HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2007/NQ-HĐND | Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 7 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2006-2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHOÁ X - KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét Tờ trình số 1407/TTr-UBND ngày 15/5/2007 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua Chương trình phát triển toàn diện ngành Thủy sản giai đoạn 2006-2010; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua chương trình phát triển ngành Thủy sản giai đoạn 2006 – 2010, với các nội dung chính sau:
1. Định hướng
Xác định kinh tế thuỷ sản tỉnh nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển của địa phương và khu vực, phải đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ, bền vững, gắn kết giữa khai thác, nuôi trồng với chế biến và dịch vụ thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị nuôi trồng; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kết hợp bảo vệ chủ quyền lãnh hải Tổ quốc. Phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quy hoạch hợp lý mặt nước, diện tích đất có khả năng nuôi trồng theo hướng công nghiệp bền vững phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh các khu dịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở chế biến thuỷ sản, tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản trước hết là các công trình cảng, bến, thông luồng, vũng neo đậu tàu thuyền trú bão và các công trình thủy lợi phục vụ thủy sản.
2. Mục tiêu
- Tốc độ tăng trưởng toàn ngành bình quân hàng năm 6-7%.
- Đến năm 2010 có cơ cấu sản xuất: khai thác chiếm 64,93%, nuôi trồng chiếm 35,07%.
- Đến năm 2010 sản lượng thủy sản khai thác đạt 90.000 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản 2.040 ha, trong đó: diện tích nuôi nước lợ 1.100 ha, nước ngọt 920 ha, nước mặn 20 ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản 7.200 tấn, trong đó: sản lượng nuôi nước lợ 5.900 tấn, nước ngọt 1.200 tấn, nước mặn 100 tấn; công suất chế biến 9000 tấn sản phẩm/năm giá trị thủy sản xuất khẩu 18 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 8 triệu USD.
3. Nhiệm vụ phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 2006-2010
3.1. Về khai thác thủy sản:
Phát triển lực lượng tàu thuyền với định hướng đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá để nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, hạn chế cường độ khai thác ven bờ để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; đẩy mạnh chuyển đổi nghề nghiệp và tăng cường sử dụng trang thiết bị, ngư cụ tiên tiến để khai thác thuỷ sản xa bờ đạt chất lượng sản phẩm cao, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần cung cấp nhiều nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản.
Đến năm 2010 trên 30% số tàu có công suất từ 90 CV trở lên, đưa công suất bình quân lên đến 70,93 CV/chiếc, tổng công suất đạt 305.000 CV.
3.2. Về nuôi trồng thủy sản:
Tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các loại mặt nước lợ, ngọt, mặn; nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng thuỷ sản nuôi trồng.
Quan tâm đầu tư các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, có kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ để ứng dụng công nghệ nuôi tiên tiến và đảm bảo môi trường vùng nuôi.
3.3. Về chế biến và xuất khẩu thủy sản:
Tập trung đẩy mạnh lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu và phát triển làng nghề truyền thống, tạo ra bước đột phá mới nhằm tăng nhanh sản lượng và giá trị sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu; đa dạng hoá sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
3.4. Về đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá:
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá (cảng cá, thông luồng, vũng neo đậu tàu thuyền trú bão,...) đáp ứng yêu cầu vừa cấp thiết, vừa lâu dài, để phục vụ cho các lĩnh vực sản xuất khai thác, thu mua sản phẩm thuỷ sản; đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trong quá trình sản xuất, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
4. Nhu cầu vốn đầu tư
4.1. Tổng vốn: 686.785 triệu đồng.
4.2. Nguồn vốn:
- Vốn ngân sách: 212.421 triệu đồng (31%), Trong đó:
+ Vốn ngân sách tỉnh: 55.310 triệu đồng,
+ Vốn ngân sách Trung ương: 157.111 triệu đồng;
- Vốn ODA: 59.260 triệu đồng (9%);
- Vốn tín dụng: 246.450 triệu đồng (36%);
- Vốn khác: 168.654 triệu đồng (24%).
5. Giải pháp
- Về quy hoạch: Tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá toàn diện các lĩnh vực hoạt động thủy sản, xây dựng và trình duyệt Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2006-2010, hướng đến năm 2015.
- Về công tác tổ chức, cán bộ và phát triển nguồn nhân lực: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy ngành thủy sản từ tỉnh đến cấp huyện, xã trên cơ sở định biên được giao để vừa đáp ứng được yêu cầu tham mưu tổng hợp, vừa đáp ứng được yêu cầu tổ chức triển khai thực hiện tốt chức năng chuyên sâu trong lĩnh vực thủy sản. Phối hợp với các Trường, Viện trong và ngoài tỉnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng, công nhân kỹ thuật chuyên ngành thuỷ sản đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực cho ngành thuỷ sản trong tương lai.
- Về vốn đầu tư: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của Ngành, lập các dự án tiền khả thi để giới thiệu tiềm năng, nhu cầu, đồng thời xây dựng các cơ chế xúc tiến đầu tư, thương mại nhằm kêu gọi các nhà doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế thuỷ sản của tỉnh. Vốn ngân sách Nhà nước tập trung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở các dự án được HĐND tỉnh thông qua trong kế hoạch đầu tư hàng năm; lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm các dự án trong danh mục kế hoạch đầu tư cho phù hợp với khả năng nguồn lực (vốn và cơ chế quản lý tài chính) của tỉnh, đảm bảo tiến độ thực hiện của Chương trình. Tăng cường công tác quản lý tài chính và tiến độ khi dự án được phép thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
- Về công tác khoa học - công nghệ và môi trường: Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học, các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí tàu thuyền nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
- Công tác tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về thuỷ sản, vai trò và nhiệm vụ phát triển kinh tế thuỷ sản trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đối với cán bộ và nhân dân trong tỉnh, cần ngăn chặn và đi đến chấm dứt tình trạng dùng thuốc nổ đánh bắt thủy sản.
Điều 2. Giao cho UBND tỉnh cụ thể hoá và triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Khóa X, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 13/7/2007.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua ./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 2305/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Nghị quyết 332/NQ-HĐND năm 2010 thông qua quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3 Nghị quyết 06/2007/NQ-HĐND thông qua một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững do tỉnh Bình Định ban hành
- 4 Nghị quyết 82/2007/NQ-HĐND tiếp tục phát triển kinh tế thủy sản Quảng Nam giai đoạn 2007-2010
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Nghị quyết 82/2007/NQ-HĐND tiếp tục phát triển kinh tế thủy sản Quảng Nam giai đoạn 2007-2010
- 2 Nghị quyết 06/2007/NQ-HĐND thông qua một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững do tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Nghị quyết 332/NQ-HĐND năm 2010 thông qua quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 4 Quyết định 2305/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030