HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 167-CP | Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 1981 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ Nghị quyết ngày 22-1-1981 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Bộ công nghiệp thực phẩm;
Xét đề nghị của bộ trưởng Bộ công nghiệp thực phẩm,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2.- Bộ công nghiệp thực phẩm có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Theo sự phân công của Nhà nước, quản lý quy hoạch, thiết kế và xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp thực phẩm, các vùng sản xuất muối và các nguyên liệu chuyên dùng của công nghiệp thực phẩm; tổ chức việc chế biến và quản lý chất lượng của thực phẩm chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đạt yêu cầu xuất khẩu đối với mặt hàng xuất khẩu.
Quản lý thống nhất tiêu chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật các ngành chè, đường, thuốc là, đồ hộp, dầu thực vật, sữa, bột dinh dưỡng, bánh kẹo, bia, nước giải khát, rượu, mì chính, mì ăn liền, nước chấm, muối,v.v...
Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố lập quy hoạch ngành ở địa phương.
Quản lý hành chính Nhà nước về kinh tế- kỹ thuật, nghiệp vụ đối với công nghiệp thực phẩm ở địa phương; từng bước thực hiện việc tập trung chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất trên cơ sở hình thành các liên hiệp sản xuất công - nông nghiệp.
2. Trình Chính phủ xét duyệt các dự án về các vùng chuyên canh cây công nghiệp thực phẩm, các vùng chuyên sản xuất muối (bao gồm phần do trung ương trực tiếp quản lý và vùng do địa phương trực tiếp quản lý).
3. Trình Chính phủ xét duyệt kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của ngành, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy.
4. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo quyền hạn được giao các chính sách, chế độ, thể lệ, quy trình công nghệ và quy phạm kỹ thuật, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và vệ sinh công nghiệp thực phẩm, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ và quy định ấy trong phạm vi cả nước.
5. Chỉ đạo việc nghiên cứu khoa học- kỹ thuật và việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong ngành nhằm không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
6. Trình Chính phủ xét duyệt các kế hoạch hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học- kỹ thuật với nước ngoài, tổ chức thực hiện các kế hoạch đó theo quy định của Nhà nước về quan hệ với nước ngoài.
7. Đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bộ, công nhân của ngành theo quy hoạch và theo sự phân công của Nhà nước.
Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình và chức năng của Bộ theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 172-CP ngày 1-11-1973 của Hội đồng Chính phủ và Nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước.
Các thứ trưởng giúp Bộ trưởng lãnh đạo hoạt động của Bộ và được Bộ trưởng uỷ nhiệm chỉ đạo một số mặt công tác cụ thể.
Trong các thứ trưởng có một thứ trưởng thường trực. Ngoài lĩnh vực công tác được phân công, thứ trưởng thường trực giúp Bộ trưởng điều hành công việc thuộc quyền hạn của bộ trưởng khi Bộ trưởng vắng mặt.
Điều 4.- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ công nghiệp thực phẩm như sau:
A. CÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH:
1. Liên hiệp các xí nghiệp công - nông nghiệp chè Việt Nam (tại Hà Nội),
2. Liên hiệp các xí nghiệp công - nông nghiệp mía, đường Việt Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh)
3. Liên hiệp các xí nghiệp đồ hộp I (tại Hà Nội),
4. Liên hiệp các xí nghiệp đồ hộp II (tại thành phố Hồ Chí Minh),
5. Xí nghiệp liên hợp thuốc lá I (tại Hà Nội)
6. Xí nghiệp liên hợp thuốc lá II (taị thành phố Hồ Chí Minh),
7. Xí nghiệp liên hợp rượu - bia - nước giải khát I (tại Hà Nội)
8. Xí nghiệp liên hợp rượu - bia - nước giải khát II (tại thành phố Hồ Chí Minh)
9. Xí nghiệp liên hợp sữa , cà phê, bánh kẹo I (tại thành phố Hồ Chí Minh),
10. Xí nghiệp liên hợp dầu thực vật (tại thành phố Hồ Chí Minh),
11. Xí nghiệp liên hợp bột ngọt, mì ăn liền (tại thành phố Hồ Chí Minh),
12. Công ty vật tư và thiết bị chuyên dùng,
Các công ty, xí nghiệp, nông trường... thuộc quyền Bộ trưởng ra quyết định thành lập.
B. CÁC CƠ QUAN SỰ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KỸ THUẬT, ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ:
1.Viện thiết kế,
2.Viện công nghiệp thực phẩm;
C. CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TỔNG HỢP:
1. Vụ kế hoạch - thống kê,
2. Vụ kế toán - tài vụ,
3. Vụ lao động và tiền lương,
4. Vụ kỹ thuật,
5. Vụ cây công nghiệp,
6. Vụ công nghiệp địa phương,
7. Vụ cán bộ và đào tạo,
8. Vụ tổ chức và quản lý,
9. Vụ kinh tế đối ngoại,
10. Cục xây dựng cơ bản,
11. Cục công nghiệp muối,
12. Ban thanh tra,
13. Văn phòng.
Phạm Văn Đồng (Đã ký) |
- 1 Nghị định 35-CP năm 1981 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trưởng trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 172-CP năm 1973 về Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
- 3 Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960
- 1 Nghị định 172-CP năm 1973 về Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
- 2 Nghị định 35-CP năm 1981 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trưởng trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành