Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2012/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 7 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH: KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐỘI TUYÊN TRUYỀN LƯU ĐỘNG; CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO VÀ CÁC GIẢI THI ĐẤU THỂ THAO; CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 191/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 21/12/2011 của liên bộ Bộ Tài chính-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 16/3/2012 của liên bộ Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ về việc Quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh;

Xét Tờ trình số 45/TTr-UBND ngày 22/6/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

1. Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2. Chế độ quản lý đặc thù đối với Đội tuyên truyền lưu động.

3. Chế độ chi tiêu tài chính đối với các hoạt động thể thao và các giải thi đấu thể thao.

4. Chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.

(Có Quy định chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số: 07/2010/NQ-HĐND ngày 28/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2012./.

 

 

CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Bắc

 

QUY ĐỊNH

KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐỘI TUYÊN TRUYỀN LƯU ĐỘNG; CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO VÀ CÁC GIẢI THI ĐẤU THỂ THAO; CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN.
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Phần I

KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HĐND, UBND CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

1. Mức chi cụ thể như sau:

a) Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND được ban hành mới hoặc thay thế:

Cấp tỉnh: 9.000.000 đồng/văn bản; Cấp huyện: 7.000.000 đồng/văn bản; Cấp xã: 5.500.000 đồng/văn bản.

Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung: định mức phân bổ tối đa không quá 80% so với định mức phân bổ tối đa đối với văn bản được ban hành mới hoặc thay thế.

b) Đối với Chỉ thị của Ủy ban nhân dân: Cấp tỉnh: 3.500.000 đồng/văn bản;

Cấp huyện: 2.500.000 đồng/văn bản; Cấp xã: 2.000.000 đồng/văn bản.

c) Đối với các văn bản có nội dung phải lấy ý kiến tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị hoặc có nội dung liên quan đến nhiều cấp, ngành, lĩnh vực định mức phân bổ kinh phí cao hơn, phần kinh phí tăng thêm bằng 20% định mức quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Căn cứ dự toán kinh phí được giao và tính chất phức tạp của mỗi văn bản, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo phân bổ mức kinh phí cho từng văn bản cho phù hợp với nội dung chi và mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số: 47/2012/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp và mức chi quy định trên.

3. Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định trên, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần thiết thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên đã được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện văn bản được giao cho cơ quan, đơn vị mình chủ trì thực hiện.

Phần II

CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐỘI TUYÊN TRUYỀN LƯU ĐỘNG

1. Cấp tỉnh

TT

Nội dung

Chỉ tiêu hoạt động trong năm

I

Định mức hoạt động

 

1

Số buổi hoạt động trong năm

120 buổi

2

Tổ chức liên hoan, hội thảo, hội thi Đội tuyên truyền lưu động

1 cuộc

3

Biên tập các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ, phát hành tranh cổ động, các tài liệu tuyên truyền khác

8 - 12 tài liệu

4

Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin cơ sở

1 lớp

5

Biên tập, dàn dựng chương trình mới

3 chương trình

(Riêng năm 2012 là 2)

II

Mức chi đặc thù

Mức chi

(đồng/người/buổi)

1

Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: (Số buổi tập tối đa cho một chương trình mới là 10 buổi).

40.000

2

Bồi dưỡng biểu diễn lưu động:

 

- Đối với vai chính: (Số lượng tuyên truyền viên đóng vai chính trong các chương trình biểu diễn lưu động do Giám đốc Trung tâm Văn hoá quyết định).

65.000

- Đối với các vai khác:

50.000

Các tuyên truyền viên ngoài biên chế tham gia luyện tập chương trình mới và biểu diễn lưu động, theo hợp đồng thoả thuận với Giám đốc Trung tâm Văn hoá ngoài tiền công hợp đồng (nếu có), được hưởng mức chi bồi dưỡng luyện tập, biểu diễn theo quy định trên.

Nguồn kinh phí:

- Đối với mức chi quy định tại điểm 1, 2 của mục II do Ngân sách nhà nước đảm bảo chi trả cho tuyên truyền viên trong biên chế được giao.

- Giám đốc Trung tâm Văn hoá, căn cứ vào khả năng tài chính của đơn vị có thể sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị, để chi trả chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn theo mức tối đa quy định tại Thông tư Liên tịch số: 191/2011/TTLT- BTC-BVHTTDL. Chi trả tiền bồi dưỡng cho tuyên truyền viên hợp đồng ngoài biên chế được giao.

2. Cấp huyện

Đối với Đội Thông tin lưu động cấp huyện, chỉ tiêu hoạt động và mức chi đặc thù không vượt quá 80% mức quy định của cấp tỉnh.

Phần III

CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO VÀ CÁC GIẢI THI ĐẤU THỂ THAO:

A. Cấp tỉnh:

I. Mức chi các giải thể thao:

1. Chi tiền ăn:

Bao gồm cả thời gian trước ngày thi đấu để làm công tác chuẩn bị tổ chức giải, tập huấn trọng tài tối đa 02 ngày và 01 ngày sau thi đấu: 135.000 đồng/người/ngày.

2. Tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ được tính theo ngày làm việc thực tế, hoặc buổi thi đấu, trận đấu thực tế. Đối với các đối tượng mà tiền bồi dưỡng không tính được theo ngày làm việc mà tính theo buổi thi đấu, hoặc trận đấu, thì mức thanh toán tiền bồi dưỡng được tính theo thực tế, nhưng tối đa không vượt quá 03 buổi hoặc 3 trận đấu/người/ngày.

- Mức chi đối với các giải thi đấu:

Diễn giải

Đơn vị tính

Mức chi

Cấp tỉnh, khu vực

Cấp quốc gia

- Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức, trưởng, phó các tiểu ban chuyên môn

Đồng/người/ngày

70.000

110.000

- Thành viên các tiểu ban chuyên môn

Đồng/người/ngày

55.000

90.000

- Giám sát, trọng tài chính

Đồng/người/buổi

60.000

85.000

- Thư ký, trọng tài khác

Đồng/người/buổi

50.000

60.000

- Công an, y tế

Đồng/người/buổi

45.000

50.000

- Lực lượng làm nhiệm vụ trật tự, bảo vệ nhân viên, phục vụ (điện, nước, loa đài)

Đồng/người/buổi

45.000

50.000

- Các nhân viên phục vụ khác

Đồng/người/buổi

0

35.000

3. Mức chi tổ chức đồng diễn, diễu hành đối với các Đại hội thể dục thể thao, hội thi thể thao cấp tỉnh như sau:

- Chi sáng tác, dàn dựng, đạo diễn các màn đồng diễn: Thanh toán theo hợp đồng kinh tế giữa Ban tổ chức với các tổ chức hoặc cá nhân, mức chi căn cứ Nghị định số: 61/2002/NĐ-CP ngày 01/6/2002 của Chính phủ về quy định chế độ nhuận bút, Thông tư liên tịch số: 21/2003/TTLT-VHTT-BTC ngày 01/7/2003 của Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút cho một số tác phẩm được quy định tại nghị định số: 61/2002/NĐ-CP

- Bồi dưỡng đối tượng tham gia đồng diễn, diễu hành, xếp hình, xếp chữ

Diễn giải

Mức chi

(đồng/người/buổi)

- Người tập:

 

+ Tập luyện

25.000

+ Tổng duyệt (tối đa 2 buổi)

35.000

+ Chính thức

55.000

- Giáo viên quản lý, hướng dẫn

55.000

- Các khoản chi cho in ấn, huy chương, cờ, cúp, trang phục, đạo cụ, khai mạc, bế mạc: tùy theo quy mô, tính chất giải để chi phí phù hợp với nguồn ngân sách nhà nước cấp.

4. Các chế độ khác.

Chế độ đối với cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài tham gia các lớp tập huấn và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thực hiện theo chế độ công tác phí, chế độ chi phục vụ hội nghị, chế độ đào tạo, đào tạo lại cán bộ và các chế độ tài chính liên quan hiện hành.

II. Trang phục tập luyện của huấn luyện viên, vận động viên và học sinh năng khiếu

- Trang phục phục vụ tập luyện thường xuyên tối đa không quá

+ Quần áo dài: 300.000 đồng/vận động viên/năm.

+ Quần áo cộc: 200.000 đồng/vận động viên/năm.

+ Giầy ba ta: 240.000 đồng/vận động viên/năm.

+ Giáo viên, học sinh các lớp năng khiếu bán tập trung được trang bị bằng ½ của các mức chi trên.

- Trang phục thi đấu theo đặc thù từng môn và quy định của điều lệ giải.

III. Chế độ thuê huấn luyện viên

- Thuê huấn luyện viên ngoài tỉnh được hưởng theo chế độ giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên cấp tỉnh, bộ, cơ quan trung ương (theo quy định hiện hành).

- Nếu thuê huấn luyện viên nước ngoài phải báo cáo xin phép các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

B. Cấp huyện

Đối với cấp huyện tuỳ theo điều kiện của từng địa phương được phép áp dụng tối đa không quá 80% mức quy định của cấp tỉnh.

Phần IV

CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

I. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền mời, triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

3. Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

4. Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

II. Mức chi

1. Các đối tượng áp dụng tại điểm 1, điểm 2, mục I mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra, khi trực tiếp tham gia công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân thì được bồi dưỡng mức 100.000 đồng/người/ngày.

2. Các đối tượng áp dụng tại điểm 1, điểm 2 mục I mà đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra, khi trực tiếp tham gia công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân thì được bồi dưỡng mức 80.000 đồng/người/ngày.

3. Các đối tượng áp dụng tại điểm 3 mục I tham gia phối hợp làm nhiệm vụ tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng mức 50.000 đồng/người/ngày.

4. Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn thư theo quy định tại điểm 4 mục I được bồi dưỡng mức 50.000 đồng/người/ngày./.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN