CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
2. Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
2. Việc bán cổ phần cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Cổ phần hóa được tiến hành theo các hình thức sau đây:
1. Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp;
2. Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp;
3. Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hóa;
4. Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.
Điều 8. Quyền được mua cổ phần lần đầu khi tiến hành cổ phần hóa.
1. Loại doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt:
a) Một pháp nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp;
b) Một cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
2. Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt:
a) Một pháp nhân được mua không quá 20% tổng số cổ phần của doanh nghiệp;
b) Một cá nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
3. Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần:
Không hạn chế số lượng cổ phần mỗi pháp nhân và cá nhân được mua nhưng phải đảm bảo số cổ đông tối thiểu theo đúng quy định của Luật Công ty.
4. Phần vốn doanh nghiệp đã vay của người lao động trước khi cổ phần hóa nếu người lao động chấp thuận thì được chuyển thành cổ phần của công ty.
5. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh Chống tham nhũng chỉ được mua cổ phần giá ưu đãi không vượt quá mức cổ phần bình quân của các cổ đông trong doanh nghiệp.
Điều 9. Sử dụng tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước:
1. Đào tạo, đào tạo lại để giải quyết việc làm mới cho người lao động.
2. Trợ cấp cho số lao động dôi dư.
3. Bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước cần ưu tiên củng cố và đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phẩn hóa theo phương án được duyệt.
Điều 11. Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp:
1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả.
2. Các yếu tố xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp:
a) Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa.
b) Giá trị thực tế của tài sản tại doanh nghiệp xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm cổ phần hóa.
3. Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý, uy tín mặt hàng (nếu có). Lợi thế này thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận thực hiện tính trên vốn kinh doanh bình quân 3 năm trước khi cổ phần hóa. Giá trị lợi thế nói trên chỉ tính tối đa 30% vào giá trị thực tế của doanh nghiệp.
Điều 13. Doanh nghiệp cổ phần hóa được hưởng những ưu đãi như sau:
1. Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần là hình thức đầu tư mới, được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
Trường hợp những doanh nghiệp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) trong 2 năm liên tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật Công ty.
4. Được tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hóa theo các chế độ quy định hiện hành như đối với doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa.
5. Trước khi cổ phần hóa được chủ động sử dụng số dư quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi (bằng tiền) chia cho người lao động đang làm việc (không phải nộp thuế thu nhập) để mua cổ phần.
Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật, các công trình văn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Những tài sản này thuộc sở hữu của tập thể người lao động do công ty cổ phần quản lý với sự tham gia của tổ chức Công đoàn.
Trường hợp cổ phần hóa theo
Điều 14. Người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được hưởng những ưu đãi sau:
Trường hợp cổ phần hóa theo
Người lao động sở hữu cổ phần nói trên có quyền chuyển nhượng, để thừa kế và các quyền khác của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
3. Sau 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sách đối với những người lao động này được giải quyết theo những quy định hiện hành của Chính phủ.
Điều 15. Thẩm quyền lựa chọn và quyết định doanh nghiệp cổ phần hóa:
1. Căn cứ điều kiện nêu tại
2. Hội đồng quản trị của các tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (gọi tắt là Tổng công ty 91) lập danh sách doanh nghiệp thành viên cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.
3. Hội đồng quản trị của các Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập (gọi tắt là Tổng công ty 90) lựa chọn danh sách doanh nghiệp thành viên cổ phần hóa báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 16. Thẩm quyền hướng dẫn và quyết định giá trị doanh nghiệp:
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chung phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
2. Thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán đến thời điểm cổ phần hóa trên 10 tỷ đồng sau khi có sự thỏa thuận của Bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng quản trị của Tổng công ty 91 có liên quan.
b) Căn cứ hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán đến thời điểm cổ phần hóa từ 10 tỷ đồng trở xuống.
1. Đối với những doanh nghiệp có giá trị thuộc phần vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng (theo quyết định tại
2. Đối với những doanh nghiệp có giá trị thuộc phần vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở xuống, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án, quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa trên cơ sở Nghị định này và sự hướng dẫn kiểm tra của các Bộ có liên quan.
Các văn bản về cổ phần hóa của Bộ, Tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 phải gửi về Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi.
Điều 19. Đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần:
1. Doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa sẽ hoạt động theo Luật Công ty và đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
2. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty cổ phần.
3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
a) Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần của cấp có thẩm quyền quy định tại
b) Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần đã được Đại hội cổ đông thông qua.
c) Biên bản bầu Hội đồng quản trị và cử Giám đốc điều hành.
d) Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa (nếu có).
Giấy phép kinh doanh những ngành nghề do các Bộ quản lý chuyên ngành cấp nếu còn thời hạn sử dụng thì không phải đổi lại.
Điều 20. Người quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần:
1. Trường hợp chuyển toàn bộ doanh nghiệp độc lập thành công ty cổ phần:
Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 thỏa thuận với Bộ Tài chính việc cử người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần.
2. Trường hợp chuyển một bộ phận của doanh nghiệp độc lập (Tổng Công ty nhà nước, doanh nghiệp độc lập có Hội đồng Quản trị và không có Hội đồng quản trị) thành công ty cổ phần:
Hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhà nước độc lập không có Hội đồng quản trị cử người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần được thành lập từ cổ phần hóa một bộ phận của doanh nghiệp mình.
3. Người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 50 và Điều 54 của Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
4. Cổ tức từ phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước và thu nộp về:
a) Ngân sách Nhà nước đối với trường hợp nói tại khoản 1, Điều này;
b) Doanh nghiệp quản lý phần vốn Nhà nước trong công ty cổ phần đối với trường hợp nói tại khoản 2, Điều này.
Điều 21. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Nghị định số 28/CP ngày 7 tháng 5 năm 1996 và Nghị định số 25/CP ngày 26 tháng 3 năm 1997. Các văn bản khác trước đây về cổ phần hóa trái với Nghị định này đều không còn hiệu lực thi hành.
Điều 22. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ và cơ quan khác có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 23. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91 chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỂ LỰA CHỌN CỔ PHẦN HÓA
(Ban hành kèm Nghị định số 44 /1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998)
I. LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN CÓ, CHƯA TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA:
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích quy định tại Điều 1 - Nghị định số 56/CP ngày 2 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ.
Trường hợp cổ phần hóa những doanh nghiệp thuộc loại này có mức vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Nếu có mức vốn nhà nước từ 10 tỷ đồng trở xuống do Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh doanh: vật liệu nổ, hóa chất độc, chất phóng xạ, in bạc và các chứng chỉ có giá, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế.
II. LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN CÓ, NHÀ NƯỚC CẦN NẮM CỔ PHẦN CHI PHỐI, CỔ PHẦN ĐẶC BIỆT KHI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA:
- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trên 10 tỷ đồng;
- Khai thác quặng quí hiếm;
- Khai thác khoáng sản quy mô lớn;
- Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật về khai thác dầu khí;
- Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh và hóa dược;
- Sản xuất kim loại mầu và kim loại quí hiếm quy mô lớn;
- Sản xuất điện quy mô lớn, truyền tải và phân phối điện;
- Sửa chữa phương tiện bay;
- Dịch vụ khai thác bưu chính - viễn thông;
- Vận tải đường sắt, hàng không, viễn dương;
- In, xuất bản, sản xuất rượu, bia, thuốc lá có quy mô lớn;
- Ngân hàng Đầu tư, ngân hàng cho người nghèo;
- Kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn.
III. CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN CÓ CÒN LẠI ĐỀU CÓ THỂ THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA VÀ ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU KHÁC TRONG ĐÓ NHÀ NƯỚC KHÔNG GIỮ CỔ PHẦN CHI PHỐI, CỔ PHẦN ĐẶC BIỆT.
- 1 Nghị định 28-CP năm 1996 về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần
- 2 Nghị định 25-CP năm 1997 sửa đổi Nghị định 28/CP về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần
- 3 Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- 4 Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- 1 Công văn 4124/BNV-TCBC năm 2015 về báo cáo chuyển đơn vị sự nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- 3 Thông tư 43/2004/TT-BTC hướng dẫn xử lý lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp nhà nước chính thức chuyển thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn 345/TC/TCDN của Bộ Tài chính về việc ưu đãi về tiền thuê đất đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP
- 5 Quyết định 01/2004/QĐ-BCN sửa đổi Quyết định 194/2003/QĐ-BCN về chuyển Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí thành Công ty cổ phần Dụng cụ số 1 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 6 Thông tư 98/2002/TT-BTC hướng dẫn việc miễn thuế, giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi năm 1998 do Bộ Tài Chính ban hành
- 7 Chỉ thị 04/2002/CT-TTg về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 183/2001/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương đảng khoá IX do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 177/1999/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Thông tư 03/1999/TT-LĐTBXH sửa chuẩn nghèo trong Thông tư 11/1998/TT-LĐTBXH về chính sách đối với lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 11 Thông tư 07/1998/TT-NHNN1 hướng dẫn nội dung liên quan đến ngân hàng khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 12 Thông tư 117/1998/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi thuế và lệ phí trước bạ quy định tại Điều 13 Nghị định 44/1998/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 13 Thông tư 11/1998/TT-LĐTBXH hướng dẫn Nghị định 44/1998/NĐ-CP về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 14 Công văn về việc hướng dẫn thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
- 15 Thông tư 06/1998/TT-NHNN1 về một số nội dung liên quan đến ngân hàng khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 16 Thông tư 104/1998/TT-BTC hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần (theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP) do Bộ Tài chính ban hành
- 17 Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 18 Nghị định 25-CP năm 1997 sửa đổi Nghị định 28/CP về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần
- 19 Nghị định 28-CP năm 1996 về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần
- 20 Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 21 Luật Công ty sửa đổi 1994
- 22 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 1 Quyết định 01/2004/QĐ-BCN sửa đổi Quyết định 194/2003/QĐ-BCN về chuyển Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí thành Công ty cổ phần Dụng cụ số 1 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2 Nghị định 28-CP năm 1996 về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần
- 3 Nghị định 25-CP năm 1997 sửa đổi Nghị định 28/CP về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần
- 4 Quyết định 177/1999/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 183/2001/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương đảng khoá IX do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 04/2002/CT-TTg về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- 8 Thông tư 98/2002/TT-BTC hướng dẫn việc miễn thuế, giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi năm 1998 do Bộ Tài Chính ban hành
- 9 Thông tư 43/2004/TT-BTC hướng dẫn xử lý lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp nhà nước chính thức chuyển thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 10 Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- 11 Công văn 4124/BNV-TCBC năm 2015 về báo cáo chuyển đơn vị sự nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành