HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 17-CP | Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 1963 |
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CỤC KHAI HOANG
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960;
Căn cứ Quyết định số 16-CP ngày 20 tháng 02 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ về việc tách Cục Khai hoang nhân dân ra khỏi Bộ Nông trường và đặt thành cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ lấy tên là Tổng cục Khai hoang,
NGHỊ ĐỊNH:
Kết hợp với công tác nhân dân khai hoang, Tổng cục Khai hoang có nhiệm vụ cùng với cơ quan lãnh đạo ở địa phương làm công tác định cư, định canh hoặc chuyển cư, chuyển vùng canh tác ở những nơi cần thiết.
Điều 2. – Tổng cục Khai hoang có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, thể lệ về công tác nhân dân khai hoang; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, thể lệ ấy.
2. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch nhân dân khai hoang; chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy.
3. Cùng các Bộ và các ngành có liên quan nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành hoặc bổ sung các chính sách, thể lệ về xây dựng và quản lý các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp của nhân dân khai hoang mới thành lập.
4. Hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương về các việc: quy hoạch đất đai dành cho nhân dân khai hoang; xây dựng và thực hiện kế hoạch nhân dân khai hoang, chỉ đạo công tác định cư, định canh hoặc chuyển cư, chuyển vùng canh tác.
5. Cùng các Bộ và các ngành ở trung ương bàn bạc để giải quyết những vấn đề cụ thể có quan hệ đến công tác nhân dân khai hoang.
6. Đề ra phương hướng tuyên truyền, giáo dục và cùng các Bộ, các ngành, các địa phương có liên quan làm công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về công tác nhân dân khai hoang.
7. Yêu cầu các Bộ và các ngành ở trung ương, các Ủy ban hành chính địa phương có liên quan, thông báo tình hình thực hiện chính sách và kế hoạch về công tác nhân dân khai hoang.
8. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, lao động tiền lương, tài sản, tài vụ, vật tư của Tổng cục theo chế độ chung của Nhà nước.
Các Tổng cục phó giúp Tổng cục trưởng trong việc lãnh đạo chung và có thể được Tổng cục trưởng ủy nhiệm chỉ đạo từng phần công tác.
Trong phạm vi quyền hạn của mình, trên cơ sở và để thi hành pháp luật, nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Khai hoang ra những thông tư, quyết định và kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thi hành những thông tư, quyết định ấy; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của cơ quan cấp dưới thuộc ngành mình; đề nghị sửa đổi hoặc đề nghị bãi bỏ những quyết không thích đáng có liên quan đến công tác nhân dân khai hoang của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, hay của các Ủy ban hành chính địa phương.
Điều 4. - Tổ chức bộ máy của Tổng cục Khai hoang gồm có:
- Văn phòng;
- Vụ Chính sách và Tổ chức
- Vụ Kế hoạch – Tài vụ
- Vụ Sản xuất.
Việc thành lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ Văn phòng và các Vụ do Hội đồng Chính phủ quyết định.
Nhiệm vụ của Văn phòng, các Vụ thuộc Tổng cục sẽ quy định trong điều lệ tổ chức của Tổng cục do Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
Điều 5. - Tổng cục trưởng Tổng cục Khai hoang có trách nhiệm thi hành nghị định này.
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
- 1 Chỉ thị 73-HĐBT năm 1982 về chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, tổ chức cán bộ của Tổng cục Khai hoang xây dựng kinh tế mới thuộc Bộ Nông nghiệp sang Ban chỉ đaọ phân bổ lao động và dân cư do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Quyết định 16-CP năm 1963 về việc tách Cục Khai hoang nhân dân ra khỏi Bộ Nông trường và đặt thành một cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3 Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960