HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2012/NQ-HĐND | Quảng Trị, ngày 13 tháng 4 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN VÀ ĐIỀU CHỈNH TÊN ĐƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2010/NQ-HĐND ngày 20 tháng 4 năm 2010 của HĐND tỉnh Quảng Trị khóa V, kỳ họp thứ 20 về việc Quy định đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 750/TTr-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2012 kèm theo Đề án “Đặt tên, đổi tên và điều chỉnh tên đường thuộc thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án “Về đặt tên, đổi tên và điều chỉnh tên đường thuộc thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của đề án
a) Mục tiêu chung
Góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng các đường đã được xây dựng nhưng chưa có tên để chọn đặt tên cho phù hợp với quy mô, cấp độ, điều kiện, hoàn cảnh của thành phố Đông Hà hiện tại. Đồng thời phát hiện một số tuyến đường đã được đặt tên nhưng chưa đúng hoặc chưa hợp lý để kiến nghị điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.
2. Đối tượng và phạm vi của đề án
a) Đối tượng
- Những tuyến đường trên địa bàn thành phố Đông Hà đã được xây dựng nhưng chưa được đặt tên;
- Những tuyến đường trên địa bàn thành phố Đông Hà đã được đặt tên trước năm 2002 nhưng chưa chính xác và có nhiều bất hợp lý cần được đổi tên, điều chỉnh tên cho phù hợp.
b) Phạm vi của đề án
- Chỉ đặt tên các đường đã được xây dựng có mặt cắt đường hiện trạng từ 08 m và có chiều dài từ 200 m trở lên (không đặt tên các đường có chiều dài dưới 200 m);
- Chỉ đổi tên, điều chỉnh tên các tuyến đường mà sự thay đổi ít ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và kinh tế xã hội.
3. Nguyên tắc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh tên đường phố
- Các đường trên địa bàn thành phố Đông Hà đã được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định nhưng chưa có tên thì được xem xét để đặt tên;
- Tên được lựa chọn để đặt tên đường là tên các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân tiêu biểu quốc gia và địa phương thuộc danh mục dữ liệu tên của Đề án tổng thể Quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được HĐND tỉnh Quảng Trị khóa V, kỳ họp thứ 20 thông qua tại Nghị quyết số 05/2010/NQ-HĐND ngày 20 tháng 4 năm 2010 của HĐND tỉnh;
- Chỉ sử dụng tên những nhân vật lịch sử, những danh nhân đã mất để đặt tên;
- Tên danh nhân, địa danh, di tích lịch sử - văn hóa, sự kiện lịch sử và danh từ có ý nghĩa tiêu biểu được lựa chọn đặt tên đường phải thực sự tiêu biểu, rõ ràng và đã khá quen thuộc với nhân dân trên địa bàn thành phố Đông Hà;
- Tên được chọn để đặt tên đường được căn cứ vào ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân để phù hợp và tương xứng với vị trí, cấp độ, quy mô của đường;
- Chỉ đặt một tên đối với đường dài và thông suốt. Khi đường bị ngắt khúc bởi các giao lộ lớn hoặc vòng xoay thì đoạn kế tiếp có thể được nghiên cứu để đặt tên khác;
- Chỉ đổi tên các tuyến đường đã đặt tên mà xét thấy ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử; công lao của danh nhân không phù hợp và tương xứng với vị trí, cấp độ, quy mô của đường, không ảnh hưởng đến đời sống dân sinh trên địa bàn;
- Chỉ điều chỉnh tên các tuyến đường mà những lần Quyết định đặt tên trước đây không chính xác, không có hoặc không đúng tên trên thực tế hoặc có nhiều thay đổi về độ dài so với Quyết định cũ.
