CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-CP | Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 1993 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính ngày 24 tháng 5 năm 1990;
Căn cứ vào kết quả và những kinh nghiệm tổng kết sau 1 năm làm thử cho vay vốn đến hộ sản xuất theo chỉ thị số 202-CT ngày 28-6-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ);
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
VỀ CHÍNH SÁCH CHO HỘ SẢN XUẤT VAY VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM-NGƯ-DIÊM NGHIỆP VÀ KINH TẾ NÔNG THÔN.
(Ban hành kèm theo nghị định số 14-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ).
Điều 5. Vốn vay được sử dụng vào các mục đích sau:
- Sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp.
- Dịch vụ sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn.
- Tiêu thụ sản phẩm nông-lâm-ngư-diêm nghiệp và sản phẩm tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn.
NGUỒN VỐN, HÌNH THỨC VÀ LÃI SUẤT CHO VAY
Điều 7. Nguồn vốn cho vay bao gồm các nguồn chủ yếu sau đây:
- Huy động vốn của nhân dân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài bằng các hình thức thích hợp.
- Nguồn vốn cho vay hàng năm của Chính phủ đối với các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Nhận vốn uỷ thác của các tổ chức phi Chính phủ trong nước và ngoài nước, vốn bảo trợ, tài trợ đầu tư cho phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn theo chương trình chỉ định.
- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác.
- Vốn thu hồi các khoản nợ khê đọng, khó đòi từ trước.
- Vốn tự tích luỹ của bản thân các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
- Cho vay ngắn hạn dùng cho chi phí sản xuất; thời hạn cho vay theo chu kỳ sản xuất, đối với chu kỳ sản xuất ngắn có thể áp dụng thời gian cho vay lưu vụ, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
- Cho vay trung hạn để trồng mới cây lưu gốc, nuôi đại gia súc, nuôi gia cầm giống, cá giống, đổi mới công nghệ sản xuất v.v... thời hạn cho vay tối đa không quá 36 tháng.
- Cho vay dài hạn để trồng và chăm sóc cây dài ngày, cây lâm nghiệp, nuôi gia súc cơ bản, đóng mới tàu thuyền, mua sắm tàu thuyền, máy móc thiết bị sản xuất, chế biến nông-lâm-thuỷ hải sản, mở rộng cơ sở sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất v.v... thời hạn cho vay trên 36 tháng.
- Thực hiện cơ chế lãi suất không phân biệt thành phần kinh tế. Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất huy động vốn thấp nhất, lãi suất cho vay cao nhất, ngân hàng và các tổ chức tín dụng công bố mức lãi suất cụ thể đối với từng đối tượng, từng vùng kinh tế trong thời gian phù hợp với quan hệ cung cầu vốn, bảo đảm lợi ích cho cả bên vay và bên cho vay.
Căn cứ để định mức lãi suất cho vay cao nhất là lãi suất huy động bình quân các nguồn, cộng (+) với mức chi phí quản lý hợp lý, tỷ lệ rủi ro, nộp thuế và có tích luỹ.
Đối với nguồn vốn đầu tư của Chính phủ để phát triển nông nghiệp và nông thôn, thực hiện chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc thì Chính phủ quy định lãi suất cho vay.
- Hộ sản xuất vay vốn thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng kinh tế mới, vùng đồng bào dân tộc Khơ me tập trung được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi: được giảm 15% mức lãi suất bình thường cùng loại vay.
Các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho hộ sản xuất vay vốn để sản xuất kinh doanh hoạt động theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính.
- Các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp v.v... được làm đại lý cho Ngân hàng và các tổ chức tín dụng thực hiện cho hộ sản xuất vay vốn để sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế nông thôn.
- Việc vay vốn của các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo chính sách hiện hành.
Điều 14. Quy định này được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.