HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35-HĐBT | Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 1992 |
CUẢ HỘIĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 35-HĐBT NGÀY 28-1-1992 VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để tiếp tục đổi mới quản lý khoa học và công nghệ, thúc đẩy phát triển các hoạt động sáng tạo, khuyến khích việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động khoa học và công nghệ;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm uỷ ban Khoa học Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 2. - Các hoạt động khoa học và công nghệ nói ở điều 1 bao gồm:
- Nghiên cứu, thực nghiệm, triển khai áp dụng các công nghệ mới, các kỹ thuật mới, các sản phẩm mới, các phương pháp mới và biện pháp tổ chức mới.
- Sản xuất đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ các sản phẩm mới với trình độ công nghệ cao mà các cơ sở sản xuất chưa có điều kiện thực hiện.
- Thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ về khoa học, công nghệ, tổ chức, quản lý. Việc mở các trường, lớp đào tạo phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. - Các hoạt động nêu ở Điều 2 có thể được thực hiện theo các phương thức sau:
- Các tổ chức và cá nhân nói ở Điều 1 tự làm.
- Các tổ chức và cá nhân nói ở Điều 1 ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài, không trái các quy định và pháp luật hiện hành.
Điều 7. - Kinh phí của Nhà nước nói ở điều 6 được tập trung chủ yếu cho các hoạt động sau:
- Nghiên cứu và phát triển theo các nhiệm vụ và chương trình trọng diểm của Nhà nước.
- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của Nhà nước.
- Hỗ trợ một phần việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm ở các cơ sở sản xuất trọng điểm của Nhà nước.
- Hỗ trợ một phần cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ ở các Bộ và các tỉnh, thành phố.
- Kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương và kinh phí của ngân sách địa phương dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ của ngành và địa phương (không bao gồm kinh phí cho các chương trình, đề tài trọng điểm Nhà nước mà bộ, địa phương chủ trì hoặc tham gia thực hiện, được cấp riêng).
- Kinh phí thu hồi từ các chương trình, đề tài, đề án cấp Bộ, tỉnh và thành phố.
- Kinh phí trích từ lợi nhuận của các doanh nghiệp do Bộ hoặc tỉnh, thành phố quản lý.
- Kinh phí trích từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của các cơ sở sản xuất trực thuộc.
v.v...
Điều 10. - Nguồn vốn của các tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ bao gồm :
- Vốn do ngân sách Nhà nước cấp (nếu có).
- Kinh phí do thực hiện các hợp đồng.
- Vốn do liên doanh, liên kết với các tổ chức khác.
- Vốn vay ngân hàng, theo các quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Viện trợ của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ và cá nhân trong nước hoặc nước ngoài.
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ hợp đồng lao động.
Điều 16. - Uỷ ban khoa học Nhà nước có trách nhiệm:
- Lập dự kiến kế hoạch phân bổ các nguồn đầu tư của trung ương cho khoa học và công nghệ (bao gồm kinh phí sự nghiệp, vốn xây dựng cơ bản, vốn ngoại tệ và các nguồn tài trợ của các chính phủ và các tổ chức quốc tế cho khoa học và công nghệ), đưa vào tổng hợp trong dự án kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; Sau khi kế hoạch Nhà nước được giao; chịu trách nhiệm quản lý theo dõi thực hiện các nguồn vốn cấp đúng đối tượng, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
- Hàng năm lập báo cáo tổng hợp các nguồn vốn trong và ngoài nước sử dụng cho khoa học và công nghệ, và đánh giá hiệu quả sử dụng.
- Tổ chức đánh giá chính xác kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ có sử dụng nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp.
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan khác có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện những điều quy định ở chương II có liên quan đến các chế độ về tài chính đối với các hoạt động khoa học và công nghệ.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ trong việc hợp tác với nước ngoài.
- Tổ chức và hướng dẫn việc đăng ký hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ theo
Điều 17. - Các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm :
- Quản lý và khuyến khích các hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành, trong địa phương theo các quy định tại Nghị định này, phát huy tốt tiềm lực khoa học và công nghệ của ngành, của địa phương.
- Xem xét và quyết định việc thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ trong ngành, trong địa phương và hướng dẫn thực hiện việc đăng ký hoạt động của các tổ chức đó.
- Huy động cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý của ngành, của địa phương tham gia ý kiến về các chủ trương phát triển, các chương trình, các dự án lớn của ngành, của địa phương trước khi quyết định, nhất là các dự án hợp tác với nước ngoài.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1 Thông tư 49/TC-KHCN năm 1995 quy định chế độ chi tiêu đối với các hoạt động nghiên cứu triển khai do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 195-LB năm 1992 về hướng dẫn đăng ký hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường-Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 55-TTLB năm 1992 về thuế đối với hoạt động khoa học và công nghệ theo Nghị định 35-HĐBT do Bộ Tài chính - Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4 Nghị định 388-HĐBT năm 1991 về Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5 Chỉ thị 88-CT năm 1982 về tăng cường công tác quản lý khoa học và kỹ thuật ở các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981