4. Danh mục tên đường cần đặt tên, đổi tên và điều chỉnh: Có Phụ lục kèm theo, gồm:
a) Các địa danh đặt tên, đổi tên và điều chỉnh tên đường thành phố Đông Hà: 09 tuyến đường (Phụ lục I).
b) Các danh nhân tiêu biểu để đặt tên mới đường thành phố Đông Hà: 46 tuyến đường (Phụ lục II).
c) Đường đã có tên trên thực tế nhưng không có trong các Quyết định của UBND tỉnh, cần thu hồi biển tên và xây dựng phương án đặt lại tên theo quy định: 05 tuyến đường (Phụ lục III);
d) Đường đã có quyết định đặt tên theo các Quyết định của UBND tỉnh nhưng bất hợp lý cần điều chỉnh: 16 tuyến đường (Phụ lục IV).
5. Cùng với việc đặt tên đường, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng phương án đặt số nhà, gắn biển tên đường để thực hiện công tác quản lý đô thị, hoàn thành trong năm 2012.
Điều 2. Giao UBND tỉnh chỉ đạo, rà soát lại và xác định tên cụ thể cho các tuyến đường trong tổng số tuyến đường do HĐND tỉnh thông qua.
Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp giám sát và động viên nhân dân thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa VI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 4 năm 2012 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC I
VỀ CÁC ĐỊA DANH ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN VÀ ĐIỀU CHỈNH TÊN ĐƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)
TT | Mục từ (Tên) | Thể loại | Xuất xứ/Nội dung | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
01 | Cần Vương | Tên một phong trào yêu nước | Khởi xướng ở Tân Sở (Quảng Trị) do Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi | Quốc gia |
02 | Chi Lăng | Địa danh - Chiến thắng lịch sử tiêu biểu - di tích lịch sử văn hóa | Thuộc tỉnh Lạng Sơn. Nơi diễn ra trận thắng lớn của nghĩa quân Lê Lợi diệt 01 vạn quân xâm lược Minh | Quốc gia |
03 | Bắc Sơn | Danh từ có ý nghĩa | Tên một châu/huyện (Lạng Sơn). Nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp ngày 22/9/1940 | Quốc gia |
04 | Dinh Cát | Danh từ có ý nghĩa - di tích lịch sử văn hóa | Ở huyện Triệu Phong, Thủ phủ của Chúa Nguyễn trong buổi đầu dựng nghiệp ở Đàng Trong (1558 - 1626) | Quảng Trị |
05 | Đại Cồ Việt | Danh từ có ý nghĩa | Quốc hiệu nước ta thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và đầu đời Lý (968 - 1054) | Quốc gia |
06 | Điện Biên Phủ | Địa danh - Chiến thắng lịch sử tiêu biểu - di tích lịch sử văn hóa | Thành phố tỉnh lỵ Điện Biên. Nơi ghi dấu chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta đánh tan quân đội Pháp, tiến tới ký kết Hiệp định Genève | Quốc gia |
07 | Đông Kinh Nghĩa Thục | Danh từ có ý nghĩa | Tên một trường học lập từ 1907 ở Hà Nội. Nơi khởi xướng phong trào Đông Du chống Pháp | Quốc gia |
08 | Tân Sở | Địa danh - Danh từ có ý nghĩa - di tích lịch sử văn hóa | Ở huyện Cam Lộ. Sơn phòng/Kinh đô dã chiến của phái chủ chiến triều Nguyễn chống Pháp, đứng đầu là Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Nơi khởi xướng phong trào Cần Vương chống Pháp (13/7/1885) | Quảng Trị |
09 | Thuận Châu | Danh từ có ý nghĩa - di tích lịch sử văn hóa | Tên đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Trị xưa: châu Thuận (thế kỷ XV-XVI). Trung tâm chính trị/lỵ sở của châu Thuận và huyện Thuận Xương/Vũ Xương/Đăng Xương (từ thế kỷ XVI - XVIII) | Quảng Trị |
PHỤ LỤC II
VỀ CÁC DANH NHÂN TIÊU BIỂU ĐỂ ĐẶT TÊN MỚI ĐƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)
TT | Tên danh nhân | Quê quán | Nhận định chung | Phân kỳ lịch sử |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
01 | Bùi Trung Lập (? - 1947) | Gio Linh, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị lâm thời (1945) | Hiện đại |
02 | Duy Tân (1890 - 1945) | Thừa Thiên Huế | Hoàng đế triều Nguyễn. Linh hồn của phong trào Duy Tân chống Pháp | Cận đại |
03 | Đào Tấn (1845 - 1907) | Tuy Phước, Bình Định | Quan triều Nguyễn - Nhà soạn tuồng số 1 Việt Nam | Cận đại |
04 | Đặng Thái Thân (1873 - 1910) | Nghi Lộc, Nghệ An | Nhà chí sỹ yêu nước. Một trong những người khởi xướng Hội Duy Tân và Việt Nam Quang Phục Hội | Cận đại |
05 | Đặng Thí (1921 - 2001) | Triệu Phong, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1945 - 1948). Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước | Hiện đại |
06 | Đoàn Hữu Trưng (1844 - 1866) | Phú Vang, Thừa Thiên Huế | Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa “giặc chày vôi” chống lại triều đình Tự Đức | Cận đại |
07 | Hà Huy Tập (1902 - 1941) | Hà Tĩnh | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1935 - 1936) | Cận đại |
08 | Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) | Đồng Hới, Quảng Bình | Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới | Cận đại |
09 | Hoàng Hữu Chấp (1916-1946) | Triệu Phong, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Quảng Trị (1936 - 1937) | Cận đại |
10 | Hoàng Thị Ái (1900 - 2004) | Triệu Phong, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước | Hiện đại |
11 | Hồ Quý Ly (1335 - ?) | Hà Trung, Thanh Hóa | Hoàng đế, người sáng lập triều Hồ. Nhà cải cách xã hội | Cổ trung đại |
12 | Hồ Sĩ Thản (1913 - 1995) | Đông Hà, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1965 - 1975) | Hiện đại |
13 | Lê Đại Hành (941 - 1005) | Thọ Xuân, Thanh Hóa | Vị tướng tài triều Đinh. Vua sáng lập triều Tiền Lê | Cổ trung đại |
14 | Lê Hành (1910 - ?) | Hải Lăng, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (cuối 1973) | Hiện đại |
15 | Lê Ngọc Hân (1770 - 1799) | Gia Lâm, Hà Nội | Vợ vua Quang Trung, nhân vật gắn với triều đại bi hùng Tây Sơn | Cổ trung đại |
16 | Lý Nam Đế (503 - 548) | Hà Nội
| Lãnh tụ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Lương, giành độc lập thời Bắc thuộc | Cổ trung đại |
17 | Lý Thái Tổ (974 - 1028) | Từ Sơn, Bắc Ninh | Hoàng đế sáng lập ra triều Lý. Người mở đầu cho nền văn hóa Thăng Long | Cổ trung đại |
18 | Lương Thế Vinh (1442 - ?) | Vụ Bản, Nam Định | Trạng nguyên thời Lê. Nhà văn hóa, nhà toán học nổi tiếng. Tổ ngành toán học Việt Nam | Cổ trung đại |
19 | Lương Văn Can (1854 - 1927) | Thường Tín, Hà Nội | Nhà chí sỹ yêu nước chống Pháp. Lãnh tụ phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục | Cận đại |
20 | Nguyễn An Ninh (1900 - 1943) | TP.Hồ Chí Minh | Chí sỹ yêu nước chống Pháp - Nhà báo, nhà văn | Cận đại |
21 | Nguyễn Cảnh Chân (? - 1409) | Nam Đàn, Nghệ An | Nhân vật lịch sử gắn với cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần chống quân xâm lược Minh | Cổ trung đại |
22 | Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) | Văn Giang, Hưng Yên | Nhà văn, nhà hoạt động văn hóa. Nổi tiếng về dòng văn học hiện thực phê phán | Hiện đại |
23 | Nguyễn Hữu Mai (1914 - 1995) | Hải Lăng, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước | Hiện đại |
24 | Nguyễn Hữu Khiếu (1915 - 2004) | Triệu Phong, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng | Hiện đại |
25 | Nguyễn Quang Xá (1920 - ?) | Triệu Phong, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (từ năm 1948 - 1950) | Hiện đại |
26 | Nguyễn Hữu Thận (1757 - 1831) | Triệu Phong, Quảng Trị | Quan triều Nguyễn. Nhà khoa học thiên về thiên văn, lịch số, toán pháp | Cổ trung đại |
27 | Nguyễn Phúc Nguyên (1562 - 1635) | Hà Trung, Thanh Hóa | Vị chúa thứ 2 thời chúa Nguyễn. Người có công chính thức khai lập nhà chúa; đóng dinh ở Quảng Trị | Cổ trung đại |
28 | Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890) | Đông Anh, Hà Nội | Tiến sỹ triều Thiệu Trị. Học giả. Người có tư tưởng canh tân, chấn hưng đất nước | Cận đại |
29 | Nguyễn Tự Như (? - ?) | Gio Linh, Quảng Trị | Tiến sỹ thời Nguyễn. Sĩ phu yêu nước chống Pháp. Thủ lĩnh nhóm nghĩa quân Gio Linh tham gia Cần Vương | Cận đại |
30 | Nguyễn Văn Cừ (1912 - 1941) | Từ Sơn, Bắc Ninh | Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Lãnh tụ tiền bối của Đảng | Cận đại |
31 | Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) | Triệu Phong, Quảng Trị | Quan đại thần triều Nguyễn. Người cầm đầu phe chủ chiến chống Pháp của triều đình Huế | Cận đại |
32 | Nguyễn Vức (1906 - 1971) | Đông Hà, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1939) | Cận đại |
33 | Phù Đổng Thiên Vương | Gia Lâm, Hà Nội | Nhân vật huyền sử thể hiện ý thức quật cường của dân tộc | Cổ trung đại |
34 | Thanh Tịnh (1911 - 1988) | Gio Linh, Quảng Trị | Nhà hoạt động văn hóa - Nhà thơ | Hiện đại |
35 | Thân Nhân Trung (1418 - 1499) | Yên Dũng, Bắc Giang | Tiến sỹ - Quan đại thần triều Lê Thánh Tông. Tư tưởng và học thuật uyên bác | Cổ trung đại |
36 | Thoại Ngọc Hầu (1761- 1829) | Quảng Nam | Tướng nhà Nguyễn, giỏi thủy lợi và canh nông. Có nhiều công lớn trong đào kênh | Cổ trung đại |
37 | Tô Ngọc Vân (1906 - 1954) | Văn Giang, Hưng Yên | Hoạ sỹ tài hoa. Nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật | Hiện đại |
38 | Tuệ Tĩnh (1341 - 1385) | Cẩm Giàng, Hải Dương | Thiền sư - Nhà y, dược nổi tiếng của Việt Nam. Triều Minh (Trung Quốc) phong là “Đại Y Thiền Sư” | Cổ trung đại |
39 | Trần Đình Ân (1626 - 1706) | Gio Linh, Quảng Trị | Quan đại thần thời chúa Nguyễn - Nhà quân sự và chính trị | Cổ trung đại |
40 | Trần Nhân Tông (1258 - 1308) | Nam Định | Hoàng đế thứ 3 triều Trần. Linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm | Cổ trung đại |
41 | Trần Hoàn (1928 - 2003) | Hải Lăng, Quảng Trị | Nhà hoạt động văn hóa - Nhạc sỹ tài danh | Hiện đại |
42 | Trần Hữu Dực (1910 - 1983) | Triệu Phong, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1930). Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước | Hiện đại |
43 | Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) | Biên Hòa, Đồng Nai | Quan đại thần triều Nguyễn - Nhà văn - Nhà địa lý nổi tiếng | Cổ trung đại |
44 | Triệu Việt Vương (? - 571) | Vĩnh Phúc | Người có công đưa Lý Bí lên ngôi vua, lập nước Vạn Xuân. Kế tục sự nghiệp, tổ chức kháng chiến, lên ngôi vua 22 năm | Cổ trung đại |
45 | Trương Công Kỉnh (1918 - 1969) | Triệu Phong, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Ủy viên Thường vụ Khu ủy Trị Thiên | Hiện đại |
46 | Trương Hoàn (1911 - 1947) | Triệu Phong, Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1941). | Cận đại |
PHỤ LỤC III
VỀ CÁC ĐƯỜNG ĐÃ CÓ TÊN TRÊN THỰC TẾ NHƯNG KHÔNG CÓ TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH VÀ HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)
STT | Tên đường | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (m) | Chiều rộng (m) | Hướng điều chỉnh |
1 | Đoàn Bá Thừa | Quốc lộ 1 | Hoàng Diệu | 200 | 8 | Bổ sung Quyết định đặt tên là đường Đoàn Bá Thừa |
2 | Hồ Xuân Lưu | Quảng trường Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh | Nguyễn Hàm Ninh | 200 |
| Bổ sung Quyết định đặt tên là đường Hồ Xuân Lưu |
3 | Lê Chưởng | Lê Quý Đôn | Trần Hưng Đạo | 200 | 11 | Bổ sung Quyết định đặt tên là đường Lê Chưởng |
4 | Lê Thế Tiết | Lê Duẩn | Bà Huyện Thanh Quan | 350 | 13 | Bổ sung Quyết định đặt tên là đường Lê Thế Tiết |
5 | Thanh Niên | Hoàng Diệu | Hói Sòng | 2.200 | 20,5 | Bổ sung Quyết định đặt tên là đường Thanh Niên |
PHỤ LỤC IV
VỀ CÁC TÊN ĐƯỜNG ĐÃ CÓ TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẶT TÊN CỦA UBND TỈNH NHƯNG BẤT HỢP LÝ CẦN ĐIỀU CHỈNH VÀ HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)
STT | Tên đường | Hiện trạng | Hướng Điều chỉnh |
1 | Đặng Dung |
|
|
Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | Năm 1996 đổi lại thành đường Kim Đồng. Từ bến xe cũ (Lê Duẩn) đến chợ Đông Hà | Hủy bỏ tên thuộc Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992. Bổ sung Quyết định đặt lại tên đường Kim Đồng như hiện tại | |
Quyết định số 736/QĐ-UB ngày 13/7/1996 | Lê Duẩn đến Bùi Thị Xuân, tức đường Đặng Dung hiện tại | Giữ nguyên tên đường Đặng Dung hiện tại theo Quyết định số 736/QĐ-UB ngày 13/7/1996 | |
2 | Đặng Trần Côn |
|
|
Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | Chưa có trên thực tế | Hủy bỏ tên thuộc Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | |
Quyết định số 897/2002/QĐ-UB ngày 09/5/2002 | Tuyến đường Đặng Trần Côn hiện tại. Từ Hùng Vương đến Hàm Nghi
| Giữ nguyên tên đường Đặng Trần Côn hiện tại theo Quyết định số 897/2002/QĐ-UB ngày 09/5/2002 | |
3 | Đinh Tiên Hoàng |
|
|
Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | Không có trên thực tế | Hủy bỏ tên thuộc Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | |
Quyết định số 736/QĐ-UB ngày 13/7/1996 | Tuyến đường Đinh Tiên Hoàng hiện tại. Từ Phan Châu Trinh đến đường sắt Bắc - Nam | Giữ nguyên tên đường Đinh Tiên Hoàng theo Quyết định số 736/QĐ-UB ngày 13/7/1996 | |
4 | Hai Bà Trưng |
|
|
Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | Trước đây là tuyến từ Nhà Văn hóa Trung tâm đến Đường 9c. Hiện không còn tên đường này | Hủy bỏ tên thuộc Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | |
Quyết định số 736/QĐ-UB ngày 13/7/1996 | Tuyến đường Hai Bà Trưng hiện tại. Từ Trần Hưng Đạo đến Bùi Dục Tài | Giữ nguyên tên đường Hai Bà Trưng hiện tại | |
5 | Hoàng Hoa Thám Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992; Quyết định số 897/2002/QĐ-UB ngày 09/5/2002 | Cả 02 lần Quyết định đều không có tên đường trên thực tế | Hủy bỏ tên thuộc Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 và Quyết định số 897/2002/QĐ-UB ngày 09/5/2002 |
6 | Kim Đồng |
|
|
Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | Năm 1996 đã đổi thành đường Đặng Dung | Hủy bỏ tên thuộc Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992. Bổ sung Quyết định đặt lại tên đường Đặng Dung như hiện tại | |
Quyết định số 736/QĐ-UB ngày 13/7/1996 | Tuyến đường Kim Đồng hiện tại. Từ Lê Duẩn đến Nguyễn Thượng Hiền | Giữ nguyên tên đường Kim Đồng hiện tại | |
7 | Lê Văn Hưu |
|
|
Quyết định số 736/QĐ-UB ngày 13/7/1996 | Không có tên đường trên thực tế | Hủy bỏ tên thuộc Quyết định số 736/QĐ-UB ngày 13/7/1996 | |
Quyết định số 897/2002/QĐ-UB ngày 09/5/2002 | Tuyến đường Lê Văn Hưu hiện tại. Từ Lê Duẩn đến ga Đông Hà | Giữ nguyên tên đường Lê Văn Hưu hiện tại | |
8 | Ngô Thời Nhiệm Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | Tên đường đã bị đường Lê Thế Hiếu nối dài chồng lên, nên hiện không có trên thực tế | Hủy bỏ tên thuộc Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992. Đoạn hủy bỏ tên sẽ được mang tên Lê Thế Hiếu theo như thực tế |
9 | Lãn Ông Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | Tuyến đường từ Tôn Thất Thuyết đến Tôn Thất Thuyết cắt qua đường Hùng Vương | Điều chỉnh tên thuộc Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 thành tên: Hải Thượng Lãn Ông |
10 | Trần Hữu Dực Quyết định số 897/2002/QĐ-UB ngày 09/5/2002 | Tuyến từ Quốc lộ 9 đến đường Nguyễn Trãi. Tuyến này đúng theo Quyết định năm 2002 là đường Cửa Tùng | Hủy bỏ tên thuộc Quyết định số 897/2002/QĐ-UB ngày 09/5/2002 (đặt tên một đường khác). Điều chỉnh tuyến đường này thành đường Cửa Tùng theo như Quyết định số 897/2002/QĐ-UB ngày 09/5/2002 |
11 | Lê Thế Hiếu Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | Tên tuyến đường này theo Quyết định cũ năm 1992 có độ dài là 900 m, từ đường Trần Phú đến đường Nguyễn Du; nhưng trên thực tế, tuyến đường này kéo từ đường Trần Phú đến đường Trương Hán Siêu với chiều dài 900 m | Điều chỉnh độ dài tuyến đường Lê Thế Hiếu từ đường Trần Phú đến đường Trương Hán Siêu; chiều dài 900 m
|
12 | Hùng Vương Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992
| Tuyến đường này theo Quyết định cũ năm 1992 có độ dài là 700 m, từ đường Trần Hưng Đạo đến Quốc lộ 9; nhưng trên thực tế hiện nay có độ dài là 4.700 m kéo từ Bưu điện thành phố đến cầu Vĩnh Phước | Điều chỉnh độ dài tuyến đường Hùng Vương từ đường Trần Hưng Đạo đến cầu Vĩnh Phước, chiều dài 4.700 m |
13 | Nguyễn Trãi Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992
| Tuyến đường này theo Quyết định cũ năm 1992 có độ dài là 2.100 m, từ đường Lê Duẩn đến hồ Khe Mây; nhưng trên thực tế hiện nay có độ dài là 2.600 m kéo từ đường Lê Duẩn đến đường Trần Bình Trọng | Điều chỉnh độ dài tuyến đường Nguyễn Trãi từ đường Lê Duẩn đến đường Trần Bình Trọng; chiều dài 2.600 m |
14 | Nguyễn Du Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | Tuyến đường này theo Quyết định cũ năm 1992 có độ dài là 2.500 m, từ đường Bà Triệu đến đường Lý Thường Kiệt; nhưng trên thực tế hiện nay có độ dài là 1.700 m kéo từ Quốc lộ 9 đến đường Trần Bình Trọng | Điều chỉnh độ dài tuyến đường Nguyễn Du từ Quốc lộ 9 đến đường Trần Bình Trọng, chiều dài 1.700 m |
15 | Lê Duẩn Quyết định số 323/QĐ-UB ngày 06/5/1992 | Tuyến đường này là đoạn Quốc lộ 1 cũ. Theo Quyết định năm 1992 thì chỉ có độ dài là 4.600 m, từ Nam cầu Đông Hà đến Bắc cầu Lai Phước. Nhưng trên thực tế hiện nay, đoạn gần phía Bắc cầu Đông Hà đã được gọi là đường Lê Duẩn, đoạn phía gần cầu Sòng thì vẫn gọi là Quốc lộ 1 | Điều chỉnh độ dài tuyến đường Lê Duẩn từ Bắc cầu Lai Phước đến Nam cầu Sòng đi qua địa bàn thành phố Đông Hà |
16 | Cửa Tùng Đường đã được đặt tên nhưng chưa có tên trong Quyết định | Tuyến từ Quốc lộ 9 đến đường Nguyễn Trãi | Điều chỉnh, bổ sung vào Quyết định mới |
- 1 Nghị quyết 42/2013/NQ-HĐND về đặt, đổi tên đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đợt 1, năm 2013
- 2 Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND phê duyệt đề án đổi tên phường 6 thành phường Thắng Nhì thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 3 Nghị quyết 05/2010/NQ-HĐND quy định đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4 Nghị quyết 13/2009/NQ-HĐND về việc đặt tên, đổi tên đường, phố tại thành phố Lạng Sơn; thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan; thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập; thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
- 5 Nghị quyết 105/2006/NQ-HĐND đặt tên, đổi tên đường trên địa bàn thị xã Gò Công do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 6 Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 7 Quyết định 15/2006/QĐ-UBND điều chỉnh chiều dài, tên đường Tỉnh lộ ĐT 636A do tỉnh Bình Định ban hành
- 8 Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 9 Quyết định 817/2005/QĐ-UBND về đặt tên đường phố thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh (lần thứ nhất) do Tỉnh Quảng Trị ban hành
- 10 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 12 Nghị quyết số 25/2002/NQ-HĐ về việc đặt tên và điều chỉnh tên một số đường, phố Hà Nội (kỳ họp khóa XII, Kỳ họp thứ 6, từ ngày 16 đến ngày 18/01/2002) do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 13 Nghị quyết số 16/2001/NQ-HĐ về việc đặt tên và điều chỉnh tên một số con đường, phố ở Hà nội (đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XII, Kỳ họp thứ 5, từ ngày 16 đến ngày 18/7/2001) do Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 14 Nghị quyết số 07/2000/NQ-HĐ về việc đặt tên và điều chỉnh tên một số đường, phố ở Hà nội (Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XII, Kỳ họp thứ 3, từ ngày 18 đến ngày 21/7/2000) do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 1 Nghị quyết số 25/2002/NQ-HĐ về việc đặt tên và điều chỉnh tên một số đường, phố Hà Nội (kỳ họp khóa XII, Kỳ họp thứ 6, từ ngày 16 đến ngày 18/01/2002) do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Nghị quyết số 16/2001/NQ-HĐ về việc đặt tên và điều chỉnh tên một số con đường, phố ở Hà nội (đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XII, Kỳ họp thứ 5, từ ngày 16 đến ngày 18/7/2001) do Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Nghị quyết số 07/2000/NQ-HĐ về việc đặt tên và điều chỉnh tên một số đường, phố ở Hà nội (Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XII, Kỳ họp thứ 3, từ ngày 18 đến ngày 21/7/2000) do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND phê duyệt đề án đổi tên phường 6 thành phường Thắng Nhì thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 5 Nghị quyết 13/2009/NQ-HĐND về việc đặt tên, đổi tên đường, phố tại thành phố Lạng Sơn; thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan; thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập; thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
- 6 Nghị quyết 105/2006/NQ-HĐND đặt tên, đổi tên đường trên địa bàn thị xã Gò Công do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 7 Nghị quyết 42/2013/NQ-HĐND về đặt, đổi tên đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đợt 1, năm 2013
- 8 Quyết định 15/2006/QĐ-UBND điều chỉnh chiều dài, tên đường Tỉnh lộ ĐT 636A do tỉnh Bình Định ban hành
- 9 Quyết định 817/2005/QĐ-UBND về đặt tên đường phố thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh (lần thứ nhất) do Tỉnh Quảng Trị ban hành