Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 27/2011/QĐ-UBND

Long An, ngày 01 tháng 8 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 18/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII kỳ họp thứ 2 về đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020 của tỉnh Long An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này đề án đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020 của tỉnh.

Điều 2. Giao Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Đại biểu QH tỉnh Long An;
- ĐB.HĐND tỉnh khóa VIII;
- Như Điều 3;
- Phòng NCVX;
- Lưu: VT, M.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nguyên

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020
(kèm theo Quyết định số 27 /2011/QĐ-UBND ngày 01 /8/2011 của UBND tỉnh)

I. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ:

1. Kết quả đạt được:

Trong những năm qua hoạt động ngành y tế từng bước đi vào nền nếp và ổn định, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục đạt nhiều thành tựu quan trọng: mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển, nhiều đợt dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi. Dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu ứng dụng hiệu quả, đảm bảo cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế. Hầu hết các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe đều đạt. Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, đã đào tạo nhiều cán bộ đại học và sau đại học từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau như ngân sách (chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh), kinh phí đào tạo của ngành và các dự án,…

Kết quả đào tạo trong các năm qua:

Năm

Cử nhân y học

Dược sĩ đại học

Bác sĩ

CKI

Thạc sĩ

CK II

Tiến sĩ

Tổng số

2006

22

3

45

17

5

2

1

95

2007

23

3

34

49

1

14

1

125

2008

11

4

58

40

3

6

1

123

2009

30

14

67

37

0

4

0

152

2010

22

4

49

40

0

0

0

115

Tổng số nhân lực ngành y tế năm 2010 là 4.133 người trong đó (trong đó nữ 2.869 người), chia ra:

Sau đại học 316 (tiến sĩ y 1, thạc sĩ y 33, bác sĩ chuyên khoa II 20, bác sĩ chuyên khoa I 247, dược sĩ chuyên khoa II 1, dược sĩ chuyên khoa I 14).

Đại học 684 (bác sĩ 415, dược sĩ đại học 33, cử nhân điều dưỡng 27, cử nhân hộ sinh 43, cử nhân kỹ thuật y 19, đại học khác 147), cao đẳng 37, trung học 2.542 (y sĩ 923, kỹ thuật viên y 75, điều dưỡng trung học 664, hộ sinh trung học 398, dược sĩ trung học 313, trung học khác 169), sơ học 200, cán bộ khác 354.

- Đạt 27,8 nhân sự/vạn dân.

- Bác sĩ 716- đạt 4,8 BS/vạn dân (so cả nước 7 BS /vạn dân).

- Dược sĩ 48- đạt 0,32 DS/vạn dân (so cả nước 0,7 DS/vạn dân).

*Tình hình bác sĩ công tác ở tuyến xã:

- Có 157/161 xã có bác sĩ (trừ 9 phường, 15 thị trấn, 5 phòng khám khu vực), đạt tỷ lệ 97,5%, trong đó: nữ hộ sinh 451, nhân viên y tế ấp 983; 100% trạm y tế có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh, 74% trạm y tế có cán bộ dược.

2. Khó khăn, hạn chế:

- Tình trạng thiếu cán bộ đại học nhất là bác sĩ, dược sĩ ở cả 3 tuyến; tỉnh, huyện, xã.

- Một số chuyên khoa khó có nguồn lực để tuyển dụng như chuyên khoa như lao, tâm thần, gây mê hồi sức.

- Lĩnh vực y tế dự phòng: tuyến tỉnh và tuyến huyện nhân lực y tế thiếu cả về số lượng, chất lượng.

- Trình độ sau đại học của đội ngũ cán bộ y tế vẫn còn là một thách thức lớn đối với ngành y tế Long An; hiện chỉ có 01 tiến sĩ đào tạo trong nước, chưa đào tạo cán bộ y tế sau đại học ở nước ngoài ở các ngành chuyên khoa sâu.

Nguyên nhân của hạn chế trên:

- Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực ngành y còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu. Mặt khác do Tp.Hồ Chí Minh và các cơ sở y tế ngoài công lập thu hút mạnh bác sĩ, dược sĩ của tỉnh.

- Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp Đại học Y Dược về tỉnh công tác chưa thật sự hấp dẫn, chậm phát huy tác dụng.

-Trường Trung cấp Y tế chỉ đào tạo một số ngành ở trình độ trung cấp nên chưa đủ điều kiện liên thông với các trường Đại học Y Dược để đào tạo trình độ bác sĩ, dược sĩ và mở các chuyên ngành nhu cầu đang thiếu.

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết:

- Thực trạng nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh đang gặp khó khăn so với yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, đang thiếu nhiều bác sĩ, dược sĩ, cử nhân kỹ thuật y, cộng thêm trong thời gian tới có nhiều cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu và cán bộ xin nghỉ việc sang y tế tư nhân ngày càng nhiều, làm cho nguồn nhân lực càng thiếu thêm, gây áp lực lớn cho ngành y tế.

- Nhu cầu nhân lực y tế ngày càng tăng do sự phát triển về dân số, phát triển kinh tế và mở rộng bảo hiểm y tế.

- Trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhân lực y tế là nguồn lực quan trọng nhất quyết định phạm vi và chất lượng dịch vụ y tế. Do đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ về chuyên môn cũng như quản lý, đa dạng về các chuyên khoa, chuyên ngành. Vì vậy yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế là vấn đề bức xúc, cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm hỗ trợ của các cấp và các ngành trong tỉnh.

Trước yêu cầu trên, tỉnh xây dựng đề án “Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế giai đoạn 2011- 2015 và đến năm 2020” để kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời gian tới.

2. Căn cứ xây dựng đề án:

- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 của Đảng bộ tỉnh Long An về nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; mở rộng thực hiện bảo hiểm y tế.

- Quyết định số 1198/QĐ-UBND ngày 15/5/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Long An giai đoạn 2006- 2020.

III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN:

1. Quan điểm đào tạo:

- Nhận thức đầy đủ về vai trò của ngành Y tế và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, coi trọng nghề y là nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

- Nâng cao trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc phối hợp thực hiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

- Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

2. Mục tiêu đào tạo:

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, công tác dân số, nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng hiệu quả và phát triển.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Đạt 41 nhân lực y tế (tính cả các chuyên ngành)/vạn dân vào năm 2015 và 51 vào năm 2020.

- Đạt tỷ lệ 8 bác sĩ/vạn dân vào năm 2015 và 10 bác sĩ vào năm 2020.

- Đạt tỷ lệ 1,5 dược sĩ/vạn dân vào năm 2015 và 02 dược sĩ vào năm 2020.

- 100% trạm y tế xã có ít nhất 1 bác sĩ.

3. Đối tượng đào tạo:

- Đối với hệ chính quy: học sinh phổ thông thi vào các trường Đại học Y Dược.

- Đối với hệ vừa học vừa làm: nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ hiện có từ trung cấp lên đại học.

4. Nhu cầu đào tạo:

Dự kiến năm 2015 dân số của tỉnh là 1.550.000 người, theo mục tiêu cụ thể nêu trên thì nhu cầu cán bộ ngành y đến năm 2015 như sau:

- Tiến sĩ y: 8 người, thạc sĩ y: 53, chuyên khoa I: 465 và chuyên khoa II: 41 người.

- Bác sĩ: 1.550.000 x 8 bác sĩ/vạn dân= 1.240 người

- Dược sĩ đại học: 1.550.000 x 1,5 dược sĩ/vạn dân= 233 người

- Cử nhân kỹ thuật y học 247 người (gồm điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật).

Như vậy, nhu cầu cần phải đào tạo bổ sung cụ thể như sau:

* Sau đại học:

Trình độ

Dự kiến đến 2015

Số hiện có năm 2010

Số đang đào tạo

Nhu cầu đào tạo

Tiến sĩ

8

01

2

5

Thạc sĩ

53

33

0

20

Chuyên khoa I

465

261

54

150

Chuyên khoa II

41

21

0

20

* Đại học:

Trình độ

Dự kiến đến năm 2015

Số hiện có năm 2010

Số đang đào tạo

Nhu cầu đào tạo

Bác sĩ

1240

716

174

350

Dược sĩ

233

48

25

160

Cử nhân KTYH

247

89

63

95

5. Giải pháp chủ yếu:

- Tích cực và chủ động chuẩn bị đủ nguồn cán bộ để đưa đi đào tạo nhằm đảm bảo yêu cầu đào tạo hàng năm. Thực hiện nhiều loại hình đào tạo phù hợp tình hình thực tế để đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các trung tâm đào tạo như: trường Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Quân Y,... để liên kết đào tạo theo kế hoạch.

- Tiếp tục đầu tư trường Trung cấp Y tế Long An tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp để có nguồn đào tạo đại học liên thông theo địa chỉ. Đồng thời kiến nghị Trung ương nâng cấp trường Trung cấp Y tế Long An lên Cao đẳng y tế để liên kết với các trường Đại học y dược đào tạo liên thông và đào tạo các chuyên ngành cần thiết khác.

- Có chính sách thu hút, khuyến khích bác sĩ, dược sĩ, sinh viên tốt nghiệp Đại học ngành y dược về tỉnh công tác.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách về đào tạo bác sĩ, dược sĩ, trong đó tập trung lực lượng học sinh các trường THPT nhằm vận động, thu hút các đối tượng này tham gia đăng ký thi tuyển vào các Trường Đại học ngành y dược.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phân kỳ thực hiện:

1.1. Đào tạo trong nước:

* Sau Đại học:

Đối tượng đào tạo

Tổng số đào tạo

Phân kỳ thực hiện theo từng năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tiến sĩ

5

1

1

1

1

1

Thạc sĩ

20

3

4

4

4

5

Chuyên khoa I

150

30

30

40

30

20

Chuyên khoa II

20

3

4

5

4

4

* Đại học:

Đối tượng đào tạo

Tổng số đào tạo

Phân kỳ thực hiện theo từng năm

2011

2012

2013

2014

2015

1. Hệ chính quy

- Bác sĩ

- Dược sĩ

- Cử nhân kỹ thuật y học

 

200

100

50

 

30

15

10

 

40

15

10

 

40

20

10

 

40

20

10

 

50

30

10

2. Hệ liên thông

- Bác sĩ

- Dược sĩ

- Cử nhân kỹ thuật y học

 

150

60

45

 

40

15

10

 

30

15

10

 

30

10

10

 

30

10

10

 

20

10

5

1.2. Đào tạo ở nước ngoài:

- Học sinh giỏi nhận học bổng du học.

- Đào tạo bậc đại học từ các chương trình, dự án được tài trợ.

- Từ đề án đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài của tỉnh để đào tạo cán bộ đầu đàn cho ngành y.

2. Kinh phí đào tạo: từ nguồn ngân sách đầu tư

2.1. Sau đại học:

ĐVT: triệu đồng.

Trình độ đào tạo

Nhu cầu đào tạo (người)

Thời gian đào tạo

Kinh phí/người

Tổng kinh phí

Tiến sĩ

5

3 năm

100

500

Thạc sĩ

20

2 năm

70

1.400

Chuyên khoa I

150

2 năm

50

7.500

Chuyên khoa II

20

2 năm

80

1.600

 

11.000

b. Đại học:

ĐVT: triệu đồng.

Trình độ đào tạo

Nhu cầu đào tạo (người)

Thời gian đào tạo

Kinh phí/ người

Tổng kinh phí

1. Hệ chính quy

- Bác sĩ

- Dược sĩ

- Cử nhân kỹ thuật y học

 

200

100

50

 

6 năm

5 năm

4 năm

 

120

100

80

 

24.000

10.000

4.000

2. Hệ liên thông

- Bác sĩ

- Dược sĩ

- Cử nhân kỹ thuật y học.

 

150

60

45

 

4 năm

4 năm

4 năm

 

100

100

80

 

15.000

6.000

3.600

 

62.600

2.2 Kinh phí dự kiến hỗ trợ đào tạo theo từng năm như sau:

- Năm 2011: 14.250.000.000đồng (mười bốn tỷ hai trăm năm mươi triệu).

- Năm 2012: 14.600.000.000đồng (mười bốn tỷ sáu trăm triệu).

- Năm 2013: 15.180.000.000đồng (mười lăm tỷ một trăm tám mươi triệu).

- Năm 2014: 14.600.000.000đồng (Mười bốn tỷ sáu trăm triệu).

- Năm 2015: 14.970.000.000đồng (mười bốn tỷ chín trăm bảy mươi triệu).

3. Tổ chức thực hiện:

3.1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án gồm các sở, ngành chức năng: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,…trong đó Sở Y tế làm nhiệm vụ thường trực, nhằm tạo thuận lợi trong quá trình điều hành, triển khai thực hiện.

3.2. Sở Y tế:

- Theo dõi, rà soát nắm chắc nguồn nhân lực để lập kế hoạch đào tạo cụ thể hàng năm sát với yêu cầu thực tế, trong đó ưu tiên những chuyên khoa đang bức thiết.

- Liên hệ với các trường để ký hợp đồng liên kết đào tạo theo kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ đề xuất chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học ngành y dược hoặc bác sĩ, dược sĩ về tỉnh công tác.

- Triển khai thực hiện đề án, kịp thời tham mưu đề xuất UBND tỉnh những giải pháp thực hiện đề án đạt hiệu quả, hàng năm sơ kết và báo cáo UBND tỉnh.

- Phối hợp các sở có liên quan xét đào tạo theo địa chỉ.

3.3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền vận động, khuyến khích học sinh phổ thông trung học thi vào các trường đại học y dược để có điều kiện xét đào tạo theo địa chỉ sau khi tốt nghiệp trở về tỉnh phục vụ, thực hiện đào tạo theo chế độ cử tuyển và tham gia tuyển sinh theo quy định.

3.4. Sở Tài chính- Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp, cân đối kinh phí để thực hiện đề án hàng năm.

3.5. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Y tế theo dõi kết quả thực hiện đề án, tập trung đào tạo theo địa chỉ sử dụng, thẩm định kế hoạch đào tạo hàng năm./.