CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2003/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2003 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 79/2003/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2003 BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về ''Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn'';
Căn cứ Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ
(ban hành kèm theo nghị định số 79/2003/nđ-cp ngày 07 tháng 7 năm 2003 của chính phủ)
NHỮNG VIỆC CẦN THÔNG BÁO ĐỂ NHÂN DÂN BIẾT
1. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trong xã, bao gồm:
a) Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của ủy ban nhân dân xã và của cấp trên liên quan đến địa phương;
b) Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến dân;
c) Những quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành;
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;
4. Dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm;
5. Dự toán, quyết toán thu chi các quỹ, chương trình, dự án, các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã, thôn, làng, ấp, bản, khóm (thôn, làng, ấp, bản, khóm sau đây gọi chung là thôn) và kết quả thực hiện;
6. Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã;
7. Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo;
8. Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan đến xã;
9. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ xã, thôn;
10. Công tác văn hóa, xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của xã;
11. Sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã;
12. Phương án dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã;
13. Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà tình thương; thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh được tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế;
14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các công trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã.
1. Niêm yết công khai văn bản tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã và các trung tâm dân cư, văn hóa;
2. Hệ thống truyền thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hóa, thông tin, tuyên truyền cơ sở;
3. Tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã;
4. Tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và của cuộc họp của thôn;
5. Gửi văn bản tới hộ gia đình hoặc Trưởng thôn.
NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP
Điều 7. Nhân dân ở xã, thôn bàn và quyết định trực tiếp những công việc sau:
1. Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, các công trình văn hóa, thể thao);
2. Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội;
3. Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;
4. Thành lập Ban Giám sát các công trình xây dựng do dân đóng góp;
5. Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và các hoạt động khác trên địa bàn xã, thôn.
Điều 9. Phương thức thực hiện những việc nhân dân quyết định trực tiếp
1. Uỷ ban nhân dân xã xây dựng phương án, chương trình, kế hoạch; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, tổ chức nhân dân thảo luận, quyết định những công việc quy định tại Điều 7 của Quy chế này bằng một trong các hình thức sau:
a) Họp toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình hay cử tri đại diện hộ gia đình ở từng thôn, thảo luận và biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín;
b) Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình.
Việc lấy ý kiến, biểu quyết công khai tại cuộc họp hoặc bỏ phiếu kín về từng vấn đề do nhân dân tự quyết định theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này phải được lập biên bản để báo cáo Uỷ ban nhân dân xã về nội dung cuộc họp và kết quả những vấn đề đã biểu quyết.
2. Những nội dung quy định tại Điều 7 của Quy chế này phù hợp với quy định của pháp luật, đạt tỷ lệ trên 50% số người tham gia cuộc họp hoặc lấy ý kiến tán thành, thì ủy ban nhân dân xã ra quyết định công nhận.
3. Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo Trưởng thôn và Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ chức thực hiện những vấn đề do nhân dân tự quyết định đã được Uỷ ban nhân dân xã công nhận, có sự giám sát của Thanh tra nhân dân hoặc Ban Giám sát công trình, dự án do nhân dân bầu.
4. Nhân dân có trách nhiệm chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định đã được trên 50% các hộ gia đình của xã hoặc của thôn nhất trí.
NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN BÀN, THAM GIA Ý KIẾN, CHÍNH QUYỀN XÃ QUYẾT ĐỊNH
1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã;
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển ngành nghề;
3. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ích của xã;
4. Phương án quy hoạch khu dân cư; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới; kế hoạch, dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý;
5. Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã, đề án chia tách, thành lập thôn;
6. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã;
7. Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở, tái định cư;
8. Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã;
9. Những công việc khác mà chính quyền xã thấy cần thiết.
1. Căn cứ nghị quyết của cấp ủy đảng, nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã dự thảo các văn bản, kế hoạch, phương án và phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy ý kiến nhân dân công khai bằng các hình thức:
a) Họp toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình thảo luận;
b) Phát phiếu lấy ý kiến từng hộ gia đình;
c) Họp các tổ chức kinh tế để thảo luận;
d) Đặt hòm thư góp ý.
2. Ý kiến của nhân dân tại cuộc họp hoặc các ý kiến góp ý phải được tổng hợp báo cáo đầy đủ, khách quan để Uỷ ban nhân dân xã xem xét, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp trên xem xét, quyết định.
NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN GIÁM SÁT, KIỂM TRA
Điều 12. Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra gồm có:
1. Hoạt động của chính quyền xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp ở xã;
2. Kết quả thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân xã;
3. Hoạt động và phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân xã, của cán bộ Uỷ ban nhân dân xã và cán bộ, công chức hoạt động tại địa phương;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương;
5. Dự toán và quyết toán ngân sách xã;
6. Quá trình tổ chức thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã;
7. Các công trình của cấp trên triển khai trên địa bàn xã có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hoá - xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân địa phương;
8. Quản lý và sử dụng đất đai tại xã;
9. Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân;
10. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã;
11. Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội.
Điều 13. Phương thức thực hiện những việc dân giám sát, kiểm tra
Nhân dân trực tiếp giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đại diện cho mình hoặc Ban Thanh tra nhân dân bằng các phương thức sau đây:
1. Tham gia trực tiếp (nếu được mời) hoặc thông qua các tổ chức đại diện cho mình trong các cuộc họp của chính quyền xã bàn về các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình;
2. Tham gia ý kiến đánh giá báo cáo tổng kết công tác sáu tháng và hàng năm của chính quyền xã;
3. Góp ý kiến vào bản kiểm điểm công tác và tự phê bình của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã trong cuộc họp tổng kết công tác cuối năm;
4. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu;
5. Phát hiện những cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân và có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích thu, chi ngân sách và các khoản đóng góp của nhân dân; thực hiện chương trình, dự án và sử dụng quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng trái với những quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật khác; tố cáo, kiến nghị với chính quyền xã, cơ quan có thẩm quyền làm rõ, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết.
1. Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm:
a) Mời đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, các đối tượng liên quan trực tiếp tham gia các cuộc họp của chính quyền xã bàn bạc về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp của nhân dân địa phương;
b) Xem xét, giải quyết các kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân có kiến nghị;
c) Trình cơ quan có thẩm quyền các vụ việc vượt quá thẩm quyền.
2. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm gửi cho Trưởng thôn bản kiểm điểm công tác và tự phê bình tại cuộc họp tổng kết hàng năm để Trưởng thôn tổ chức nhân dân đóng góp ý kiến.
4. Trưởng thôn phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thu thập ý kiến của nhân dân về các vấn đề do nhân dân tự quyết định; tổng hợp, báo cáo một cách chính xác, khách quan, trung thực ý kiến góp ý của nhân dân bằng văn bản gửi về chính quyền xã.
5. Nhân dân không được tụ tập đông người khiếu kiện vượt cấp, gây mất trận tự an ninh và chống đối người thi hành công vụ trong khi các kiến nghị đang được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN
1. Thảo luận và quyết định các công việc của nội bộ cộng đồng dân cư về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, những vấn đề về văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội phù hợp pháp luật;
2. Bàn biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, các quyết định của ủy ban nhân dân xã, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao;
3. Thảo luận, góp ý kiến về báo cáo kết quả công tác và tự phê bình, kiểm điểm của Trưởng thôn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã;
4. Bầu, miễn nhiệm Trưởng thôn; xây dựng hương ước, quy ước; cử các ban, nhóm tự quản, ủy viên thanh tra nhân dân;
Nghị quyết của hội nghị có giá trị khi có ít nhất quá nửa số người dự họp tán thành và không trái với pháp luật.
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng thôn
1. Trưởng thôn là người do nhân dân trực tiếp bầu tại hội nghị nhân dân và được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xem xét, ra quyết định công nhận và chịu sự chỉ đạo quản lý của Uỷ ban nhân dân xã. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có quyền phê bình, cảnh cáo, tạm đình chỉ cho thôi chức khi Trưởng thôn không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí; không phục tùng sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân xã; vi phạm pháp luật và các quy định của cấp trên.
2. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng thôn
a) Chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở thôn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động bao gồm: triệu tập và chủ trì hội nghị thôn; tổ chức thực hiện các quyết định của thôn; tổ chức nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ; tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước; bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn trong thôn; tổ chức thực hiện nhiệm vụ do Uỷ ban nhân dân xã giao; tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền xã giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nhân dân; ký hợp đồng dịch vụ phục vụ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở nghị quyết hội nghị nhân dân trong thôn;
c) Được Uỷ ban nhân dân xã mời dự họp về các vấn đề liên quan. Hàng tháng báo cáo kết quả công tác với Uỷ ban nhân dân xã;
d) Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng, được hưởng phụ cấp theo quy định của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hương ước, quy ước được nhân dân ở thôn bàn bạc và thông qua tại Hội nghị nhân dân. Trưởng thôn gửi hương ước, quy ước đã được thông qua lên Uỷ ban nhân dân xã. Sau khi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có công văn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hương ước, quy ước. Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm định hương ước, quy ước trước khi phê duyệt.
Những nơi không tổ chức triển khai thực hiện Quy chế hoặc triển khai hình thức, kém hiệu quả thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phải chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ sai phạm. Hình thức kỷ luật đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
- 1 Thông tư 48/2011/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội do Bộ Công an ban hành
- 2 Nghị quyết số 24/2006/NQ-CP về phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2006 do Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 12/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 79/2003/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và áp dụng đối với phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 4 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 5 Chỉ thị 22/1998/CT-TTg triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã do Chính Phủ ban hành
- 6 Nghị quyết số 45/1998/NQ-UBTVQH10 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn, phường do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 1 Nghị quyết số 24/2006/NQ-CP về phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2006 do Chính phủ ban hành
- 2 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 3 Nghị định 29/1998/NĐ-CP năm 1998 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
- 4 Chỉ thị 22/1998/CT-TTg triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã do Chính Phủ ban hành
- 5 Nghị quyết số 45/1998/NQ-UBTVQH10 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn, phường do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 6 Thông tư 48/2011/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội do Bộ Công an ban hành