Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2008/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 08 tháng 4 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 610/TTr-UBND ngày 20/3/2008 kèm theo Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Quảng Trị đến năm 2020” do UBND tỉnh trình; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. HĐND tỉnh nhất trí thông qua Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Quảng Trị đến năm 2020” với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu chung

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống y tế trên địa bàn toàn tỉnh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phát triển mạng lưới y tế dự phòng có đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong;

- Củng cố, kiện toàn mạng lưới khám chữa bệnh (KCB) và phục hồi chức năng (PHCN) theo cụm dân cư và bảo đảm đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn của từng tuyến điều trị. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho trường Trung học Y tế (THYT) đủ điều kiện để chuyển thành trường Cao đẳng Y Dược trước năm 2010;

- Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu. Đến năm 2010, 100% Trạm y tế xã vùng đồng bằng, 80% Trạm y tế xã miền núi có bác sỹ, 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh trong đó có 80% nữ hộ sinh trung học; 100% Trạm y tế có cán bộ được đào tạo về y học cổ truyền; phấn đấu đến 2010 tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 70- 75% và năm 2015 đạt 100%;

- Củng cố và phát triển mạng lưới cung ứng thuốc để chủ động cung ứng đầy đủ các loại thuốc chữa bệnh; sản xuất được một số mặt hàng thuốc và vật tư y tế phục vụ nhân dân;

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, khuyến khích ngày càng nhiều các thành phần kinh tế, các lực lượng xã hội tham gia đầu tư phát triển các cơ sở dịch vụ y tế ngoài công lập.

3. Một số chỉ tiêu dự báo các giai đoạn

Chỉ tiêu

2007

2010

2015

2020

Dân số (Nghìn người)

635

665

700

740

Các chỉ tiêu chung về sức khỏe

Tuổi thọ trung bình

70

72

73

75

Chiều cao trung bình thanh niên (m)

1,59

1.60

1.62

1.65

Tỷ lệ TE <5 tuổi suy dinh dưỡng (%)

22,5

<20

<17

<15

Tỷ lệ TE được tiêm chủng đầy đủ

>95

>98

>98

≈100

Tỷ lệ trẻ sơ sinh <2500g (%)

4,03

<4

<3,5

<3

Tỷ lệ chết TE<1 tuổi (%0)

8,59

<8

<7,5

<7

Tỷ lệ chết TE<5tuổi (%0)

9,88

<9

<8,5

<8

Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ sinh sống

50

<50

<45

<40

Tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT (%)

25

80

90

≈100

Các chỉ tiêu bảo đảm về y tế

Số bác sỹ/10.000 dân

5,84

7

8

10

Tỷ lệ xã có bác sỹ (%)

48,2

100 xã ĐB;

80 xã MN

100

100

Dược sỹ đại học/vạn dân

0,48

0,7

1

1,5

Tỷ lệ xã chuẩn quốc gia về y tế (%)

34,5

70- 75

100

100

Cơ sở y tế được xây dựng kiên cố (%)

60

70- 75

100

100

Giường bệnh/vạn dân (*)

19

22

25

28

(*) Số giường bệnh này bao gồm cả các bệnh viện quân dân y và tư nhân trên địa bàn, dự kiến từ năm 2010 đến 2015 các bệnh viện quân dân y và tư nhân khoảng 400 giường bệnh.

4. Nội dung quy hoạch

4.1. Phát triển mạng lưới y tế dựng phòng a) Tuyến tỉnh: Có 9 trung tâm, trong đó:

- Xây dựng mới 4 trung tâm:

+ Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc- Mỹ phẩm- Thực phẩm;

+ Trung tâm Kiểm dịch y tế tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo;

+ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS;

+ Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội.

- Cải tạo và nâng cấp 3 trung tâm:

+ Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh;

+ Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe;

+ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản. b) Tuyến huyện có 9 trung tâm, trong đó:

- Xây dựng mới: 07 Trung tâm y tế dự phòng: Đông Hà, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong;

- Nâng cấp: 02 Trung tâm Y tế dự phòng: Đakrông và thị xã Quảng Trị. c) Tuyến xã:

- Đầu tư, nâng cấp đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Trong đó:

- Đầu tư xây dựng mới 48 Trạm y tế xã đã xuống cấp;

- Nâng cấp 41 nhà trạm có diện tích <90m2.

Mở rộng và nâng cấp các bệnh xá quân y, trung tâm y tế (TTYT) quân dân y hiện có trên địa bàn để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và vùng biên giới hải đảo.

Mỗi thôn/bản có từ 1 đến 2 nhân viên y tế hoạt động có hiệu quả.

4.2. Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh- phục hồi chức năng

a) Tuyến tỉnh:

- Hoàn thành đầu tư, nâng cấp bệnh viện tỉnh với quy mô 500 giường bệnh vào năm 2010;

- Nâng cấp bệnh viện khu vực (BVKV) Triệu Hải; nâng cấp bệnh viện huyện Vĩnh Linh thành bệnh viện khu vực Vĩnh Linh;

- Xây dựng bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh;

- Nâng cấp bệnh viện Điều dưỡng- PHCN Cửa Tùng;

- Nâng cấp phòng Quản lý sức khỏe cán bộ (QLSK);

- Bổ sung trang thiết bị y tế cho phù hợp với nhu cầu KCB nhân dân theo tuyến và điều kiện thực tế của địa phương.

b) Truyến huyện:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng mới 02 bệnh viện đa khoa Cam Lộ, Triệu Phong và 01 TTYT Quân dân y đảo Cồn Cỏ (Quy mô 15- 20 giường);

- Nâng cấp 04 bệnh viện đa khoa Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Hải Lăng đủ tiêu chuẩn hạng III, cung cấp các dịch vụ khám tiếp nhận, chữa trị kịp thời bệnh nhân từ cộng đồng và từ các trạm y tế;

- Nâng cấp và phát triển phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) thuộc bệnh viện huyện bao gồm PKĐKKV: Lìa, Bắc Hướng Hóa (TTYT337), Tà Rụt, Hội Yên, Bồ Bản.

Nâng cấp PKĐKKV Lao Bảo thành bệnh viện đa khoa khu vực Lao Bảo với quy mô 50- 70 giường bệnh, phù hợp với điều kiện phát triển của Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo.

c) Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân:

- Quy hoạch đất đai, bổ sung chính sách kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống ngoài công lập cho giai đoạn sau 2010- 2020;

Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tư nhân tại các thị xã và các phòng khám đa khoa ở những nơi tập trung đông dân cư, các khu vực xa cơ sở y tế công lập và khuyến khích phát triển các trung tâm tư vấn sức khỏe; phát triển mô hình “Bác sỹ gia đình”, mô hình “Chăm sóc sức khỏe tại nhà” nhằm chia sẻ gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng. Phấn đấu đến 2020 có ít nhất từ 01 đến 02 bệnh viện tư nhân có chất lượng cao với quy mô khoảng từ 300- 400 giường bệnh (2- 5g/vạn dân). Phát triển các cơ sở điều dưỡng tư, trong đó chú trọng chăm sóc sức khỏe người lao động và phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người tàn tật.

Tăng cường liên doanh liên kết để bổ sung dịch vụ và trang thiết bị y tế có chất lượng cao cho các bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng công tác khám và điều trị.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có:

- 15 cơ sở điều trị công lập: 10 bệnh viện huyện và các phòng khám đa khoa huyện, thị xã; 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh; 1 bệnh viện điều dưỡng- PHCN; 1 bệnh viện y học cổ truyền; trung tâm PCBXH có giường bệnh và phòng quản lý sức khỏe cán bộ có giường bệnh;

- Có ít nhất 01 cơ sở điều trị ngoài công lập;

- Tổng số 2.260 giường bệnh, trung bình đạt 28 giường bệnh/vạn dân. Trong đó: Tuyến huyện: 1.100 giường (48,6% cả công lập và tư nhân), tuyến tỉnh: 1.160 giường (51,4% giường bệnh công lập).

4.3. Mạng lưới y dược học cổ truyền

Hoàn thiện bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh với quy mô 100 giường bệnh trước năm 2015. Thực hiện chính sách Quốc gia về y dược học cổ truyền.

Củng cố các khoa YHCT tại các BVĐK tuyến tỉnh và phòng chẩn trị đông y tại các bệnh viện huyện. Các trạm y tế xã, phường có cán bộ y dược học cổ truyền khám, chữa bệnh cho nhân dân, kể cả các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, có vườn thuốc nam đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

Phát triển nghiên cứu khoa học về YHCT. Quy hoạch các vùng nuôi trồng dược liệu trong tỉnh.

4.4. Hệ thống đào tạo

Nâng cấp trường THYT Quảng Trị thành trường Cao đẳng Y- Dược Quảng Trị trước năm 2010.

4.5. Mạng lưới vận chuyển cấp cứu bệnh nhân

Đầu tư phát triển và đa dạng hóa hệ thống dịch vụ cấp cứu 115; tổ chức đào tạo chuyên môn kỹ thuật; trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm tốt công tác sơ cứu, vận chuyển bệnh nhân cấp cứu. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, tư nhân tham gia hành nghề, phát triển dịch vụ vận chuyển cấp cứu bệnh nhân.

5. Đội ngũ cán bộ

Nhu cầu sử dụng cán bộ y tế các giai đoạn như sau:

Đối tượng

Nhu cầu đến 2020

Hiện có

Thiếu

Bổ sung

2010

Bổ sung

2015

Bổ sung

2020

Bác sĩ

- Trong đó: Trên Đại học Dược sĩ Đại học

Trung học các loại

Các loại CC khác

691

279

140

1.524

1.015

371

139

20

1.298

876

320

140

120

226

139

80

30

20

80

30

100

50

50

70

49

140

60

50

76

60

Cộng

3.370

2.565

805

210

269

326

Định mức trên được khảo sát chung trên địa bàn.

6. Nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất ngành y tế giai đoạn 2008- 2020

Tổng số: 710 tỷ đồng, trong đó:

- Nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn 2008- 2010: 290 tỷ đồng

+ Ngân sách Trung ương:  130 tỷ đồng;

+ Ngân sách địa phương (Tỉnh, huyện, xã): 30 tỷ đồng;

+ Tài trợ:  110 tỷ đồng;

+ Khác: 20 tỷ đồng.

- Nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn 2011- 2020: 420 tỷ đồng

+ Ngân sách Trung ương: 200 tỷ đồng;

+ Ngân sách địa phương (Tỉnh, huyện, xã): 90 tỷ đồng;

+ Tài trợ: 100 tỷ đồng;

+ Khác: 30 tỷ đồng.

7. Các giải pháp cơ bản

- Ưu tiên tăng đầu tư từ ngân sách nhằm hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, đẩy mạnh thu hút viện trợ và các chương trình mục tiêu để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện, PKĐKKV ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các cơ sở khám chữa bệnh cần tăng cường công tác xã hội hóa về y tế;

- Quy hoạch quỹ đất cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng theo các nội dung của đề án. Thực hiện chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất đối với các cơ sở y tế ngoài công lập theo quy định (Định mức diện tích đất để xây dựng một bệnh viện tuyến tỉnh 960- 100m2/gb), tuyến huyện (100- 120m2/gb). Diện tích sàn bệnh viện bình quân đạt tối thiểu: 40- 70m2/gb; nhu cầu sử dụng đất của 05 đơn vị dự phòng tuyến tỉnh: 5 x 3000m2/đv = 15.000m2; 08 đơn vị dự phòng tuyến huyện: 8 x 4000m2/đv = 32.000m2; bệnh viện tư nhân: 2 x 15.000m2/bv = 30.000m2; bệnh viện y học cổ truyền: 10.000m2);

- Công bố công khai, rộng rãi quy hoạch, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành trong Lãnh đạo, điều hành từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện các nội dung quy hoạch;

- Tăng cường đào tạo cho đối tượng Bác sĩ, Điều dưỡng, Dược sĩ Đại học, Kỹ thuật viên khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, kết hợp sử dụng có hiệu quả nguồn lực cán bộ qua đào tạo, chú trọng tuyển sinh người dân tộc thiểu số để đào tạo và sử dụng theo địa chỉ;

- Xây dựng chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ y tế nhất là thu hút bác sĩ về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa;

- Đẩy mạnh tuyên tuyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về các chủ trương, chính sách xã hội hóa về hoạt động y tế;

- Đổi mới quản lý nhà nước về y tế, tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi hoạt động sự nghiệp; đẩy mạnh thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP về Trao quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về Chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

- Tăng cường hợp tác tìm kiếm các nguồn đầu tư, kêu gọi, vận động, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế ngoài công lập, liên doanh liên kết với các cơ sở KCB, sản xuất và kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động y tế, đặc biệt trong khám chữa bệnh, không ngừng giáo dục, rèn luyện nâng cao y đức cho cán bộ, y, bác sĩ và nhân viên trong ngành y tế;

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề y, kinh doanh sản xuất dược phẩm trên địa bàn, nâng cao hiệu quả tin học hóa trong quản lý hệ thống y tế;

- Tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, từng bước hiện đại hóa công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

Điều 2. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết; giao cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 08 tháng 4 năm 2008 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua Nghị quyết./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Viết Nên