- 1 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ dân phố
- 2 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 3 Pháp lệnh công an xã năm 2008
- 4 Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã
- 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
- 6 Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND về quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp và chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 7 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025
- 8 Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 9 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng và số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 10 Nghị quyết 20/2023/NQ-HĐND quy định về chức danh, mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách và mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố; kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1 Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2 Hiến pháp 2013
- 3 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
- 4 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 7 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8 Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- 9 Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- 10 Thông tư 14/2024/TT-BCA hướng dẫn Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 11 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ dân phố
- 12 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 13 Pháp lệnh công an xã năm 2008
- 14 Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã
- 15 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
- 16 Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND về quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp và chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 17 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025
- 18 Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 19 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng và số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 20 Nghị quyết 20/2023/NQ-HĐND quy định về chức danh, mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách và mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố; kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/NQ-HĐND | Vĩnh Phúc, ngày 19 tháng 6 năm 2024 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 thủng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ngày 28 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 165/201 6/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
Căn cứ Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
Xét Tờ trình số 99/TTr-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án xây dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 - 2030; Báo cáo số 170/BC-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh đối với 03 dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2024 - 2030 (có Đề án kèm theo).
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá XVII, Kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024./.
| KT. CHỦ TỊCH |
1. Cơ sở chính trị
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: Quan tâm xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia và Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đề ra chủ trương, nhiệm vụ xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới nêu rõ: Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ, chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, nhất là Công an xã, Bảo vệ dân phố đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Nghị quyết số 09-NQ/ĐUCA ngày 29/3/2022 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự đến năm 2026, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để điều chỉnh, kiện toàn lại các lực lượng, chức danh đã được thành lập, đang hoạt động hiện nay trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thành một lực lượng thống nhất;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII;
- Chương trình hành động số 34-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đề ra nhiệm vụ xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở bảo đảm hợp lý về tổ chức, các thành viên tham gia có phẩm chất và năng lực, được trang bị các phương tiện, thiết bị, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Văn bản số 2627-CV/TU ngày 23/4/2024 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc lãnh đạo thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chỉ đạo Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình xem xét quyết định về kế hoạch, dự án, đề án xây dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Văn bản số 1334-TB/TU, ngày 15/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 13 tháng 6 năm 2024.
2. Cơ sở pháp lý
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
- Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
- Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở ngày 28 tháng 11 năm 2023;
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
- Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 165/2016/NĐ-CP;
- Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 tháng 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND, ngày 19 tháng 6 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Nghị quyết số 02/2024/NQ-HĐND, ngày 19 tháng 6 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định mức hỗ trợ, bồi dưỡng và một số mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Cơ sở thực tiễn
Ngày 28/11/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 tạo cơ sở pháp lý quan trọng, vững chắc toàn diện cho việc xây dựng, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng thành một lực lượng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật; qua đó, góp phần bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được đồng bộ, thống nhất, tinh gọn đầu mối để có điều kiện tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động của lực lượng này được tốt hơn và linh hoạt, chủ động hơn trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở; khắc phục được những chồng chéo, mâu thuẫn trong thực hiện nhiệm vụ giữa các lực lượng và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Đây là một yêu cầu chiến lược và sẽ có tác dụng rất lâu dài, giúp lực lượng Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ, đóng góp rất quan trọng vào thực hiện Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị về xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ra đời góp phần hoàn thiện một cách cơ bản, vững chắc bốn cấp Công an trên địa bàn cả nước.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, việc ban hành Đề án xây dựng, bố trí lực lượng, đảm bảo điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2024 - 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) là cần thiết, đúng quy định pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
1. Phạm vi Đề án: Trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Đối tượng của Đề án: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
THỰC TRẠNG LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ TỈNH VĨNH PHÚC
I. TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH
1. Tổ chức, biên chế
- Lực lượng Công an xã bán chuyên trách hiện có 1.064 người (nam: 1.056 người; nữ: 08 người). Độ tuổi, dưới 30 tuổi: 30 người; từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi: 471 người; trên 50 tuổi: 563 người.
- Lực lượng Bảo vệ dân phố hiện có 225 người (nam: 218 người; nữ: 07 người). Độ tuổi, dưới 30 tuổi: 10 người; từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi: 73 người; trên 50 tuổi: 142 người.
- Đội trưởng, Đội phó dân phòng hiện có 2.478 người (nam: 2.323 người; nữ: 155 người. Độ tuổi, dưới 30 tuổi: 77 người; từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi: 1.028 người; trên 50 tuổi: 1.373 người.
2. Chế độ, chính sách
- Lực lượng Công an xã bán chuyên trách: Được hưởng hỗ trợ hằng tháng bằng 0,9 mức lương cơ sở/người/tháng theo Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 15/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức danh, mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách và mức hỗ trợ hằng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Hằng năm, Công an xã bán chuyên trách được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí mua sắm trang phục, phù hiệu theo niên hạn. Công an xã bán chuyên trách nghỉ việc vì lý do chính đáng được hưởng chế độ trợ cấp nghỉ việc một lần khi có đủ điều kiện về thời gian công tác theo quy định. Công an xã bán chuyên trách bị thương, hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. Hiện nay có 24 đồng chí được Nhà nước công nhận là liệt sỹ, thương binh.
- Lực lượng Bảo vệ dân phố: Trước ngày 01/01/2024 được hưởng hỗ trợ hằng tháng tương ứng với cấp xã loại 1, 2, 3 như sau: (1) Trưởng Ban bảo vệ dân phố với các mức 1,0, 0,9, 0,8 mức lương cơ sở/người/tháng; (2) Phó Trưởng Ban bảo vệ dân phố với các mức 0,8, 0,7, 0,6 mức lương cơ sở/người/tháng; (3) Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố hưởng 0,4 mức lương cơ sở/người/tháng (quy định tại Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp và một số chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố). Tuy nhiên, ngày 15/12/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ- HĐND, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 và thay thế Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017, theo đó không còn quy định hỗ trợ hằng tháng đối với Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và Ủy viên Ban bảo vệ dân phố.
Hằng năm, Bảo vệ dân phố được Ủy ban nhân dân cấp kinh phí mua sắm trang phục, phù hiệu theo niên hạn. Ngoài ra, được trang bị công cụ hỗ trợ theo nhiệm kỳ 05 năm: Dùi cui cao su, dùi cui điện, bằng chức danh, còi, đèn pin, sổ ghi chép, mỗi đồng chí có biển bảo vệ và Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố theo quy định. Từ khi được thành lập đến nay, không có Bảo vệ dân phố nào bị thương, hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Lực lượng dân phòng: Đội trưởng đội dân phòng được hưởng hỗ trợ hằng tháng bằng 16% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng và Đội phó đội dân phòng được hưởng hỗ trợ hằng tháng bằng 15% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng theo Nghị quyết số 03/2022/HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng và số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Mỗi đội dân phòng được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Bình bột, bình khí, đèn pin, rìu cứu nạn, xà beng, búa tạ, kìm cộng lực, túi sơ cứu, cáng cứu thương, thang chữa cháy, khẩu trang chữa cháy, mũ cách nhiệt, găng tay, ủng cách nhiệt, quần áo cách nhiệt, câu liêm chữa cháy.
1. Những kết quả đạt được
Lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố và dân phòng đã phát huy tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trong những năm qua, các lực lượng trên đã chủ động, tích cực hỗ trợ lực lượng Công an cấp xã tham mưu cấp ủy, chính quyền cơ sở tổ chức hàng chục nghìn buổi tuần tra, phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự, vi phạm hành chính; tham gia phối hợp chữa cháy và cứu nạn cứu hộ các vụ cháy; phối hợp vận động Nhân dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; cung cấp hàng nghìn tin liên quan đến an ninh, trật tự, trong đó có nhiều tin có giá trị giúp lực lượng Công an chính quy xử lý các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự ngay tại cơ sở; tham gia hòa giải vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở và vận động Nhân dân giám sát, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, người trong diện quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn... Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã khẳng định vị trí, tầm quan trọng của mình trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và thực sự là “cánh tay nối dài” của lực lượng Công an trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế
Công tác xây dựng, bố trí, sử dụng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, dân phòng mặc dù đã được quy định cụ thể, nhưng thực tế hăng năm tại nhiều địa phương vẫn thiếu, chưa bố trí đủ số lượng theo quy định; năng lực, trình độ nghiệp vụ của một số Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, dân phòng còn hạn chế, chất lượng không đồng đều; công tác quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sử dụng các lực lượng này ở một số địa phương chưa mang tính ổn định, lâu dài; chế độ, chính sách tuy đã được nâng cao hơn so với trước đây nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với nhu cầu và mức sống cơ bản hiện nay... do đó, khó thu hút được những người trẻ, khỏe, có năng lực tham gia công tác, lực lượng hiện nay phần lớn vẫn là những người đã về hưu, tuổi cao, tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác cống hiến vì cộng đồng.
2.2. Nguyên nhân
Các quy định hiện hành về tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được đề cập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; do nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành, dẫn đến việc thiếu đồng bộ, thống nhất gây ra khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Cụ thể, lực lượng dân phòng thực hiện theo Luật Phòng cháy và chữa cháy; lực lượng Bảo vệ dân phố thực hiện theo Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ; lực lượng Công an xã bán chuyên trách thực hiện theo Pháp lệnh Công an xã năm 2008 và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ.
Các quy định về thẩm quyền thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị chồng lấn giữa các lực lượng. Quy định về chế độ, chính sách; điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động của các lực lượng này còn thiếu và còn nhiều bất cập, khó thực hiện trong thực tiễn.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2030
1. Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia và Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
2. Việc xây dựng, bố trí lực lượng, đảm bảo điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là quyết tâm chính trị, là trọng tâm đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng nòng cốt tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để nâng cao trách nhiệm, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong việc kiện toàn, xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
3. Xác định cụ thể lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện, không phải là người hoạt động bán chuyên trách. Quá trình thực hiện phải đảm bảo khoa học, phù hợp lý luận và thực tiễn; có sự phân công, phân cấp rõ ràng, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và khả năng bảo đảm ngân sách của địa phương; tạo được sự đồng tình, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo đúng quy định và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bố trí đủ số lượng, bảo đảm về chất lượng; thực hiện tốt chế độ, chính sách nhằm động viên, khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh góp phần hỗ trợ cho công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở. Bố trí nguồn lực để hỗ trợ, bồi dưỡng và duy trì hoạt động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Kiện toàn 03 lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc tuyển chọn công dân theo trình tự, thủ tục quy định thành lập để ra quyết định công nhận lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Đến ngày 01/7/2024, thành lập 100% Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại 1.239 thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, mỗi tổ có từ 3-5 thành viên, gồm có Tổ trưởng, 10 phó và Tổ viên.
- Bảo đảm đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách, trang phục, phương tiện, thiết bị; thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tập huấn, diễn tập, hội thi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.
1. Hiện trạng các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 09 huyện, thành phố (07 huyện, 02 thành phố); 136 xã, phường, thị trấn (102 xã, 16 phường, 18 thị trấn); với 1.239 thôn, tổ dân phố (861 thôn, 378 tổ dân phố), trong đó: 699 thôn có dưới 350 hộ; 116 thôn có từ 350 hộ đến 550 hộ; 46 thôn có trên 450 hộ; 347 tổ dân phố có dưới 500 hộ; 21 tổ dân phố có từ 500 hộ đến 700 hộ; 10 tổ dân phố có trên 700 hộ.
(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)
2. Tổ chức hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- 1.046 thôn, tổ dân phố (699 thôn, 347 tổ dân phố) bố trí 03 thành viên (01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó, 01 Tổ viên);
- 137 thôn, tổ dân phố (116 thôn, 21 tổ dân phố) bố trí 04 thành viên (01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó, 02 Tổ viên);
- 56 thôn, tổ dân phố (46 thôn, 10 tổ dân phố) bố trí 05 thành viên (01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó, 03 Tổ viên).
Dự kiến tổng số thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên toàn tỉnh là 3.996 người được bố trí tại 1.239 thôn, tổ dân phố, trong đó có: 1.239 Tổ trưởng; 1.239 Tổ phó và 1.488 Tổ viên.
(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo)
3. Quy trình, thủ tục kiện toàn, công nhận Tổ bảo vệ an ninh, trật tự
3.1. Kiện toàn Tổ bảo vệ an ninh, trật tự
Bước 1: Công an cấp xã rà soát, lập danh sách các trường hợp Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đồng thời căn cứ quá trình công tác thực tế tại địa phương của người đã được bổ nhiệm để đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn tiến hành lấy ý kiến của đại diện thôn, tổ dân phố, chi bộ, Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố, đại diện tổ chức đoàn thể cấp xã để đưa vào danh sách kiện toàn.
Bước 2: Căn cứ quy định số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, Công an cấp xã lập danh sách đề nghị kiện toàn Tổ bảo vệ an ninh, trật tự từ 03 lực lượng trên để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và quyết định công nhận Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
Sau khi kiện toàn thực hiện các bước tiếp theo như sau:
- Trường hợp có các đồng chí Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố dôi dư, Công an cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí, sắp xếp công việc khác hoặc giải quyết chế độ nghỉ việc theo quy định (Công an cấp xã tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho Công an xã bán chuyên trách trong diện dôi dư (dự kiến không kiện toàn tham gia Tổ bảo vệ an ninh, trật tự) và đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Công văn số 1126/SNV- XDCQ&CTTN ngày 04/10/2016 của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc về việc hướng dẫn chi trả trợ cấp một lần cho Công an xã theo Nghị định số 73/2009/NĐ-CP).
- Trường hợp số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự không đủ theo quy định, Công an cấp xã tiếp tục tiến hành trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự theo trình tự, thủ tục.
3.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự
a) Hồ sơ tuyển chọn gồm
- Đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Bản khai sơ yếu lý lịch;
- Chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về việc có đủ sức khoẻ;
- Bằng tốt nghiệp hoặc tài liệu phản ánh việc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên hoặc đã học xong chương trình giáo dục tiểu học đối với miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
b) Trình tự, thủ tục tuyển chọn
Bước 1: Xây dựng kế hoạch, thông báo công khai kế hoạch tuyển chọn
Căn cứ yêu cầu thực tiễn, Công an cấp xã xây dựng kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch.
Ngay sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kế hoạch tuyển chọn, Công an cấp xã niêm yết công khai kế hoạch tuyển chọn tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, thông báo công khai danh sách công dân dự tuyển
Công an cấp xã tổ chức tiếp nhận hồ sơ dự tuyển. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay khi tiếp nhận và hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Kết thúc thời hạn nhận hồ sơ, Công an cấp xã lập danh sách công dân dự tuyển, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố trong thời hạn 15 ngày làm việc trước ngày tổ chức họp xét tuyển.
Bước 3: Thành lập Hội đồng xét tuyển
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển. Thành phần Hội đồng xét tuyển gồm Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Công an cấp xã hoặc Phó trưởng Công an cấp xã, các thành viên là đại diện: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã, Hội Nông dân Việt Nam cấp xã, công chức cấp xã và đại diện thôn, tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thành viên Hội đồng xét tuyển), số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
Bước 4: Tổ chức họp xét tuyển
- Thời gian tổ chức họp xét tuyển được thực hiện sau khi kết thúc thời hạn niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển và do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định;
- Nội dung xét tuyển căn cứ trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và hồ sơ tuyển chọn theo quy định tại mục 2.1 nêu trên.
- Trình tự thực hiện tại cuộc họp:
+ Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp (Chủ trì cuộc họp) tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp và thông báo: danh sách, lý lịch của công dân dự tuyển; tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định; danh sách thành viên Hội đồng xét tuyển; hình thức xét tuyển; thư ký cuộc họp và các nội dung khác có liên quan.
+ Trường hợp xét tuyển bằng hình thức giơ tay biểu quyết công khai, thư ký cuộc họp đếm số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết và lập Biên bản kết quả xét tuyển có xác nhận của Chủ trì cuộc họp, Thư ký cuộc họp và thông báo công khai tại cuộc họp.
+ Trường hợp xét tuyển bằng hình thức bỏ phiếu kín thì mẫu phiếu phải đóng dấu treo của Ủy ban nhân dân cấp xã. Hội đồng xét tuyển giới thiệu Tổ kiểm phiếu gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Ủy viên, Thư ký Tổ kiểm phiếu. Tổ kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc bỏ phiếu và lập Biên bản kết quả xét tuyển có xác nhận của Tổ trưởng, Thư ký Tổ kiểm phiếu và thông báo công khai tại cuộc họp.
Bước 5: Xét tuyển và niêm yết công khai kết quả xét tuyển
- Công dân được xét tuyển để đề nghị công nhận là Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín nhất trí.
- Trường hợp công dân tham gia xét tuyển được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí nhưng nhiều hơn số lượng Tổ viên cần tuyển chọn thì căn cứ số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự hợp nhất trí đề nghị công nhận Tổ viên để lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng Tổ viên cần tuyển chọn.
- Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín ngang nhau thì Chủ trì cuộc họp quyết định.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập Biên bản kết quả xét tuyển, Công an cấp xã niêm yết công khai Biên bản kết quả xét tuyển tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố và thông báo kết quả xét tuyển đến địa chỉ của công dân dự tuyển, thông báo thời gian đến nhận nhiệm vụ trong trường hợp được tuyển chọn.
3.3. Trình tự, thủ tục thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, công nhận thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự
Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập Biên bản kết quả xét tuyển, Công an cấp xã có văn bản kèm theo các tài liệu sau đây báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, quyết định công nhận Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự: Biên bản kết quả xét tuyển Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; danh sách đề nghị kiện toàn Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; danh sách đề nghị công nhận là Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; danh sách giới thiệu đề nghị công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Công an cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, quyết định công nhận Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và giao Công an cấp xã niêm yết công khai quyết định tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố.
3.4. Nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Thực hiện theo quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
3.5. Quan hệ công tác với lực lượng Công an cấp xã và chế độ hội họp
- Đối với Công an cấp xã: Có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý về tổ chức, hoạt động, chỉ đạo, điều hành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; hướng dẫn, phân công, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; tổ chức quản lý công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; xem xét, quyết định, loại, số lượng công cụ hỗ trợ trang bị cho tùng Thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, loại công cụ hỗ trợ sử dụng chung của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng này theo quy định của pháp luật.
- Đối với Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Hoạt động phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; sự hướng dẫn, phân công, kiểm tra của Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Hằng tuần Tổ bảo vệ an ninh, trật tự họp 01 lần (trừ đột xuất) để kiểm điểm công tác đã làm, dự kiến chương trình công tác tuân tới và báo cáo tình hình, kết quả hoạt động với Công an cấp xã. Thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự phải mặc trang phục, đeo biển hiệu theo quy định khi làm nhiệm vụ.
4. Bảo đảm điều kiện hoạt động
4.1. Địa điểm làm việc
Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí địa điểm, nơi làm việc cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại địa điểm, nơi sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố hoặc địa điểm, nơi làm việc của Công an cấp xã hoặc địa điểm, nơi làm việc khác phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và khả năng bảo đảm của địa phương.
4.2. Trang phục, huy hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận
- Nội dung: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị trang phục, huy hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận theo danh mục, tiêu chuẩn trang bị lần đầu và niên hạn trang bị những năm tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, cụ thể:
+ Danh mục, tiêu chuẩn trang bị lần đầu: Mũ mềm gắn huy hiệu (01 cái); mũ cứng gắn huy hiệu (01 cái); mũ bông gắn huy hiệu (01 cái); mũ bảo hiểm (01 cái); quần áo xuân hè (02 bộ); áo xuân hè dài tay (02 cái); quần áo thu đông (02 bộ); áo ấm (02 cái); áo sơ mi (02 cái); ca ra vát (01 cái); dây lưng (01 cái); giầy da (01 đôi); dép nhựa (01 đôi); bít tất (02 đôi); quần áo mưa (01 bộ); phù hiệu (01 cái); biển hiệu (01 cái); giấy chứng nhận (01 cái).
+ Danh mục, tiêu chuẩn, niên hạn trang bị những năm tiếp theo: Mũ mềm gắn huy hiệu (01 cái/03 năm); mũ cứng gắn huy hiệu (01 cái/03 năm); mũ bông gắn huy hiệu (01 cái/03 năm); mũ bảo hiểm (01 cái/05 năm); quần áo xuân hè (01 bộ/01 năm); áo xuân hè dài tay (01 cái/02 năm); quần áo thu đông (01 bộ/02 năm); áo ấm (01 cái/03 năm); áo sơ mi (02 cái/02 năm); ca ra vát (01 cái/02 năm); dây lưng (01 cái/03 năm); giầy da (01 đôi/02 năm); dép nhựa (01 đôi/02 năm); bít tất (02 đôi/01 năm); quần áo mưa (01 bộ/03 năm).
- Cơ quan thực hiện: Hằng năm Công an cấp xã lập danh sách thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gửi Công an cấp huyện báo cáo Công an tỉnh tổng hợp, dự trù kinh phí và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí mua sắm trang phục theo quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí thực hiện.
(Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo)
4.3. Hỗ trợ, bồi dưỡng
- Nội dung: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng mức tiền hỗ trợ, bồi dưỡng được quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định mức hỗ trợ, bồi dưỡng và một số mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, như sau:
+ Tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng;
+ Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế;
+ Hỗ trợ, bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ: Khi thực hiện nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết;
+ Hỗ trợ tiền bồi dưỡng khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
+ Hỗ trợ tiền ăn khi được điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn phụ trách trong trường hợp không đi, về hằng ngày;
+ Được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh và được hỗ trợ tiền ăn hàng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện nếu chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ (hồ sơ, trình tự giải quyết thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở);
+ Được hỗ trợ nếu bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ mà chưa tham gia bảo hiểm xã hội (hồ sơ, trình tự giải quyết thực hiện theo Điều 6 Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở).
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã bảo đảm kinh phí hỗ trợ thường xuyên hằng tháng; tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; hỗ trợ khi bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ mà chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Đối với tiền bồi dưỡng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ thì cấp nào điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ thì cấp đó có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện.
(Chi tiết một số nội dung cụ thể tại Phụ lục IV kèm theo)
4.4. Mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị
- Nội dung: Mua sắm văn phòng phẩm (sổ, giấy, bút,...) phục vụ công tác; mua sắm các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ sinh hoạt, làm việc và sửa chữa các phương tiện, thiết bị được trang bị cho Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ tình hình thực tế tổ chức mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị cần thiết cho các Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và bảo đảm kinh phí thực hiện. Trường hợp nhu cầu kinh phí lớn, vượt quá khả năng cân đối ngân sách cấp xã thì kịp thời tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ. Dự kiến kinh phí bảo đảm điều kiện hoạt động khoảng 5.000.000 đồng/tổ/năm.
4.5. Tổ chức tập huấn, diễn tập, hội thi, sơ kết, tổng kết do địa phương tổ chức
a) Tổ chức tập huấn
- Nội dung:Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong và năng lực thực hiện nhiệm vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và trang bị những kiến thức cơ bản, thiết thực về pháp luật, nghiệp vụ liên quan đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự; các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng:
+ Quan điểm chỉ đạo, yêu cầu xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
+ Khái quát về pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Mức hỗ trợ và kinh phí tổ chức: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ tiền ăn, giải khát giữa giờ theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định mức hỗ trợ, bồi dưỡng và một số mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các khoản kinh phí khác bảo đảm tổ chức tập huấn (thuê hội trường, trang trí khánh, tài liệu, báo cáo viên, ...) theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và quy định hiện hành. Kinh phí tổ chức tập huấn dự kiến khoảng 300.000.000 đồng/năm.
- Cơ quan thực hiện: Hằng năm, Công an tỉnh tổ chức tập huấn cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong 02 ngày. Dự kiến thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia tập huấn và phối hợp Sở Tài chính dự trù kinh phí báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí thực hiện.
(Chi tiết tại Phụ lục V kèm theo)
b) Tổ chức diễn tập
- Nội dung: Dự kiến năm 2026 tổ chức diễn tập cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, nội dung diễn tập một số tình huống:
+ Trực tiếp phát hiện vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình trên địa bàn phụ trách;
+ Tham gia cùng Công an cấp xã kiểm tra nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng; nắm thông tin nhân khẩu trên địa bàn phụ trách; nắm thông tin về hoạt động của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
+ Tham gia vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở;
+ Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
+ Bảo vệ hiện trường, bảo vệ an ninh, trật tự, cấp cứu người bị nạn;
+ Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã;
+ Giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân;
+ Tham gia cùng Công an cấp xã tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự; phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông;
+ Một số tình huống khác phục vụ trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Mức hỗ trợ và kinh phí tổ chức: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ tiền ăn, giải khát giữa giờ theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định mức hỗ trợ, bồi dưỡng và một số mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các khoản kinh phí khác bảo đảm tổ chức diễn tập (bồi dưỡng thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, các tiểu ban chuyên môn, thuê văn nghệ, diễn viên, dẫn chương trình, ...) theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và quy định hiện hành. Kinh phí tổ chức diễn tập ở cấp huyện dự kiến 100.000.000 đồng/huyện. Kinh phí tổ chức diễn tập cấp tỉnh dự kiến 400.000.000 đồng.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cấp huyện: Tùy theo nội dung, quy mô, thời gian diễn tập theo hướng dẫn của Bộ Công an và Công an tỉnh trên phạm vi cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện bảo đảm kinh phí thực hiện cho diễn tập cấp huyện.
+ Cấp tỉnh: Căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an, Công an tỉnh chủ trì thực hiện các cuộc diễn tập cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí thực hiện cho diễn tập cấp tỉnh.
(Chi tiết tại Phụ lục V kèm theo)
c) Tổ chức hội thi
- Nội dung: Định kỳ 05 năm một lần hoặc theo chỉ đạo của Bộ Công an, tổ chức hội thi về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại cấp huyện, và cấp tỉnh.
- Mức hỗ trợ và kinh phí tổ chức: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ tiền ăn, giải khát giữa giờ; được chi giải thưởng tập thể, cá nhân theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định mức hỗ trợ, bồi dưỡng và một số mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các khoản kinh phí khác bảo đảm tổ chức hội thi (thuê hội trường, trang trí khánh tiết, bồi dưỡng thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, các tiểu ban chuyên môn, thuê văn nghệ, diễn viên, dẫn chương trình, thiết bị phục vụ hội thi ...) theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và quy định hiện hành. Kinh phí tổ chức hội thi ở cấp huyện dự kiến 100.000.000 đồng/huyện. Kinh phí tổ chức hội thi cấp tỉnh dự kiến 300.000.000 đồng.
- Cơ quan thực hiện:
+ Hội thi cấp huyện: Mỗi xã, phường, thị trấn thành lập 01 đội thi cấp huyện, nội dung thi gồm: Thi thuyết trình, thi tình huống giải đáp pháp luật, thi tiểu phẩm. Sau khi thi cấp huyện, mỗi huyện, thành phố thành lập 01 đội thi cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện bảo đảm kinh phí thực hiện cho hội thi cấp huyện.
- Hội thi cấp tỉnh: Thi thuyết trình, thi tình huống giải đáp pháp luật, thi tiểu phẩm cho 09 đội ở 09 huyện, thành phố. Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí thực hiện cho hội thi cấp tỉnh.
(Chi tiết tại Phụ lục V kèm theo)
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết
- Nội dung: Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhằm đánh giá thực trạng, tình hình, kết quả công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, xây dựng từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Dự kiến tổ chức sơ kết 01 năm vào năm 2025, sơ kết 03 năm vào năm 2027, tổng kết 05 năm vào năm 2029.
- Kinh phí thực hiện: Theo quy định hiện hành về tổ chức hội nghị.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cấp xã: Tùy tình hình thực tế địa phương, các xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết phù hợp và bảo đảm kinh phí thực hiện.
+ Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết trên phạm vi cấp huyện và bảo đảm kinh phí thực hiện.
+ Cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết trên phạm vi toàn tỉnh và bảo đảm kinh phí thực hiện.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các nhiệm vụ xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện việc các chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; tạo điều kiện đế người dân và cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền; các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện tuyên truyền sâu rộng, với nhiều hình thức phù hợp đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo đảm an ninh, trật tự; tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền những chính sách mới của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, những lợi ích cho xã hội và đặc biệt là ý nghĩa của việc phát huy vai trò của quần chúng Nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa bàn cơ sở; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự từ cơ sở.
Tình hình khu vực và trên thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp đang đặt ra những yêu cầu mới ngày càng cao trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại mồi quốc gia. Chính vì vậy, đặt ra yêu cầu ngày càng phải tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các lực lượng chuyên trách cũng như phải huy động được quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng được nền an ninh nhân dân gắn với thế trận an ninh nhân dân để giải quyết kịp thời các vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự và giữ vững an ninh, trật tự ngay từ địa bàn cơ sở; từ đó, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở.
Xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về an ninh, trật tự, cũng như bảo đảm cơ sở pháp lý tương xứng quy định về các lực lượng trực tiếp hoặc hỗ trợ tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự.
1. Kinh phí thực hiện Đề án
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án: 998.229.642.000 đồng, trong đó:
- Kinh phí bảo đảm trang phục, huy hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận: 76.028.220.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng: 917.601.422.000 đồng.
- Kinh phí tổ chức tập huấn, diễn tập, hội thi: 4.600.000.000 đồng.
2. Dự kiến phân kỳ bảo đảm hằng năm
- Năm 2024: 99.162.305.000 đồng.
- Năm 2025: 142.084.180.000 đồng.
- Năm 2026: 150.086.720.000 đồng.
- Năm 2027: 148.211.650.000 đồng.
- Năm 2028: 153.714.760.000 đồng.
- Năm 2029: 145.891.540.000 đồng.
- Năm 2030: 159.078.490.000 đồng.
3. Nguồn kinh phí
Do ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện Đề án và được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
1. Xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ có những tác động tích cực đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân, của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; từ đó, tạo môi trường ổn định để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư, sản xuất, mở rộng giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư để đẩy mạnh phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế đất nước. Đối với xã hội, việc quy định cụ thể, toàn diện, thống nhất nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ bảo đảm phát hiện, giải quyết kịp thời các vụ, việc liên quan tới an ninh, trật tự xảy ra tại địa bàn cơ sở (kể cả các vi phạm về đất đai, môi trường, trật tự đô thị, trật tự xây dựng, đơn thư,...), không để phát sinh, tích tụ các điểm nóng, gây mất an ninh, trật tự từ cơ sở. Mặt khác, việc quy định cụ thể giúp cho các tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhận thức đúng về vị trí, vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
2. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở góp phần xây dựng cơ chế hữu hiệu trong việc thực hiện kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, huy động tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự; từ đó bảo đảm xây dựng, giữ vững môi trường an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước. Đồng thời, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan về vị trí, vai trò của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ TỈNH
1. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Công an các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Hằng năm phối hợp Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí trang phục, diễn tập, tập huấn, sơ kết, tổng kết, hội thi của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định.
- Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã tham mun Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, kiện toàn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Chỉ đạo tổ chức hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đảm bảo hiệu quả, làm nòng cốt trong phối hợp Công an cấp xã trong bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị xã hội
Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt, vận động Nhân dân những chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và chỉ đạo giám sát thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
3. Đề nghị các ban đảng thuộc Tỉnh ủy
Theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định.
5. Sở Nội vụ
Thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác tham mưu triển khai thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
6. Sở Tư pháp
Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; tập trung tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đối với người dân và xã hội; thông tin tuyên truyền những nội dung chính của Luật, sự cần thiết ban hành và những chính sách mới, những lợi ích cho xã hội và đặc biệt là ý nghĩa của việc phát huy vai trò của Nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa bàn cơ sở; vị trí, vai trò, tâm quan trọng của lực lượng này đối với công tác hỗ trợ lực lượng Công an cấp xã trong bảo đảm an ninh, trật tự từ cơ sở.
