HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80-HĐBT | Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 1983 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ điện lực về tăng cường quản lý việc cung ứng và sử dụng điện,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo đề nghị này bản điều lệ cung ứng và sử dụng điện.
Điều 3.- Nghị định này thi hành từ ngày ký.
Tố Hữu (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ
CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 80 - HĐBT ngày 19-7-1983 của Hội đồng Bộ trưởng)
Điện năng là dạng năng lượng rất quý, một loại vật tư kỹ thuật có tính chất chiến lược dùng làm động lực trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, có vị trí quan trọng trong việc tăng cường Quốc phòng, củng cố an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Đặc điểm của điện năng là sản xuất và sử dụng sảy ra đồng thời, nên hai khâu đó có quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng tực tiếp lẫn nhau.
Ở nước ta, điện năng là tài sản xã hội chủ nghĩa, mọi ngành, mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng điện với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Việc sản xuất, phân phối và sử dụng điện phải theo kế hoạch Nhà nước.
Bên sử dụng điện bao gồm các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế tập thể và hộ tư nhân... dùng điện thuộc Bộ điện lực quản lý.
ĐIỀU KIỆN CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN
A. THỦ TỤC CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN
Điều 4.- Việc cung ứng và sử dụng điện chỉ được tiến hành sau khi:
1. Bên sử dụng điện có đơn đề nghị cấp điện và được bên cung ứng điện chấp thuận.
2. Bên sử dụng điện và bên cung ứng điện đã ký hợp đồng cung ứng và sử dụng điện.
( Bản mẫu đơn và hợp đồng do Bộ Điện lực quy định).
Điều 5.- Thời hạn làm thủ tục cung ứng và sử dụng điện quy định như sau:
1. Bên sử dụng điện đề nghị cấp điện cần xây dựng đường dây, trạm biến áp mới hoặc cần cải tạo lưới điện, thì do thủ trưởng ngành chủ quản ở trung ương hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương xét, tổng hợp gửi cho Bộ Điện lực vào tháng 7 hàng năm. Chậm nhất là 60 ngày sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Điện lực phải có văn bản trả lời.
2. Bên sử dụng điện đề nghị cấp điện với công suất từ 20 KW trở lên mà không cần xây dựng đường dây, trạm biến áp mới hoặc không cần cải tạo lưới điện thì gửi đơn đến Công ty điện lực vào tháng đầu hàng quý. Chậm nhất là 30 ngày sau khi nhận được đơn, công ty điện lực phải có văn bản trả lời.
3. Bên sử dụng điện đề nghị cấp điện dưới 20 KW, thì gửi đến sở điện lực vào bất kỳ thời gian nào. Chậm nhất là 30 ngày sau khi nhận được đơn, Sở điện lực phải có văn bản trả lời.
4. Việc cung ứng và sử dụng điện ở các trạm bơm thuỷ nông chỉ được tiến hành theo thời vụ.
Điều 7.- Công trình cung ứng điện xây dựng mới hoặc cải tạo chỉ được đóng điện sau khi:
1. Được bên cung ứng điện nghiệm thu theo quy phạm kỹ thuật đã ban hành.
2. Lắp đủ đồng hồ đếm điện năng theo đúng thiết kế.
3. Có đủ phương tiện quản lý và nhân viên vận hành được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Ký hợp đồng cung ứng và sử dụng điện.
B. ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG VIỆC CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN
Điều 8.- Chất lượng điện quy định như sau:
1. Độ lệch tần số cho phép là ±0,5 hz so với tần số quy định.
2. Độ lệch điện áp cho phép là ±5% so với điện áp danh định tại điểm đặt đồng hồ đếm điện để thanh toán tiền điện, khi bên sử dụng điện đạt hệ số công suất từ 0,9 trở lên và thực hiện đúng biểu đồ phụ tải đã đăng ký.
Trường hợp lưới điện chưa hoàn chỉnh, độ lệch điện áp cho phép 5% - 10%
( 5%)
(-10%)
Hộ dùng điện có máy biến áp từ 100 KVA trở lên hoặc sử dụng công suất từ 80 KW trở lên, phải đặt 2 loại đồng hồ đếm điện chính: đồng hồ đếm điện năng tác dụng (Wh) và đồng hồ đếm điện năng phản kháng (VArh).
