CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 196/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013 |
QUY ĐỊNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
Nghị định này quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
1. Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước quyết định thành lập, gồm:
a) Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập;
b) Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương quyết định thành lập được áp dụng theo quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân liên quan đến thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
1. Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).
4. Có trang thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và công chức, viên chức và người lao động.
5. Có ít nhất 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên.
6. Kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền thành lập bảo đảm theo quy định của pháp luật.
7. Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại Điểm b Khoản 1 và
Điều 4. Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể
Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và
Điều 5. Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm
1. Hoạt động tư vấn, bao gồm:
a) Tư vấn học nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
b) Tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển dụng lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm;
d) Tư vấn về chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển lao động;
b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
d) Giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
5. Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
6. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm.
7. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
8. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tên gọi, cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm
1. Tên của Trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm: “Trung tâm dịch vụ việc làm” kèm theo tên địa phương hoặc tên cơ quan quản lý Trung tâm.
2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm:
a) Lãnh đạo của Trung tâm dịch vụ việc làm gồm: Giám đốc và một số Phó Giám đốc;
b) Bộ máy giúp việc của Giám đốc gồm các phòng chuyên môn, phòng phục vụ. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, người có thẩm quyền quyết định thành lập Trung tâm quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn, phòng phục vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 7. Quyền hạn của Trung tâm dịch vụ việc làm
1. Ký kết hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại
2. Khai thác thông tin về lao động, việc làm và dạy nghề.
3. Phát hành ấn phẩm và đăng tải bản tin về thông tin thị trường lao động theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về tình trạng việc làm của người lao động do Trung tâm giới thiệu hoặc cung ứng lao động.
5. Thu phí theo quy định của pháp luật về phí.
6. Tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật.
7. Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm
1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
2. Xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Hằng năm xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Thực hiện quyền lợi của công chức, viên chức và người lao động làm việc ở Trung tâm theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện đầy đủ hợp đồng đã giao kết, các cam kết với người lao động, người sử dụng lao động, người học nghề, người được tư vấn, giới thiệu việc làm.
7. Cung cấp thông tin thị trường lao động theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
8. Phân tích, dự báo thị trường lao động phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
9. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập, Trung tâm phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về: Quyết định thành lập Trung tâm, địa điểm đặt trụ sở chính và số điện thoại của Trung tâm.
Trước 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi Trung tâm đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm trong phạm vi cả nước.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các Trung tâm dịch vụ việc làm toàn quốc. Đối với những địa phương đã có Trung tâm dịch vụ việc làm khu vực thì không quy hoạch Trung tâm dịch vụ việc làm của địa phương.
3. Quyết định thành lập Trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm thuộc Bộ để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm; thực hiện một số dịch vụ công; kết nối, điều tiết hệ thống thông tin thị trường lao động và dự báo thị trường lao động toàn quốc.
4. Quyết định thành lập các Trung tâm dịch vụ việc làm khu vực để hỗ trợ, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của khu vực về dịch vụ việc làm; chính sách bảo hiểm thất nghiệp; kết nối, điều tiết hệ thống thông tin thị trường lao động và dự báo thị trường lao động phạm vi khu vực và nhiệm vụ được quy định tại
5. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
6. Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý, sử dụng phí dịch vụ việc làm.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm theo quy định của Nghị định này.
2. Thành lập, tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị; quyết định số vị trí việc làm và bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên của Trung tâm thuộc quyền quản lý.
3. Kiểm tra, thanh tra hoạt động dịch vụ việc làm của Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hoạt động của Trung tâm thuộc quyền quản lý định kỳ 06 tháng, hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Quy hoạch hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn theo quy định sau đây:
a) Xây dựng quy hoạch hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý gồm một số nội dung cơ bản như sau: đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống Trung tâm trên địa bàn; dự báo về thị trường lao động để xác định số lượng và cơ cấu của hệ thống Trung tâm trên địa bàn; nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; số vị trí việc làm và kinh phí hoạt động thường xuyên;
b) Phê duyệt quy hoạch hệ thống Trung tâm trên địa bàn trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Thời gian quy hoạch tối thiểu là 05 năm, bảo đảm mỗi địa phương có ít nhất 01 Trung tâm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Gửi 01 bản quy hoạch về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Rà soát, sắp xếp lại Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn phù hợp với quy hoạch hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể, chấn chỉnh hoạt động của các Trung tâm thuộc quyền quản lý.
Đối với các Trung tâm giới thiệu việc làm đang thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đổi tên theo quy định tại Nghị định này để bảo đảm tính liên tục của việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
4. Quyết định số vị trí việc làm của Trung tâm dịch vụ việc làm và bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên cho Trung tâm thuộc quyền quản lý.
5. Chỉ đạo việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn.
6. Khen thưởng và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
7. Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Sau 06 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Trung tâm giới thiệu việc làm thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP nếu đủ điều kiện quy định tại Nghị định này thì được tiếp tục hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp không đủ điều kiện thì phải chấm dứt hoạt động.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2014.
2. Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Nghị định 19/2005/NĐ-CP về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm
- 2 Nghị định 71/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm
- 3 Nghị định 71/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm
- 1 Thông tư 07/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 196/2013/NĐ-CP quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm và Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
- 3 Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 4 Bộ Luật lao động 2012
- 5 Quyết định 20/2004/QĐ-BTS về việc thành lập Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 6 Quyết định 186/2003/QĐ-BTC thành lập Trung tâm thông tin, tư vấn, dịch vụ về tài sản và bất động sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 8 Quyết định 81/1998/QĐ-BNN-TCCB về thành lập Trung tâm sản xuất dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp trực thuộc Trường Trung học lâm nghiệp Tây Nguyên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 1 Quyết định 20/2004/QĐ-BTS về việc thành lập Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2 Quyết định 186/2003/QĐ-BTC thành lập Trung tâm thông tin, tư vấn, dịch vụ về tài sản và bất động sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Nghị định 19/2005/NĐ-CP về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm
- 4 Nghị định 71/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm
- 5 Quyết định 81/1998/QĐ-BNN-TCCB về thành lập Trung tâm sản xuất dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp trực thuộc Trường Trung học lâm nghiệp Tây Nguyên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 6 Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
- 7 Nghị định 23/2021/NĐ-CP hướng dẫn Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm