BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55-TTLB | Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 1992 |
Điều 12 Nghị định số 35-HĐBT ngày 28 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác quản lý khoa học và công nghệ quy định: "Các hợp đồng nghiên cứu khao học, sản xuất thử không phải chịu thuế. Các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ không phải nộp thuế lợi tức nhưng phải nộp thuế doanh thu".
Liên Bộ Tài chính - Uỷ ban khoa học Nhà nước hướng dẫn thực hiện quy định này như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1- Tất cả các cơ quan Nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ đều thuộc đối tượng điều chỉnh theo Thông tư này.
Xí nghiệp liên doanh và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không thuộc đối tượng điều chỉnh theo Thông tư này.
2- Nghiên cứu khoa học là những hoạt động mà bản chất là tạo ra thông tin mới, và kết quả được thể hiện dưới dạng các công thức, bản vẽ, báo cáo khoa học, bản thiết kế, vật mẫu... bao gồm:
a) Các đề tài nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm các giống mới, sản phẩm mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới;
b) Điều tra cơ bản về tài nguyên và điều kiện thiên nhiên;
c) Điều tra cơ bản tình hình kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ mới lần đầu tiên xuất hiện ở trong nước;
e) Các đề án, dự án nghiên cứu về tổ chức quản lý;
g) Các đề án nghiên cứu khoa học xã hội
3- Dịch vụ khoa học và công nghệ bao gồm:
a) Các dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật cao như lắp ráp thử, vận hành thử, phục hồi, sửa chữa hiệu chỉnh máy móc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, phương tiện đo kiểm, thiết bị khoa học và kỹ thuật mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện.
b) Xử lý số hiệu và tính toán.
c) Lập các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các dự án nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khả thi và tiền khả thi.
d) Phân tích mẫu thử nghiệm vật liệu, kiểm nghiệm sản phẩm.
đ) Hướng dẫn và tổ chức triển khai việc chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
g) Các dịch vụ thông tin khoa học không có mục đích kinh doanh trực tiếp.
4- Sản xuất thử là các hoạt động mang tính chất thử nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ mới hoặc tính năng kỹ thuật của sản phẩm mới trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học hay tiếp thu công nghệ mới để chuẩn bị cho việc sản xuất đại trà.
1. a) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học khi tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ phải có quyết đinh thành lập của Hội đồng Bộ trưởng, các đoàn thể Trung ương, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, và đăng ký hoạt động tại Uỷ ban khoa học Nhà nước hoặc cơ quan quản lý khoa học tỉnh, thành phố.
Các tổ chức khoa học và công nghệ do tập thể hoặc cá nhân lập ra phải có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học của cơ quan quản lý khoa học của tỉnh, thành phố như quy định tại Điều 15 Nghị định số 35-HĐBT.
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh có quyết định, giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Các hoạt động nghiên cứu khao học không phải chịu thuế, các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân nêu tại phần 1 trên đây không phải nộp thuế lợi tức, nếu bảo đảm điều kiện sau:
- Các hợp đồng nghiên cứu, hợp đồng dịch vụ khoa học theo đơn đặt hàng của Nhà nước, các hợp đồng thực hiện các dự án phát triển của tổ chức quốc tế phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định hiện hành về quản lý các chương trình, đề tài, đề án nghiên cứu khoa học của Nhà nước;
- Các hợp đồng nghiên cứu, hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ được thực hiện trên cơ sở hiệp định của Chính phủ phải có căn cứ chứng minh cụ thể.
Trường hợp hợp đồng được ký kết trực tiếp giữa các tổ chức, cá nhan trong nước với nước ngoài hay giữa tổ chức, cá nhân trong nước với nhau phải có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học, cụ thể:
+ Các hợp đồng trị giá 100 triệu đồng trở lên Uỷ ban khoa học Nhà nước xác nhận;
+ Các hợp đồng trị giá dưới 100 triệu đồng do cơ quan quản lý khoa học của tỉnh, thành phố xác nhận.
Tất cả các hợp đồng về nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ nếu cso nhiều loại hình hoạt động cấu thành trị giá hợp đồng thì phải tách các khoản doanh thu không thuộc loại hoạt động để nghiên cứu khoa học hay dịch vụ khoa học và công nghệ để tính thuế theo quy định.
Ví dụ: Bên B nhận nghiên cứu cho bên A một dây chuyên sản xuất mới, trong đó bên A giao cho bên B đảm nhận luôn cả việc mua bán các loại máy móc, thiết bị cần thiết.
