- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 3 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4 Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình hoạt động toàn khóa của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026
- 5 Nghị quyết 94/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình hoạt động toàn khóa của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026
- 6 Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/NQ-HĐND | Nam Định, ngày 26 tháng 4 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Tờ trình số 01/TTr-TTHĐND ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về Chương trình hoạt động toàn khóa của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hoạt động toàn khóa của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Điều 2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định Khoá XIX, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 26 tháng 4 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 4 năm 2022./.
| CHỦ TỊCH |
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TOÀN KHÓA
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, NHIỆM KỲ 2021 - 2026
(Kèm theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định)
Trong nhiệm kỳ 2021-2026, Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức 11 kỳ họp thường lệ theo luật định, 01 kỳ họp Tổng kết nhiệm kỳ và các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
Việc tổ chức các kỳ họp thường lệ thực hiện theo Kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ được HĐND tỉnh thông qua hàng năm.
HĐND tỉnh tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo đề nghị của Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND tỉnh. Giao Thường trực HĐND tỉnh thống nhất với UBND tỉnh nội dung cụ thể của mỗi kỳ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất báo cáo HĐND tỉnh.
Tại kỳ họp Tổng kết nhiệm kỳ, HĐND tỉnh xem xét một số báo cáo trọng tâm sau: Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, UBND tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh; khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực vào hoạt động của HĐND trong nhiệm kỳ và một số nội dung khác theo thẩm quyền (nếu có).
1. Giám sát của HĐND tỉnh
- Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thực hiện theo Điều 8 Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.
- HĐND tỉnh tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu theo quy định của pháp luật vào kỳ họp thường lệ cuối năm 2023; tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm (nếu có trường hợp phải bỏ phiếu tín nhiệm).
2. Giám sát của Thường trực HĐND
- Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh thực hiện theo Điều 10 Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.
- Thường trực HĐND tỉnh tổ chức ít nhất 02 cuộc giám sát chuyên đề/năm. Nội dung giám sát chuyên đề: tập trung giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật có ảnh hưởng, phạm vi tác động rộng trên địa bàn tỉnh.
- Hằng năm, Thường trực HĐND tỉnh xem xét, tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
- Căn cứ tình hình thực tế, Thường trực HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định tổ chức hoạt động giải trình để làm rõ vấn đề cần quan tâm (nếu phát sinh).
3. Giám sát của các Ban của HĐND tỉnh
- Hoạt động giám sát của các Ban của HĐND tỉnh thực hiện theo Điều 12 Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026
- Mỗi Ban của HĐND tỉnh tổ chức ít nhất 01 cuộc giám sát chuyên đề/năm. Nội dung giám sát chuyên đề: tập trung giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.
4. Giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh
Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh thực hiện theo Điều 13 Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.
1. Tiếp xúc cử tri: Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện tiếp xúc cử tri ít nhất 04 lần/năm trong thời gian trước và sau kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh theo Kế hoạch của Thường trực HĐND tỉnh, theo chương trình tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu HĐND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh. Chỉ đạo xử lý đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
1. Căn cứ tình hình thực tế, hàng năm Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh tổ chức các hoạt động khảo sát để nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; khảo sát thực tế triển khai một số dự án đầu tư; việc giải quyết kiến nghị của cử tri...
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND tỉnh với UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
3. Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND và lãnh đạo các Ban HĐND các huyện, thành phố. Tổ chức cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND, Văn phòng và đại biểu HĐND tỉnh học tập thực tế, trao đổi kinh nghiệm công tác và tham gia các hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ do các bộ, ngành trung ương, cơ quan của Quốc hội tổ chức... nhằm nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn.
4. Tạo điều kiện, hỗ trợ, hướng dẫn hoạt động đối với HĐND cấp huyện, cấp xã. Các cơ quan của HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với HĐND cấp huyện trong tổ chức hoạt động, định kỳ tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND tỉnh và các huyện, thành phố.
5. Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh ủy. Đồng thời trong quá trình hoạt động, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, Thường trực HĐND tỉnh sẽ lựa chọn và tổ chức thực hiện thêm các hoạt động khác (nếu cần thiết).
1. Giao Thường trực HĐND tỉnh tổ chức thực hiện. Hàng năm, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh ban hành chương trình hoạt động để triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình hoạt động toàn khóa của HĐND tỉnh đảm bảo đúng quy định của pháp luật, báo cáo HĐND tỉnh về tiến độ, kết quả triển khai thực hiện Chương trình tại các kỳ họp thường lệ cuối năm.
2. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Thường trực HĐND tỉnh căn cứ chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, tình hình thực tiễn của địa phương, báo cáo HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung chương trình hoạt động của HĐND tỉnh cho phù hợp.
- 1 Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình hoạt động toàn khóa của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026
- 2 Nghị quyết 94/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình hoạt động toàn khóa của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026
- 3 Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2022