HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2015/NQ-HĐND | Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2015 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 13
( Từ ngày 06/7/2015 đến 08/7/2015)
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2003;
Căn cứ Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012;
Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ–TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ–TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Sau khi xem xét Tờ trình số 33/TTr –UBND ngày 12/6/2015 và Tờ trình số 38/TTr-UBND ngày 03/7/2015 của UBND Thành phố về việc thông qua “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách; ý kiến của đại biểu HĐND Thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua một số chính sách thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
1. Phạm vi điều chỉnh
Chính sách này nhằm thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, áp dụng cho các hoạt động sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong vùng, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung theo quy hoạch, đáp ứng tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Thành phố (theo Phụ lục đính kèm).
2. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng
2.1. Hỗ trợ xây dựng đường giao thông, kênh mương trục chính cấp, tiêu nước
a) Đối tượng và điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình có dự án, phương án đầu tư xây dựng đường giao thông, kênh mương trục chính cấp, tiêu nước trong vùng, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc phê duyệt.
b) Nội dung và mức hỗ trợ: hỗ trợ toàn bộ bằng tiền để mua vật tư xây dựng (xi măng, gạch, đất, cát, sỏi, sắt, thép) theo định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với từng loại, cấp công trình.
c) Phương thực thực hiện: Ngân sách Thành phố ứng trước 70% kinh phí hỗ trợ, số kinh phí còn lại được hỗ trợ sau khi công trình hoàn thành, nghiệm thu quyết toán và đưa vào sử dụng.
2.2. Hỗ trợ chi phí khoan giếng cấp nước tưới, xử lý môi trường
a) Đối tượng và điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình sản xuất trong vùng, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa có hệ thống cấp nước tưới cho cây trồng; chưa có thùng (bể) lưu chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật; chưa có hệ thống xử lý môi trường trong chăn nuôi; chưa có hệ thống làm giàu ôxy trong nuôi thủy sản có trong kế hoạch và dự toán hàng năm.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Đối với cây trồng: Hỗ trợ một lần chi phí khoan giếng, đào giếng lấy nước tưới cho cây trồng tối đa không quá 10 triệu đồng/ha; Hỗ trợ một lần kinh phí mua thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (02 thùng/ha); hỗ trợ 100% trong năm đầu và 70% năm thứ hai đối với chi phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
- Đối với vật nuôi: Hỗ trợ một lần khi xây dựng công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi (lợn, bò) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn môi trường theo quy định, mức hỗ trợ 300.000 đồng/01 đầu gia súc.
- Đối với vùng nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ một lần 50% kinh phí mua thiết bị làm giàu ôxy vùng nước nuôi trồng thủy sản, tối đa không quá 15 triệu đồng/ha.
c) Phương thực thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ sau khi công trình hoàn thành, nghiệm thu quyết toán và đưa vào sử dụng.
3. Hỗ trợ đào tạo nghề
a) Đối tượng, điều kiện áp dụng:
- Đối tượng: Người lao động trực tiếp có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, trong độ tuổi lao động theo quy định, có trình độ trung học cơ sở trở lên, có nhu cầu bồi dưỡng về công nghệ cao trong nông nghiệp.
- Điều kiện: Người lao động được doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đủ điều kiện chuyển giao, đào tạo về ứng dụng công nghệ cao được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc được cơ sở đào tạo có đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo quy định. Có trong kế hoạch đào tạo và dự toán hàng năm của Thành phố.
b) Nội dung và mức hỗ trợ: Mỗi lao động được hỗ trợ một lần bằng 100% học phí đào tạo nghề và tiền tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo nghề hoặc theo phương án đào tạo của các cơ sở tự đào tạo được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, mức hỗ trợ tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.
c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở sử dụng tự đào tạo lao động hoặc cơ sở đào tạo thông qua phương thức đặt hàng.
4. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật
a) Đối tượng, điều kiện áp dụng:
- Tổ chức được cấp có thẩm quyền giao tập huấn kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao theo kế hoạch, dự toán hàng năm.
- Giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật tham gia giảng dạy; cán bộ quản lý lớp tập huấn.
- Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mỗi người chỉ được hỗ trợ tham gia 01 lần/01 nội dung tập huấn.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Chi in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp tập huấn; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp tập huấn; vật tư thực hành (nếu có): Mức chi theo đơn giá, định mức chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc theo hợp đồng thực tế.
- Chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật:
Giảng viên là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp trả tiền công giảng dạy mức 450.000 đồng/buổi.
Giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật có trình độ kỹ sư và tương đương trả tiền công giảng dạy mức 25.000 đồng/giờ (100.000 đồng/buổi).
- Chi hỗ trợ cho lao động trực tiếp sản xuất:
Hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 50.000 đồng/ngày/học viên.
Hỗ trợ tiền đi lại đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/học viên/khóa tập huấn; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán 150.000 đồng/học viên/khóa tập huấn.
Thời gian tập huấn: Tối đa không quá 03 ngày/lớp.
c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp đối tượng thụ hưởng thông qua đơn vị được giao tổ chức tập huấn theo kế hoạch.
5. Hỗ trợ đầu tư giống cây trồng, thủy sản
a) Đối tượng và điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình đầu tư sản xuất cây ăn quả (bưởi, cam canh, nhãn, chuối nuôi cấy mô), chè, hoa hồng, hoa lan nuôi cấy mô, hoa lily, nuôi thủy sản (cá trắm, chép, trôi, rô phi đơn tính) ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các tiêu chuẩn về giống theo quy định của Pháp lệnh giống cây trồng, Luật thủy sản.
b) Nội dung và mức hỗ trợ: Ngân sách Thành phố hỗ trợ một lần đầu 80% chi phí mua giống: chè, cây ăn quả (bưởi, cam, nhãn, chuối), hoa hồng; 20% chi phí mua giống hoa lan nuôi cấy mô, hoa Lily; 50% chi phí mua giống thủy sản (cá trắm, chép, trôi, rô phi đơn tính).
c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ thông qua hợp đồng cung ứng dịch vụ theo kế hoạch đặt hàng.
6. Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh
a) Đối tượng và điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình sản xuất cây trồng, nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Đối với cây trồng: Hỗ trợ 50% chi phí bảo vệ thực vật trong năm đầu và 30% trong năm thứ hai bao gồm: Thuốc, công lao động, thuê máy. Hỗ trợ 70% chi phí trong năm đầu và 50% trong năm thứ hai chi phí bảo vệ thực vật khi sử dụng các chế phẩm sinh học, có nguồn gốc sinh học để phòng, chống dịch bệnh trong sản xuất rau, quả an toàn.
- Đối với thủy sản: Hỗ trợ 50% năm đầu và 30% năm thứ hai chi phí hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường ao nuôi.
c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ thông qua hợp đồng cung ứng dịch vụ theo kế hoạch đặt hàng.
7. Hỗ trợ về đầu tư phát triển sản xuất
a) Đối tượng và điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình có dự án/phương án đầu tư phát triển sản xuất giống; sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản ứng dụng công nghệ cao vay vốn từ Quỹ khuyến nông Thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố, Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng.
b) Nội dung và mức hỗ trợ: Ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% phí quản lý (nếu vay vốn Quỹ khuyến nông Thành phố) và hỗ trợ 100% lãi suất theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Hà Nội (nếu vay vốn tại các ngân hàng) tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn, thời hạn vay tối đa là 36 tháng. Mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ về phí quản lý, lãi suất vốn vay cho 01 dự án/phương án, tổng mức vốn vay được tính hỗ trợ tối đa không quá 50 tỷ đồng/dự án, phương án.
c) Phương thức hỗ trợ: Ngân sách Thành phố hỗ trợ sau khi dự án, phương án hoàn thành đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động.
8. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn
a) Đối tượng và điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình trình diễn sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các điều kiện và quy mô về mô hình khuyến nông theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; đối với mô hình nuôi thủy sản diện tích tối thiểu là 03 ha, mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô tối thiểu là 2.000 con.
b) Nội dung và mức hỗ trợ: Ngoài các chính sách được hưởng theo quy định tại Nghị quyết này, được hỗ trợ thêm 30% chi phí hạng mục đầu tư thiết bị công nghệ mới, mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình sản xuất trồng trọt, thủy sản; 500 triệu đồng/mô hình đối với chăn nuôi, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản.
c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình trình diễn.
Ngoài các nội dung chính sách nêu trên, các đối tượng thụ hưởng chính sách đầu tư sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng các chính sách khác của Trung ương và Thành phố theo quy định nhưng không trùng lắp về nội dung hỗ trợ. Trường hợp cùng một nội dung hỗ trợ thì đối tượng thụ hưởng chính sách được lựa chọn mức hỗ trợ cao nhất và có lợi nhất.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.
2. Giao UBND Thành phố:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và phê duyệt “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020”. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đảm bảo tính khả thi, cân đối nguồn lực và thứ tự ưu tiên đầu tư, hỗ trợ. Lập dự toán ngân sách hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách của Thành phố để thực hiện chính sách. Có giải pháp kiểm soát chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình.
b) Thông báo công khai, rộng rãi nội dung chính sách hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; thực hiện phương thức hỗ trợ gắn với cải cách thủ tục hành chính. Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chính sách với HĐND Thành phố.
3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban HĐND, các tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND Thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 08/7/2015./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 10/2018/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội
- 2 Quyết định 983/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành đến ngày 31/12/2018
- 3 Quyết định 983/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành đến ngày 31/12/2018
- 1 Quyết định 28/2017/QĐ-UBND hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND về chính sách đối với Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 176/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn" thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017-2020 và đến năm 2025 tỉnh Kon Tum
- 3 Thông báo 7994/TB-BNN-VP năm 2015 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về phối hợp tổ chức hoạt động phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 19/2015/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015
- 5 Quyết định 575/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 176/2015/NQ-HĐND17 về Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020"
- 7 Quyết định 396/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2015
- 8 Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật Thủ đô 2012
- 10 Quyết định 2745/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 11 Quyết định 2457/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Luật Công nghệ cao 2008
- 13 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 15 Luật Thủy sản 2003
- 16 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 176/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn" thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017-2020 và đến năm 2025 tỉnh Kon Tum
- 2 Thông báo 7994/TB-BNN-VP năm 2015 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về phối hợp tổ chức hoạt động phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 19/2015/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015
- 4 Nghị quyết 176/2015/NQ-HĐND17 về Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020"
- 5 Quyết định 396/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2015
- 6 Quyết định 2745/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020