Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/2015/NQ-HĐND

Quảng Bình, ngày 17 tháng 7 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI, MỨC CHI CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP; CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ; CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở;

Căn cứ Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;

Qua xem xét Tờ trình số 712/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc đề nghị thông qua Nghị quyết quy định nội dung chi, mức chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; công tác hòa giải ở cơ sở; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; sau khi nghe Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định về nội dung chi, mức chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; công tác hòa giải ở cơ sở; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

a) Nghị quyết này quy định nội dung chi, mức chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; công tác hòa giải ở cơ sở; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

b) Nghị quyết này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc có liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác hòa giải ở cơ sở; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2. Các nội dung chi, mức chi

a) Các nội dung chi, mức chi có tính chất đặc thù đối với công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết này. Các nội dung chi, mức chi khác áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTP-BTC ngày của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

b) Các nội dung chi, mức chi có tính chất đặc thù đối với công tác hòa giải ở cơ sở được áp dụng theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết này. Các nội dung chi, mức chi khác áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

c) Các nội dung chi, mức chi có tính chất đặc thù đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở được áp dụng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị quyết này. Các nội dung chi, mức chi khác áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

Điều 2. Nguồn kinh phí, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác hòa giải ở cơ sở; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTP-BTC, Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP và Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và thay thế Nghị quyết số 42/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về nội dung chi, mức chi và kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVI, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2015./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh; đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Báo QB, Đài PT-TH QB, TTTH-Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lương Ngọc Bính

 

PHỤ LỤC I

MỘT SỐ MỨC CHI ĐẶC THÙ CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HĐND, UBND CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 106/2015/NQ-HĐND  ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Số TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi tối đa

(1.000 đồng)

Ghi chú

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Chi cho các thành viên tham gia họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; họp xử lý kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu, kế hoạch (bao gồm cả xử lý văn bản tại cơ quan được kiểm tra); họp bàn về kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại cơ quan kiểm tra

 

 

 

 

 

a

Chủ trì cuộc họp

Người/buổi

110

80

60

Cấp xã: Áp dụng đối với công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

b

Các thành viên tham dự

Người/buổi

70

50

40

2

Chi lấy ý kiến chuyên gia đối với văn bản thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp

01 báo cáo/ 01 văn bản

420

300

210

3

Chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản

01 văn bản

70

50

40

 

4

Chi thù lao cộng tác viên kiểm tra văn bản

 

 

 

 

 

a

Mức chi chung

01 văn bản

100

70

 

 

b

Đối với văn bản thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp

01 văn bản

210

150

 

 

5

Chi soạn thảo, viết báo cáo

 

 

 

 

 

a

Báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật

01 báo cáo

140

100

70

 

b

Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề, địa bàn, theo ngành, lĩnh vực (bao gồm cả báo cáo liên ngành và báo cáo của địa phương)

01 báo cáo

700

500

350

Cấp xã: Áp dụng đối với công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

 

Trường hợp phải thuê các chuyên gia bên ngoài cơ quan

01 báo cáo

1.100

800

600

 

6

Chi rà soát, xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu, làm cơ sở pháp lý phục vụ công tác kiểm tra văn bản

01 văn bản

70

50

 

 

7

Chi công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật, kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

 

 

 

Mức chi được thực hiện theo chứng từ chi hợp pháp

8

Chi thu thập, phân loại, xử lý thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, văn bản, trang bị sách, báo, tạp chí… phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

 

 

 

 

 

a

Đối với việc thu thập những thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, sách báo, tạp chí

 

 

 

 

Được thực hiện theo chứng từ chi hợp pháp

b

Đối với việc phân loại, xử lý thông tin, tư liệu, tài liệu, văn bản mà không có mức giá xác định sẵn

01 tài liệu

(01 văn bản)

 

50

40

30

Khoản chi này không áp dụng đối với việc thu thập các văn bản đã được cập nhật trong các hệ cơ sở dữ liệu điện tử của cơ quan, đơn vị hoặc đăng trên Công báo

9

Chi cho các hoạt động in ấn, chuẩn bị tài liệu, thu thập các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản

 

 

 

 

Được thực hiện theo chứng từ chi hợp pháp

10

Đối với các khoản chi khác: Làm việc ban đêm, làm thêm giờ, chi phí in ấn, chuẩn bị tài liệu và văn phòng phẩm

 

 

 

 

Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện

 

PHỤ LỤC II

MỘT SỐ MỨC CHI ĐẶC THÙ CHO CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 106 /2015/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Số TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi tối đa (1.000 đồng)

Ghi chú

I

Chi cho học viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở

1

Chi hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ (chỉ áp dụng đối với học viên dự tập huấn, bồi dưỡng cách địa điểm tổ chức hội nghị từ 30km trở lên)

 

- Đối với Hội nghị tổ chức ở thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn

Người/ngày

200

 

 

- Đối với Hội nghị tổ chức ở các huyện còn lại

Người/ngày

150

 

2

Chi phụ cấp lưu trú

 

 

 

 

- Đối với Hội nghị tổ chức ở thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn

Người/ngày

100

 

 

- Hội nghị tổ chức ở các huyện còn lại

Người/ngày

70

 

3

Hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho học viên

Người/ngày

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

 

 

- Hỗ trợ tiền ăn

 

50

40

30

 

 

- Chi tiền nước uống

 

30

20

20

 

4

Hỗ trợ phương tiện đi lại: Áp dụng trong trường hợp người đi công tác cách địa điểm tập huấn từ 10km trở lên (đối với khu vực vùng cao, miền núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15km trở lên (đối với các vùng còn lại) mà tự túc phương tiện

 

Mức chi theo giá vé phương tiện công cộng (không áp dụng đối với giá vé xe taxi)

 

II

Chi cho Tổ hòa giải và hòa giải viên

1

Chi thù lao cho hòa giải viên trực tiếp tham gia các vụ, việc hòa giải

Vụ, việc/ tổ hòa giải

150

 

2

Bồi dưỡng thành viên Ban Tổ chức bầu hòa giải viên tham dự họp chuẩn bị cho việc bầu hòa giải viên

Người/buổi

50

 

III

Các khoản chi khác

1

Chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch; các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch về công tác hòa giải ở cơ sở

 

Thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị quyết này

 

2

Chi tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở

 

Thực hiện theo quy định tại Mục IV Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị quyết này

 

3

Chi hỗ trợ các hoạt động truyền thông về công tác hòa giải ở cơ sở trên đài phát thanh xã, phường, thị trấn; loa truyền thanh cơ sở

 

Thực hiện theo quy định tại Mục V Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị quyết này

 

4

Chi thực hiện thống kê, báo cáo đánh giá về công tác hòa giải ở cơ sở

 

Thực hiện theo quy định tại Mục VII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị quyết này

 

 

PHỤ LỤC III

MỘT SỐ MỨC CHI ĐẶC THÙ CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số 106/2015/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Số TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi tối đa (1.000 đồng)

Ghi chú

I

Chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch; các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

 

1

Xây dựng đề cương

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng đề cương chi tiết

Đề cương

800

600

400

 

 

- Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát

Đề cương

1.400

1.000

700

 

2

Soạn thảo chương trình, đề án, kế hoạch

 

 

 

 

 

 

- Soạn thảo chương trình, đề án, kế hoạch

Chương trình, đề án, kế hoạch

2.000

1.400

1.000

 

 

- Soạn thảo báo cáo tiếp thu, tổng hợp ý kiến

Báo cáo

350

250

200

 

3

Tổ chức họp, tọa đàm góp ý

 

 

 

 

 

 

- Chủ trì

Người/buổi

150

100

70

 

 

- Thành viên tham dự

Người/buổi

70

50

30

 

4

Ý kiến tư vấn của chuyên gia

Văn bản

350

250

200

 

5

Xét duyệt chương trình, đề án, kế hoạch

 

 

 

 

 

 

- Chủ tịch Hội đồng

Người/buổi

150

100

70

 

 

- Thành viên Hội đồng, Thư ký

Người/buổi

100

70

50

 

 

- Đại biểu được mời tham dự

Người/buổi

70

50

30

 

 

- Nhận xét, phản biện của Hội đồng

Bài viết

200

150

100

 

 

- Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng

Bài viết

150

100

70

 

6

Lấy ý kiến thẩm định

Bài viết

350

250

200

Trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt chương trình, đề án, kế hoạch

7

Xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch

Văn bản

350

250

200

 

II

Chi xây dựng và duy trì sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm nòng cốt

 

 

Chi hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật

Người/ngày

20

Không quá 01 ngày

III

Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, thuê người dẫn đường (áp dụng đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt tại vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa cần có người địa phương dẫn đường và phiên dịch)

1

Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số kiêm người dẫn đường (đối với trường hợp phải thuê ngoài)

Ngày

Tối đa 170% mức lương cơ sở, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính

 

2

Chi thuê người dẫn đường (không phải phiên dịch)

Ngày

Tối đa 100% mức lương cơ sở, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính

 

IV

Chi tổ chức hội thi, cuộc thi

1

Chi tổ chức cuộc thi sân khấu, thi trên Internet:

 

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

 

 

- Thuê dẫn chương trình

Người/ngày

1.400

1.000

700

 

 

- Thuê hội trường và các thiết bị phục vụ cuộc thi sân khấu

Ngày

7.000

5.000

3.500

 

 

- Thuê văn nghệ, diễn viên

Người/ngày

200

150

100

 

2

Chi giải thưởng

 

 

 

 

 

a

Giải nhất

Giải thưởng

 

 

 

 

 

- Tập thể

 

7.000

5.000

3.500

 

 

- Cá nhân

 

4.000

3.000

2.000

 

b

Giải nhì

Giải thưởng

 

 

 

 

 

- Tập thể

 

5.000

3.500

2.500

 

 

- Cá nhân

 

2.000

1.400

1.000

 

c

Giải ba

Giải thưởng

 

 

 

 

 

- Tập thể

 

3.500

2.500

1.800

 

 

- Cá nhân

 

1.400

1.000

700

 

d

Giải khuyến khích

Giải thưởng

 

 

 

 

 

- Tập thể

 

2.000

1.400

1.000

 

 

- Cá nhân

 

700

500

350

 

đ

Các giải phụ khác

Giải thưởng

350

250

200

 

V

Chi hỗ trợ hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật trên đài phát thanh xã, phường, thị trấn, loa truyền thanh cơ sở

1

Biên soạn, biên tập tài liệu phát thanh (tính theo trang chuẩn 350 từ)

Trang

50

 

2

Bồi dưỡng phát thanh

 

 

 

 

- Phát thanh bằng tiếng Việt

Lần

10

 

 

- Phát thanh bằng tiếng dân tộc

Lần

15

 

VI

Chi phục vụ trực tiếp việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật

1

Chi hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật hàng năm

Tủ/năm

1.400

 

2

Rà soát, bổ sung, cập nhật định kỳ 6 tháng/lần

Lần

70

 

3

Bồi dưỡng cán bộ tham gia luân chuyển sách

Lần

30

 

VII

Chi thực hiện thống kê, rà soát, viết báo cáo đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch, đánh giá thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

 

1

Thu thập thông tin, xử lý số liệu báo cáo của ngành, địa phương

Báo cáo

50

30

20

 

2

Rà soát văn bản, tài liệu phục vụ hệ thống hóa, kiến nghị xây dựng thể chế, thực hiện chương trình, đề án

Văn bản

50

30

20

 

3

Viết báo cáo

 

 

 

 

 

 

- Báo cáo định kỳ hàng năm

Báo cáo

2.000

1.400

1.000

Đối với các báo cáo của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật được áp dụng mức tối đa theo quy định của Thông tư liên tịch số 14/2014/ TTLT-BTC-BTP

 

- Báo cáo chuyên đề

Báo cáo

2.000

1.400

1.000

 

- Báo cáo đột xuất

Báo cáo

700

500

350