Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THUỶ LỢI
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 187-NĐ/TL

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 1959

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM VÀ CÓ HẠI NHIỀU ĐẾN SỨC KHỎE

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI

Xét điều kiện làm việc có tính chất nguy hiểm và có hại đến sức khỏe của một số nghề trong ngành Thủy lợi;

Theo đề nghị của Vụ Tổ chức Cán bộ về chế độ trang bị bảo hộ lao động, nhằm hạn chế tai nạn lao động và ngăn ngừa các chứng bệnh nghề nghiệp trong khi làm việc, bảo đảm an toàn cho cán bộ, công nhân, viên chức để mọi người đều được an tâm phát huy hết nhiệt tình trong sản xuất và công tác;

Sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Lao động và Bộ Y tế;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay quy định chế độ trang bị bảo hộ lao động đối với cán bộ, công nhân, viên chức làm những công việc đặc biệt nguy hiểm và có hại nhiều đến sức khỏe như sau: những người làm công việc hàn điện; hàn hơi; đốt lửa nồi hơi; sửa chữa các loại máy phát động (kể cả máy chạy bằng dầu nặng, xăng hay dầu hỏa và máy chạy bằng hơi nước…); rèn; tiện; nguội; phay; bào; gò; điều khiển máy phát điện; sửa chữa đường giây điện; khoan (kể cả khoan đất, khoan đá, khoan bê tông… bằng tay hoặc bằng máy); choòng đá, đục lỗ mìn; đập đá (kể cả đá dăm và đá hộc); bốc đá hộc, xây đá, bỏ kè; đào giếng; khảo sát đo đạc; thủy văn thủy chí; thí nghiệm có dùng thuốc hóa học; in bản đồ có dùng thuốc hóa học; pha chế axít; bốc vác xi măng; khuân vác các loại vật liệu nặng; hốt, san đầm, trộn bê tông; điều khiển máy trộn bê tông; làm việc ở các giàn giáo cao.

Điều 2. – Một văn bản kèm theo ấn định chi tiết các khoản trang bị và một thông tư quy định về chế độ mua sắm, sử dụng, bảo quản trang bị sẽ nói rõ chi tiết thi hành.

Điều 3. – Ông Chánh văn phòng, các ông Giám đốc các Cục, Vụ, các ông Trưởng phòng Bộ Thủy lợi và các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính các khu, tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI
THỨ TRƯỞNG





Trần Quý Kiên


TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 187-NĐ/TL ngày 04-05-1959 của Bộ Thủy lợi)

Số thứ tự

Công việc cần có trang bị

Các khoản trang bị

Thời gian tối thiểu sử dụng

1

Hàn điện

Thợ chính:

- Mặt nạ hàn

- Găng tay cao su (1 đôi)

- Giày da có cổ đế cao su (1 đôi)

- Quần yếm vải xanh dày (1 đôi)

Thợ phụ:

- Kính hàn

- Quần yếm vải xanh dày (1 bộ)

Trường hợp làm trong hòm máy cần thêm:

- Thảm cao su

- Mũ cao su

5 năm

3 năm

3 năm

1 năm

5 năm

1 năm

3 năm

3 năm

2

Hàn hơi

- Kính hàn

- Găng tay cao su (1 đôi)

- Quần yếm vải xanh (1 bộ)

- Ghệt vải bạt che kín bàn chân (1 đôi)

5 năm

3 năm

1 năm

3 năm

3

Đốt lửa nồi hơi

- Găng tay bố mềm (1 đôi)

- Kính râm

- Khẩu trang che bụi (4 cái)

- Yếm vải xanh (1 cái)

2 năm

3 năm

1 năm

1 năm

4

Sửa chữa máy phát động lực

- Quần áo dính liền (1 bộ)

- Mũ vải xanh (1 cái)

Trường hợp làm việc dưới gầm máy cần thêm:

- Kính bằng mica

- Khẩu trang che bụi 4 cái

1 năm

1 năm

5 năm

1 năm

5

Rèn (đánh búa)

- Ghệt vải bạt che kín bàn chân (1 đôi)

- Quần yếm vải xanh dày (1 bộ)

