản “Có” tương ứng theo hệ số chuyển đổi quyết định tại Khoản 6.3 Điều này.
6.2. Nhân giá trị tài sản “Có” tương ứng của từng cam kết ngoại bảng với hệ số rủi ro tương ứng quy định tại Khoản 6.4 Điều này.
6.3. Hệ số chuyển đổi của các cam kết ngoại bảng:
a) Cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 100% gồm các cam kết không thể hủy ngang, thay thế hình thức cấp tín dụng trực tiếp, nhưng có mức độ rủi ro như cấp tín dụng trực tiếp, gồm:
(i) Bảo lãnh vay;
(ii) Bảo lãnh thanh toán;
(iii) Các khoản xác nhận thư tín dụng; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các khoản chấp nhận thanh toán bao gồm các khoản chấp nhận thanh toán dưới hình thức ký hậu, trừ các khoản chấp nhận thanh toán hối phiếu quy định tại Điểm c.(ii) Khoản 6.3 Điều này.
b) Cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 50% gồm các cam kết không thể hủy ngang đối với trách nhiệm trả thay của tổ chức tín dụng, gồm:
(i) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
(ii) Bảo lãnh dự thầu;
(iii) Bảo lãnh khác;
(iv) Thư tín dụng dự phòng ngoài thư tín dụng quy định tại Điểm a.(iii) Khoản 6.3 Điều này;
(v) Các cam kết khác có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên.
c) Cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 20% gồm các cam kết liên quan đến thương mại, gồm:
(i) Thư tín dụng không hủy ngang;
(ii) Chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa;
(iii) Bảo lãnh giao hàng;
(iv) Các cam kết khác liên quan đến thương mại.
d) Các cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 0%, gồm:
(i) Thư tín dụng có thể hủy ngang;
(ii) Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác.
đ) Hệ số chuyển đổi của các hợp đồng giao dịch lãi suất:
(i) Có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm: 0,5%
(ii) Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm: 1,0%
(iii) Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 1,0% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm cộng thêm ( ) 1,0% cho mỗi năm tiếp theo.
e) Hệ số chuyển đổi của các hợp đồng giao dịch ngoại tệ:
(i) Có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm: 2,0%
(ii) Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm: 5,0%
(iii) Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 5,0% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm cộng thêm ( ) 3,0% cho mỗi năm tiếp theo.
6.4. Hệ số rủi ro của giá trị tài sản “Có” tương ứng của từng cam kết ngoại bảng như sau:
a) Cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành: Hệ số rủi ro là 0%.
b) Cam kết ngoại bảng được bảo đảm bằng bất động sản: Hệ số rủi ro là 50%.
c) Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ và cam kết ngoại bảng khác: Hệ số rủi ro là 100%.
Điều 6. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất
1. Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật căn cứ vào số liệu từ Báo cáo cân đối, Báo cáo tài chính, Báo cáo tài chính hợp nhất, các thông tin khác để duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất, như sau:
1.1. Đối tượng hợp nhất: gồm các công ty quy định tại Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trừ công ty bảo hiểm.
1.2. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất = | Vốn tự có hợp nhất |
Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất |
Trong đó:
- Vốn tự có được xác định bằng tổng vốn cấp 1 quy định tại Khoản 2 và vốn cấp 2 quy định tại Khoản 3 Điều này, trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 4 Điều này.
- Tổng Tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này.
2. Vốn cấp 1 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 2.2 Điều này.
2.1. Các khoản để tính vốn cấp 1 gồm:
a) Các khoản quy định tại Khoản 2.1
b) Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính.
2.2. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 gồm:
a) Các khoản quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2.2
b) Các khoản góp vốn, mua cổ phần trong tổ chức tín dụng khác;
c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật;
d) Phần góp vốn, mua cổ phần một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2.2 Điều này.
đ) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% quy định tại Điểm d Khoản 2.2 Điều này vượt mức 40% của tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2.2 Điều này, phần vượt mức đó sẽ bị trừ.
3. Vốn cấp 2 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 3.1 Điều này tính theo giới hạn quy định tại Khoản 3.2 Điều này.
3.1. Các khoản để tính vốn cấp 2 gồm:
a) Các khoản quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1
b) Lợi ích của cổ đông thiểu số.
3.2. Giới hạn khi xác định vốn cấp 2:
a) Tổng giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1
b) Tổng quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này.
c) Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1
d) Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
4. Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có: Các khoản quy định tại Khoản 4.1 và Khoản 4.2
5. Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có”, trừ các khoản quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 2.2 Điều này, xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro.
Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có” quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4 và Khoản 5.5 Điều này.
Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản 6.3 và hệ số rủi ro quy định tại Khoản 6.4
5.1. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0% gồm các khoản quy định tại Khoản 5.1
5.2 Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 20% gồm các khoản quy định tại Khoản 5.2
5.3. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 50% gồm các khoản quy định tại Khoản 5.3
5.4. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 100% gồm:
a) Các khoản quy định tại các Điểm a, Điểm d Khoản 5.4
b) Các khoản phải đòi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 5.4
c) Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4 và Khoản 5.5 Điều này.
5.5. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250% gồm khoản quy định tại Khoản 5.6
6. Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng tính theo mức độ rủi ro được xác định theo nguyên tắc và thứ tự như sau:
6.1. Chuyển giá trị các cam kết ngoại bảng thành giá trị tài sản “Có” tương ứng theo hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản 6.3
6.2. Nhân giá trị tài sản “Có” tương ứng của từng cam kết ngoại bảng với hệ số rủi ro tương ứng quy định tại Khoản 6.4
Điều 7. Xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan
1. Tổ chức tín dụng căn cứ quy định tại Thông tư này, quy chế nội bộ về quản lý chất lượng tín dụng để xây dựng, ban hành quy định về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, chính sách tín dụng đối với khách hàng và các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
a) Tiêu chí cụ thể xác định một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan.
b) Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan.
c) Kế hoạch đa dạng hóa hoạt động tín dụng, phương pháp theo dõi và quản lý đối với các khoản cấp tín dụng ở mức từ 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng trở lên. Từng khoản cho vay hoặc bảo lãnh, cho thuê tài chính và tổng các khoản cho vay hoặc tổng các khoản bảo lãnh, tổng các khoản cho thuê tài chính vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng phải được Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền thông qua theo phân cấp, ủy quyền quy định tại chính sách tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
2. Quy định nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan phải được sửa đổi, bổ sung phù hợp với nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ về quản lý chất lượng tín dụng, chính sách tín dụng đối với khách hàng khi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sửa đổi, bổ sung hàng năm.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về các tiêu chí xác định môt khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan và các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan, tổ chức tín dụng phải gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để báo cáo.
Điều 8. Giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá
1. Dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm dư nợ cho vay theo hợp đồng tín dụng; số dư nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số dư các khoản tổ chức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
2. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
6. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát và phải tuân thủ các hạn chế sau đây:
a) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
b) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
c) Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty trực thuộc là công ty cho thuê tài chính với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng nhưng phải đảm bảo các hạn chế quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
7. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán.
8. Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
9. Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
10. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
11. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn, thuê tài chính của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định cụ thể mức cho vay, cho thuê tài chính đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 9. Giới hạn cho thuê tài chính
1. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
2. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trong đó mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Trường hợp không áp dụng
Các giới hạn quy định tại
1. Cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác; các khoản vay cho đối với Chính phủ Việt Nam.
2. Cho vay, bảo lãnh có thời hạn dưới 1 năm đối với các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam.
3. Cho vay, bảo lãnh có bảo đảm toàn bộ bằng trái phiếu Chính phủ Việt Nam hoặc trái phiếu do Chính phủ các nước thuộc OECD phát hành.
4. Cho vay, bảo lãnh có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi, kể cả tiền gửi tiết kiệm, tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng.
5. Cho vay, bảo lãnh có bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành.
6. Cho vay, cho thuê tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể mức cho vay, cho thuê tài chính đối với một khách hàng.
7. Cho vay và bảo lãnh đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
8. Cho thuê tài chính bằng nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức hoặc khách hàng thuê là tổ chức tín dụng khác, nhưng không phải là tổ chức tín dụng mà công ty cho thuê tài chính là công ty trực thuộc.
MỤC 3. TỶ LỆ VỀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
Điều 11. Quản lý khả năng chi trả
1. Tổ chức tín dụng phải thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” (từ cấp phòng hoặc tương đương trở lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày. Bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” do Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) được ủy quyền phụ trách.
2. Tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với Đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đồng đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày), trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
2.1. Việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả.
2.2. Quy trình thống kê, xây dựng, quản lý theo dõi kỳ hạn đối với tài sản “Nợ” và tài sản “Có”. Hệ thống đo lường, đánh giá và báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý.
2.3. Các phương án xử lý, bảo đảm khả năng chi trả, khả năng thanh khoản trong trường hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả, cũng như trong trường hợp khủng hoảng về thanh khoản.
2.4. Kế hoạch và biện pháp tăng cường nắm giữ các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao.
2.5. Việc xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-testing). Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản phải có các tình huống để phân tích (scenario analysis) về khả năng chi trả, tính thanh khoản, trong đó phải đảm bảo:
a) Phân tích tình huống tối thiểu gồm hai trường hợp sau:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng diễn ra bình thường;
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khi gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.
b) Phân tích tình huống phải thể hiện được các nội dung sau:
- Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hàng ngày;
- Các biện pháp xử lý để tổ chức tín dụng có đủ khả năng chi trả tối thiểu bảy (07) ngày trong trường hợp gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.
3. Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả phải được Hội đồng quản trị thông qua và phải được rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung tối thiểu 6 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng).
Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả, khả năng thanh khoản được ngân hàng nước ngoài phê duyệt.
4. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);
4.1. Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả và các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả trong thời hạn 5 ngày sau khi được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung;
4.2. Ngay sau khi phát sinh rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và các biện pháp xử lý.
Điều 12. Tỷ lệ về khả năng chi trả
Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:
1.1. Tổng tài sản “Có” thanh toán ngay bao gồm:
a) Số dư tiền mặt, giá trị sổ sách của vàng tại quỹ;
b) Số dư tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc);
đ) Giá trị sổ sách của các loại trái phiếu, công trái do Chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc được Chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán;
e) Giá trị sổ sách của tín phiếu Kho Bạc, tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát hành;
g) Giá trị sổ sách của trái phiếu do chính quyền địa phương, công ty đầu tư tài chính địa phương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành;
h) Giá trị sổ sách của các chứng khoán được niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng Nợ phải trả;
i) Giá trị sổ sách của các loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch thực hiện nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
1.2. Tổng Nợ phải trả được xác định bằng số dư trên khoản mục Tổng nợ phải trả.
2. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).
2.1. Tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau bao gồm:
a) Số dư tiền mặt tại quỹ cuối ngày hôm trước;
b) Giá trị sổ sách của vàng cuối ngày hôm trước, kể cả vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác;
c) Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc), tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác cuối ngày hôm trước;
d) Số dư tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau;
đ) 95% giá trị các loại chứng khoán do Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nước thuộc OECD phát hành hoặc được Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán nắm giữ đến cuối ngày hôm trước;
e) 90% giá trị các loại chứng khoán do tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, các ngân hàng của các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán nắm giữ đến cuối ngày hôm trước;
g) 85% giá trị các loại chứng khoán khác được niêm yết nắm giữ đến cuối ngày hôm trước;
h) 80% số dư các khoản cho vay có bảo đảm, cho thuê tài chính, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
i) 75% số dư các khoản cho vay không có bảo đảm, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau.
2.2. Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau bao gồm:
a) Số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác cuối ngày hôm trước;
b) Số dư tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác, tổ chức, cá nhân đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
c) 15% số dư bình quân tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của tổ chức tín dụng khác), cá nhân trong thời gian 30 ngày liền kề trước kể từ ngày hôm trước. Tổ chức tín dụng phải xác định số dư bình quân này để làm cơ sở tính toán;
d) Số dư tiền vay từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
đ) Số dư tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
e) Số dư giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
g) Giá trị các cam kết cho vay không hủy ngang đối với khách hàng đến hạn thực hiện trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau;
h) Giá trị các cam kết bảo lãnh vay vốn đối với khách hàng đến hạn thực hiện trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
i) Giá trị các cam kết bảo lãnh thanh toán, trừ phần giá trị được bảo đảm bằng tiền, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
k) Các khoản tiền lãi, phí đến hạn phải trả vào từng ngày trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau.
Điều 13. Bảng theo dõi và quản lý các tỷ lệ khả năng chi trả
1. Tổ chức tín dụng căn cứ quy định tại Điều 12 và Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của tài sản “Có” và kỳ hạn phải trả của tài sản “Nợ” của từng ngày trong khoảng thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau để hỗ trợ cho việc quản lý khả năng chi trả.
2. Bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán quy định tại Khoản 1 Điều này phải đảm bảo các yêu cầu sau:
2.1. Phải đảm bảo hàng ngày theo dõi được trước toàn bộ tài sản “Có” đến hạn thanh toán của từng ngày trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán của từng ngày trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau.
2.2. Tài sản “Có” và tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán, đến hạn thực hiện tại từng ngày cụ thể được xác định căn cứ vào thời gian đến hạn quy định tại các hợp đồng tín dụng, hợp đồng tiền vay, tiền gửi, các cam kết và bảo lãnh.
Điều 14. Xử lý thực hiện các tỷ lệ về khả năng chi trả
1. Trên cơ sở kết quả bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán và tính toán các tỷ lệ về khả năng chi trả, trường hợp cuối mỗi ngày không đảm bảo các tỷ lệ quy định tại
2. Sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng tiếp tục gặp khó khăn hoặc có rủi ro về khả năng chi trả, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) theo quy định tại Khoản 4.2
3. Tổ chức tín dụng chỉ được cam kết cho vay hỗ trợ khả năng chi trả, khả năng thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khác khi tổ chức tín dụng đã đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả quy định tại
4. Tổ chức tín dụng thiếu hụt tạm thời các tỷ lệ về khả năng chi trả quy định tại
5. Tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc thực hiện các tỷ lệ về khả năng chi trả và được Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này, kể cả việc cho vay tái chiết khấu, thì không được tham gia thị trường liên ngân hàng.
MỤC 4. GIỚI HẠN GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN
Điều 15. Nguồn vốn để góp vốn, mua cổ phần
Tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Thông tư này.
Điều 16. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
1. Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó.
2. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng:
a) Trong tất cả công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng.
b) Trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác và góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng vào các công ty trực thuộc không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
3. Tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức tín dụng chấp hành đầy đủ các quy định khác về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, có tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ 3% trở xuống và hoạt động kinh doanh có lãi liên tục trong ba (03) năm liền kề trước đó.
b) Là khoản góp vốn, mua cổ phần vào các tổ chức tín dụng khác nhằm hỗ trợ tài chính cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng đã góp vốn, mua cổ phần vượt các mức quy định tại Khoản 1 và
Giải pháp xử lý của tổ chức tín dụng đối với tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần vượt quy định tại
MỤC 5. TỶ LỆ CẤP TÍN DỤNG SO VỚI NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Điều 18. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
1. Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ dưới đây:
1.1. Đối với ngân hàng: 80%
1.2. Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85%
2. Cấp tín dụng quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng.
3. Nguồn vốn huy động quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
3.1. Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn;
3.2. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nước), bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
3.3. Tiền vay của tổ chức trong nước (trừ Kho bạc, tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài;
3.4. Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.
BÁO CÁO, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Tổ chức tín dụng báo cáo thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng.
Điều 20. Kiểm tra, xử lý vi phạm
Tổ chức tín dụng, cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và hành vi vi phạm, sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:
1. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
2. Hạn chế tín dụng, hạn chế mở rộng mạng lưới, nội dung hoạt động;
3. Đình chỉ có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hành vi vi phạm;
4. Đề nghị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
1.1. Giám sát, kiểm tra, thanh tra kết quả thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này;
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại
1.3. Phối hợp với Vụ Tín dụng, Vụ Dự báo, Thống kê Tiền tệ trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Vụ Tín dụng có trách nhiệm:
2.1. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc xử lý các tỷ lệ về khả năng chi trả của tổ chức tín dụng;
2.2. Xử lý đối với tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản quy định tại Khoản 2 và
3. Vụ Dự báo, Thống kê Tiền tệ căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định về báo cáo thống kê việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
4. Vụ Tài chính – Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn cách xác định vốn tự có đối với tổ chức tín dụng và chế độ hạch toán kế toán có liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2010 và thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Khoản 1 và
2. Việc sửa đổi, bổ sung và thay thế Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- 1 Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN sửa đổi quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4 Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5 Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6 Quyết định 311/QĐ-NHNN năm 2011 công bố Danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/7/2010 - 31/12/2010 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 7 Thông tư 22/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8 Thông tư 33/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng kèm theo Quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 9 Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 10 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 11 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 12 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN sửa đổi quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4 Quyết định 311/QĐ-NHNN năm 2011 công bố Danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/7/2010 - 31/12/2010 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5 Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 7 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018