Điều 13.- Trách nhiệm và quyền hạn của các bên đối với đồng hồ đếm điện năng quy định như sau:
1. Bên cung ứng điện:
a) Quản lý, sửa chữa và hiệu chỉnh đồng hồ đếm điện chính.
b) Bảo đảm đồng hồ đếm điện chạy chính xác theo cấp chính xác của đồng hồ.
c) Ghi chỉ số điện năng theo đúng thời gian quy định vào phiếu ghi điện của bên sử dụng điện treo tại nơi đặt đồng hồ đếm điện.
2. Bên sử dụng điện:
a) Bảo vệ phiếu ghi điện, đồng hồ đếm điện, hệ thống cặp chì, sơ đồ đấu dây của đồng hồ đếm điện.
Có quyền yêu cầu bên cung ứng điện kiểm tra nếu thấy đồng hồ đếm điện hỏng hoặc chạy không chính xác. Chậm nhất là 15 ngày sau khi nhận được yêu cầu, bên cung ứng điện phải kiểm tra và sửa chữa xong.
c) Phải bồi thường cho bên cung ứng điện nếu làm hỏng đồng hồ đếm điện chính và phải chịu phạt như quy định tại điều 33 của điều lệ này.
a) Nếu đồng hồ đếm điện chạy đúng thì bên sử dụng điện phải trả mọi phí tổn về việc kiểm tra ấy.
b) Nếu đồng hồ đếm điện chạy chậm thì bên cung ứng điện phải hiệu chỉnh lại và được quyền thu thêm tiền điện đã thu thụt trong tháng trước đó.
c) Nếu đồng hồ đếm điện chạy nhanh thì bên cung ứng điện phải hiệu chỉnh lại và hoàn lại số tiền đã thu quá trong tháng trước đó.
Phí tổn kiểm tra trong các trường hợp b, c nói trên do bên cung ứng điện chịu.
Điều 16.- Biểu giá điện năng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
Nếu bên sử dụng điện không có tài khoản ở ngân hàng thì trả tiền mặt trực tiếp cho bên cung ứng điện.
Đ) GIÁM SÁT VIỆC CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN
RANH GIỚI QUẢN LÝ ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÊN CUNG ỨNG ĐIỆN
Điều 27.- Bên cung ứng điện có trách nhiệm:
1. Cung ứng công suất và điện năng cho bên sử dụng điện theo đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền duyệt và đúng hợp đồng cung ứng và sử dụng điện đã ký kết.
2. Khi cần cắt điện để sửa chữa lưới điện theo kế hoạch phải báo cáo cho bên sử dụng điện biết trước mười ngày. Năm ngày sau khi nhận được thông báo, bên sử dụng điện không trả lời thì bên cung ứng điện có quyền quyết định ngày giờ cắt điện để tiến hành sửa chữa.
Trường hợp lưới điện bị sự cố lớn đột ngột, bên cung ứng điện có quyền cắt điện và phải nhanh chóng sửa chữa đồng thời thông báo ngay cho bên sử dụng điện biết lý do.
3. Cử ngay lập tức người đi xử lý khi bên sử dụng điện báo cho biết là bị mất điện.
4. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng điện sản xuất trong các trường hợp sau:
a) Công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện không đảm bảo như thoả thuận giữa hai bên. Tiền bồi thường bằng năm lần tiền điện năng cung cấp thiếu.
b) Điện áp vượt ra ngoài giới hạn đã ghi trong hợp đồng và gây thiệt hại cho sản xuất của bên sử dụng điện. Tiền bồi thường bằng 20% tiền điện năng sử dụng trong các giờ điện áp vượt ra ngoài quy định.
5. Không phải bồi thường cho bên sử dụng điện sản xuất trong các trường hợp sau:
a) Sự cố lưới điện do thiên tai, địch hoạ.
b) Cắt điện theo kế hoạch sửa chữa đã được thông báo trước.
1. Dùng điện không có kế hoạch và không ký hợp đồng với bên cung ứng điện.
2. Tự động nối vào lưới khi chưa làm đủ thủ tục đã quy định, không qua đồng hồ đếm điện hoặc cố ý thay đổi sơ đồ đấu dây của đồng hồ đếm điện.
3. Thiết bị điện của bên sử dụng điện không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành an toàn.
4. Không có người quản lý công trình điện.
5. Sử dụng quá lượng điện năng và công suất được cấp theo kế hoạch và không thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng.
6. Chậm trả tiền điện sau 3 lần đòi.
7. Gây trở ngại cho công việc kiểm tra của Ban giám sát điện năng và của bên cung ứng điện.
Việc cắt điện của các hộ trọng điểm, cơ quan nước ngoài phải do bộ trưởng Bộ Điện lực quyết định.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÊN BÊN SỬ DỤNG ĐIỆN
Điều 30.- Bên sử dụng điện có trách nhiệm:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ sử dụng điện đã ban hành và hợp đồng đã ký kết.
2. Thực hiện các biện pháp nâng cao hệ số công suất (Cosj) đến mức quy định.
3. Đăng ký định mức tiêu hao điện năng trên đơn vị sản phẩm, mục tiêu sử dụng điện và thực hiện những điều đã đăng ký.
4. Sử dụng điện an toàn, hợp lý, tiết kiệm theo đúng biểu đồ phụ tải đã đăng ký.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chức năng và bên cung ứng điện điện kiểm tra việc dùng điện của mình và thực hiện kiến nghị của các cơ quan chức năng.
Điều 31.- Bên sử dụng điện không được:
1. Sử dụng điện không qua đồng hồ đếm điện.
2. Bán lại điện hoặc nhượng hợp đồng cung ứng và sử dụng điện.
3. Sử dụng điện vào những việc trái với quy định sử dụng điện của Nhà nước đã ban hành.
4. Dùng các dụng cụ sinh hoạt hoặc thiết bị sản xuất tiêu thụ nhiều điện trong giờ cao điểm mà không được bên cung cấp điện chấp thuận trong hợp đồng đã ký kết.
5. Sửa chữa lưới điện do ngành điện quản lý.
Điều 32.- Bên sử dụng điện có quyền:
1. Yêu cầu bên cung ứng điện cấp đủ điện năng theo kế hoạch, đủ công suất theo biểu đồ phụ tải đã đăng ký, đúng chất lượng điện như đã ghi trong hợp đồng.
2. Yêu cầu bên cung ứng điện tổ chức xử lý ngay khi bị mất điện.
3. Khiếu nại lên cấp trên của bên cung ứng điện, lên Ban giám sát điện năng hoặc lên cơ quan trọng tài kinh tế Nhà nước về việc cung ứng điện không đúng kế hoạch và không đúng hợp đồng.
4. Đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của bản điều lệ này.
Điều 33.- Bên sử dụng điện phải bồi thường cho bên cung ứng điện trong các trường hợp sau đây:
1. Sử dụng điện năng quá mức quy định, không đúng biểu đồ phụ tải kể cả việc dùng thấp hơn công suất đã đăng ký vào giờ thấp điểm. Điện năng dùng quá tải phải trả tiền gấp 5 lần giá điện bình thường. Công suất dùng quá trong giờ cao điểm, phải trả tiền điện năng đã dùng quá đó gấp 10 lần giá điện bình thường. Sử dụng quá điện năng và công suất đã thoả thuận theo kế hoạch liên tục trong 3 tháng, thì bị xử lý như điều 28 của bản Điều lệ này.
2. Sử dụng không hết điện năng và công suất đã thoả thuận theo kế hoạch mà không báo cho bên cung ứng điện điện biết trước để điều chỉnh thì phải bồi thường số tiền bằng 20% tiền điện năng dùng không hết.
3. Cố tình làm hư hỏng đồng hồ đếm điện (kể cả phá cặp chì...) hoặc thay đổi sơ đồ đấu dây đồng hồ đếm điện, số tiền bồi thường bằng tiền điện năng tiêu thụ từ lần thay thế đồng hồ đếm điện kỳ trước hoặc từ lần kiểm tra hồ sơ đấu dây kỳ trước đến khi phát hiện nhưng không quá 1 năm. Cách tính điện năng để bồi thường quy định như sau:
a) Đối với cơ quan xí nghiệp Nhà nước và tổ chức tập thể tính theo công suất sử dụng thực tế tối đa hoặc công suất đặt của các thiết bị điện, với số giờ làm việc các ca trong ngày đêm.
b) Đối với hộ tư nhân dùng điện sinh hoạt, tính theo công suất bóng đèn với số giờ sử dụng hàng ngày. Nếu hộ đó có cắm điện tính theo công suất sử dụng 600W trong 8 giờ 1 ngày đêm. Nếu phát hiện thấy các dụng cụ điện công suất lớn hơn 600 W, tính theo công suất thực tế của dụng cụ đó trong 8 giờ 1 ngày đêm.
4. Gây sự cố cho lưới điện của bên cung ứng điện thì phải bồi thường số tiền bằng phí tổn sửa chữa khôi phục lưới điện cộng với khoản tiền mà bên cung ứng điện phải bồi thường cho các bên sử dụng điện khác do sự cố gây ra.
5. Chậm trả tiền điện sau lần đòi thứ hai thì phải trả thêm khoản lãi suất của số tiền chậm trả theo quy định của ngân hàng. Sau lần đòi thứ 3 mà vẫn chưa trả thì bị sử lý như điều 28 của bản điều lệ này.
Điều 35.- Bên sử dụng điện được bên cung ứng điện thưởng khi:
1. Phát hiện với bên cung ứng điện những trường hợp sử dụng điện không đúng quy định.
2. Sử dụng không hết lượng điện năng được phân phối mà vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất đã đăng ký. Tiền thưởng bằng 50 % số tiền điện năng tiết kiệm được.
3. Nâng hệ số công suất cao hơn 0,9.
1. Sử dụng đúng lượng điện năng được phân bổ.
2. Thực hiện đúng biểu đồ phụ tải đã thoả thuận.
3. Thực hiện đúng chế độ nghỉ luân phiên hàng tuần.
4. Thực hiện đúng chế độ ca kíp:
a) Các xí nghiệp làm việc một ca hoặc hai ca không được sử dụng điện để sản xuất vào giờ cao điểm.
b) Các xí nghiệp làm việc 3 ca liên tục phải giảm công suất sử dụng trong giờ cao điểm theo biểu đồ phụ tải đã thống nhất với bên cung ứng điện.
5. Thực hiện chế độ huy động thiết bị bù để đạt hệ số công suất quy định.
6. Thông báo cho bên cung ứng điện biết trước 30 ngày khi cần tăng hoặc giảm công suất so với quy định.
7. Giảm tải ngay khi bên cung ứng điện yêu cầu để xử lý sự cố.
8. Đặt đồng hồ đếm điện riêng biệt ở khu vực sản xuất và khu vực sinh hoạt.
9. Không được để cho bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lấy điện từ lưới điện của mình, nếu chưa được sự thoả thuận của bên cung ứng điện.
10. Định kỳ thông báo cho bên cung ứng điện biết về biểu đồ phụ tải, chất lượng điện năng và tình hình cung ứng, sử dụng điện.
1. Sử dụng công suất, điện năng, giờ chạy máy bơm, số máy bơm được chạy, theo kế hoạch phân phối điện phục vụ thuỷ lợi và theo sự thống nhất giữa Bộ Thuỷ lợi, Bộ Điện lực và Bộ Nông nghiệp.
2. Chủ yếu vận hành vào giờ thấp điểm ban đêm, tránh giờ cao điểm. Tiền điện giờ thấp điểm đêm chỉ phải trả bằng 40% giá điện bình thường.
3. Không được để cho bất cứ ai lấy điện từ lưới điện của mình vào bất cứ lúc nào.
Điều 39.- Mọi khoản tiền thưởng, phạt, bồi thường ghi trong bản điều lệ này quy định như sau:
1. Số tiền bị phạt, bồi thường phải trích từ quỹ phúc lợi để nộp.
2. Số tiền được thưởng nộp vào quỹ phúc lợi, sau khi đã trừ khoản chi phí cần thiết theo đúng chế độ.
3. Số tiền được bồi thường phải nộp ngân sách Nhà nước, sau khi đã trừ mọi khoản chi phí cần thiết theo đúng chế độ.
Cấm hạch toán mọi khoản chi ghi ở điều này vào giá thành sản phẩm.
Điều 40.- Bộ trưởng Bộ Điện lực có trách nhiệm hướng dẫn thi hành bản điều lệ này.