
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2025/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (sau đây gọi là tiếng dân tộc thiểu số), bao gồm: Điều kiện, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; chế độ, chính sách đối với giáo viên và người học tiếng dân tộc thiểu số; in ấn, phát hành và chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số.”
“Điều 4a. Tổ chức in ấn, phát hành sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số
1. Đối với sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số được biên soạn theo phương thức xã hội hóa thì việc tổ chức in ấn, phát hành được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Đối với sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thì việc tổ chức in ấn, phát hành được thực hiện như sau: Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện việc in ấn, phát hành theo quy định của pháp luật.”
3. Bổ sung Điều 4b như sau:
“Điều 4b. Thẩm quyền quyết định, trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo in ấn, phát hành
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trình tự, thủ tục thực hiện:
a) Đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thực hiện việc chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lập 01 bộ hồ sơ, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ gồm:
Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: bản chính;
Danh mục sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số (chủng loại, số lượng, tình trạng): bản chính;
Văn bản đề xuất tiếp nhận sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: bản chính;
Văn bản đề xuất nhu cầu sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: bản sao;
Hồ sơ khác có liên quan (nếu có): bản sao.
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Nội dung chủ yếu của Quyết định chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số gồm:
Tên cơ quan chuyển giao: Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Tên cơ quan tiếp nhận: Tên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Danh mục sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có Quyết định chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có đề xuất tiếp nhận) có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc hoặc đơn vị trực thuộc phối hợp với đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tại điểm a khoản 2 Điều này thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận.
Chi phí liên quan đến in ấn, phát hành và chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số do bên giao (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chịu trách nhiệm; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải thanh toán khi tiếp nhận.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:
“2. Giáo viên và người học được Nhà nước bảo đảm sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học, tài liệu tham khảo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng. Người học là cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật có liên quan.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 14 như sau:
“Quản lý, chỉ đạo việc tiếp nhận, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số và việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn.”
Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Công văn 8547/VPCP-KGVX năm 2023 về xử lý kiến nghị liên quan đến công tác giáo dục trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 761/BGDĐT-GDDT năm 2024 tăng cường công tác đảm bảo an toàn và duy trì sĩ số học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Quyết định 279/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 1962/QĐ-BVHTTDL năm 2024 về Kế hoạch triển khai Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030” do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành