PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 355-TTg | Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 1958 |
QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ CÁC LOẠI KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ, NGỌC TRAI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Sắc lệnh số 202-SL ngày 15 tháng 10 năm 1946 quy định thể lệ xuất khẩu, chuyên chở và buôn bán vàng bạc;
Căn cứ Nghị định Thủ tướng Chính phủ số 631-TTg ngày 13 tháng 12 năm 1955 về quản lý vàng bạc;
Căn cứ Nghị định Thủ tướng Chính phủ số 168-TTg ngày 20 tháng 04 năm 1957 cấm xuất nhập khẩu bạch kim và các loại đá quý;
Căn cứ Sắc luật số 001-SLt ngày 19 tháng 04 năm 1957 cấm chỉ mọi hành động đầu cơ về kinh tế, được chuẩn y, sửa đổi và bổ sung do quyết nghị ngày 14 tháng 09 năm 1957 của Quốc hội;
Theo đề nghị của ông Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam và ông Bộ trưởng Bộ Nội thương;
NGHỊ ĐỊNH:
- buôn bán các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai;
- tập trung có mục đích đầu cơ các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai;
- xuất, nhập khẩu các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai, trừ trường hợp được Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho phép;
- dùng các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai để trao đổi, giao dịch, mối lại, cầm cố, thanh toán nợ nần.
Về các loại bạc nén, bạc hoa xòe (bạc trắng, bạc đồng, bạc hào), Ngân hàng quốc gia Việt Nam cùng với Ủy ban Dân tộc sẽ có những quy định riêng cho những vùng dân tộc ít người mà đồng bào nơi đó còn có tập quán dùng các loại đó để trao đổi trong nội bộ dân tộc ít người về các loại ma chay, cưới xin, v.v...
Ngân hàng quốc gia Việt Nam sẽ quy định thể thức và thời hạn cho các hiệu nói trên được bán hết số hàng tồn kho.
Kim khí quý, đá quý, ngọc trai đã chế biến thành đồ trang sức hoặc đồ mỹ nghệ như vàng bạc, bạch kim đánh thành nhẫn, hoa tai v.v... đá quý, ngọc trai lắp vào mặt nhẫn, mặt hoa tai bay xâu thành chuỗi đeo, v.v... nếu chỉ mang dưới số lượng Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định thì không phải xin phép, nhưng người mang phải có đủ giấy tờ hợp pháp.
- cảnh cáo.
- phạt tiền bằng từ 10% đến 3 lần trị giá tang vật:
- trưng mua hoặc tịch thu một phần hay toàn bộ tang vật;
- truy tố trước Tòa án;
Đối với những tổ chế biến hoặc thợ chuyên nghiệp được phép làm đối với chế biến, sửa chữa đồ trang sức, đồ mỹ nghệ bằng kim khí quý, đá quý, ngọc trai, mà không theo đúng luật lệ hiện hành, thì ngoài việc xử lý theo những hình phạt trên đây, Ngân hàng quốc gia Việt Nam có thể đình chỉ công việc chế biến, sửa chữa đồ trang sức có thời hạn hay vĩnh viễn.
Những can phạm đưa ra truy tố trước tòa án có thể bị xử phạt theo điều 5 Sắc lệnh số 202-SL ngày 15 tháng 10 năm 1946 nếu là phạm pháp về vàng, bạch kim, đá quý, ngọc trai hoặc theo điều 8 Sắc lệnh nói trên nếu là phạm pháp về bạc.
Đối với những vụ phạm pháp có tính chất đầu cơ thì can phạm có thể bị xử phạt theo Sắc luật số 001-SLt ngày 19 tháng 04 năm 1957.
Điều 11. – Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định thể lệ chi tiết thi hành Nghị định này.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1 Thông tư 17/2014/TT-NHNN về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Chỉ thị 223PH/VB năm 1958 hướng dẫn cấp giấy chứng nhận giữ vàng do Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 3 Nghị định 168-TTg năm 1957 về việc cấm xuất, nhập khẩu bạch kim và các loại đá quý do Thủ Tướng ban hành
- 4 Sắc luật số 001/SLT về việc cấm chỉ mọi hành động đầu cơ về kinh tế do Chủ tịch nước ban hành
- 1 Nghị định 168-TTg năm 1957 về việc cấm xuất, nhập khẩu bạch kim và các loại đá quý do Thủ Tướng ban hành
- 2 Nghị định 631-TTg năm 1955 về quản lý vàng bạc do Thủ Tướng ban hành.
- 3 Chỉ thị 223PH/VB năm 1958 hướng dẫn cấp giấy chứng nhận giữ vàng do Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 4 Thông tư 17/2014/TT-NHNN về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành