- 1 Công văn số 4230/TCT-TVQT của Tổng cục Thuế về việc thông báo thu hồi hóa đơn
- 2 Thông tư 120/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 89/2002/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn do Bộ Tài Chính ban hành
- 3 Thông tư 99/2003/TT-BTC sửa đổi Thông tư 120/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 89/2002/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn số 292TCT/PCCS về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 5 Công văn số 355TCT/PCCS về việc hạch toán chi phí do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Thông tư 16/2010/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 120/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 89/2002/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Thông tư 37/2010/TT-BTC hướng dẫn về phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính do Bộ Tài chính ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/2002/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2002 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ các Luật thuế và Pháp lệnh Thuế hiện hành;
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán - Thống kê ngày 20 tháng 5 năm 1988;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật có quyền và nghĩa vụ trong việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.
Điều 2. Loại, hình thức và nội dung của hoá đơn
1. Các loại hoá đơn quy định tại Nghị định này gồm:
a) Hoá đơn giá trị gia tăng;
b) Hoá đơn bán hàng;
c) Hoá đơn thu mua hàng;
d) Các loại hoá đơn khác.
2. Hoá đơn được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:
a) Hoá đơn in thành mẫu;
b) Hoá đơn in theo mẫu quy định từ máy tính tiền;
c) Các loại tem, vé có in sẵn mệnh giá.
3. Nội dung hoá đơn phải có đủ các chỉ tiêu theo quy định thì mới có giá trị pháp lý.
4. Hình thức, nội dung chi tiết của hoá đơn do Bộ Tài chính quy định.
Điều 3. Một số từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. Hoá đơn là chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
2. Hoá đơn tự in là hoá đơn do tổ chức, cá nhân được phép in hoặc đặt in theo mẫu quy định.
3. Phát hành hoá đơn là việc tổ chức, cá nhân đưa hoá đơn đã được in ra sử dụng.
4. Ký hiệu hoá đơn là dấu hiệu phân loại hoá đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và năm phát hành hoá đơn.
5. Số của hoá đơn là số thứ tự theo dãy số tự nhiên trong ký hiệu hoá đơn.
6. Liên hoá đơn là các tờ trong cùng 1 số hoá đơn.
7. Lập hoá đơn là việc dùng phương tiện cần thiết để ghi đầy đủ thông tin theo các chỉ tiêu trên hoá đơn.
8. Hoá đơn khống là hoá đơn đã được lập nhưng nội dung giao dịch là không có thực.
9. Hoá đơn giả là hoá đơn không phải do tổ chức, cá nhân có quyền in và phát hành.
Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân in, phát hành, sử dụng, quản lý, mua, bán hoá đơn trái với quy định tại Nghị định này.
IN, PHÁT HÀNH, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ HOÁ ĐƠN
1. Bộ Tài chính in hoá đơn để phát hành và bán cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo quy định của các Luật thuế, Pháp lệnh Thuế.
2. Tổ chức, cá nhân được tự in hoá đơn theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tự in hoá đơn
1. Tổ chức, cá nhân được phép tự in hoá đơn, khi đặt in hoá đơn phải theo đúng mẫu đã được người đứng đầu tổ chức duyệt, ký và ghi rõ họ, tên trên mẫu hoá đơn đặt in; có hợp đồng in hoá đơn với tổ chức nhận in trong đó ghi cụ thể số lượng, ký hiệu, số thứ tự hoá đơn; sau mỗi lần in hoặc kết thúc hợp đồng in phải thực hiện thanh lý hợp đồng in.
2. Trước khi in hoá đơn đợt mới phải báo cáo việc sử dụng hoá đơn in đợt cũ và đăng ký in mới với cơ quan thuế về ký hiệu, số lượng, số thứ tự hoá đơn, nơi in.
Điều 7. Điều kiện, trách nhiệm của tổ chức nhận in hoá đơn
1. Tổ chức nhận in hoá đơn phải có đủ các điều kiện hành nghề in theo quy định của pháp luật.
2. Khi in hoá đơn phải căn cứ mẫu hoá đơn đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản, đối chiếu với mẫu hoá đơn đặt in đã được người có thẩm quyền duyệt, phải in hoá đơn theo đúng hợp đồng đã ký với bên đăt in, trong đó ghi cụ thể số lượng, ký hiệu, số thứ tự hoá đơn; khi in xong phải thực hiện thanh lý hợp đồng, thanh huỷ các bản in, bản kẽm, sản phẩm in thừa, in hỏng.
3. Mở sổ sách theo dõi tình hình đặt in hoá đơn, định kỳ hàng quý lập và gửi báo cáo cho cơ quan Thuế về số lượng hoá đơn đã in của từng tổ chức, cá nhân đặt in.
1. Hoá đơn do Bộ Tài chính in; hoá đơn do tổ chức, cá nhân tự in khi đưa ra sử dụng phải thông báo phát hành bằng văn bản về loại, hình thức, mẫu và thời gian sử dụng hoá đơn; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoá đơn đã thông báo phát hành.
2. Tổ chức, cá nhân khi mua hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành phải ghi hoặc đóng dấu tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của từng số hoá đơn tại cơ quan nơi cung cấp hoá đơn.
3. Thủ tục mua hoá đơn, thủ tục đăng ký sử dụng hoá đơn tự in do Bộ Tài chính quy định.
1. Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ:
Trường hợp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ có giá trị dưới mức quy định mà người mua không yêu cầu thì không bắt buộc phải lập hoá đơn. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức tiền không bắt buộc phải lập hoá đơn.
b) Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ, đúng theo các chỉ tiêu in sẵn trên hoá đơn, những chỉ tiêu không sử dụng phải gạch bỏ. Nội dung ghi một lần trên các liên hoá đơn cùng số phải giống nhau.
c) Phải sử dụng hoá đơn theo đúng thứ tự từ số nhỏ đến số lớn, không được dùng cách số. Trường hợp viết sai cần hủy bỏ hoá đơn thì gạch chéo ghi rõ huỷ bỏ và phải lưu đầy đủ các liên của số hoá đơn hủy bỏ.
d) Phải bảo quản, lưu giữ hoá đơn chưa sử dụng hoặc đã sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về kế toán thống kê.
đ) Hàng tháng phải báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn chậm nhất vào ngày 10 của tháng sau; hàng năm phải báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn chậm nhất vào ngày 25 tháng 2 của năm sau với cơ quan nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn.
e) Khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động, phải báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn và nộp lại toàn bộ số hoá đơn chưa sử dụng cho cơ quan cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày, kể từ khi có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động.
g) Khi có thay đổi mẫu hoá đơn phải thông báo công khai về số lượng, chủng loại hoá đơn hết giá trị sử dụng; thanh, quyết toán, nộp lại hoá đơn không sử dụng cho cơ quan thuế.
2. Đối với tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ.
a) Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ có quyền và nghĩa vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ lập và giao liên 2 hoá đơn để lưu giữ và sử dụng theo quy định.
b) Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai nộp thuế, các đơn vị thụ hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, các đơn vị thực hiện dự án khi mua hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm kiểm tra nội dung các chỉ tiêu ghi trên hoá đơn, từ chối không nhận hoá đơn ghi sai các chỉ tiêu, ghi chênh lệch giá trị với liên hoá đơn lưu của bên bán.
c) Đối với người mua hàng hoá, dịch vụ để tiêu dùng thực hiện tốt việc lưu giữ hoá đơn sẽ được hưởng các quyền lợi về việc sử dụng hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 10. Sử dụng hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản
1. Đối với tổ chức, cá nhân thu mua hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người trực tiếp sản xuất bán không có hoá đơn bán hàng thì phải lập hoá đơn thu mua hàng giao cho người bán; trường hợp thu mua hàng hoá có giá trị từ 1 triệu đồng trở lên hoặc mua nhiều lần của một người thì phải căn cứ Giấy chứng minh nhân dân của người bán để ghi đúng: Họ, tên, địa chỉ của người bán; số lượng, đơn giá, tổng số tiền thanh toán và yêu cầu người bán ký tên, nhận liên 2 của hoá đơn.
2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản trực tiếp bán cho người thu mua hàng hoá phải yêu cầu người mua hàng lập và giao hoá đơn thu mua hàng theo đúng quy định tại khoản 1 Điều này; có trách nhiệm lưu giữ hoá đơn thu mua hàng để làm cơ sở đối chiếu khi cần thiết.
