- 1 Thông tư 12/2014/TT-NHNN về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Thông tư 25/2014/TT-NHNN hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 219/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 |
VỀ QUẢN LÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh,
1. Nghị định này quy định về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh và trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
2. Doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này (sau đây gọi là “Bên đi vay”) bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
c) Hợp tác xã, liên minh hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước tham gia quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
2. Bên đi vay thực hiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là “vay nước ngoài tự vay, tự trả”) là việc Bên đi vay thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài.
4. Hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm là mức trần tổng số tiền vay ròng (số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc) trong năm của các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả trung, dài hạn.
5. Tổ chức tín dụng được phép là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả trong khuôn khổ quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô của nền kinh tế.
5. Chính sách quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả phải phối hợp với chính sách quản lý tín dụng trong nước nhằm đảm bảo mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ.
6. Trường hợp cần thiết, để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia và duy trì các chỉ tiêu an toàn nợ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
2. Theo dõi các dòng tiền liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả phục vụ việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối.
3. Tổng hợp, báo cáo thông tin về vay nước ngoài tự vay, tự trả.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
7. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
Điều 6. Dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng hàng năm
1. Cơ sở dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng hàng năm
a) Chỉ tiêu an toàn về nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm được Quốc hội phê duyệt;
b) Chương trình quản lý nợ trung hạn cho giai đoạn ba năm liền kề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Dự báo về các chi tiêu kinh tế vĩ mô năm kế hoạch;
d) Dự báo cán cân thanh toán của Việt Nam năm kế hoạch;
đ) Dự báo nhu cầu vay nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong từng thời kỳ khi cần thiết.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan khác thực hiện rà soát nhu cầu vay nước ngoài của các bên đi vay để dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng năm kế hoạch.
3. Chậm nhất đến ngày 31 tháng 01 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng để Bộ Tài chính tổng hợp xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của quốc gia.
Điều 7. Theo dõi thực hiện hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo dõi tổng mức ký vay mới, mức rút vốn và trả nợ của các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả trung, dài hạn; xây dựng các giải pháp phù hợp quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả nhằm đảm bảo tổng số tiền vay ròng trong năm của các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả trung, dài hạn nằm trong hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Trường hợp nhu cầu của nền kinh tế cần tăng khối lượng huy động vốn làm vượt hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả trong năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 8. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
1. Phê duyệt hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm trong khuôn khổ hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia.
2. Phê duyệt việc thực hiện các biện pháp phù hợp quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài của quốc gia.
3. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước.
4. Quyết định việc phối hợp liên ngành trong công tác quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả trong trường hợp cần thiết.
Điều 9. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trung, dài hạn hàng năm theo quy định tại
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai các biện pháp quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.
5. Theo dõi việc thực hiện hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả.
6. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy trình thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài của quốc gia.
7. Tổng hợp tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm.
8. Thực hiện các nội dung khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả theo quy định tại
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia bao gồm hạn mức vay thương mại nước ngoài tự vay, tự trả.
2. Chủ trì xây dựng quy trình thu thập, tổng hợp báo cáo, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài của quốc gia.
3. Thực hiện việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc vay nước ngoài tự vay, tự trả của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khi cần thiết theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
4. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trong năm kế hoạch.
5. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, tổ chức triển khai các biện pháp quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trong năm kế hoạch.
2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, tổ chức triển khai các biện pháp quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện việc rà soát nhu cầu vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong trường hợp cần thiết.
Điều 12. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước
1. Phê duyệt các phương án vay nước ngoài tự vay, tự trả trung, dài hạn của doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan trước khi doanh nghiệp ký Thỏa thuận vay nước ngoài.
2. Thực hiện quản lý việc vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền.
3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai các biện pháp quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
1. Quyết định hình thức vay nước ngoài phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Lựa chọn tổ chức tín dụng được phép để thực hiện khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài theo cam kết, thỏa thuận tại các thỏa thuận vay.
Điều 14. Trách nhiệm của Bên đi vay
2. Chịu trách nhiệm về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, khả năng thực hiện khoản vay của Bên cho vay nước ngoài.
4. Tự chịu trách nhiệm trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả và tự chịu mọi rủi ro khi thực hiện vay nước ngoài tự vay, tự trả.
6. Tuân thủ quy định tại Nghị định này, các quy định về quản lý ngoại hối, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và tập quán quốc tế trong hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
7. Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
9. Thực hiện yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát:
a) Việc vay nước ngoài tự vay, tự trả của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Việc chuyển tiền liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả của các Bên đi vay.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc vay nước ngoài tự vay, tự trả của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước không phải là tổ chức tín dụng.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra việc tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay nước ngoài tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra.
5. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động vay nước ngoài, tình hình sử dụng vốn vay nước ngoài của Bên đi vay, tự vay, tự trả.
1. Bên đi vay phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình rút vốn, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tổng hợp báo cáo Chính phủ tình hình vay và trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Nghị định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2014.
2. Bãi bỏ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay, trả nợ nước ngoài và Mục 4 Chương III Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan đại diện sở hữu vốn nhà nước, các cơ quan quản lý về đầu tư, các cơ quan đăng ký kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn triển khai hướng dẫn Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Thông tư 25/2014/TT-NHNN hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Thông tư 12/2014/TT-NHNN về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3 Công văn 272/BTC-TCHQ năm 2014 áp dụng bảo lãnh chung do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 04/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 chuyển nguyên trạng nhiệm vụ, tổ chức của Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp sang Vụ Quản lý doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013
- 6 Luật hợp tác xã 2012
- 7 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 8 Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 9 Luật Quản lý nợ công 2009
- 10 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005
- 11 Luật Doanh nghiệp 2005
- 12 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 13 Nghị định 90/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 14 Nghị định 58-CP năm 1993 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 1 Nghị định 134/2005/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 2 Nghị định 58-CP năm 1993 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 3 Nghị định 90/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 4 Quyết định 04/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 chuyển nguyên trạng nhiệm vụ, tổ chức của Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp sang Vụ Quản lý doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Công văn 272/BTC-TCHQ năm 2014 áp dụng bảo lãnh chung do Bộ Tài chính ban hành