Trường hợp này, hợp đồng phải phân biệt rõ:
- Số tiến phải thanh toán cho công việc nghiên cứu (không phải chịu thuế);
- Số tiền phải thanh toán cho việc mua và bán lại máy móc, thiết bị (phải nộp thuế theo quy định đối với ngành thương nghiệp).
Trong trường hợp bên B chỉ giúp bên A tìm nguồn cung cấp máy móc, thiết bị, vốn mua do bên A thanh toán trực tiếp cho người ban, không qua bên B thì bên B sẽ nộp thuế theo quy định với ngành dịch vụ tính trên hoa hồng được hưởng (nếu có).
3. Sản xuất thử không phải chịu thuế phải có một trong các điều kiện sau:
a) Sản phẩm là mặt hàng mới đối với cơ sở, có luận chứng kinh tế kỹ thuật được ngành chủ quản hay cấp quản lý ký duyệy y.
b) Sản phẩm thuộc nội dung của một hợp đồng nghiên cứu có đủ điều kiện như quy định tại phần a trên đây. Nếu phần sản xuất thử được giao cho một cơ sở khác thực hiện thì ngoài bản hợp đồng nghiên cứu phải có hợp đồng kinh tế hợp lệ ký kết cụ thể giữa hai bên về việc sản xuất thứ.
Thời gian không thu thế sản phẩm sản xuất thử là 6 (sáu) tháng đối với những sản phẩm thông thường. Trong các trường hợp đặc biệt như sản phẩm chế thử theo đơn đặc hàng của Nhà nước, sản phẩm cần thời gian nghiên cứu, hoàn thiện kéo dài và các trường hợp ngoại lệ có đặc điểm riêng khác, Bộ Tài chính trực tiếp xem xét quyết định thời gian không thu thuế sau khi có ý kiến đề nghị chính thức bằng văn bản của Uỷ ban khoa học Nhà nước. Trong trường hợp sản phẩm sản xuất thử chỉ là một bộ phận cầu thành của một sản phẩm hoàn chỉnh, thì chỉ áp dụng không thu thuế đối với sản phẩm chi tiết đã đủ điều kiện được công nhận là sản xuất thử thì chỉ áp dụng không thu thế đối với sản phẩm chi tiết đã đủ điều kiện đượng công nhận là sản xuất thử. Chẳng hạn một cơ sở sản xuất xe cơ giới hoàn chỉnh có phần động cơ là sản phẩm sản xuất thử (có đủ điều kiện quy định) thì chỉ không thu thuế riêng đối với phần động cơ của chiếc xe hoàn chỉnh bán ra.
1- Mọi tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ thuộc đối tượng nộp thuế hay không phải nộp thuế theo Nghị định số 35-HĐBT ngày 28-1-1992 của Hội đồng Bộ trưởng và hướng dẫn trong Thông tư này đều phải chấp hành kê khai, đăng ký nộp thuế, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán theo đúng quy định trong các Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức và những văn bản hướng dẫn hiện hành.
2- Các trường hợp không phải chịu thuế theo hướng dẫn trong Thông tư này đều phải được cơ quan thuế kiểm tra, quyết định bằng văn bản, cụ thể:
- Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý (Cục thuế hoặc Chi cục thuế) kiểm tra, đối chiếu theo các điều kiện quy định tại phần II (1 và 2) để quyết định không thu thuế đối với các hợp đồng nghiên cứu khoa học, hợp đồg dịch vụ khoa học và công nghệ.
- Cục trrưởng Cục thuế tỉnh, thành phố xem xét và quyết định không thu thuế đối với các trường hợp sản xuất thử theo các điều kiện quy định tại phân II (3).
Chậm nhất là trong thời hạn 15 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải có văn bản trả lời cho tổ chức hoặc cá nhân rõ kết quả xem xét giải quyết.
Các trường hợp vượt qúa phạm vi đã quy định hoặc có sự tranh chấp phải báo cáo để Bộ Tài chính xem xét và quyết định cụ thể sau khi có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban khoa học Nhà nước.
3- Ngoài trách nhiệm trực tiếp của cán bộ chuyên quản và bộ phận trực tiếp quản lý, Cục thuế các tỉnh, thành phố phải cử cán bộ theo dõi công tác quản lý, thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát những tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng Nghị định số 35-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư này, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi lợi dụng trốn thuế, vi phạm chính sách, chế độ Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 1992 và thay thế cho những hướng dẫn đã ban hành về vấn đề này của Bộ Tài chính và Uỷ ban khoa học Nhà nước trước đây.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Liên Bộ nghiên cứu giải quyết.
Lê Quý An (Đã ký) | Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |