Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2008/NQ-HĐND

Bạc Liêu, ngày 09 tháng 7 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN TỪ 2008 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 45/TTr-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân và ý kiến đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ 2008 - 2010 và định hướng 2020 với quan điểm, mục tiêu và những giải pháp cơ bản sau:

I. Quan điểm:

Phát triển nguồn nhân lực là hướng đi chiến lược đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của tỉnh, đáp ứng tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thành công của phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2020. Trong những năm tới, nguồn nhân lực phải được đào tạo có chất lượng cao hơn để đủ kiến thức và năng lực cho yêu cầu cạnh tranh, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, chủ động sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. Mục tiêu:

Giai đoạn từ nay đến năm 2020 tập trung mở rộng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trên các lĩnh vực sau:

1. Đào tạo nghề:

Tập trung đào tạo một số ngành nghề phục vụ thiết thực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từng bước nâng cao kiến thức, tay nghề cho người lao động để đủ điều kiện tham gia lao động trong, ngoài tỉnh và lao động ở nước ngoài.

2. Đào tạo cán bộ, công chức hành chính Nhà nước:

- Đảm bảo mục tiêu nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức hành chính được đào tạo, đáp ứng đúng yêu cầu, tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức và tiêu chuẩn cán bộ quản lý;

- Chú trọng đào tạo lý luận chính trị và đào tạo trình độ sau đại học đối với cán bộ quản lý theo quy hoạch.

3. Đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và lĩnh vực khác:

Tập trung đào tạo, đào tạo lại cán bộ viên chức, nhân viên ngành y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao - du lịch, nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, chuyên gia đầu ngành, đáp ứng khả năng tham gia nghiên cứu khoa học.

4. Chỉ tiêu đào tạo:

- Trong đào tạo nghề: Phấn đấu từ nay đến năm 2020, lao động qua đào tạo là 60% (trong đó lao động có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên là 40%). Bình quân hàng năm lao động qua đào tạo từ 12.000 người trở lên;

- Đào tạo cán bộ, công chức hành chính Nhà nước, cán bộ khoa học - kỹ thuật và lĩnh vực khác: Phấn đấu đến năm 2020 đạt chỉ tiêu đào tạo theo trình độ:

+ Bậc thợ và tương đương: 3.509 người;

+ Trung cấp: 2.837 người;

+ Cao đẳng - đại học: 9.542 người;

+ Trên đại học: 1.222 người.

(Phụ lục chi tiết kèm theo)

III. Về kinh phí:

Tổng kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 là 355.460.000.000 đồng.

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 30,92%;

- Ngân sách tỉnh: 51,13%;

- Thu từ người học: 17,95%.

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở đào tạo đến năm 2020 là 774.749.000.000 đồng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 17%;

- Ngân sách tỉnh: 65%;

- Huy động từ nguồn khác: 18%.

IV. Một số giải pháp chủ yếu:

1. Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển các trường đào tạo dạy nghề trong tỉnh theo quy hoạch;

2. Thực hiện xã hội hóa trong công tác đào tạo nhằm huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển đào tạo, dạy nghề, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nhằm mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phương thức đào tạo, chú trọng hình thức đào tạo liên thông, liên kết;

Xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề; có chính sách thu hút về tỉnh những cán bộ khoa học, giáo viên dạy nghề trình độ cao, các sinh viên giỏi ở các trường đại học nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

3. Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục công lập, xây dựng và thực hiện tốt chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, chống bệnh thành tích trong giáo dục;

4. Tổ chức điều tra, khảo sát trình độ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ khoa học - kỹ thuật của tỉnh để làm cơ sở quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ sau đào tạo, chú trọng quy hoạch, đào tạo cán bộ dân tộc Khơmer, cán bộ nữ, gắn đào tạo với sử dụng để tạo điều kiện phát huy tốt nguồn nhân lực địa phương;

5. Hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp để thực hiện đào tạo theo địa chỉ; đồng thời có quy định chung để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có trách nhiệm trong việc đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo;

6. Có chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ trình độ cao về công tác tại địa phương, chính sách động viên cán bộ tích cực học tập nâng cao trình độ và chính sách tạo đầu ra cho cán bộ; thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức đúng tiêu chuẩn quy định.

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo thẩm quyền.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết này theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Út

 

PHỤ LỤC 01

DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC TRÊN CÁC LĨNH VỰC ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Số TT

Chuyên ngành đào tạo

2008 – 2010

2011 – 2020

Bậc thợ và tương đương

Ghi chú

Trung cấp

Đại học, cao đẳng

Trên đại học

Trung cấp

Đại học, cao đẳng

Trên đại học

Đào tạo cán bộ, công chức hành chính Nhà nước

1

Chuyên môn nghiệp vụ chung

18

122

47

-

260

125

-

Cấp tỉnh, huyện

2

Chuyên môn nghiệp vụ chung

388

138

-

123

160

40

-

Xã, phường, thị trấn

3

Chính trị

180

90

-

360

200

-

-

Cấp tỉnh, huyện

4

Chính trị

109

53

-

218

80

-

-

Xã, phường, thị trấn

Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, thể dục - thể thao

1

Quản lý Nhà nước

-

15

-

-

30

-

 

 

2

Quản lý văn hóa

30

10

-

-

25

5

 

 

3

Thư viện

20

10

-

-

20

3

 

 

4

Bảo tồn - bảo tàng

-

6

-

-

10

2

 

 

5

Sân khấu

30

5

-

-

15

2

 

 

6

Âm nhạc

20

6

-

-

10

2

 

 

7

Lý luận chính trị

40

10

-

-

20

-

 

 

8

Luật

20

10

-

-

15

-

 

 

9

Sư phạm

-

3

-

-

10

-

 

 

10

Bồi dưỡng năng khiếu

-

-

-

-

-

-

-

Mỗi năm 20 - 40 người

11

Cán bộ quản lý thể dục, thể thao

-

5

-

-

7

-

 

 

12

Nhân viên thể dục, thể thao

-

38

3

-

60

8

 

 

13

Giáo viên thể dục, thể thao

-

210

-

-

250

-

 

 

14

Huấn luyện viên

-

18

-

22

34

 

 

 

15

Hướng dẫn viên

85

-

-

200

-

-

 

 

16

Trọng tài

24

-

-

78

-

-

127

 

Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

1

Trồng trọt

-

5

6

-

9

4

 

 

2

Chăn nuôi - thú y

-

11

6

-

2

6

 

 

3

Lâm nghiệp

-

3

4

-

5

11

 

 

4

Thủy lợi

-

6

6

-

2

-

 

 

5

Kinh tế

-

17

9

-

1

2

 

 

6

Nuôi trồng thủy sản

-

42

10

-

12

13

 

 

7

Khai thác thủy sản

-

6

4

-

12

13

 

 

8

Chế biến thủy sản

20

30

-

-

1

6

 

 

9

Đại học khác

6

50

2

-

-

-

 

 

Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

1

Giao thông, xây dựng

-

32

5

-

95

15

-

 

2

Điện

100

66

1

300

200

5

300

 

3

Cơ khí

200

146

3

600

440

8

600

 

4

Hóa

67

26

-

200

80

1

200

 

5

Chế biến

100

65

1

300

200

2

1.000

 

6

Dệt may

15

13

-

50

40

-

1.200

 

7

Mỹ thuật công nghiệp

11

10

-

50

40

-

-

 

8

Dịch vụ

2

5

1

7

17

4

82

 

 

Tổng số

1.512

1.282

108

2.508

2362

277

3.509

 

* Phụ chú:

- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước giai đoạn (2008 - 2010):

+ Trung cấp: 1.512 người;

+ Đại học, cao đẳng: 1.282 người;

+ Trên đại học: 108 người.

- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước giai đoạn (2011 - 2020):

+ Trung cấp: 2.508 người;

+ Đại học, cao đẳng: 2.362 người;

+ Trên đại học: 277 người;

+ Bậc thợ và tương đương: 3.509 người.

 

PHỤ LỤC 02

NHU CẦU ĐÀO TẠO TRÊN CHUẨN GIÁO VIÊN CÁC NGÀNH HỌC ĐẾN NĂM 2020

(Theo dự báo quy hoạch phát triển thêm ngành giáo dục đào tạo đến năm 2020)

(Kèm theo Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2020

Tổng số giáo viên

Giáo viên trên chuẩn

Tỷ lệ so với tổng số (%)

Tổng số giáo viên

Giáo viên trên chuẩn

Tỷ lệ so với tổng số (%)

1. Giáo viên mầm non

1.380

414

30

2.160

972

45

2. Giáo viên tiểu học

3.580

1.790

50

3.520

2.460

70

3. Giáo viên trung học cơ sở

2.440

976

40

2.450

1.470

60

4. Giáo viên trung học phổ thông

1.400

140

10

1.620

486

30

Tổng số

8.800

3.320

130

9.750

5.388

205

 

NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CÁC NGÀNH HỌC

Cấp học

Số giáo viên hiện có năm 2006

Giai đoạn 2006 - 2010

Dự báo đến năm 2020

Dự kiến đào tạo đến năm 2010

Số giáo viên cần đào tạo

Dự kiến đào tạo đến năm 2020

Số giáo viên cần đào tạo

Mầm non

753

1.380

627

2.160

780

Tiểu học

3.968

Dự báo giảm

Dự báo ổn định

Trung học cơ sở

2.440

Dự báo ổn định

Dự báo ổn định

Trung học phổ thông

764

1.400

636

1.620

220

Cán bộ quản lý

651

Tăng 1,15 lần

749

Tăng 1,25 lần

814

 

PHỤ LỤC 3

DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN NGÀNH Y TẾ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Số TT

Dân số

849.128

932.592

Tổng cộng

Nội dung đào tạo

2008 - 2010

2011 - 2020

1

Tiến sỹ, bác sĩ

4

8

12

2

Bác sỹ chuyên khoa II

37

24

61

3

Thạc sĩ y khoa

11

10

21

4

Bác sỹ chuyên khoa I

80

100

180

5

Tiến sỹ, dược sĩ

3

10

13

6

Dược sỹ chuyên khoa II

4

8

12

7

Thạc sỹ, dược sĩ

4

4

8

8

Dược sỹ chuyên khoa I

20

20

40

9

Bác sỹ đa khoa

48

160

208

10

Bác sỹ y học cổ truyền dân tộc

31

31

62

11

Bác sỹ răng, hàm, mặt

12

22

34

12

Bác sỹ y học dự phòng

42

80

122

13

Bác sỹ nhi

18

60

78

14

Dược sỹ đại học

60

100

160

15

Cử nhân y tế CC

15

45

60

16

Cử nhân điều dưỡng

45

120

165

17

Cử nhân nữ hộ sinh

12

40

52

18

Cử nhân KT y học

15

40

55

19

Y sỹ y học dự phòng

80

60

140

20

Y sỹ y học dân tộc

30

20

50

21

Y sỹ sản nhi

30

20

50

 

Tổng số

601

982

1.583

 

PHỤ LỤC 4

DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020 NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
(Kèm theo Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Số TT

Các chỉ tiêu

2008

2009

2010

2020

Ghi chú

1

Tổng nguồn lao động

535.278

548.056

567.620

618.857

 

2

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

31

33

35

60

 

3

Tổng lao động qua đào tạo

165.936

180.858

196.291

371.314

 

4

Hằng năm đào tạo

13.459

14.041

14.622

20.432

 

5

Đại học, cao đẳng

1.050

1.050

800

800

 

6

Trung cấp chuyên nghiệp

950

950

950

950

 

7

Dạy nghề cao đẳng và trung cấp

500

1.030

1.030

1.648

 

8

Dạy nghề sơ cấp

7.440

8.040

8.340

13.344

 

9

Chuyển giao công nghệ

3.519

2.971

3.502

14.899