Trường hợp bán hàng có giá trị từ 1 triệu đồng trở lên hoặc bán nhiều lần cho một đơn vị, cá nhân thu mua hàng hoá phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để người mua hàng lập hoá đơn, ghi đúng các chỉ tiêu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Đối với Bộ Tài chính:
a) Hướng dẫn và thực hiện mở sổ sách theo dõi việc nhập, xuất hoá đơn, đăng ký sử dụng, thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn theo đúng quy định;
b) Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng, quản lý hoá đơn của tổ chức, cá nhân in, phát hành, sử dụng hoá đơn;
c) Phải thực hiện bảo quản, quản lý hoá đơn, không được để hư hỏng, mất hoá đơn;
Khi thu hồi hoá đơn để thanh hủy phải lập bảng kê chi tiết, ký hiệu, số lượng, số thứ tự hoá đơn thanh hủy. Việc thanh huỷ hoá đơn phải được Bộ Tài chính chấp thuận và phải thành lập Hội đồng thanh huỷ. Hội đồng thanh huỷ hoá đơn do Bộ Tài chính quy định.
2. Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn:
a) Phải sử dụng hoá đơn theo đúng quy định, không được mua, bán, cho hoá đơn hoặc dùng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác; không được sử dụng hoá đơn để kê khai khống thuế, chi phí, thanh quyết toán tài chính;
b) Mở sổ sách theo dõi, có nội quy quản lý và phương tiện bảo quản, lưu giữ hoá đơn theo quy định của pháp luật. Không được để hư hỏng, mất hoá đơn;
c) Phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn về việc mất hoá đơn;
d) Phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng hoá đơn theo đúng quy định.
Điều 12. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm về in hoá đơn
1) Đối với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hoá đơn nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về mẫu hoá đơn;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 9. 000.000 đồng đối với hành vi đặt in hoá đơn trùng ký hiệu, trùng số.
2. Đối với tổ chức nhận in hoá đơn
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhận in hoá đơn mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về mẫu hoá đơn;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi nhận in hoá đơn trùng ký hiệu, trùng số.
Điều 13. Đối với hành vi vi phạm về đăng ký và phát hành hoá đơn
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn nhưng không thực hiện thông báo phát hành hoá đơn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn tự in không đăng ký sử dụng hoá đơn với cơ quan Thuế.
Điều 14. Đối với hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi lập hoá đơn không ghi rõ các chỉ tiêu: Chữ ký, hình thức thanh toán.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ, trừ các trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định không phải lập hoá đơn.
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 10.000.000 đồng trở lên.
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa nội dung các chỉ tiêu của hoá đơn đã sử dụng.
7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi sử dụng hoá đơn giả.
8. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm
Điều 15. Đối với hành vi vi phạm về quản lý hoá đơn
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hoá đơn chậm; lưu trữ, bảo quản hoá đơn không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân không báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hoá đơn.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhận, mua hoá đơn không đúng quy định cho mỗi số hoá đơn sử dụng. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng
Điều 16. Đối với hành vi làm mất, cho, bán hoá đơn
1. Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên 2 của mỗi số hoá đơn chưa sử dụng.
2. Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên khác và liên 2 của mỗi số hóa đơn đã sử dụng.
3. Đối với hành vi cho, bán hóa đơn:
a) Trường hợp cho, bán hóa đơn phát hiện đã sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hóa đơn bị xử phạt theo mức quy định tại
b) Trường hợp cho, bán hóa đơn chưa sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hóa đơn bị xử phạt theo mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Mức phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này tối đa là 50.000.000 đồng.
Điều 17. Các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại
1. Bị truy thu đủ số thuế trốn.
2. Bị xử phạt về thuế theo quy định tại các Luật thuế. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng mà theo quy định của pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 18. Các biện pháp khắc phục khác
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại các
2. Tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn khi:
a) Có hành vi mua, bán hoá đơn không đúng quy định tại Nghị định này;
b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn và thuế quy định tại Nghị định này.
c) Thời gian tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn tối đa không quá 3 tháng kể từ ngày vi phạm tại điểm a khoản này bị phát hiện và từ ngày tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quyết định xử phạt tại điểm b khoản này. Nếu vi phạm được khắc phục trong thời gian sớm hơn 3 tháng thì việc tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn sẽ hết hiệu lực ngay sau ngày các vi phạm đã được khắc phục xong.
Trường hợp, quá thời hạn 3 tháng mà các vi phạm tại điểm a, b khoản này chưa được khắc phục thì áp dụng biện pháp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan Thuế có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Cơ quan Thuế có quyền thu hồi hoá đơn hết hạn sử dụng; hoá đơn đổi mẫu; hoá đơn đã thông báo mất mà tìm lại được; hoá đơn in trùng ký hiệu, trùng số; hoá đơn rách nát; hoá đơn sử dụng không đúng quy định và số tiền thu được do bán hoá đơn trái quy định tại Nghị định này.
Nguyên tắc xử lý vi phạm, thủ tục xử phạt, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hoá đơn quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn phải thi hành quyết định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm. Nếu cố tình không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm thì bị cưỡng chế chấp hành theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Thẩm quyền xử lý vi phạm
Cơ quan thuế, cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn; thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn dẫn đến khai man, trốn thuế thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan Thuế để xử lý hành vi vi phạm về khai man, trốn thuế.
3. Các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn dẫn đến trốn thuế mà theo quy định của pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành phải lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn cho cơ quan đã đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KHEN THƯỞNG
Điều 22. Quy định về khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm về hoá đơn quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 23. Quy định về khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có công phát hiện, tố giác, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn được khen thưởng theo quy định của Chính phủ.
Điều 24. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Thông tư 37/2010/TT-BTC hướng dẫn về phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 16/2010/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 120/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 89/2002/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường do Bộ Tài chính - Bộ Thương mại - Bộ Công An cùng ban hành
- 4 Công văn số 4230/TCT-TVQT của Tổng cục Thuế về việc thông báo thu hồi hóa đơn
- 5 Công văn số 46/TCT-DNNN về việc thuế liên quan đến đầu tư tài sản và thủ tục xử lý doanh thu do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Công văn số 1909TCT/PCCS vê việc lập lại hóa đơn theo quy định hiện hành chưa hướng dẫn trường hợp do viết sai thuế suất do Bộ tài chính ban hành
- 7 Công văn số 6015TC/TCHQ về việc nộp bảng kê hóa đơn thay cho hóa đơn và giấy biên nhận photocopy do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Công văn số 517TCT/DNK về việc thuế đối với hoạt động bán tài sản, máy móc, thiết bị đã giải thể doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 9 Công văn số 355TCT/PCCS về việc hạch toán chi phí do Tổng cục Thuế ban hành
- 10 Công văn số 292TCT/PCCS về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 11 Công văn số 221TCT/DNNN về việc căn cứ kê khai nộp thuế và hạch toán doanh thu hàng xuất khẩu do Tổng cục Thuế ban hành
- 12 Thông tư 99/2003/TT-BTC sửa đổi Thông tư 120/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 89/2002/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn do Bộ Tài chính ban hành
- 13 Thông tư 120/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 89/2002/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn do Bộ Tài Chính ban hành
- 14 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 15 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 16 Quyết định 54-TC/TCT năm 1991 về chế độ quản lý hoá đơn bán hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 17 Pháp lệnh Kế toán và thống kê năm 1988 do Chủ tịch Hội đồng nhà nước ban hành
- 1 Công văn số 780/TCT-HT về việc khai thuế, nộp thuế đối với hoá đơn do bên bán đơn phương huỷ bỏ do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường do Bộ Tài chính - Bộ Thương mại - Bộ Công An cùng ban hành
- 3 Công văn số 46/TCT-DNNN về việc thuế liên quan đến đầu tư tài sản và thủ tục xử lý doanh thu do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Công văn số 1909TCT/PCCS vê việc lập lại hóa đơn theo quy định hiện hành chưa hướng dẫn trường hợp do viết sai thuế suất do Bộ tài chính ban hành
- 5 Công văn số 6015TC/TCHQ về việc nộp bảng kê hóa đơn thay cho hóa đơn và giấy biên nhận photocopy do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Công văn số 517TCT/DNK về việc thuế đối với hoạt động bán tài sản, máy móc, thiết bị đã giải thể doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 7 Công văn số 221TCT/DNNN về việc căn cứ kê khai nộp thuế và hạch toán doanh thu hàng xuất khẩu do Tổng cục Thuế ban hành
- 8 Công văn số 129TCT/PCCS về việc xử lý vi phạm về hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 9 Quyết định 54-TC/TCT năm 1991 về chế độ quản lý hoá đơn bán hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành