HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 151-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng04 năm 1959 |
CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 151-TTg NGÀY 14 THÁNG04 NĂM 1959 QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TRƯNG DỤNG RUỘNG ĐẤT
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Theo đề nghị của ông Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội nghị thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 17 -12 -1958.
NGHỊ ĐỊNH:
Đối với những công trình thuộc lợi ích của từng địa phương mà địa phương xây dựng, thì việc lấy ruộng đất do cơ quan phụ trách địa phương cùng những người sở quan giải quyết trên cơ sở cùng nhau thương lượng và thoả thuận.
NGUYÊN TẮC CHUNG, QUYỀN HẠN VÀ THỦ TỤC TRƯNG DỤNG RUỘNG ĐẤT
a) Đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho công trình xây dựng, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất. Những người có ruộng đất bị trưng dụng được bồi thường và trong trường hợp cần thiết được giúp giải quyết công việc làm ăn.
b) Chỉ được trưng dụng số ruộng đất thật cần thiết, không được trưng dụng thừa. Hết sức tiết kiệm ruiộng đất cày cấy, trồng trọt; tận dụng những đất hoang để không phải trưng dụng hoặc chỉ trưng dụng ít ruộng đất của nhân dân. Nói chung, khi bắt đầu thi công mới giao nhận ruộng đất trưng dụng, không giao nhận trước rồi bỏ hoang. Đối với ruộng đất có trồng trọt mà chưa thu hoạch, nên cố gắng thu xếp để khi thu hoạch xong mới giao nhận.
c) Hết sức tránh những nơi dân cư đông đúc, nghĩa trang liệt sĩ, nhà thờ, chùa, đền. Trường hợp đặc biệt phải làm vào những nơi đó, thì phải bàn bạc kỹ với nhân dân địa phương. Những danh lam thắng cảnh nằm trong khu vực xây dựng phải được giữ gìn và cần bảo tồn chu đáo. Trường hợp đặc biệt không thể giữ gìn được thì phải được Bộ Văn hoá đồng ý và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Đối những công trình cần từ 10 mẫu tây ruộng đất trở lên hoặc đòi hỏi phải dời nhà cửa của nhân dân từ 20 gia đình trở lên, thì việc trưng dụng phải được Uỷ ban kế hoạch Nhà nước xét (hoặc Bộ quốc phòng xét đối với các công trình xây dựng quốc phòng) và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Đối với những công trình cần một diện tích dưới 10 mẫu tây hoặc đòi hỏi phải dời nhà cửa của nhân dân dưới 20 gia đình thì do Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố hoặc khu quyết định.
Trong trường hợp khẩn cấp như chống lụt, chống hạn, chống giặc.. Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố hoặc khu, Bộ tư lệnh quân khu được quyền ra lệnh trưng dụng ruộng đất của nhân dân để kịp thời giải quyết những nhu cầu cấp bách và sẽ làm các thủ tục sau.
Điều 5: Ruộng đất đã trưng dụng thuộc quyền sở hữu của Nhà nước .
Trường hợp đã trưng dụng ruộng đất, mà sau vì lý do gì không xây dựng nữa hoặc không dùng hết, thì cơ quan trưng dụng có thể thương lượng để trả lại toàn bộ hoặc một phần ruộng đất cho người có ruộng đất.
Trường hợp số ruộng đất còn để lại cho người bị trưng dụng quá ít và người này muốn chuyển đi nơi khác làm ăn, thì theo đề nghị của họ, Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố hoặc khu có thể chuẩn y trưng dụng cả số ruộng đất còn lại.
BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI CÓ RUỘNG ĐẤT BỊ TRƯNG DỤNG
a) Cách bồi thường tốt nhất là vận động nông dân điều chỉnh hoặc nhường ruộng đất khác cho người có ruộng đất bị trưng dụng để họ có thể tiếp tục sản xuất.
b) Trường hợp không làm được như vậy sẽ bồi thường một số tiền bằng từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng. Mức bồi thường nhiều hay ít phải căn cứ vào thực tế ở mỗi nơi: đời sống của nhân dân cao hay thấp, ruộng đất ít hay nhiều, tốt hay xấu mà định. Đối với ruộng đất bị đào để tu bổ đường xá, làm đập v.v... thì tuỳ theo đất bị đào sâu hay nông, sản lượng bị giảm nhiều hay ít mà định mức bồi thường nhưng không quá 2 năm sản lượng thường niên. Nếu ruộng đất bị trưng dụng chuyên trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lưu niên thì số bồi thường tính cao hơn đối với các hoa màu khác.
c) Nếu phải dời nhà, giếng nước đi nơi khác, thì người có nhà, giếng nước được giúp đỡ để xây dựng cái khác.
d) Hoa màu đã trồng mà chưa thu hoạch, phải phá huỷ trên ruộng đất bị trưng dụng, phải được bồi thường đúng mức.
đ) Trường hợp cần thiết phải trưng dụng ruộng đất dùng vào việc cúng lễ của các tổ chức tôn giáo, thì phải bù lại ruộng đất khác. Nếu không có ruộng đất thì phải bàn bạc với đại biểu các tổ chức tôn giáo và nhân dân theo các tôn giáo ấy để bồi thường.
e) Nếu ruộng đất bị trưng dụng thuộc một hợp tác xã nông nghiệp thì vấn đề bồi thường sẽ đưa ra thảo luận tại đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên. Nếu đại hội nhận định có khả năng thu xếp để trưng dụng không ảnh hưởng đến đời sống của xã viên và không cần bồi thường, hoặc chỉ bồi thường một phần nào, thì Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố hoặc khu sẽ căn cứ vào ý kiến đó mà quyết định về bồi thường.
Điều 11: Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ quy định những chi tiết để thi hành Nghị định này.
Trong khi ở khu tự trị chưa đặt ra thể lệ riêng thì việc trưng dụng ruộng đất ở khu vực tự trị sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và dựa vào thể lệ chung này mà giải quyết cho hợp lý.
Điều 13: Những quy định trước đây trái với nghị định này đều bãi bỏ.
Phạm Hùng (Đã ký) |
- 1 Thông tư 48-TTg năm 1963 về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo đảm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất ở nông thôn do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 940-DS năm 1961 về việc di chuyển mồ mả trên các ruộng đất được trưng dụng để xây dựng những công trình do Nhà nước quản lý do Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Thông tư liên bộ 1424-KH/TTLB năm 1959 thi hành Nghị định 151/TTg quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Nội vụ ban hành
- 1 Thông tư 48-TTg năm 1963 về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo đảm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất ở nông thôn do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 940-DS năm 1961 về việc di chuyển mồ mả trên các ruộng đất được trưng dụng để xây dựng những công trình do Nhà nước quản lý do Bộ Nội vụ ban hành