Thợ cả cầm kim thêm:

- Găng vải dày che tay cầm kìm

3 năm

1 năm

1 năm

6

Tiện, nguội, phay, bào, gõ

- Quần yếm vải xanh (1 bộ)

Riêng công việc tiện cần thêm

- Kính mi ca

1 năm

5 năm

7

Điều khiển máy phát điện, sửa chữa đường giây

- Thảm cao su cách điện

- Găng tay cao su (1 đôi)

- Giày vải có đế cao su

Trường hợp làm việc trên cao thêm:

- Giây da an toàn

5 năm

3 năm

1 năm

3 năm

8

Choòng đá, đục lỗ mìn

- Bi-đông đựng nước (kể cả quai)

- Găng tay bằng bố mềm (1 đôi)

Trường hợp làm ở những nơi chèo leo cần thêm:

- Giây da an toàn

5 năm

2 năm

3 năm

9

Đập đá, chẽ đá (kể cả đá hộc và đá dăm)

- Kính bằng mi ca

- Sà cạp quấn chân (1 đôi)

Trường hợp làm đá hộc: sẽ thay thế sà cạp bằng 1 đôi vải bạt

5 năm

2 năm

3 năm

10

Bốc đá hộc, xây đá

- Găng tay bằng bố mềm (2 đôi)

1 năm

11

Đào giếng

Giếng 56:

- Giây da an toàn

Riêng người khuấy bùn:

- Ủng cao su cao cổ

Giếng thường: chui xuống vét đào

- Mũ mây

- Ủng cao su cao cổ

3 năm

2 năm

2 năm

2 năm

12

Thủy văn, thủy chí

- Áo đi mưa ngắn (kể cả mũ)

- Phao an toàn (phao bơi tàu thủy)

- Ủng ngắn cổ

2 năm

5 năm

2 năm

13

Bốc vác xi măng

- Kính mi ca

- Áo khoác ngắn trùm cả đầu (2 bộ)

- Khẩu trang che bụi (4 cái)

5 năm

1 năm

1 năm

14

Khuân vác các loại vật liệu nặng

- Đệm lót vai (4 cái)

- Đệm lót bụng, ngực (2 cái) (dùng trong trường hợp đỡ vật liệu nặng từ mặt đất lên vai)

1 năm

1 năm

15

Hốt, san, đầm, trộn bê tông

- Ủng ngắn cổ

- Quần yếm vải xanh (1 bộ)

- Găng tay bằng cao su (1 đôi)

2 năm

1 năm

3 năm

16

Điều khiển máy trộn bê tông

- Kính mi ca

- Quần yếm vải xanh (1 bộ)

- Khẩu trang che bụi (4 cái)

5 năm

1 năm

1 năm

17

Làm việc ở các giàn giáo cao dễ ngã

- Giây da an toàn

3 năm

18

Pha chế axít

- Găng tay cao su (1 đôi)

3 năm

19

Thí nghiệm có dùng thuốc hóa chất

- Găng tay cao su (1 đôi)

- Áo khoác (1 đôi)

(Nơi làm việc cần có thiết bị hút hơi độc)

3 năm

2 năm

20

In bản đồ có dùng thuốc hóa chất (tự chế biến và bôi thuốc) - nếu dùng giấy có bôi thuốc sẵn (ozalid) thì chỉ người làm công việc ngâm rửa cần trang bị găng tay, áo khoác

- Găng tay cao su (1 đôi)

- Áo khoác (1 cái)

(Riêng người đứng máy in cần có:

- Kính râm

(Nơi làm việc cần có thiết bị hút hơi độc)

3 năm

2 năm

3 năm

21

Khoan (kể cả khoan đất, khoan đá, khoan bê tông và phun xi măng

Áp dụng theo quy định trong Nghị định số 169-NĐ/TL ngày 21-4-1959 của Bộ về trang bị cho cá nhân, đơn vị làm công tác khảo sát, địa chất

22

Khảo sát đo đạc

Áp dụng theo quy định trong Nghị định số 169-NĐ/TL ngày 21-4-1959 của Bộ về trang bị cho cá nhân, đơn vị làm công tác khảo sát địa hình.