8. Các sở, ban, ngành khác
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp Công an tỉnh, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
- Trên cơ sở nội dung của Đề án này và thực tiễn của địa phương, chỉ đạo Công an huyện, thành phố chủ trì phối hợp với các phòng, ban ngành liên quan triển khai xây dựng kế hoạch (hoặc đề án) để tổ chức lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách cho Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
- Chỉ đạo Công an cấp huyện tổ chức xây dựng lực lượng, diễn tập, sơ kết, tổng kết, tổ chức hội thi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, kiện toàn, thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bảo đảm đúng nguyên tắc, công khai, dân chủ.
- Bố trí địa điểm, nơi làm việc cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại địa điểm, nơi sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố hoặc địa điểm, nơi làm việc của Công an cấp xã hoặc địa điểm, nơi làm việc khác phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và khả năng bảo đảm của địa phương.
- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Công an cấp huyện lập dự toán kinh phí hoạt động bảo đảm cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; bảo đảm nguồn kinh phí chi cho hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, hướng dẫn thanh, quyết toán đúng quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo các phòng, ban, ngành đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc xây dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
- Quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; công nhận Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; quản lý về tổ chức, hoạt động, chỉ đạo, điều hành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Bố trí địa điểm làm việc cho các Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của địa phương; tổ chức quản lý phương tiện, thiết bị được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quyết định loại phương tiện, thiết bị trang bị cho từng thành viên sử dụng và cho To bảo vệ an ninh, trật tự sử dụng chung theo đề nghị của Công an cấp xã. Hằng năm lập dự toán ngân sách, bảo đảm chế độ, chính sách, điều kiện hoạt động cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định; bảo đảm nguồn kinh phí chi cho hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, hướng dẫn thanh, quyết toán đúng quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc xây dựng, bổ trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo thẩm quyền.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện. Giao Công an tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỐNG KÊ PHÂN LOẠI CÁC THÔN, TỔ DÂN PHỐ THUỘC CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Đề án số 4356/ĐA-UBND ngày 19/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
STT | Huyện, thành phố | Thôn, tổ dân phố hiện có | Thôn | Tổ dân phố | ||||||||
Tổng | Thôn | Tổ dân phố | Tổng | Dưới 350 hộ | Từ 350 đến 550 hộ | Trên 550 hộ | Tổng | Dưới 500 hộ | Từ 500 đến 700 hộ | Trên 700 hộ | ||
1 | Thành phố Vĩnh Yên | 113 | 7 | 106 | 7 | 3 | 4 | 0 | 106 | 92 | 11 | 3 |
2 | Thành phố Phúc Yên | 91 | 19 | 72 | 19 | 13 | 3 | 3 | 72 | 68 | 4 | 0 |
3 | Huyện Vĩnh Tường | 178 | 158 | 20 | 158 | 105 | 30 | 23 | 20 | 13 | 1 | 6 |
4 | Huyện Yên Lạc | 154 | 125 | 29 | 125 | 94 | 22 | 9 | 29 | 28 | 1 | 0 |
5 | Huyện Sông Lô | 146 | 141 | 5 | 141 | 137 | 4 | 0 | 5 | 5 | 0 | 0 |
6 | Huyện Tam Đảo | 103 | 72 | 31 | 72 | 56 | 15 | 1 | 31 | 31 | 0 | 0 |
7 | Huyện Tam Dương | 130 | 105 | 25 | 105 | 87 | 15 | 3 | 25 | 22 | 3 | 0 |
8 | Huyện Bình Xuyên | 135 | 61 | 74 | 61 | 41 | 16 | 4 | 74 | 72 | 1 | 1 |
9 | Huyện Lập Thạch | 189 | 173 | 16 | 173 | 163 | 7 | 3 | 16 | 16 | 0 | 0 |
Tổng cộng | 1.239 | 861 | 378 | 861 | 699 | 116 | 46 | 378 | 347 | 21 | 10 |
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁC CHỨC DANH TỔ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Đề án số 4356/ĐA-UBND ngày 19/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
STT | Huyện, thành phố | Tổng số Tổ bảo vệ an ninh, trật tự | Tổ trưởng | Tổ phó | Tổ viên |
1 | Thành phố Vĩnh Yên | 360 | 113 | 113 | 134 |
2 | Thành phố Phúc Yên | 286 | 91 | 91 | 104 |
3 | Huyện Vĩnh Tường | 623 | 178 | 178 | 267 |
4 | Huyện Yên Lạc | 503 | 154 | 154 | 195 |
5 | Huyện Sông Lô | 442 | 146 | 146 | 150 |
6 | Huyện Tam Đảo | 326 | 103 | 103 | 120 |
7 | Huyện Tam Dương | 414 | 130 | 130 | 154 |
8 | Huyện Bình Xuyên | 432 | 135 | 135 | 162 |
9 | Huyện Lập Thạch | 580 | 189 | 189 | 202 |
| Tổng cộng | 3.966 | 1.239 | 1.239 | 1.488 |
DỰ KIẾN KINH PHÍ BẢO ĐẢM TRANG PHỤC, HUY HIỆU, BIỂN HIỆU, GIẤY CHỨNG NHẬN CHO LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ
(Kèm theo Đề án số 4356/ĐA-UBND ngày 19/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
ĐVT: Nghìn đồng
STT | Danh mục | ĐVT | Đơn giá | Năm 2024 | Năm 2025 | Năm 2026 | Năm 2027 | Năm 2028 | Năm 2029 | Năm 2030 | |||||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | ||||
1 | Mũ mềm gắn huy hiệu | Cái | 95 | 3.966 | 376.770 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 376.770 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 376.770 |
2 | Mũ cứng gắn huy hiệu | Cái | 130 | 3.966 | 515.580 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 515.580 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 515.580 |
3 | Mũ bông gắn huy hiệu | Cái | 160 | 3.966 | 634.560 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 634.560 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 634.560 |
4 | Mũ bảo hiểm | Cái | 420 | 3.966 | 1.665.720 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 1.665.720 | 0 | 0 |
5 | Quần áo xuân hè | Bộ | 540 | 7.932 | 4.283.280 | 0 | 0 | 3.966 | 2.141.640 | 3.966 | 2.141.640 | 3.966 | 2.141.640 | 3.966 | 2.141.640 | 3.966 | 2.141.640 |
6 | Áo xuân hè dài tay | Cái | 290 | 7.932 | 2.300.280 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 1.150.140 | 0 | 0 | 3.966 | 1.150.140 |
7 | Quần áo thu đông | Bộ | 650 | 7.932 | 5.155.800 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 2.577.900 | 0 | 0 | 3.966 | 2.577.900 |
8 | Áo ấm | Cái | 650 | 7.932 | 5.155.800 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 2.577.900 |
9 | Áo sơ mi | Cái | 270 | 7.932 | 2.141.640 | 0 | 0 | 7.932 | 2.141.640 | 0 | 0 | 7.932 | 2.141.640 | 0 | 0 | 7.932 | 2.141.640 |
10 | Ca ra vát | Cái | 60 | 3.966 | 237.960 | 0 | 0 | 3.966 | 237.960 | 0 | 0 | 3.966 | 237.960 | 0 | 0 | 3.966 | 237.960 |
11 | Dây lưng | Cái | 270 | 3.966 | 1.070.820 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 1.070.820 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 1.070.820 |
12 | Giầy da | Đôi | 550 | 3.966 | 2.181.300 | 0 | 0 | 3.966 | 2.181.300 | 0 | 0 | 3.966 | 2.181.300 | 0 | 0 | 3.966 | 2.181.300 |
13 | Dép nhựa | Đôi | 85 | 3.966 | 337.110 | 3.966 | 337.110 | 3.966 | 337.110 | 3.966 | 337.110 | 3.966 | 337.1 10 | 3.966 | 337.110 | 3.966 | 337.110 |
14 | Bít tất | Đôi | 35 | 7.932 | 277.620 | 7.932 | 277.620 | 7.932 | 277.620 | 7.932 | 277.620 | 7.932 | 277.620 | 7.932 | 277.620 | 7.932 | 277.620 |
15 | Quần áo mưa | Bộ | 350 | 3.966 | 1.388.100 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 1.388.100 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.966 | 1.388.100 |
16 | Phù hiệu | Cái | 50 | 3.966 | 198.300 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
17 | Biển hiệu | Cái | 50 | 3.966 | 198.300 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
18 | Giấy chứng nhận | Cái | 40 | 3.966 | 158.640 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| Tổng cộng |
|
|
| 28.277.580 |
| 614.730 |
| 7.317.270 |
| 6.742.200 |
| 11.045.310 |
| 4.422.090 |
| 17.609.040 |
DỰ KIẾN KINH PHÍ HỖ TRỢ, BỒI DƯỠNG CHO LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ
(Kèm theo Đề án số 4356/ĐA-UBND ngày 19/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
ĐVT: Nghìn đồng
STT | Các khoản hỗ trợ | Mức hỗ trợ | Năm 2024 | Năm 2025 | Năm 2026 | Năm 2027 | Năm 2028 | Năm 2029 | Năm 2030 | |||||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | |||
1 | Tiền hỗ trợ thường xuyên hàng tháng |
| 3.966 | 47.293.200 | 3.966 | 94.586.400 | 3.966 | 94.586.400 | 3.966 | 94.586.400 | 3.966 | 94.586.400 | 3.966 | 94.586.400 | 3.966 | 94.586.400 |
- | Tổ trưởng | 2.200 | 1.239 | 16.354.800 | 1.239 | 32.709.600 | 1.239 | 32.709.600 | 1.239 | 32.709.600 | 1.239 | 32.709.600 | 1.239 | 32.709.600 | 1.239 | 32.709.600 |
- | Tổ phó | 2.000 | 1.239 | 14.868.000 | 1.239 | 29.736.000 | 1.239 | 29.736.000 | 1.239 | 29.736.000 | 1.239 | 29.736.000 | 1.239 | 29.736.000 | 1.239 | 29.736.000 |
- | Tổ viên | 1.800 | 1.488 | 16.070.400 | 1.488 | 32.140.800 | 1.488 | 32.140.800 | 1.488 | 32.140.800 | 1.488 | 32.140.800 | 1.488 | 32.140.800 | 1.488 | 32.140.800 |
2 | Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội | 264 | 3.966 | 6.282.144 | 3.966 | 12.564.288 | 3.966 | 12.564.288 | 3.966 | 12.564.288 | 3.966 | 12.564.288 | 3.966 | 12.564.288 | 3.966 | 12.564.288 |
3 | Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế | 64,8 | 3.966 | 1.541.981 | 3.966 | 3.083.962 | 3.966 | 3.083.962 | 3.966 | 3.083.962 | 3.966 | 3.083.962 | 3.966 | 3.083.962 | 3.966 | 3.083.962 |
4 | Hỗ trợ, bồi dưỡng thực hiện nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết | 500 | 3.966 | 11.898.000 | 3.966 | 23.796.000 | 3.966 | 23.796.000 | 3.966 | 23.796.000 | 3.966 | 23.796.000 | 3.966 | 23.796.000 | 3.966 | 23.796.000 |
5 | Hỗ trợ, bồi dưỡng khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật | 150 | 3.966 | 3.569.400 | 3.966 | 7.138.800 | 3.966 | 7.138.800 | 3.966 | 7.138.800 | 3.966 | 7.138.800 | 3.966 | 7.138.800 | 3.966 | 7.138.800 |
| Tổng cộng |
|
| 70.584.725 |
| 141.169.450 |
| 141.169.450 |
| 141.169.450 |
| 141.169.450 |
| 141.169.450 |
| 141.169.450 |
Ghi chú:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng thấp nhất hiện nay là 330.000 đồng/người/tháng (22% của 1.500.000 đồng). Ngân sách trung ương hỗ trợ 10% theo Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ; ngân sách tỉnh hỗ trợ 10% theo Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc. Chưa tính các khoản ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh hỗ trợ khác theo quy định. Mức đóng dự kiến theo Đề án sẽ là 264.000 đồng/người/tháng.
- Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình hiện nay cho người thứ nhất chưa tính hỗ trợ là 81.000 đồng/người/tháng (4,5% của 1.800.000 đồng); người thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 20% kinh phí mua 01 thẻ bảo hiểm y tế theo Nghị quyết số 17/2020/ND-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc. Chưa tính các khoản ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh hỗ trợ khác theo quy định. Mức đóng dự kiến theo Đề án sẽ là 64.800 đồng/người/tháng.
DỰ KIẾN KINH PHÍ TỔ CHỨC TẬP HUẤN, DIỄN TẬP, HỘI THI CHO LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ
(Kèm theo Đề án số 4356/ĐA-UBND ngày 19/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
ĐVT: Nghìn đồng
STT | Các khoản chi | Mức chi | Năm 2024 | Năm 2025 | Năm 2026 | Năm 2027 | Năm 2028 | Năm 2029 | Năm 2030 | |||||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | |||
1 | Tập huấn |
|
| 300.000 |
| 300.000 |
| 300.000 |
| 300.000 |
| 300.000 |
| 300.000 |
| 300.000 |
- | Cấp tỉnh | 300.000 | 1 | 300.000 | 1 | 300.000 | 1 | 300.000 | 1 | 300.000 | 1 | 300.000 | 1 | 300.000 | 1 | 300.000 |
2 | Diễn tập |
|
|
|
|
|
| 1.300.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Cấp huyện | 100.000 |
|
|
|
| 9 | 900.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Cấp tỉnh | 400.000 |
|
|
|
| 1 | 400.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Hội thi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1.200.000 |
|
|
|
|
- | Cấp huyện | 100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
| 9 | 900.000 |
|
|
|
|
- | Cấp tỉnh | 300.000 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 | 300.000 |
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
| 300.000 |
| 300.000 |
| 1.600.000 |
| 300.000 |
| 1.500.000 |
| 300.000 |
| 300.000 |
KHÁI TOÁN KINH PHÍ
(Kèm theo Đề án số 4356/ĐA-UBND ngày 19/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
ĐVT: Nghìn đồng
STT | Nội dung | Tổng | Năm 2024 | Năm 2025 | Năm 2026 | Năm 2027 | Năm 2028 | Năm 2029 | Năm 2030 |
| TỔNG CỘNG | 998.229.642 | 99.162.305 | 142.084.180 | 150.086.720 | 148.211.650 | 153.714.760 | 145.891.540 | 159.078.490 |
1 | Kinh phí bảo đảm trang phục, huy hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận | 76.028.220 | 28.277.580 | 614.730 | 7.317.270 | 6.742.200 | 11.045.310 | 4.422.090 | 17.609.040 |
2 | Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng | 917.601.422 | 70.584.725 | 141.169.450 | 141.169.450 | 141.169.450 | 141.169.450 | 141.169.450 | 141.169.450 |
- | Tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng | 614.811.600 | 47.293.200 | 94.586.400 | 94.586.400 | 94.586.400 | 94.586.400 | 94.586.400 | 94.586.400 |
- | Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện | 81.667.872 | 6.282.144 | 12.564.288 | 12.564.288 | 12.564.288 | 12.564.288 | 12.564.288 | 12.564.288 |
- | Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế | 20.045.750 | 1.541.981 | 3.083.962 | 3.083.962 | 3.083.962 | 3.083.962 | 3.083.962 | 3.083.962 |
- | Hỗ trợ, bồi dưỡng thực hiện nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết | 154.674.000 | 11.898.000 | 23.796.000 | 23.796.000 | 23.796.000 | 23.796.000 | 23.796.000 | 23.796.000 |
- | Hỗ trợ, bồi dưỡng khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật | 46.402.200 | 3.569.400 | 7.138.800 | 7.138.800 | 7.138.800 | 7.138.800 | 7.138.800 | 7.138.800 |
3 | Kinh phí tổ chức tập huấn, diễn tập, hội thi | 4.600.000 | 300.000 | 300.000 | 1.600.000 | 300.000 | 1.500.000 | 300.000 | 300.000 |
- | Kinh phí tổ chức tập huấn | 2.100.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 |
- | Kinh phí tổ chức diễn tập | 1.300.000 |
|
| 1.300.000 |
|
|
|
|
- | Kinh phí tổ chức hội thi | 1.200.000 |
|
|
|
| 1.200.000 |
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cấp tỉnh bảo đảm | 78.828.220 | 28.577.580 | 914.730 | 8.017.270 | 7.042.200 | 11.645.310 | 4.722.090 | 17.909.040 |
- | Kinh phí bảo đảm trang phục, huy hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận | 76.028.220 | 28.277.580 | 614.730 | 7.317.270 | 6.742.200 | 11.045.310 | 4.422.090 | 17.609.040 |
- | Kinh phí tổ chức tập huấn | 2.100.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 |
- | Kinh phí tổ chức diễn tập | 400.000 |
|
| 400.000 |
|
|
|
|
- | Kinh phí tổ chức hội thi | 300.000 |
|
|
|
| 300.000 |
|
|
2 | Cấp huyện bảo đảm | 1.800.000 |
|
| 900.000 |
| 900.000 |
|
|
- | Kinh phí tổ chức diễn tập | 900.000 |
|
| 900.000 |
|
|
|
|
- | Kinh phí tổ chức hội thi | 900.000 |
|
|
|
| 900.000 |
|
|
3 | Cấp xã bảo đảm | 716.525.222 | 55.117.325 | 110.234.650 | 110.234.650 | 110.234.650 | 110.234.650 | 110.234.650 | 110.234.650 |
- | Tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng | 614.811.600 | 47.293.200 | 94.586.400 | 94.586.400 | 94.586.400 | 94.586.400 | 94.586.400 | 94.586.400 |
- | Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện | 81.667.872 | 6.282.144 | 12.564.288 | 12.564.288 | 12.564.288 | 12.564.288 | 12.564.288 | 12.564.288 |
- | Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế | 20.045.750 | 1.541.981 | 3.083.962 | 3.083.962 | 3.083.962 | 3.083.962 | 3.083.962 | 3.083.962 |
4 | Cấp tỉnh, huyện, xã cùng bảo đảm khi huy động lực lượng (cấp có thẩm quyền nào thực hiện huy động, điều động thì cấp đó đảm bảo kinh phí) | 201.076.200 | 15.467.400 | 30.934.800 | 30.934.800 | 30.934.800 | 30.934.800 | 30.934.800 | 30.934.800 |
- | Hỗ trợ, bồi dưỡng thực hiện nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết | 154.674.000 | 11.898.000 | 23.796.000 | 23.796.000 | 23.796.000 | 23.796.000 | 23.796.000 | 23.796.000 |
- | Hỗ trợ, bồi dưỡng khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật | 46.402.200 | 3.569.400 | 7.138.800 | 7.138.800 | 7.138.800 | 7.138.800 | 7.138.800 | 7.138.800 |
- 1 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐND quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và bảo đảm điều kiện hoạt động đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2 Nghị quyết 12/2024/NQ-HĐND quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; mức hỗ trợ, bồi dưỡng, trợ cấp và các mức chi khác bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Nghị quyết 12/2024/NQ-HĐND quy định xây dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4 Nghị quyết 07/NQ-HĐND năm 2024 phê chuẩn Đề án xây dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5 Nghị quyết 41/NQ-HĐND năm 2024 thông qua Đề án xây dựng, bố trí lực lượng, đảm bảo điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên