Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐĂK NÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2006/NQ-HĐND

Gia Nghĩa, ngày 03 tháng 8 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN "QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020"

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
KHÓA I, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Du lịch, ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển khu du lịch Miền Trung - Tây Nguyên;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐND, ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông về việc thông qua quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông tại Tờ trình số 1241/TTr-UBND, ngày 23 tháng 6 năm 2006 về việc đề nghị thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

Sau khi nghe báo cáo số 23/BC-KTNS, ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu tham dự kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020" (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.

Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông khóa I, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 7 năm 2006.

 

 

CHỦ TỊCH




K’BEO

 

ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/2006/NQ-HĐND, ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông)

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Đăk Nông là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp nước bạn Camphuchia, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước. Diện tích tự nhiên 6.513,44 km2, có 7 huyện, thị xã, dân số trên 400.000 người gồm 31 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc thiểu số có 135.222 người, chiếm 34% dân số toàn tỉnh, trong đó riêng người M’Nông chiếm 10,24%. Thiên nhiên ưu đãi cho Đăk Nông nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, khoáng sản, tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên du lịch, có cửa khẩu quốc gia Bu Prăng thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Lợi thế cho phát triển du lịch của Đăk Nông là: Đăk Nông có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cùng nhiều truyền thống văn hoá giàu bản sắc của các dân tộc. Nơi đây còn tập hợp nhiều di tích... là những điều kiện và di vật thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch văn hoá, sinh thái, nghỉ dưỡng... Một lợi thế khác của Đăk Nông chính là có cửa khẩu quốc tế thuận lợi cho việc giao lưu quốc tế, từ Đăk Nông khách thập phương có thể đi du lịch sang Camphuchia, vào sâu nội địa Việt Nam.

Những tiềm năng giàu có trên tạo điều kiện thuận lợi cho Đăk Nông phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, trong đó du lịch được coi là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Thực tế phát triển trong những năm gần đây cho thấy du lịch Đăk Nông đã có những bước tiến đáng kể. Tốc độ gia tăng khách du lịch, doanh thu từ du lịch cũng như sự đóng góp của ngành trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng cao và đáng ghi nhận. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch Đăk Nông vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển: Sự phát triển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên hiệu quả chưa cao; nhiều vấn đề đặt ra đối với cảnh quan, môi trường, vấn đề sử dụng khai thác các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh cần được nghiên cứu để có thể phát triển một nền du lịch bền vững...

Tất cả những điều trên đòi hỏi phải nhanh chóng có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên phạm vi toàn tỉnh, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 là một yêu cầu cấp thiết giúp cho Ủy ban Nhân dân tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch quản lý tốt các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, có kế hoạch khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch của địa phương, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xây dựng các dự án phát triển du lịch nhằm đưa Du lịch Đăk Nông thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và vươn lên ngang tầm với du lịch của cả nước và các nước trong khu vực.

Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thương mại - Du lịch Đăk Nông và các cơ quan hữu quan của tỉnh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch xây dựng dự án "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020" làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Dự án: "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đăk Nông thời kỳ 2006 - 2010 định hướng đến năm 2020” có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Xác định vị trí, vai trò của du lịch Đăk Nông trong tiểu vùng du lịch Tây Nguyên, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

2. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng (thế mạnh, những mặt hạn chế) của tỉnh trong việc phát triển du lịch.

3. Xây dựng sơ đồ quy hoạch không gian lãnh thổ du lịch trên phạm vi toàn tỉnh.

4. Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, cũng như đưa ra các bước đi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh trong mỗi giai đoạn.

5. Đề xuất các giải pháp thực hiện, xây dựng danh mục các dự án ưu tiên làm cơ sở cho việc gọi vốn đầu tư ở trong và ngoài nước.

6. Giúp các cơ quan hữu quan của tỉnh có cơ sở quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch theo quy hoạch.

II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Nghị quyết 45/CP, ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành Du lịch.

2. Chỉ thị số 32/CT-TTg, ngày 23 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến 2010.

3. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010.

4. Quyết định số 307/TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010.

5. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ thời kỳ 1997 - 2010.

6. Đề án: “Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên”.

7. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông thông qua tại thứ 4, khoá I (Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐND, ngày 20 tháng 7 năm 2005 về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020).

8. Quy hoạch xây dựng đô thị Gia Nghĩa và cả tỉnh Đăk Nông.

9. Công văn số 497/CV-UB, ngày 09/4/2004 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Nông về việc Quy hoạch vị trí đất xây dựng khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ tại đô thị Gia Nghĩa.

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐĂK NÔNG

I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU ỊICH:

Đăk Nông là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Nam của Tây Nguyên, có ranh giới hành chính giáp với tỉnh Đăk Lăk (phía Bắc và Đông Bắc), tỉnh Lâm Đồng (phía Đông và Đông Nam), tỉnh Bình Phước (phía Nam) và giáp Campuchia (phía Tây). Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm của tỉnh từ 01/01/2004 theo Quyết định của Chính phủ phân tách Đăk Nông từ tỉnh Đăk Lăk và từ ngày 27/6/2005 thị trấn Gia Nghĩa đã được nâng cấp lên thị xã theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Vị trí của tỉnh khá thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng vì có quốc lộ 14, 14C, 28 chạy qua. Quốc lộ 14 chạy qua Đăk Nông đi Thành phố Hồ Chí Minh; quốc lộ 28 đi qua Đăk Nông và các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận. Đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt trong tương lai sẽ mở từ Đăk Nông xuống Chơn Thành ra cảng Thị Vải nối các tỉnh Tây Nguyên với duyên hải miền Trung và Nam Bộ. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Đăk Nông giao lưu với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

1. Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên:

Đăk Nông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ, có hệ thống sông Sêrêpok và sông Đồng Nai chảy qua tạo nên nhiều thác nước cao, phong cảnh hùng vĩ rất hấp dẫn du khách.

1.1. Địa hình, đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh 651.438 ha. Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: chiếm 25,22%.

+ Đất chuyên dùng chiếm 4,14%

+ Đất thổ cư chiếm 4,66%

+ Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 13,28%.

* Địa hình: Do sự chi phối của điều kiện địa chất, kiến tại và lượng mưa lớn làm cho địa hình Đăk Nông bị chia cắt mạnh, địa hình có sự xen kẽ các vùng thung lũng, cao nguyên, núi cao và có hướng thấp dần từ Đông sang Tây và Nam đến Bắc.

Vùng đất thấp phân bố dọc sông Sêrêpok, Krông Nô thuộc các khu vực của huyện krông Nô, Cư Jút. Đây là những vùng tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp. Vùng cao nguyên phân bố ở Đăk Mil, Đăk Song, Đăk Nông. Độ cao trung bình khoảng 800 mét so với mặt nước biển, độ dốc 15o. Vùng núi phân bố trên địa bàn huyện Đăk R’Lấp. Địa hình bị chia cắt mạnh có độ dốc lớn.

* Đất đai: Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đăk Nông đó là tài nguyên đất. Đất đai khá phong phú, đa dạng, gồm 5 nhóm đất khác nhau: đất đen, đất đỏ, đất mùn trên núi, đất thung lũng, đất phù sa.

Nhóm đất phù sa được hình thành và phân bố tập trung ở ven các sông suối trong tỉnh, tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất. Nhóm đất Gley phân bố tập trung ở những khu vực thấp trũng. Nhóm đất xám là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Đăk Nông, được phân bố đều ở các huyện và chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nhóm đất đỏ (trong đó chủ yếu là đất đỏ Bazan) là nhóm chiếm diện tích lớn thứ hai sau đất xám khoảng 35% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh và có tầng đất dày 120 cm.

1.2. Khí hậu: Nhìn chung khí hậu của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ tương đối thuận lợi đối với du lịch. Do địa hình trong vùng phân hoá đa dạng và phong phú nên khí hậu của vùng cũng tương đối phức tạp.

Đăk Nông mang đặc điểm khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa với chế độ mưa được chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm và kéo dài nhiều ngày. Lượng mưa trung bình năm 2004 là 2.695mm và số ngày mưa khoảng 130 - 170 ngày/năm; độ ẩm trung bình là 85%. Trung bình mỗi tháng chỉ có khoảng 10 ngày mưa, có tháng chỉ có 1 - 2 ngày. Số giờ nắng 200 - 250 giờ/tháng.

1.3. Thủy văn: Tỉnh Đăk Nông có mạng lưới sông suối dày đặc, phân bố tương đối rộng khắp. Các hệ thống sông chính là sông Sêrêpôk, Đồng Nai, Krông Nô.

* Nguồn nước mặt: Với 3 hệ thống sông chính (sông Đồng Nai, sông Sêrêpôk, các nhánh sông Krông Pắc, Krông Ana, Krông Nô...) và một số sông nhỏ khác phân bổ tương đối đều trên lãnh thổ cùng với hàng trăm hồ chứa nước và những con suối có độ dài trên 5 km đã tạo cho Đăk Nông một mạng lưới sông hồ khá dày đặc. Vì vậy nhiều vùng trong tỉnh có khả năng khai thác nguồn nước mặt thuận lợi này để phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là địa bàn phân bổ dọc theo hai bên sông Đồng Nai, sông Sêrêpôk...

* Nguồn nước ngầm: Tập trung chủ yếu trong các thành phần đất Bazan và trầm tích Neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M = 0,1 - 0,5, PH = 7-9. Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua - Magie, can xi...

1.4. Sinh vật: Diện tích đất lâm nghiệp là 382.518,95 ha. Trong đó đất rừng tự nhiên chiếm 97%. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 58,72% diện tích đất tự nhiên. Rừng tự nhiên ở Đăk Nông chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ấm nhiệt đới (chiếm 70%), rừng khộp, rừng tái sinh, rừng trồng...Trong rừng có nhiều loại cây gỗ lớn và quý hiếm như: Sao, Kiền Kiền, Trắc Giáng Hương, Cẩm Lai, Bằng Lăng, Căm Xe...

Hệ động vật khá đa dạng trong đó có một số loài động vật hoang dã quý hiếm như: voi, hổ, bò rừng, nhiều loài linh trưởng, chim, bò sát...Trong đó có một số loài có trong sách đỏ như: Bò Tót, Trâu Rừng, Báo Hoa Mai, Gấu Chó, Vooc Ngũ Sắc, Cầy Vằn, Công, Rái Cá, Rùa Núi Vàng.

1.5. Các điểm du lịch tự nhiên có giá trị.

* Thác Dray Sáp: Ngọn thác Dray Sáp là một trong những thác đẹp nhất Tây Nguyên, có thác nước hùng vĩ, có hệ sinh thái rất đa dạng. Cảnh quan khu vực thác khá đẹp nên đã thu hút được nhiều khách đến tham quan du lịch.

* Thác Trinh Nữ: Thác Trinh Nữ nằm ở trung tâm thị trấn EaT’Linh, huyện Cư Jút, do dòng sông Krông Nô chảy qua các dãy đá tạo thành. Thác Trinh Nữ, Ghềnh đá Bazan dạng cột của thác đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp được hình thành từ hàng triệu năm trước do quá trình vận động địa chất, có giá trị độc đáo về mặt khoa học địa chất và rất hấp dẫn du khách. Cảnh quan này đã được Cục Địa chất và Khoáng sản, Ủy ban UNESCO Việt Nam xác định là 1 trong 29 công viên địa chất của toàn quốc và xác định bảo tồn dưới dạng di sản tự nhiên.

* Thác Gia Long: Thác Gia Long là thác thượng nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Thác Gia Long, Dray Nu và Dray Sáp của sông Sêrêpôk. Thác Gia Long cách thác Đray Sáp 6,2 km và quốc lộ 14 khoảng 13 km, khu vực thác gắn liền với không gian cây rừng thường xanh và ôm gọn Hồ Tắm Tiên. Thắng cảnh thiên nhiên nơi đây là một quần thể hội tụ đầy đủ những nét đặc trưng riêng biệt, có hệ sinh thái rừng đặc dụng với nhiều loại gỗ quý hiếm.

* Thác Ba Tầng: Thác Ba Tầng cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 8 km theo Quốc lộ 14 ngược hướng về Buôn Ma Thuột. Nước suối chảy phải qua ba tầng thác nước nối tiếp nhau trong một chiều dài khoảng 40 mét. Quanh thác Ba Tầng có nhiều cây cổ thụ và có bãi đất rộng bằng phẳng, thoáng mát để cho du khách cắm trại, thư giãn khi đến tham thắng cảnh này.

* Suối nước khoáng Đăk Mol: Nước khoáng của suối Đăk Mol được lấy từ độ sâu 180 m, có chứa nhiều Bicacbonat Natri và muối Cacbonat Natri, có tác dụng tăng khả năng đề kháng của cơ thể và chống viêm nhiễm, chữa những chứng bệnh. Trữ lượng khai thác nước khoáng lên đến 570 m3/ngày, có thể phục vụ ngâm tắm cho 500

- 700 lượt khách/ngày, điều dưỡng chữa bệnh 50 - 80 giường bệnh.

* Thác Đăk G’Lun: Nằm trên địa phận xã Quảng Trực, huyện Đăk R’lấp, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 35 km, thác Đăk G’Lun có độ cao đến 50m chia thành 2 nhánh. Thác Đăk G’Lun nằm trong cánh rừng đặc dụng với nhiều loại gỗ quý hiếm, xung quanh thác có nhiều loại cây có tán rộng, những bụi le rừng và các bãi đất rộng, bằng phẳng.

* Thác Liêng Nung: Thác Liêng Nung cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 8 km theo quốc lộ 28. Thượng nguồn của thác Liêng Nung là hồ Đăk Nia bắt nguồn từ một nhánh của dòng chảy thuộc sông Đồng Nai. Thác nước có độ cao khoảng 30m, phía trên thác có hồ nước, xung quanh còn có buôn làng của người M’Nông, Mạ với những nét văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc.

2. Tài nguyên du lịch nhân văn:

2.1. Dân cư, dân tộc: Toàn tỉnh Đăk Nông có 07 huyện, dân số trên 400.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 34,5%, đồng bào dân tộc M’Nông chiếm 10,24%.

2.2. Các di tích lịch sử văn hoá: Điểm nổi bật của văn hoá bản địa Đăk Nông là: văn hoá Cồng chiêng, văn hóa mẫu hệ, văn hóa cộng đồng độc đáo, phong phú giàu bản sắc dân tộc cùng các di sản văn hóa phi vật thể như luật tục, các lễ hội, các tập tục sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng.

Đăk Nông là vùng đất Tây Nguyên trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều di tích có giá trị có thể khai thác phục vụ du lịch tiêu biểu như: Di tích lịch sử Bon Choah, Bon Bu Nơr, Ngục Đăk Mil, Căn cứ cách mạng Nam Nung.

* Di tích lịch sử Bon Choah: Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng của đồng bào Tây Nguyên. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm lên vùng Tây Nguyên đã đàn áp, áp bức bóc lột đồng bào dân tộc, N’Trang Gưh đã đứng lên kéo cờ khởi nghĩa chống ách thống trị của thực dân Pháp suốt hơn 14 năm, đồng bào dân tộc ở đây đã chở che, nuôi dấu cán bộ cách mạng và lớp lớp thanh niên đã lên đường chống lại giặc ngoại xâm

* Ngục Đăk Mil: Là nơi giam giữ các chiến sỹ cách mạng Việt Nam, trong phong trào kháng chiến chống đế quốc xâm lược nước ta giai đoạn 1932 - 1954. Di tích Ngục Đăk Mil là một trong những di tích có giá trị lịch sử ở Tây Nguyên.

* Căn cứ cách mạng Nam Nung: Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, với diện tích 16.904 ha thuộc 2 huyện Đăk G’long và Đăk Song. Khu lịch sử Nam Nung gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của nghĩa quân Nơ Trang Lơng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và là căn cứ cách mạng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nơi đây đã che dấu nhiều cán bộ cách mạng cốt cán của địa phương tham gia chỉ đạo kháng chiến cho đến ngày giải phóng đất nước.

* Các công trình kiến trúc, di sản văn hoá

- Bộ Đàn Đá: Là những tấm đá xít (SCHISTO) mà đồng bào gọi là đá chàm có trọng lượng ước đoán từ 7-8 kg, đây là di tích khảo cổ học tiền sử, có niên đại trên 3.500 năm, là một trong những di tích khảo cổ có giá trị lịch sử rất lớn, sẽ giúp cho các nhà khoa học hiểu rõ hơn về phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc sinh sống trên Cao Nguyên M’Nông.

- Chùa Pháp Hoa: Chùa Pháp Hoa nằm ngay ở thị xã Gia Nghĩa, chùa được xây dựng vào năm 1957 với hai phần là chính điện và tháp năm tầng. Kiến trúc ngôi chùa được mô phỏng theo kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên mang đậm nét đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên, và đồng thời xen lẫn với kiến trúc nhà vườn, tạo nên khung cảnh thanh tịnh cho các phật tử tu hành. Đây cũng là nơi tín ngưỡng tôn giáo được cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương công nhận. Hiện đã có nhiều khách đến tham quan ngôi chùa này.

- Bộ Sử Thi ót N’Rông của người M’Nông: Bộ sử thi ót N’Rông của người M’Nông ở buôn Bu Prăng huyện Đăk Song tập trung miêu tả cảnh sinh hoạt đời sống cộng đồng thường ngày, những tập quán của người Tây Nguyên cổ xưa, hiện nay bộ sử thi ót N’Rông được gia đình và bản thân Nghệ nhân Điểu Kâu ở xã Đăk Rung, huyện Đăk Song sưu tầm và phục hồi lại, có thể trình diễn với thời lượng 72 giờ liên tục.

- Bộ Cồng chiêng M’Nông: Cồng chiêng là một trong những nét đặc trưng cho nền văn hoá Tây Nguyên. Đây còn là một loại hình nghệ thuật gắn bó với lịch sử, văn hoá của các tộc người Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng. Trước kia Cồng chiêng luôn gắn liền với các sinh hoạt lễ hội, nghi lễ và đặc biệt nhất là các lễ lớn như: Đâm trâu, Bỏ mả...

2.3. Lễ hội, ẩm thực: Đăk Nông không chỉ có nền văn hoá lễ hội truyền thống của các dân tộc bản địa còn mà có sự du nhập nền văn hoá lễ hội của các dân tộc thiểu số phía Bắc và nền văn hoá của người Kinh với đủ sắc thái của ba miền Bắc - Trung - Nam. Tất cả đều được giữ gìn và phát triển, hoà quyện trong quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như: Lễ hội cúng đầu mùa, Lễ cầu mưa, Lễ mừng lúa chín, Lễ cơm mới đồng bào M’Nông, lễ về nhà mới, lễ cưới của đồng bào, lễ Đâm trâu, lễ cúng sức khỏe cho Voi, lễ mừng Đảng, mừng Xuân, Hương ước, quy ước trong Buôn làng, lễ chào mừng giải phóng Đăk Nông...

* Lễ cúng Lúa của người M’Nông: Tổ chức rộng rãi tại các Buôn, Bon của đồng bào dân tộc M’Nông và là một trong những lễ hội truyền thống thiêng liêng nhất, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người M’Nông, xuất phát từ tín ngưỡng thờ thần mẹ Lúa. Đối với đồng bào M’Nông, lễ cúng là nghi thức lễ hội nông nghiệp mang đậm tính chất tâm linh, phản ánh ước mơ có một cuộc sống đủ ăn, đủ mặc, xua đi cái nghèo, cái đói.

* Lễ Cơm mới đồng bào M’Nông: Tổ chức vào tháng chín hàng năm, lúa vừa chín vàng, còn một ít màu xanh được tuốt đem về nhà luộc chín rồi phơi khô. Loại lúa này khi giã gạo hơi nát nhưng rất thơm ngon, bữa cơm đầu tiên không nấu canh rau bầu bí, phải ăn những thức ăn đặc sản như chim, gà, cá, lợn và mời đông đủ bà con xóm làng đến dự.

2.4. Nghề thủ công truyền thống: Đăk Nông là vùng đất Tây Nguyên hình thành và phát triển lâu đời, ngày nay nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng vẫn còn tồn tại và phát triển như: Làng nghề dệt thổ Cẩm, Đan lát và làng nghề làm Rượu Cần...

* Làng nghề dệt Thổ cẩm: Hiện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có nhiều buôn làng sản xuất nghề dệt thổ cẩm như làng dệt Thổ cẩm ở Đăk Sô, Quảng Khê nhưng với quy mô nhỏ lẻ, vốn ít sản xuất chủ yếu thủ công và thường sản xuất vào thời gian rỗi giữa hai vụ rẫy, hầu hết các làng nghề chưa được quy hoạch.

* Làng nghề đan lát: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 70% thôn, bon có công trình văn hoá cộng đồng và 100% tại trung tâm các huyện, thị trấn. Đối với công trình văn hoá lớn cấp tỉnh chưa có. Ngành Văn hoá Thông tin tỉnh đã xây dựng các công trình văn hoá có quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá văn nghệ của nhân dân như: nhà phục vụ trưng bày hiện vật, hoạt động thể dục thể thao...

II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên ngành.

1.1. Khách du lịch: Năm 2002 lượng khách du lịch đến các huyện thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông chiếm khoảng 45% tổng lượng khách của tỉnh Đăk Lăk cũ và đến năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên 46,9 %. Lượng khách du lịch đến tỉnh Đăk Nông có tốc độ tăng trưởng là 45,3%/ năm và tăng đều trong các năm.

Khách quốc tế đến Đăk Nông còn rất ít, năm 2004 mới chỉ có 2.400 lượt khách. Lượng khách nội địa của Đăk Nông năm 2004 là 107.600 lượt khách chiếm 97,82% tổng lượng khách đến và có tốc độ tăng trưởng 45,1%. Số liệu cũng cho thấy trong số khách du lịch nội địa kể trên thì chỉ có 15.000 lượt khách du lịch nội địa sử dụng dịch vụ lưu trú (chiếm gần 14%) còn lại là khách du lịch đi về trong ngày.

Bảng 1: Lượng khách du lịch tỉnh Đăk Nông thời kỳ 2002 - 2005

Đơn vị: Lượt khách

Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2005

- Khách quốc tế

1.042

1.315

2.400

2.862

- Khách nội địa

51.073

60.785

107.600

117.000

Khách lưu trú

7.120

8.474

15.000

17.000

Khách không lưu trú

43.593

52.311

92.600

100.000

Tổng số khách

52.115

62.100

110.000

119.862

Nguồn: Sở Thương mại & Du lịch tỉnh Đăk Nông

Khách du lịch đến Đăk Nông chủ yếu là khách tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá và nghỉ ngơi cuối tuần, còn các loại hình khác là rất ít hầu như không đáng kể.

1.2. Thu nhập du lịch: Tuy chiếm đến 45% lượng khách của tỉnh Đăk Lăk cũ nhưng do lượng khách chủ yếu đi về trong ngày, các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, số lượng đơn vị kinh doanh trên địa bàn ít, nên dẫn đến tình trạng doanh thu du lịch tỉnh Đắk Nông chỉ đạt con số khiêm tốn là 4 tỷ đồng vào năm 2005. Do công tác thống kê gặp nhiều khó khăn, chưa thống kê hết các khoản thu của các tổ chức cá nhân hoạt động du lịch nên trên thực tế doanh thu thuần túy du lịch và thu nhập du lịch cao hơn nhiều lần so với con số 4 tỷ.

Bảng 2: Thu nhập du lịch tỉnh Đăk Nông thời kỳ 2002 - 2005

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2005

Tổng thu nhập

Nộp ngân sách

1.666

109

2.000

140

3.500

245

4.000

280

Nguồn: Sở Thương mại & Du lịch tỉnh Đăk Nông

1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành: Tỉnh hiện chưa có khách sạn có khả năng đón khách quốc tế, số lượng nhà hàng cũng rất ít. Theo số liệu thống kê hiện trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở lưu trú với tổng số 152 phòng, 309 giường. Trong số này chỉ có duy nhất 2 khách sạn với 37 phòng, 67 giường, 15 cơ sở còn lại là nhà nghỉ kinh doanh du lịch.

Các cơ sở lưu trú ở tỉnh Đăk Nông đều chưa được xếp hạng. Số phòng bình quân trong mỗi cơ sở lưu trú là 9,5 phòng, trang thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ, phần lớn các cơ sở lưu trú chỉ cung cấp duy nhất dịch vụ lưu trú, chưa có nhà ăn và các dịch vụ khác nên chất lượng dịch vụ phục vụ khách lưu trú chưa cao.

1.4. Lao động: Đến năm 2005, toàn tỉnh có khoảng 70 lao động trong ngành du lịch, trong đó 9 người có trình độ đại học, 8 người có trình độ trung cấp, sơ cấp 2 người, số lao động có tay nghề là 57 người còn lại là số lao động chưa qua đào tạo. Số liệu này chưa phản ánh được thực trạng lực lượng lao động của ngành du lịch tỉnh do chưa thống kê được lượng lao động làm việc theo mùa vụ hoặc kiêm nhiệm.

1.5. Đầu tư: Nhìn chung công tác đầu tư phát triển du lịch của tỉnh đang đứng trước nhiều cơ hội lớn, song còn gặp không ít khó khăn trong thu hút vốn đầu tư do hạ tầng chung của tỉnh còn nhiều yếu kém. Dự án đầu tư đang được triển khai là khu du lịch sinh thái thác Dray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ với quy mô là 1.665ha với tổng số vốn đầu tư là 16,8 tỷ đồng. Ngoài ra còn một số dự án đầu tư cho các làng nghề truyền thống của tỉnh.

1.6. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch: Sở Thương mại - Du lịch đang khẩn trương tiến hành các hoạt động xúc tiến như xây dựng trang Web về du lịch Đăk Nông, in sách giới thiệu về tiềm năng du lịch và các dự án kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự đầu tư thỏa đáng cho việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng như ngân sách tương xứng cho công tác quảng bá.

2. Hiện trạng tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch:

Mặc dù việc quản lý Nhà nước về các hoạt động du lịch ở Đăk Nông đã đạt được những kết quả bước đầu rất khả quan, nhưng do tổ chức bộ máy của Sở đang trong quá trình hoàn thiện nên công tác quản lý các điểm du lịch, sự phối kết hợp với các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương nơi có tài nguyên du lịch trong việc bảo vệ môi trường cảnh quan, cũng như trong việc xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch hài hòa với môi trường tự nhiên nhiều lúc chưa được chặt chẽ, dẫn đến tình trạng cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái ở một số khu vực bị huỷ hoại, xuống cấp.

Những vấn đề trên đã đặt ra cho Sở Thương mại - Du lịch Đăk Nông trách nhiệm nặng nề về quản lý Nhà nước về du lịch nhằm giúp UBND tỉnh phát huy có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương, đưa các hoạt động kinh doanh du lịch vào nề nếp. Để thực hiện tốt quy hoạch, những nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch cần được quán triệt ở những điểm sau:

a) Quản lý ngành:

* Hệ thống quản lý ngành:

- Tổng cục Du lịch.

- Sở Thương mại - Du lịch.

- Phòng quản lý du lịch tại các huyện (nếu có).

* Nội dung quản lý:

- Phối hợp hệ thống tổ chức quản lý ngành xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành tại địa bàn trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của Nhà nước, tạo hành lang pháp lý và môi trường cho chiến lược phát triển cụ thể của địa phương.

- Hướng dẫn và phổ biến các quy định, pháp luật có liên quan đến du lịch tới các tổ chức, doanh nghiệp du lịch và nhân dân. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về du lịch, các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật ngành.

- Thông tin và phổ biến các định hướng chiến lược và dự báo phát triển du lịch của quốc tế, quốc gia và địa phương.

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch làm cơ sở để xác định các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch.

- Cấp thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch.

- Phối hợp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và trong nước, hợp tác tư vấn du lịch thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư và các đối tượng khách du lịch trong nước và nước ngoài vào địa bàn, tạo đà cho sự tăng trưởng.

- Phối hợp tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật du lịch, nghiên cứu ứng dụng tạo sản phẩm theo hướng đa dạng và có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

b) Quản lý lãnh thổ:

* Hệ thống tổ chức quản lý theo lãnh thổ:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thị xã và các huyện.

- Sở Thương mại - Du lịch.

- Các phòng quản lý Du lịch thuộc huyện (nếu có).

* Nội dung quản lý:

- Quản lý quy hoạch và kiến trúc, xây dựng và khai thác hợp lý tiềm năng du lịch trên lãnh thổ.

- Quản lý môi trường và vệ sinh môi trường, sinh thái.

- Quản lý an ninh quốc gia và an toàn cho khách du lịch về đi lại, lưu trú, giải trí, thể thao, vận chuyển...

- Các hoạt động kinh tế:

+ Cấp giấy phép kinh doanh và hành nghề (có thời hạn và không thời hạn) theo quy định phân cấp quản lý.

+ Phổ biến và giám sát các bộ luật và quy định về kinh doanh và sử dụng lao động trong du lịch (thuế, lao động...).

+ Giám sát chất lượng hàng hóa và vệ sinh thực phẩm.

+ Giám sát giá cả (giám sát và điều tiết linh hoạt đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của cơ chế thị trường có điều tiết).

+ Giám sát nội dung và chất lượng thông tin quảng cáo trên địa bàn.

+ Quản lý, đào tạo lực lượng lao động du lịch tại địa bàn.

3. Hiện trạng kết cấu hạ tầng và những kế hoạch phát triển phục vụ phát triển du lịch.

3.1. Hệ thống giao thông vận tải.

3.1.1. Hệ thống giao thông đường bộ: Nằm tại vị trí Tây Nam của cao nguyên Nam Trung Bộ, Đăk Nông có 3 tuyến quốc lộ chạy qua là tuyến 14, 14C và tuyến 28, trong đó tuyến 28 đi Di Linh, Lâm Đồng hiện đang được nâng cấp. Đây sẽ là điều kiện rất thuận tiện cho việc kết nối các tuyến du lịch của Đăk Nông với Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Hệ thống đường bộ của Đăk Nông hiện bao gồm 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 311km, phần lớn đã được trải nhựa, chỉ còn 91km đường đất, cấp phối đang và sẽ được nâng cấp, trải nhựa và mở rộng. Các tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh hiện nay là:

- Quốc lộ 14: đoạn chạy qua tỉnh dài 155km, tuyến đường này cắt hầu hết các huyện trong tỉnh và là tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh cũng đồng thời là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng nhất của Đăk Nông. Phía Bắc đường 14 nối với Đăk Lăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 15km, phía Nam tuyến nối với Bình Phước, chạy qua địa danh nổi tiếng Sóc Bombo.

- Tuyến 14C: đây chính là tuyến đường Hồ Chí Minh đang được xây dựng, đoạn qua Đăk Nông dài 98km, chạy qua các huyện Cư Jút, Đăk Mil, Đăk Song và Đăk R'lấp. Trước đây tuyến đường này chủ yếu phục vụ mục tiêu quốc phòng vì vậy chỉ là tuyến đường đất, cấp phối. Nay với dự án đường Hồ Chí Minh, tuyến đường này sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của địa phương cũng như các tỉnh khác trên toàn tuyến.

- Quốc lộ 28: là tuyến quốc lộ nối Đăk Nông với Lâm Đồng, qua đó tới các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Đoạn quốc lộ 28 trên địa bàn Đăk Nông dài 58km. Việc nâng cấp, mở rộng, trải nhựa tuyến quốc lộ gần như đã được hoàn tất. Đó sẽ là một trong những thuận lợi lớn nhằm khai thác thị trường khách du lịch của thành phố Đà Lạt, cũng như thu hút khách du lịch tới Đà Lạt đi tiếp sang Đăk Nông. Quốc lộ 28, đoạn từ Gia Nghĩa tới Đà Lạt cũng là chặng cuối của "Con đường xanh Tây Nguyên" - một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn của Tây Nguyên cũng như của Việt Nam.

Cho tới hiện nay toàn tỉnh Đăk Nông có 310,6km tỉnh lộ, 275,5km đường huyện, 2467,6km đường xã và 40,5 km đường đô thị. Cho tới nay, toàn bộ các xã của Đăk Nông đã có đường giao thông. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là đường đất, mới chỉ khoảng 17,6% được trải nhựa và bê tông hóa, chủ yếu vẫn là các đoạn đi qua trung tâm huyện, xã. Các tuyến liên xã, liên thôn chủ yếu là đường đất, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa của các huyện Đăk Glong, Đăk R’Lấp, Krông Nô, giao thông về mùa lũ còn rất nhiều khó khăn.

3.1.2. Hệ thống giao thông đường sông: Mặc dù có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc với hai hệ thống sông chính là Sêrêpốc và sông Đồng Nai, tuy nhiên do địa hình phức tạp, nhiều thác gềnh, nên không thuận tiện cho giao thông đường thủy.

3.1.3. Hệ thống giao thông đường hàng không: Với khoảng cách tương đối gần tới các sân bay dân dụng của Đăk Lăk và Liên Khương (Đà Lạt), khách du lịch hiện có thể tới Đăk Nông bằng đường hàng không tương đối thuận tiện. Trong tương lai, sân bay Nhân Cơ có thể được cải tạo trở thành sân bay taxi, phục vụ các trường hợp khẩn cấp, hoặc để đón các đoàn khách cao cấp.

3.1.4. Giao thông đường sắt: Hiện nay chưa có tuyến đường sắt tới Đăk Nông, tuy nhiên với sự hình thành và phát triển của chương trình khai thác Bô-xít, tuyến đường sắt Gia Nghĩa - Thị Vải khi được xây dựng sẽ là một đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.

3.2. Hệ thống cấp điện: Nguồn điện chủ yếu hiện nay phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Đăk Nông là từ lưới điện quốc gia. Tuyến 500KV chạy dọc xuyên toàn tỉnh. Đăk Nông hiện đã có 1 trạm 110KV-16MVA. Tuy nhiên do là tỉnh nghèo, vừa tái lập, còn nhiều khó khăn nên công nghiệp còn chưa phát triển, phụ tải hiện nay chủ yếu mới là điện sinh hoạt. Hiện tại 100% xã trên toàn tỉnh có điện lưới quốc gia.

3.3. Hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường:

Việc cung cấp nước: nguồn nước ngọt phong phú của Đăk Nông là thuận lợi lớn so với các địa phương khác của Tây Nguyên. Với hệ thống sông suối khá dày đặc và ở vị trí đầu nguồn bên cạnh hồ nhân tạo được quan tâm xây dựng nên có tác dụng điều hoà để có trữ lượng nguồn nước mặt khá dồi dào, ổn định đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Hiện toàn tỉnh có 3 đô thị được cấp nước sạch là thị xã Gia Nghĩa (công suất 720m3/ngày đêm) chủ yếu cấp nước cho khu vực nội thị, thị trấn Krông Nô (công suất 500m3/ngày đêm) và thị trấn Đăk Mil (công suất 300m3/ngày đêm). Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch còn thấp, mới chiếm khoảng 40%. Việc cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn chủ yếu là từ các giếng khoan, giếng đào, các bể chứa nước mưa.

Việc thu gom, xử lý nước thải, chất thải hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên để có thể phát triển mạnh du lịch, trong tương lai gần cần đặc biệt chú trọng công tác này nhằm tạo điều kiện quảng bá du lịch Đăk Nông "sinh thái - xanh - sạch" đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như điều kiện sinh hoạt của người dân.

3.4. Hệ thống bưu chính viễn thông: Đến nay, 100% số xã có điện thoại, số lượng thuê bao liên tục tăng qua các năm, đạt 13.703 (2004), bình quân 3,45 máy/100 dân. Do điều kiện địa hình phức tạp, việc phủ sóng di động tới nhiều khu vực còn khó khăn. Internet mặc dù là phương thức liên lạc, truyền thông tin, dữ liệu tương đối xa lạ với nhiều tỉnh đồng bằng, đã bước đầu khai thác có hiệu quả tại Đăk Nông.

3.5. Các kế hoạch phát triển hạ tầng tỉnh Đăk Nông: Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, mạng lưới giao thông của tỉnh sẽ được cải thiện rõ rệt thông qua việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 14 theo dự án xa lộ Bắc Nam, đầu tư nhựa hoá toàn bộ đường tỉnh lộ, huyện lộ với quy mô đường cấp 4, tất cả các xã có đường giao thông thông suốt cả 2 mùa cho xe cơ giới, đường đến trung tâm xã và đoạn qua trung tâm xã được trải nhựa; từng bước cải tạo đường băng, sân đỗ và nhà ga sân bay Nhân Cơ để đưa vào khai thác phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá; triển khai tuyến đường sắt nối Đăk Nông - Chơn Thành - Dĩ An; đầu tư mở rộng mạng lưới điện, phấn đấu đến 2020 có 100% số hộ được sử dụng điện; đến năm 2010 đảm bảo 85% dân số dùng nước sạch và giải quyết cơ bản nước sạch cho dân cư nông thôn; phấn đấu 100% xã có bưu cục.

CHƯƠNG II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THẾ GIỚI, KHU VỰC, VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐĂK NÔNG.

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao, năm 2002 toàn ngành đã đón 2,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và được chọn là một trong 10 sự kiện kinh tế nổi bật của năm, lượng khách du lịch nội địa tăng 11,6% so với năm trước và đạt con số 13 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 23.500 tỷ đồng tăng 14,6% so với năm 2001. Năm 2003 mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch SARS nhưng nước ta đã có các giải pháp kiềm chế nạn dịch và đến năm 2004 đón được 2,94 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 14,5 triệu lượt khách du lịch nội địa, thu nhập du lịch đạt 26.000 tỷ đồng.

Năm 2005, toàn ngành đón 3,2 triệu lượt khách quốc tế, 15 triệu lượt khách nội địa địa, thu nhập du lịch: 30.000 tỷ đồng.

Với lợi thế về vị trí địa lý, vai trò và vị thế của mình trong các chương trình hợp tác ở khu vực liên quan đến lĩnh vực du lịch như dự án phát triển đường bộ, đường sắt xuyên á, dự án phát triển tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, dự án phát triển du lịch hành lang Đông Tây... trong những năm tới du lịch Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập của khu vực và thế giới.

Du lịch tỉnh Đăk Nông thời gian qua đã có những bước phát triển khả quan nhưng tốc độ phát triển còn chậm, so với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên như Đăk Lăk, Lâm Đồng... lượng khách đến Đăk Nông còn khiêm tốn. Tuy vậy, là tỉnh có những lợi thế về hệ thống giao thông, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên du lịch còn giữ được nguyên vẹn và được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Đăk Nông đứng trước những cơ hội rất thuận lợi để phát triển du lịch.

II. VỊ TRÍ, QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.

1. Các nhận định tổng quát:

Đăk Nông là tỉnh được thành lập từ tháng 01 năm 2004, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp với Camphuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên 6.514,38 km2, có 7 huyện, dân số 400.000 người gồm 31 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc thiểu số có 135.222 người. Thiên nhiên ưu đãi cho Đăk Nông nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, khoáng sản, tài nguyên thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế trong đó có du lịch.

Với vị trí địa lý thuận lợi, với nguồn tiềm năng đa dạng và phong phú, Đăk Nông có điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp nhiều thành phần, trong đó du lịch là một ngành kinh tế có triển vọng phát triển lớn và hứa hẹn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Việc phát triển du lịch Đăk Nông là phù hợp với trào lưu của du lịch thế giới, với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, trong đó Đăk Nông được xác định là một điểm du lịch quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của quốc gia, cần được ưu tiên đầu tư phát triển.

2. Vị trí của du lịch Đăk Nông trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước:

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 đã xác định Đăk Nông nằm trong không gian Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên. Vị trí của Đăk Nông trong phát triển du lịch của ngành du lịch nói chung, Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên nói riêng ngày càng được nâng cao. Từ Đăk Nông du khách cũng có thể đi thăm thành phố Hồ Chí Minh, nối tour đi thăm các điểm du lịch khác trong cả nước cũng như đón khách từ các tỉnh về.

3. Vị trí của du lịch Đăk Nông trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo số liệu của Cục Thống kê Đăk Nông năm 2000, các ngành Nông Lâm Ngư nghiệp chiếm đến 85% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong khi ngành Dịch vụ mới chỉ chiếm 8,93% thì đến năm 2005 cơ cấu trên đã thay đổi: tỷ trọng ngành Nông, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp giảm xuống còn 59,7%; các ngành Dịch vụ đã tăng lên 23%. Với sự đầu tư đồng bộ cho ngành du lịch, Đăk Nông sẽ thu hút được nhiều hơn nữa khách du lịch trong và ngoài nước, tăng thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

III. NHỮNG QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.

1. Quan điểm phát triển:

1.1. Phát triển du lịch Đăk Nông phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh khác: Là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch Đăk Nông cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh thuộc tiểu vùng du lịch Tây Nguyên, đặc biệt với các địa phương như Đăk Lăk, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để có được nguồn khách thường xuyên và ổn định.

1.2. Quan điểm phát triển du lịch bền vững: Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt hơn.

Quy hoạch du lịch cũng phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hoá xã hội của địa phương.

1.3. Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và mang tính xã hội hoá cao: Phải có nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành, từ đó có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người dân Đăk Nông. Có như thế mới thúc đẩy được du lịch Đăk Nông phát triển và đạt được những mục tiêu đề ra.

1.4. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội: Phát triển du lịch phải luôn dựa trên phương châm bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội, quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, trong đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý phát triển du lịch, trong thiết kế quy hoạch không gian du lịch, trong việc phân tích đánh giá thị trường và định hướng tiếp thị...

2. Những mục tiêu phát triển:

2.1. Mục tiêu tổng quát: Quán triệt quan điểm nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX "Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cao cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước".

2.2. Mục tiêu cụ thể: Nhằm phát triển một ngành kinh tế du lịch đủ mạnh và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những mục tiêu chiến lược mà ngành du lịch Đăk Nông cần đạt được như sau:

2.2.1. Mục tiêu kinh tế: Phát triển một ngành kinh tế du lịch năng động, nâng cao mức đóng góp vào thu nhập của địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện cán cân thanh toán bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển, đưa du lịch trở thành một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ - thương mại - du lịch.

Các chỉ tiêu phát triển du lịch (phương án chọn):

+ Khách du lịch:

* Quốc tế:

Năm

2010:

8.000 lượt khách.

 

Năm

2020:

40.000 lượt khách.

* Nội địa:

Năm

2010:

192.000 lượt khách.

 

Năm

2020:

580.000 lượt khách.

+ Thu nhập xã hội từ du lịch (giá cố định):

 

Năm

2010:

42,26 tỷ đồng VN.

 

Năm

2020:

369,05 tỷ đồng VN.

+ Tỷ trọng GDP du lịch trong GDP của tỉnh:

 

Năm

2010:

0,94%.

 

Năm

2020:

2,72%.

2.2.2. Mục tiêu về văn hoá xã hội: Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút du khách chính là nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Do vậy quy hoạch phát triển du lịch phải mang được nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc.

Mặt khác mục tiêu xã hội của việc phát triển du lịch Đăk Nông là nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

2.2.3. Mục tiêu về môi trường: Phát triển du lịch cần gắn với việc tôn tạo và giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường (kể cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường nhân văn).

3. Các chiến lược phát triển du lịch:

3.1. Chiến lược về sản phẩm du lịch:

3.1.1. Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng: mang bản sắc dân tộc, đặc biệt là các truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, những phong tục, tập quán... để thu hút khách du lịch quốc tế, tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Ngoài các di tích lịch sử văn hoá đặc sắc, Đăk Nông còn có thế mạnh về các thắng cảnh, hệ sinh thái rừng nhiệt đới...

3.1.2. Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề: Chính là việc khai thác các tiềm năng du lịch một cách hợp lý, có quy hoạch cụ thể đối với từng loại tài nguyên du lịch khác nhau. Từ đó có kế hoạch xây dựng và phát triển các loại hình như tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghiên cứu theo các chủ đề như thủ công mỹ nghệ, làng nghề, lễ hội...

3.1.3. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch: Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Đối với Đăk Nông hiện nay vấn đề tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm du lịch đang là vấn đề mang tính cấp thiết.

3.2. Chiến lược thị trường: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của du lịch Đăk Nông, qua đó củng cố và phát triển thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược về sản phẩm và các chiến lược phát triển khác. Việc nghiên cứu xây dựng chiến lược thị trường của Đăk Nông phải coi trọng yếu tố quốc gia và phù hợp với quy hoạch tổng thể của ngành.

3.3. Chiến lược về đầu tư: Trên cơ sở quy hoạch cụ thể, cần xác lập những cơ chế phù hợp khuyến khích cả đầu tư nước ngoài và trong nước (cả khu vực Nhà nước và tư nhân) cũng như danh mục các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch để nhanh chóng phát triển các dự án du lịch. Cần xác định rõ chiến lược đầu tư cụ thể cho từng giai đoạn, cho từng khu vực ưu tiên đầu tư.

3.4. Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch: Một chiến lược quan trọng là coi trọng chất lượng dịch vụ trong mọi phương diện như thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi của sản phẩm du lịch và khả năng sẵn sàng phục vụ nhanh. Phải coi chất lượng dịch vụ là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định thành công của du lịch.

3.5. Chiến lược đào tạo và giáo dục du lịch: Nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Cần phải quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu nước mắt và lâu dài dưới nhiều hình thức như tại chỗ, chính quy ở trong nước và nước ngoài. Đối với lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn, quản lý cần đào tạo ở cả ba cấp học: sơ cấp, trung cấp và đại học, coi trọng đào tạo nhân viên kỹ thuật, nghề bậc cao trong các khâu dịch vụ chủ yếu.

3.6. Chiến lược về giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường thiên nhiên và nhân văn: Có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn để xác định các khu vực cần bảo vệ như các khu di tích lịch sử, danh thắng..., các khu dự trữ đất đai, các khu vực cần phục hồi trong thời gian trung hạn và dài hạn. Đối với môi trường nhân văn, cần phải đẩy mạnh giáo dục du lịch toàn dân để tạo môi trường xã hội tốt cho du lịch. Đồng thời phải có những quy định có tính pháp lý để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, ngăn ngừa những xâm nhập của các yếu tố văn hoá tiêu cực.

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.

1. Định hướng phát triển theo ngành.

1.1. Định hướng chung: Ngành du lịch Đăk Nông có điều kiện phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Phát triển ngành du lịch Đăk Nông trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài phải dựa trên những định hướng phát triển chính:

- Đa dạng hoá các loại hình du lịch. Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại...

- Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ khăng khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.

1.2. Luận chứng các phương án phát triển:

1.2.1. Cơ sở để đưa ra các phương án: Dự báo mức độ tăng trưởng của ngành du lịch Đăk Nông trong những năm tới được dựa trên những căn cứ:

- Chiến lược phát triển của Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt tháng 7 năm 2002.

- Đề án: “Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực Miền Trung - Tây Nguyên” đã được phê duyệt tại Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg , ngày 04/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Nông đến năm 2020, trong đó Du lịch và các ngành dịch vụ chiếm vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cụ thể tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP (theo giá hiện hành) lên 29,2% năm 2010 và 33,4% năm 2020.

- Tiềm năng du lịch và các nguồn lực khác của tỉnh.

- Hiện trạng tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Đăk Nông, đến vùng Tây Nguyên và cả nước; hiện trạng phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Đăk Nông.

- Nhu cầu của dòng khách du lịch nội địa trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, từng bước được nâng cao.

Dự báo mức tăng trưởng của du lịch Đăk Nông được tính theo 2 phương án:

* Phương án I: Phương án này được tính toán cao hơn tốc độ phát triển như hiện nay của ngành du lịch Đăk Nông, đồng thời dựa trên định hướng phát triển du lịch của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên đến năm 2010 và phương án I phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo phương án I du lịch Đăk Nông đón được 8 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, 52 ngàn lượt khách du lịch nội địa, 140 ngàn lượt khách không lưu trú vào năm 2010; thu nhập du lịch đạt 43,26 tỷ đồng, GDP du lịch chiếm 0,94% tổng GDP của tỉnh. Năm 2015 đón 20 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, 150 lượt khách du lịch nội địa và 180 ngàn lượt khách không lưu trú, thu nhập du lịch đạt 123,09 tỷ đồng, GDP du lịch chiếm tỷ trọng 1,58% tổng GDP của tỉnh. Năm 2020 đón 40 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, 350 lượt khách du lịch nội địa và 230 ngàn lượt khách không lưu trú, thu nhập du lịch đạt 369,05 tỷ đồng, GDP du lịch chiếm tỷ trọng 2,72% tổng GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch giai đoạn đến 2010 đạt bình quân 32,6%/ năm, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 23,6%/năm.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn đến 2010 là 184 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2020 là 1.308 tỷ đồng.

Phương án này phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được hai yêu cầu lớn là phù hợp với định hướng phát triển du lịch của cả nước, cũng như với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2020.

* Phương án II: Được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn phương án I và dựa trên phương án cao phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thời kỳ 2004 - 2010 - tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu vui chơi - giải trí - thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v... cũng như tạo những cơ chế phù hợp cho du lịch phát triển, tăng cường tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản lý ngành.

Theo tính toán với phương án này các chỉ tiêu của du lịch Đăk Nông vào năm 2005 không có sự khác biệt so với phương án I, nhưng đến các giai đoạn sau có sự bứt phá rõ rệt: năm 2010 đón được 10 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, 60 ngàn lượt khách du lịch nội địa, 150 ngàn lượt khách không lưu trú; thu nhập du lịch đạt 50,644 tỷ đồng và đưa tỷ trọng của GDP du lịch lên 1,10% tổng GDP của tỉnh. Năm 2015 đón 25 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, 165 lượt khách du lịch nội địa 210 ngàn lượt khách không lưu trú, thu nhập du lịch đạt 142,643 tỷ đồng, GDP du lịch chiếm tỷ trọng 1,86% tổng GDP của tỉnh. Năm 2020 đón 55 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, 400 lượt khách du lịch nội địa 270 ngàn lượt khách không lưu trú, thu nhập du lịch đạt 453,20 tỷ đồng, GDP du lịch chiếm tỷ trọng 3,34% tổng GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch giai đoạn đến 2010 đạt bình quân 36,7%/ năm, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 24,2%/năm.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn đến 2010 là 217,8 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2020 là 1.617,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó du lịch phát triển tạo nhiều công ăn việc làm, phát triển thêm các công trình du lịch, tài nguyên du lịch được tôn tạo, bảo vệ và khai thác hợp lý, sản phẩm du lịch phong phú đa dạng có sức cuốn hút không chỉ đối với khách du lịch trong nước mà cả quốc tế.

1.2.2. Lựa chọn phương án: So sánh giữa 2 phương án cho thấy phương án II có tốc độ tăng về lượng khách thu thập du lịch và tỷ trọng GDP cao hơn so với phương án I. Nhưng phương án này đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn và có những cơ chế thích hợp cho sự phát triển du lịch. Phương án I có nhịp độ tăng trưởng thấp hơn, đòi hỏi vốn đầu tư ít hơn và khả năng đạt các chỉ tiêu là tương đối hiện thực. Trong hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư và các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch nên Du lịch Đăk Nông lựa chọn phương án I làm mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, phương án II được coi là phương án dự trữ cho trường hợp Du lịch Đăk Nông được đầu tư đồng bộ và tạo các điều kiện thuận lợi hơn để phát triển.

1.3. Các chỉ tiêu cụ thể:

1.3.1. Khách du lịch: Khách du lịch quốc tế đến Đăk Nông chủ yếu là theo đường bộ thông qua thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm phân phối khách lớn nhất của cả nước và từ tỉnh bạn Đăk Lăk. Giai đoạn đến 2005, do chưa được đầu tư tạo sự hấp dẫn đặc biệt nên lượng khách du lịch quốc tế đến Đăk Nông chưa có đột biến lớn và dự kiến đạt con số 3.000 lượt, năm 2010 đạt 8.000 lượt, từ sau năm 2010 do có sự đầu tư đồng bộ cho ngành du lịch nên lượng khách mới đạt con số 20.000 vào năm 2015 và 40 ngàn lượt vào năm 2020.

Khách du lịch nội địa đến Đăk Nông chủ yếu là từ các tỉnh lân cận với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, tham gia vào các lễ hội, công vụ v.v... Dự kiến năm 2005 Đăk Nông đón được khoảng 117 ngàn lượt nội địa trong đó có 17 ngàn lượt khách lưu trú, năm 2010 đạt khoảng 192 ngàn (52 ngàn khách lưu trú, chiếm tỷ lệ 27,08%) và đến năm 2020 là 580 ngàn khách nội địa (350 ngàn lượt khách lưu trú, chiếm tỷ lệ 60,3%).

Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch ở Đăk Nông tương đối thấp (1,6 ngày đối với khách du lịch quốc tế và 1,2 ngày đối với khách du lịch nội địa). Để tăng các khoản thu của khách du lịch thì một trong những hướng tiếp cận tốt nhất là đa dạng hoá các sản phẩm du lịch kéo dài ngày lưu trú.

Do có giao thông liên tỉnh tương đối hoàn thiện nên hàng năm Đăk Nông đón một lượng lớn khách du lịch dừng chân và khách tham quan trong ngày tương đối lớn (gọi chung là khách không lưu trú). Tính toán dự báo lượng khách du lịch của tỉnh cần tính đến đối tượng khách này nhằm bổ sung vào thu nhập du lịch và có sự đầu tư tốt hơn vào các cơ sở dịch vụ.

Bảng 3: Dự báo khách du lịch đến Đăk Nông thời kỳ 2010 - 2020 (Phương án I)

Đối tượng khách

Hạng mục

2010

2020

Khách quốc tế

Tổng số lượt khách (ngàn)

8,0

40,0

Ngày lưu trú trung bình

2,2

3,0

Tổng số ngày khách (ngàn)

17,6

120,0

Tổng số lượt khách (ngàn)

52,0

350,0

Khách nội địa

Ngày lưu trú trung bình

1,8

2,2

Tổng số ngày khách (ngàn)

93,6

770,0

Khách không lưu trú

(cả quốc tế và nội địa - ngàn người)

140,0

230,0

Tổng lượt khách (ngàn)

200,0

620,0

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

1. 3.2. Thu nhập du lịch:

Bảng 4: Dự báo thu nhập du lịch của Đăk Nông thời kỳ 2010 - 2020 (Phương án I)

Loại thu nhập

2010

2020

Triệu USD

Tỷ VND

Triệu USD

Tỷ VND

Từ khách quốc tế

Từ khách nội địa

Từ khách không LT

1,408

1,685

0,840

15,448

18,533

9,240

12,000

19,250

2,300

132,000

211,750

25,300

Tổng cộng

3,933

43,261

33,550

369,050

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

Trong những năm tới cần thu hút và tạo điều kiện cho khách chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm hàng lưu niệm (một thế mạnh của Đăk Nông), vào vận chuyển du lịch và sử dụng các dịch vụ bổ sung khác. Muốn vậy cần đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất và bán hàng lưu niệm, các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách và lưu giữ khách dài ngày hơn.

Bảng 5: Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Đăk Nông giai đoạn 2010 - 2020 (phương án I)

Loại dịch vụ

2010

2020

Loại dịch vụ

Tỷ lệ (%)

Giá trị

(triệu USD)

Tỷ lệ (%)

Giá trị

(triệu USD)

Ăn uống

Lưu trú

Vận chuyển

Mua sắm

Dịch vụ khác

21,0

23,0

6,0

8,0

42,0

826

905

236

315

1,652

18,0

20,0

12,0

14,0

36,0

6,039

6,710

4,026

4,697

12,078

Tổng cộng

100,0

3,933

100,0

33,550

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

1.3.3. Giá trị GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư: Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng doanh thu xã hội từ du lịch như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian, khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của Đắk Nông theo các phương án được trình bày ở các bảng 6.

Về nhu cầu vốn đầu tư: Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Đăk Nông thời kỳ 2005 - 2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao, phương tiện vận chuyển khách du lịch, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v... giữ vai trò hết sức quan trọng.

Bảng 6: Dự báo chỉ tiêu GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Đăk Nông thời kỳ 2010 - 2020 (phương án I)

(Tính theo giá cố định năm 1994: 1USD = 11.000 đồng VN)

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2010

2020

1. Tổng thu nhập du lịch của tỉnh Đăk Nông.

Tỷ đồng VN

Triệu USD

43,261

3,933

369,050

33,550

2. Tổng GDP ngành du lịch của tỉnh Đăk Nông.

Tỷ đồng VN

Triệu USD

30,994

2,817

258,665

23,515

3. Tỷ lệ GDP du lịch của Đăk Nông/ tổng GDP của tỉnh.

%

0,94

2,72

4. Hệ số đầu tư ICOR chung của cả nước.

Lần

4,0

4,0

5. Hệ số đầu tư ICOR cho du lịch tỉnh Đăk Nông.

-

4,5

4,0

6. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Đăk Nông.

Tỷ VN đồng

(giá HH)

Triệu USD

184,046

11,65

1.308,073

82,79

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch

Thời kỳ 2011 - 2020 Du lịch Đăk Nông cần được đầu tư 82,79 triệu USD. Như vậy thời kỳ 2005 - 2020 ngành du lịch Đăk Nông phải đầu tư khoảng 94,44 triệu USD, đây là một số lượng vốn không nhỏ đối với một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như Đăk Nông. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, cho công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch của tỉnh, cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch... Còn vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn - nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác thì phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết v.v... cơ cấu nguồn vốn được tính toán ở bảng 7.

Bảng 7: Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Đăk Nông thời kỳ 2010 - 2020 (Phương án I)

Nguồn vốn

Đến 2010

2010 - 2020

Tỷ lệ %

Giá trị

Tỷ lệ %

Giá trị

1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước

2. Vốn huy động của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.

3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

4. Các nguồn khác

28,0

50,0

15,0

7,0

3,26

5,82

1,75

0,82

25,0

55,0

17,0

3,0

20,70

45,53

14,07

2,48

Tổng cộng

100

11,65

100

82,79

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch

1.3.4. Nhu cầu phòng lưu trú: Dự kiến giai đoạn 2005 - 2010 ngày lưu trú trung bình của cả khách quốc tế là 2,2 ngày và khách du lịch nội địa là 1,8 ngày. Giai đoạn 2011 - 2020 các chỉ tiêu tương ứng trên là 3,0 ngày và 2,2 ngày. Công suất sử dụng phòng trung bình năm hiện nay của hệ thống khách sạn ở Đăk Nông nói chung còn thấp và chỉ đạt xấp xỉ 34% năm 2004. Dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình năm sẽ đạt 55% vào năm 2005; 60% vào năm 2010 và 65% vào năm 2020.

Căn cứ vào đặc điểm của tỉnh, dự báo hệ số sử dụng chung phòng của khách du lịch quốc tế giai đoạn đến 2010 là 1,8 giai đoạn đến 2020 là 1,6, hệ số sử dụng chung phòng của khách du lịch nội địa cho các thời kỳ tương ứng là 2,0 và 1,8 Theo phân tích và tính toán như trên, dự báo nhu cầu khách sạn của Đăk Nông thời kỳ 2005 - 2020 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 8: Dự báo nhu cầu phòng lưu trú của Đăk Nông thời kỳ 2010 - 2020

Đơn vị tính: phòng

Nhu cầu phòng lưu trú

2010

2020

Số lượng

Công suất sử dụng phòng bình quân (%)

285

55,0

2.120

65,0

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

1.3.5. Nhu cầu lao động: Chỉ tiêu lao động bình quân trên 1 phòng lưu trú ở Đắk Nông còn rất thấp trong khi đó trung bình của cả nước là 1,8 lao động/1phòng lưu trú, lý do chính là chưa có số liệu đầy đủ về lực lượng lao động trong các cơ sở lưu trú, mặt khác do hệ thống cơ sơ lưu trú của tỉnh chủ yếu là các nhà nghỉ của các hộ kinh doanh cá thể, nên các lao động kiêm nhiệm nhiều công việc, mặt khác điều này cũng cho thấy các dịch vụ ở Đăk Nông còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ chưa cao. Để tăng cường các dịch vụ bổ sung, cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch trong thời gian tới, một yếu tố rất quan trọng là đầu tư cho con người để theo kịp với mức trung bình của cả nước. Căn cứ vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng lưu trú của cả nước dự kiến giai đoạn đến năm 2010 chỉ tiêu lao động của Đăk Nông sẽ đạt 1,5 lao động trực tiếp/1 phòng lưu trú; 1 lao động trực tiếp trong du lịch sẽ kèm theo 1,8 lao động gián tiếp. Giai đoạn đến 2020 đạt 1,8 lao động/1 phòng lưu trú; một lao động trực tiếp kèm theo 2,0 lao động gián tiếp. Như vậy các tính toán về nhu cầu lao động trong du lịch của Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2020 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 9: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Đăk Nông thời kỳ 2010 - 2020

Đơn vị: Người

Loại lao động

2010

2020

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

420

720

3.710

6.750

Tổng cộng:

1.140

10.460

Nguồn : Viện NCPT Du lịch.

2. Định hướng về tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch.

2.1. Những định hướng chính: Những định hướng chính phát triển du lịch Đăk

Nông bao gồm :

- Phát triển ngành du lịch theo chủ trương, chính sách của Nhà nước, đưa Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đạt hiệu quả kinh tế cao, hỗ trợ và kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.

- Phát triển ngành du lịch cần đảm bảo tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng, ổn định và có hiệu quả, trong đó kinh tế du lịch Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và điều tiết các hoạt động du lịch. Chú trọng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đảm bảo được sự phát triển bền vững và kinh doanh có hiệu quả.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phát huy truyền thống văn hóa, giữ gìn các bản sắc dân tộc, đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển du lịch bền vững.

2.2. Tổ chức doanh nghiệp Nhà nước về du lịch: Hiện nay, có 01 doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh tham gia vào các hoạt động du lịch. Cần đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, cơ chế chính sách quản lý nhằm nâng cao khả năng phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh du lịch. Việc tổ chức doanh nghiệp Nhà nước về du lịch cần đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ điều kiện và trình độ quản lý để tham gia các liên doanh nước ngoài. Các dự án quy mô nhỏ có thể được thực hiện thông qua liên doanh với các tổ chức doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh hoặc với các tỉnh khác.

2.3. Tổ chức ngành nghề kinh doanh du lịch: Điều 38 Luật Du lịch quy định các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có : Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh lưu trú du lịch; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch ; Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.

Hiện nay du lịch Đắk Nông mới chỉ tổ chức được loại hình kinh doanh lưu trú, còn các loại hình kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách mức độ khai thác kinh doanh vẫn còn nhiều hạn chế, riêng loại hình kinh doanh dịch vụ khác và kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch hiện nay hầu như chưa phát triển.

2.4. Định hướng về tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch: Sở Thương mại - Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Tổng cục Du lịch, của Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành có liên quan, Sở Thương mại - Du lịch soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn... đối với từng đối tượng quản lý, đối với từng loại hình hoạt động. Các văn bản soạn thảo sau khi được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được phổ biến rộng rãi tới các ban, ngành và các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch để thực hiện. Sở Thương mại - Du lịch sẽ tiến hành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành trên cơ sở các văn bản cụ thể đó.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, do đó cần có sự thống nhất phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp, ban, ngành của tỉnh với Sở Thương mại - Du lịch để đảm bảo việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch có hiệu quả, ngăn ngừa được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đến đạo đức và nếp sống lành mạnh của người dân địa phương. Mô hình Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh với sự tham gia của các cơ quan hữu quan dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh cần phải có để nâng cao hiệu quả quản lý.

2.5. Định hướng phát triển các loại hình du lịch: Những loại hình du lịch chủ yếu của Đắk Nông có thể tổ chức được bao gồm : Du lịch nghỉ dưỡng núi; Du lịch tham quan, nghiên cứu; Du lịch sinh thái; Du lịch thể thao, mạo hiểm; Du lịch hội nghị, hội thảo và Du lịch văn hoá (du lịch gắn với việc tìm hiểu các giá trị văn hoá hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hoá).

Để giải quyết vấn đề trên cần phải thực hiện 2 biện pháp chủ yếu sau :

- Chú trọng đầu tư, khắc phục những hạn chế về tài nguyên để mở rộng quy mô và nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch chủ yếu hiện có của tỉnh.

- Hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong vùng, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Bình Thuận, Lâm Đồng... để khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch rất phong phú ở những lãnh thổ này nhằm phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch.

2.6. Định hướng về đa dạng hóa các sản phẩm du lịch: Một số hướng cơ bản để đa dạng hoá sản phẩm du lịch gồm:

- Xây dựng một kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm du lịch của các địa phương khác.

- Tiến hành nhanh chóng việc đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng.

- Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng với nhiều loại hình và nhiều điểm vui chơi giải trí. Ở mỗi điểm vui chơi giải trí, cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lặp trong thiết kế và các hình thức vui chơi giải trí.

- Quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình biểu diễn độc đáo, đặc sắc mang tính nghệ thuật và dân tộc cao.

- Phân loại, hệ thống hóa và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh để có thể phục vụ khách du lịch và có chính sách xúc tiến, quảng cáo đối với loại sản phẩm này.

- Quy hoạch và đầu tư cho các làng nghề truyền thống phục vụ khách du lịch. Cần đặc biệt lưu ý đến quyền lợi của người dân địa phương để họ có thể yên tâm đầu tư thời gian và công sức tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo.

2.7. Định hướng về tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng cáo: Các nguồn thông tin chính thức được phát hành còn chưa đầy đủ. Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Đăk Nông, trong thời gian tới phải đầu tư vào công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo, bao gồm :

- Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Đăk Nông để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan, tài nguyên du lịch Đăk Nông.

- Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội...

- Tận dụng các cơ hội để tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch Đăk Nông.

2.8. Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp nên chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của ngành du lịch Đăk Nông chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo lại, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên, cụ thể:

- Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể cán bộ nhân viên và lao động hiện đang làm việc trong ngành du lịch của tỉnh để từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành.

- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch Đăk Nông ở các cấp trình độ khác nhau.

- Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ đi đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển, nhất là với ASEAN.

3. Định hướng phát triển không gian du lịch :

3.1. Tổ chức không gian du lịch: Phát triển không gian du lịch Đăk Nông trước hết căn cứ vào vị trí chức năng du lịch của tỉnh đối với tiểu vùng du lịch Tây Nguyên và tiếp đến là mối quan hệ với trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, cũng như trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, các địa phương trong vùng Du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, các tỉnh Đông Bắc Campuchia và Đông Nam Lào. Bên cạnh đó, không gian du lịch cũng phải phù hợp với không gian phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh đến năm 2010 vì hoạt động du lịch luôn đan xen với các ngành dịch vụ khác và là yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.

3.1.1. Trung tâm phát triển du lịch: Quy hoạch phát triển không gian du lịch Đăk Nông lấy đô thị Gia Nghĩa làm trọng tâm phát triển khu vực phía Nam và là Trung tâm du lịch chính, là động lực đầu tàu phát triển du lịch của cả tỉnh. Trung tâm du lịch Gia Nghĩa là điểm dừng quan trọng trên hành lang du lịch Tây Nguyên và là điểm đầu mối của các hoạt động du lịch nội tỉnh, là nơi điều hành mọi hoạt động du lịch của toàn tỉnh.

Đăk Nông nơi có hệ thống giao thông thuận lợi, có nguồn tài nguyên du lịch tương đối phong phú sẽ là trọng tâm phát triển du lịch ở khu vực trung tâm tỉnh. Từ đô thị Đắk Nông có thể là đầu mối các hoạt động du lịch ở khu vực tập trung tài nguyên du lịch của các huyện Đăk R'lấp, Gia Nghĩa, Đăk Song. Thị trấn Ea T'Ling, điểm dân cư lớn ở phía Đông Bắc, nằm trên trục đường 14 liên hệ thuận tiện với Buôn Ma Thuột và Vườn Quốc gia Yok Đôn cũng là khu vực tập trung nhiều tài nguyên du lịch có điều kiện để trở thành trọng tâm du lịch ở khu vực Đông Bắc tỉnh.

3.1.2. Không gian thuận lợi phát triển du lịch: Các trục không gian thuận lợi phát triển du lịch là hành lang nối các trọng tâm du lịch, dựa theo các trục đường quốc lộ: 14; 14C và 28 trong đó trục không gian từ Buôn Ma Thuột qua Đăk Mil, Gia Nghĩa và xuống Bình Phước là trục không gian phát triển chủ đạo. Ngoài ra, trục không gian du lịch từ đô thị Gia Nghĩa theo Quốc lộ 28 tới Di Linh, Lâm Đồng cũng có vị trí rất quan trọng. Ngoài ra, trong tương lai, khi giai đoạn 2 đường Hồ Chí Minh hoàn tất và cửa khẩu Bu Prăng (huyện Đăk R'Lấp) được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế sang Campuchia thì không gian du lịch bao trùm khu vực cửa khẩu, huyện lỵ Đăk Búk So và các một số tài nguyên du lịch quan trọng của khu vực sẽ là một không gian thuận lợi phát triển du lịch quan trọng nữa của Đăk Nông.

3.1.3. Không gian ưu tiên phát triển du lịch: Nằm trong không gian thuận lợi nhưng có nhiều ưu thế về tài nguyên du lịch và kết cấu hạ tầng đảm bảo là tiền đề cho sự nghiệp phát triển du lịch khu vực. Vì vậy, không gian ưu tiên phát triển du lịch ngoài không gian ở các trọng tâm du lịch còn có không gian ở các điểm tài nguyên du lịch có giá trị nhưng nằm riêng rẽ bảo đảm nếu đầu tư khai thác sẽ thu hút khách du lịch và mang lại hiệu quả nhất định.

Du lịch tỉnh Đăk Nông xác định các không gian ưu tiên phát triển du lịch tập trung ở Đô thị Gia Nghĩa và phụ cận, thị trấn Đăk Mil và phụ cận và thị trấn Ea T'Ling và phụ cận.

3.2. Điểm du lịch: Là nơi hội tụ một hoặc vài tài nguyên du lịch, có khả năng thu hút khách để tổ chức các hoạt động du lịch và có vai trò quan trọng trong các chương trình du lịch.

Điểm du lịch có thể là điểm tham quan hoặc khu du lịch tuỳ theo tính chất của tài nguyên và khả năng đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch. Chất lượng và vị trí của điểm du lịch ảnh hưởng đến chất lượng tuyến, chương trình du lịch. Đối với hệ thống tài nguyên của Đăk Nông có thể phân thành hai nhóm điểm du lịch chủ yếu sau:

3.2.1.Nhóm điểm du lịch tự nhiên: Các điểm du lịch tự nhiên là thế mạnh đặc biệt của Đăk Nông. Hệ thống các điểm du lịch tự nhiên bao gồm các thác nước, đỉnh núi và khu bảo tồn tự nhiên của Đăk Nông chủ yếu gắn với hai hệ thống sông chính là Sêrêpốc và sông Đồng Nai của tỉnh.

Đăk Nông có nhiều thác nước có thể khai thác du lịch hiệu quả, trong đó điển hình là: thác Trinh Nữ (Cư Jút), thác Đray Sáp, thác Gia Long (Krông Nô), thác Gấu (huyện Đăk G’Long), thác Ba Tầng, thác Liêng Nung (thị xã Gia Nghĩa), thác Đăk R'Lung (Đăk R'Lấp) và hệ thống các thác Đăk Glun, Đăm Bri, Phi Nao 2, Gậm Gì (xã Đăk R'Tih, huyện Đăk R'Lấp).

Ngoài các thác nước, Đăk Nông còn có hệ thống hồ phong phú có thể phát triển du lịch là các hồ: Ea Sô (huyện Krông Nô), hồ Tây (Đăk Mil), hồ Doãn Văn (Đăk R'Lấp), trong tương lai, khi đã hoàn thành, Hồ trung tâm Gia Nghĩa sẽ là điểm nghỉ ngơi, thư giãn và vui chơi giải trí quan trọng của nhân dân trong tỉnh cũng như khách du lịch.

Đăk Nông có hai khu bảo tồn tự nhiên có thể khai thác du lịch sinh thái có chất lượng cao là Khu Bảo tồn Tự nhiên Nam Nung và Tà Đùng. Trước mắt có thể đưa vào khai thác ngay khu Nam Nung. Một sự bổ sung quan trọng của hệ thống các điểm du lịch tự nhiên của Đắk Nông là nguồn nước khoáng nóng Đăk Môl. Hiện tại đây mới chỉ tổ chức khai thác nước khoáng. Tuy nhiên khi được đầu tư, đây có thể trở thành một sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh quan trọng của Đăk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

3.2.2. Nhóm, điểm du lịch nhân văn: Đăk Nông có hệ thống các điểm du lịch nhân văn tương đối phong phú. Đó là các điểm du lịch gắn với truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như truyền thống đấu tranh cách mạng của tỉnh.

Các điểm du lịch nhân văn của Đăk Nông có thể gắn với các làng nghề truyền thống (thổ cẩm, rượu cần) của đồng bào M'Nông, Êđê (tại thôn 3, xã Quảng Khê, huyện Đăk GLong và khu vực phụ cận Ea T'Ling, huyện Cư Jút).

Các điểm du lịch nhân văn quan trọng khác của Đăk Nông là bộ sưu tập pho sử thi ót N'Rông (huyện Đăk Song), Trống đồng (Đăk Mâm, huyện Krông Nô), chùa Gia Nghĩa...Các làng dân tộc thiểu số còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống (đâm trâu...) nơi tập trung các kiến trúc truyền thống của các dân tộc, đặc biệt các buôn làng M'Nông và đàn đá v.v. cũng là những tài nguyên du lịch quan trọng của tỉnh.

3.3. Cụm du lịch: Cụm du lịch là nơi tập trung vài điểm tham quan hoặc khu du lịch trở lên trong một không gian lãnh thổ bảo đảm du khách có mối liên hệ thuận tiện với nhau. Đặc điểm của cụm du lịch là các khu du lịch hoặc điểm tham quan có thể bổ trợ cho nhau về sản phẩm du lịch, sử dụng chung một phần hoặc toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Cụm du lịch cần gắn với thị trường ưu tiên, từ đó định hướng phát triển các sản phẩm phù hợp để phát huy thế mạnh, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Quy hoạch phát triển du lịch theo lãnh thổ ở Đắk Nông thành các cụm du lịch sau:

3.3.1. Cụm du lịch Gia Nghĩa và vùng phụ cận: Đây là cụm du lịch trọng tâm, nơi hội tụ các dòng khách từ các thị trường khác nhau bằng các hướng theo các trục quốc lộ 14, 28; tỉnh lộ 4 và là đầu mối điều hành và phân phối khách theo các tuyến đã xác định trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.

Không gian cụm du lịch này chủ yếu là đô thị tỉnh lỵ Gia Nghĩa. Tài nguyên du lịch của cụm khá tập trung và nổi trội gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật của Gia Nghĩa, khu vực thác Ba tầng, thác Liêng Nung và các làng nghề, làng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Đăk Nông. Không gian này còn mở rộng về phía Đông, bao trùm hệ thống các tài nguyên tự nhiên thuộc xã Đắk R'Tih (huyện Đăk R'Lấp) như thác Đăk G'Lun, Đăm Bri, Phi Nao 2 và Gậm Gì cũng như hồ Doãn Văn và trung tâm thị trấn Kiến Đức. Vì vậy cụm du lịch này có thể phát triển nhiều loại hình và sản phẩm du lịch hấp dẫn bao gồm : Du lịch tham quan, nghiên cứu; Du lịch văn hoá; Du lịch sinh thái; Du lịch hội nghị hội thảo; Nghỉ dưỡng.

Với các hoạt động du lịch chủ yếu sau: Tham quan, nghiên cứu; Lễ hội; Nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần; Vui chơi giải trí; Thể thao mạo hiểm; Hội nghị, hội thảo, liên hoan du lịch.

Cụm du lịch Gia Nghĩa và phụ cận có thị xã Gia Nghĩa là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh, lại nằm trong tâm điểm của các trục giao thông chính. Vì vậy cụm du lịch này cần phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch như: vận chuyển, ngân hàng, lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm...Với vị trí thuận lợi và sản phẩm du lịch vượt trội khả năng thu hút khách của cụm sẽ rất cao. Đối với cụm du lịch này, thị trường khách chủ yếu sẽ là từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Lâm Đồng.

Giữ được vị trí trung tâm với nhiệm vụ đón tiếp và phân phối các dòng khách, ngoài việc phối hợp, quản lý điều hành các hoạt động du lịch cần quan tâm tập trung - ưu tiên đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu của khách du lịch và của nhân dân địa phương. Với mục tiêu đó việc đầu tư phát triển du lịch tại cụm trung tâm dự kiến theo phương hướng như sau:

Giai đoạn đến 2010: Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:

- Đầu tư xây dựng bước đầu hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, công viên, hồ trung tâm tại Gia Nghĩa.

- Đầu tư xây dựng quần thể quảng trường, công viên và tượng đài theo hướng công viên văn hoá gắn với các hoạt động vui chơi giải trí... tạo nên khu vui chơi giải trí, thư giãn cho nhân dân và du khách theo hướng phát triển thành đô thị du lịch, có định hướng đón đầu sự phát triển của dự án khai thác bô-xít.

- Đầu tư thực hiện các quy hoạch phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ: bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, cấp thoát nước, cấp điện, vận chuyển, sản xuất mua bán hàng lưu niệm.

- Chỉnh trang một số bản văn hoá, làng nghề truyền thống của huyện Đắk Nông. Đầu tư để phục hồi và phát triển làng nghề để tạo sản phẩm du lịch và hàng lưu niệm, đồng thời phục hồi các hoạt động văn hoá dân gian và văn hoá dân tộc...

- Cùng với việc hiện thực hoá vật thể với các hoạt động văn hoá dân tộc và dịch vụ tại các điểm tham quan, nghiên cứu, kết hợp các biện pháp thiết kế đô thị hiệu quả nhằm tạo bản sắc riêng của đô thị Gia Nghĩa ... để tạo điều kiện xây dựng các tour du lịch khép kín cụm trung tâm để kéo dài ngày lưu trú của du khách từ 1,5 ngày trở lên.

- Xây dựng cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo để có thể đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề của khu vực Nam Tây Nguyên và trong tương lai là những hội nghị, hội thảo tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

- Bước đầu xây dựng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái thác Đắk G'Lun, Đăm Bri, Phi Nao 2 và Gậm Gì cũng như cơ sở vui chơi giải trí khu vực hồ Doãn Văn.

Giai đoạn 2010-2020:

- Tiếp tục đầu tư cho các nhiệm vụ kể trên kết hợp mở rộng phạm vi cụm ra khu vực Tà Đùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của cụm, góp phần kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

- Hoàn chỉnh các dự án quy hoạch tuyến điểm đồng thời với việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường các nguồn lực cho phát triển du lịch đặc biệt là nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ. Trong giai đoạn này, nếu thuận lợi có thể xem xét tới tuyến du lịch đường sắt Gia Nghĩa - Thị Vải.

- Xây dựng các khu du lịch sinh thái tại thác Đăk G'Lun, Đăm Bri, Phi Nao 2 và Gậm Gì

- Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất du lịch tại thị trấn Kiến Đức và khu vui chơi giải trí hồ Doãn Văn

3.3.2. Cụm du lịch Đăk Mil: Đây là cụm du lịch có vị trí trung tâm của Đắk Nông, là điểm dừng quan trọng trên các tuyến đường 14 và 14C (đường Hồ Chí Minh) cũng như "Con đường xanh Tây Nguyên". Chính bởi có vị trí đặc biệt quan trọng như vậy, nên mặc dù cụm du lịch này không có nhiều tài nguyên du lịch nổi trội nhưng vẫn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Đắk Nông. Tại đây có thể tập trung phát triển các cơ sở phục vụ khách quá cảnh (nhà hàng, nhà nghỉ, motel, trạm xăng, trung tâm sửa chữa phương tiện giao thông...).

Để phát huy tốt vai trò của cụm, việc đầu tư phát triển du lịch có thể được tiến hành với định hướng phân kỳ như sau: Giai đoạn đến 2010:

- Trùng tu, tôn tạo ngục Đắk Mil;

- Xây dựng trạm dịch vụ dừng chân trên Quốc lộ 14;

- Xây dựng dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước nóng Đắk Môl;

- Xây dựng dự án phát triển các khu vui chơi giải trí khu vực Hồ Tây;

- Hoàn chỉnh các tuyến giao thông chính của cụm nhằm tăng cường khả năng lưu thông khách.

Giai đoạn đến 2020:

- Hoàn chỉnh khu vui chơi giải trí Hồ Tây;

- Hoàn chỉnh khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước nóng Đắk Môl;

3.3.3. Cụm du lịch Ea T'ling (Cư Jút): Đây là cụm du lịch đã bước đầu có vị trí trên bản đồ du lịch Tây Nguyên, với các khu thác Trinh Nữ, Đray Sáp và Gia Long đã và đang được đầu tư. Phía Bắc và nội thị khu vực Ea T'Ling hiện có dự án phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ, cũng là một sản phẩm có sức thu hút khách cao. Thị trường chính của cụm du lịch này là dòng khách từ thành phố Buôn Ma Thuột và các khách du lịch đi tour tới Đăk Lăk kết hợp đi tham quan Đắk Nông. Hư- ớng khai thác của cụm với những loại hình du lịch chủ yếu là: Du lịch sinh thái (đại trà); Du lịch tham quan, nghiên cứu làng nghề, làng bản dân tộc thiểu số; Du lịch mạo hiểm (đi thuyền vượt ghềnh, thác...).

Việc đầu tư phát triển du lịch cụm du lịch này có thể được triển khai và hoàn chỉnh ngay trong giai đoạn từ nay tới 2010:

- Nâng cấp, mở rộng khu du lịch thác Trinh Nữ.

- Hoàn chỉnh khu du lịch thác Đray Sáp, Gia Long.

- Hoàn chỉnh hệ thống đường mòn kết nối các thác nước trên.

- Cải tạo tuyến giao thông tỉnh lộ 4, nối cụm Ea T'Ling với Gia Nghĩa.

- Nhanh chóng hoàn thành và triển khai dự án làng nghề.

- Chỉnh trang, nâng cấp các cơ sở vật chất tại thị trấn Ea T'Ling.

- Xây mới một số khu lưu trú quy mô vừa và nhỏ tại thị trấn Ea T'Ling

- Buôn Bua, Tâm Thắng (Ê Đê) - Buôn cổ.

- Hồ Trúc.

3.3.4. Cụm du lịch sinh thái Nam Nung: Là cụm du lịch có sản phẩm đặc thù của Đăk Nông, cụm du lịch này bao trùm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung và một số khu vực phụ cận, đặc biệt là khu vực thác Gấu - thác ngầm (do khả năng kết nối trong tương lai với khu vực Nam Ka, hồ Lắk, khu bảo tồn thiên nhiên Cư Yang Sin và kết nối với tuyến quốc lộ 27 xuống vùng duyên hải Nam Trung Bộ). Cụm du lịch này có các tài nguyên đặc trưng là: Khu bảo tồn tự nhiên (rừng, sông, suối, thác), đỉnh núi cao (đỉnh Nam Nung cao 1.526m), khu căn cứ Tỉnh ủy. Cụm du lịch này còn là xuất phát điểm của tuyến du lịch sông Sê Rê Pốc, là tuyến du lịch đi thuyền mạo hiểm đặc sắc của Đăk Nông. Sản phẩm du lịch của cụm còn có thể kết hợp với bộ sưu tập pho sử thi ót N'Rông (huyện Đăk Song), làng truyền thống M'Nông và nguồn nước khoáng nóng Đăk Môl thành một tổng thể hoàn chỉnh rất hấp dẫn khách du lịch.

Hướng phát triển các loại hình du lịch chủ yếu của cụm du lịch sinh thái Nam Nung và phụ cận bao gồm: Du lịch sinh thái; Du lịch tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hoá; Du lịch thể thao mạo hiểm (leo núi, đi thuyền mạo hiểm); Du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh.

Giai đoạn đến năm 2010:

- Đầu tư nâng cấp các tuyến đường từ Đăk Mil và Gia Nghĩa tới cụm.

- Đầu tư, tôn tạo cảnh quan, các công trình an ninh, bảo vệ du khách dọc các tuyến leo núi, thăm thác.

- Đầu tư xây dựng một số khu nghỉ sinh thái (ecolodge) trong khu bảo tồn tự nhiên (ở những vị trí thuận lợi, tránh ảnh hưởng tới mục tiêu bảo tồn).

- Đầu tư mạnh cho các làng văn hóa M'Nông, đặc biệt buôn có bộ sưu tập sử thi.

- Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái thác Gấu, thác Ngầm, kết hợp bước đầu đưa vào khai thác du lịch.

Giai đoạn 2010 - 2020:

- Tiếp tục đầu tư các hạng mục trên để duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, khai thác và sử dụng có kế hoạch các nguồn lợi từ rừng, sông, suối để phục vụ nhu cầu ăn uống, mua hàng lưu niệm của du khách.

- Triển khai sản phẩm "đi thuyền mạo hiểm trên sông Sêrêpốc", nhiệm vụ này sẽ triển khai trong giai đoạn này, vì tuy là hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên, nhưng mức độ mạo hiểm cao, cần được nghiên cứu địa hình, địa vật kỹ càng, được các chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn, điều hành, và có các biện pháp an ninh, an toàn chu đáo cho du khách.

- Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất khu du lịch sinh thái thác Gấu - thác Ngầm

3.4. Tuyến du lịch: Là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch và được xác định với các tiêu chí mang ý nghĩa tương đối là :

- Nằm trong không gian thuận lợi và ưu tiên phát triển du lịch.

- Là mối liên hệ giữa các cụm du lịch, các trung tâm du lịch lớn trên địa bàn và với các điểm du lịch khác ở các vùng lân cận.

- Có sự phân bố tài nguyên và sự hấp dẫn cảnh quan trên toàn tuyến.

- Có điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí khách sạn nhà hàng và các loại hình dịch vụ khác.

- Có các điều kiện về vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội

Có thể dự kiến các tuyến du lịch của tỉnh như sau:

3.4.1. Tuyến du lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch nội tỉnh là những tuyến du lịch được bắt đầu từ các trung tâm du lịch trong tỉnh tới các điểm du lịch khác để tạo thành tour du lịch hoàn chỉnh hoặc có vai trò kết nối với các tuyến du lịch ngoại tỉnh trở thành tuyến du lịch bổ trợ. Do đặc điểm địa hình, sự phân bố mạng lưới giao thông, vị trí các tài nguyên du lịch của Đăk Nông, hệ thống tuyến du lịch nội tỉnh bao gồm tuyến du lịch đường bộ và tuyến du lịch đường sông.

a) Tuyến du lịch đường bộ:

a1. Tuyến du lịch Gia Nghĩa - Đăk Mil - Ea T'ling - Đăk Mâm - Quảng Sơn

- Gia Nghĩa.

- Lộ trình: Theo quốc lộ 14 và tỉnh lộ 4.

- Các điểm tham quan: Quần thể di tích lịch sử văn hoá, vui chơi giải trí (sẽ được phát triển) ở Gia Nghĩa, thác Ba Tầng; Bộ sưu tập Sử thi M'Nông; Nguồn nước khoáng nóng Đăk Môl, Hồ Tây; Các làng nghề ở Ea T'Ling; Cụm thác Trinh Nữ - Gia Long - Đray Sáp; Thác Gấu, thác Ngầm (có thể kết hợp đi thuyền 1 đoạn ngắn trên Sêrêpốc); Thác Lưu Ly, khu căn cứ Tỉnh ủy.

- Thời gian tham quan: 3 ngày.

- Địa điểm lưu trú: Gia Nghĩa, Ea T'Ling (và Quảng Sơn).

a2. Tuyến du lịch Gia Nghĩa - Đăk Buk So – cửa khẩu BuPrăng - Đăk Rung - Nam Nung - Gia Nghĩa.

- Lộ trình: Theo quốc lộ 14C và tỉnh lộ 4.

- Các điểm tham quan: Thác Đăk R'Lung, Đăk G'Lun, Ddăm Bri, Phi Nao 2, Gậm Gì; Hồ Doãn Văn; Cửa khẩu BuPrăng; Bộ sưu tập Sử thi; Đỉnh Nam Nung, thác Lưu Ly, Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy.

- Thời gian tham quan: 2 ngày.

- Địa điểm lưu trú: Gia Nghĩa, Đăk Rung.

Cả hai tuyến du lịch nội tỉnh trên đều có thể kéo dài thêm đoạn nằm trên Quốc lộ 28 với các điểm du lịch: Liêng Nung, làng nghề M'Nông (thị xã Gia Nghĩa và huyện Đăk GLong), trong tương lai còn kéo tới khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng và kết nối với Lâm Đồng. Về phía Bắc, dọc theo QL 14C (đường Hồ Chí Minh) đi sang Đăk Lăk là tới Vườn Quốc gia Yok Đôn cũng sẽ là một tuyến du lịch hứa hẹn của Đắk Nông.

b) Tuyến du lịch đường sông: Với lợi thế đặc biệt của hai hệ thống sông Đồng Nai và Sêrêpốc, Đăk Nông có ưu thế cạnh tranh rõ rệt đối với các vùng khác thuộc Tây Nguyên. Trong khi theo sông Đồng Nai, du khách có thể có tuyến tham quan thanh bình, nhẹ nhàng tới hồ Trị An thì với dòng Sêrêpốc, du khách có thể thưởng thức tour du thuyền mạo hiểm (white water - rafting: đi thuyền bằng cao su trên các dòng sông có nhiều ghềnh thác, nước chảy mạnh, mạo hiểm). Khi được nghiên cứu kỹ, đây sẽ là một sản phẩm đặc sắc không chỉ của riêng Đăk Nông mà còn của cả nước ta, đặc biệt đối với thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ vốn là thị trường truyền thống của loại hình du lịch mạo hiểm này.

3.4.2. Tuyến du lịch liên tỉnh.

a) Tuyến du lịch đường bộ.

Tuyến TP Hồ Chí Minh - Bình Phước - Đăk Nông - Đăk Lăk (Lâm Đồng) - Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận - Đồng Nai - TP Hồ Chí Minh hoặc ngược lại. Đây là một trong những tuyến du lịch quốc gia dựa theo quốc lộ 14, 14C, 26 (27), 20, 51 và 1. Qua tuyến du lịch này có thể tiếp cận được nhiều trọng điểm du lịch của Đắk Nông, thời gian kéo dài của tour tại Đăk Nông tối thiểu là 1 đêm, 2 ngày, với các sản phẩm như của tour a1 kể trên. Địa điểm lưu trú: Gia Nghĩa, và (hoặc) Đăk Mil, Ea T'Ling.

Ngoài ra tuyến du lịch đường bộ khác có thể khai thác là tuyến Buôn Ma Thuột - Đăk Nông - Đà Lạt, hoặc tuyến Khánh Hòa - Đà Lạt - Đăk Nông - Đăk Lăk - Khánh Hòa.

b) Tuyến du lịch đường hàng không: Hiện nay sân bay Nhân Cơ chưa được khai thác, trong tương lai có lẽ mức độ hoạt động của sân bay này sẽ chỉ ở mức độ sân bay dự phòng, sân bay taxi. Các tuyến du lịch đường không của Đăk Nông sẽ phụ thuộc vào mức độ phát triển của sân bay Buôn Ma Thuột và sân bay Liên Khương (Lâm Đồng).

c) Tuyến du lịch đường sắt: Cùng với sự phát triển của dự án khai thác quặng bô xít, tuyến đường sắt Gia Nghĩa - Thị Vải hình thành sẽ là cơ hội phát triển tuyến đường sắt nối Đăk Nông, Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, là một trong những thị trường gửi khách lớn nhất của nước ta, cũng như là điểm đầu mối đón khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam (sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành).

3.4.3. Tuyến du lịch chuyên đề - Con đường xanh Tây Nguyên:

Đây là một sản phẩm du lịch hấp dẫn hiện đang được nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển do phát huy được thế mạnh của cả vùng Tây Nguyên là du lịch sinh thái và văn hoá. Với sự hình thành của tuyến du lịch này (đoạn qua Đăk Nông chạy trên QL 14C và QL28) Đăk Nông sẽ càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trên bản đồ du lịch Tây Nguyên.

3.4.4. Tuyến du lịch quốc tế: Trong tương lai, khi cửa khẩu BuPrăng (huyện Đăk R'lấp) đã hình thành, cùng với khu cửa khẩu là các hoạt động kinh tế - thương mại - du lịch đường biên nhộn nhịp, Đăk Nông sẽ có điều kiện vô cùng thuận lợi phát triển các loại hình du lịch gắn với các khu thương mại cửa khẩu (du lịch mua sắm...) cũng như nối các tour du lịch quốc tế với Vườn Quốc gia Ratanakiri, Sihanoukville, Phnôm Pênh, Siêm Riệp của Campuchia, hoặc với khu vực Nam Lào, nổi tiếng với các thác nước trên sông Mê Kông.

4. Định hướng hướng phát triển du lịch :

4.1. Những định hướng chính: Trên cơ sở chiến lược đầu tư phát triển của ngành du lịch Việt Nam, căn cứ vào tình hình thực tế và định hướng phát triển du lịch tỉnh Đăk Nông, những định hướng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Đăk Nông sẽ là:

4.1. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành: Tiến hành rà soát đánh giá trình độ, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện có, kể cả cán bộ quản lý lẫn lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành; xác định lượng lao động, trình độ chuyên môn phù hợp cần có cho các giai đoạn phát triển tiếp theo để có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng bổ sung kiến thức, đào tạo mới và đạo tạo lại đội ngũ lao động ngành.

4.1.2. Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ: Hệ thống các cơ sở lưu trú và dịch vụ là một phần của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành. Cùng với sự gia tăng của dòng khách du lịch thì hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ cũng cần được đầu tư nâng cấp cả về số lượng và chất lượng.

4.1.3. Đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Để khai thác được lâu dài cần có chính sách phát triển các khu, tuyến điểm du lịch, đầu tư tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, Đăk Nông cần phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn của riêng mình, vì nếu phát triển những sản phẩm tương tự như các tỉnh khác trong khu vực thì sẽ gặp nhiều bất lợi trong thu hút khách du lịch đến tỉnh.

4.1.4. Đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông) đến các khu, điểm du lịch: Các điểm có tài nguyên du lịch lại thường nằm xa các trung tâm đô thị và điều kiện hạ tầng còn rất yếu kém. Để có thể khai thác các giá trị tài nguyên ở các khu điểm du lịch thì một trong những vấn đề hàng đầu là nhanh chóng cải thiện hệ thống giao thông, tạo nên sự lưu thông thuận tiện đến các khu, điểm du lịch đó, bước tiếp theo đầu tư vào các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng.

4.2. Các dự án đầu tư du lịch:

4.2.1. Danh mục các dự án đầu tư du lịch: (Số liệu chưa đầy đủ)

Bảng 11: Danh mục các dự án đầu tư du lịch tỉnh Đăk Nông.

Số TT

Tên dự án

Địa điểm

Sản phẩm du lịch điển hình/ mục đích

Dự kiến giai

đoạn đầu tư

1

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Thị xã Gia Nghĩa

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

2006 - 2020

2

Khu vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp

Thị xã Gia Nghĩa

Các loại hình thể thao vui chơi giải trí

2006 - 2015

3

Khu dịch vụ du lịch và khách sạn trung tâm thị xã

Thị xã Gia Nghĩa

Lưu trú và các loại dịch vụ tổng hợp

2006 - 2010

4

Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển và điều phối du lịch

Thị xã Gia Nghĩa

Thông tin tổng hợp về đầu tư phát triển du lịch

2006 - 2010

5

Cải tạo cảnh quan du lịch

Thị xã Gia Nghĩa

Tăng sức hấp dẫn du lịch của Thị xã Gia Nghĩa

2006 - 2020

6

Đầu tư khai thác khu suối nước nóng Đăk Mol

Xã Đăk Mol H Đăk Song

Du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh

2006 - 2015

7

Tuyến du lịch thể thao mạo hiểm dọc sông SêreePok

Sông SêRêPok

Du lịch sinh thái, thể thao, mạo hiểm

2010 - 2020

8

Khu du lịch văn hoá sinh thái thác Liêng Nung

Xã Đăk Nia TX. Gia Nghia

Du lịch tham quan nghỉ dưỡng

2006 - 2015

9

Khu du lịch văn hoá sinh thái thác Đăk RLung

Xã Quảng Trực H Đăk Rlấp

Du lịch sinh thái, căn hoá, nghỉ dưỡng

 

10

Khu du lịch sinh thái lịch sử Đăk N’Tao

Huyện Đăk Song

Du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu

2006 - 2015

11

Làng văn hoá dân tộc M’Nông

Huyện Đăk Song

Du lịch văn hoá, cảnh quan

2006 - 2015

12

Điểm du lịch sinh thái thác Ba tầng

Xã Nhân Cơ H Đăk Rlấp

Du lịch sinh thái, tham quan

2006 - 2020

13

Khu du lịch sinh thái thác Gấu

Huyện Đăk G’Long

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

2006 - 2015

14

Khu du lịch sinh thái cụm thác Dray Sáp-Gia Long-Trinh Nữ

Huyện Cư Jút và H Krông Nô

Dịch vụ du lịch tổng hợp

2006 - 2010

15

Khu du lịch hồ Ea Snô

H Krông Nô

Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng

2006 - 2010

16

Khu du lịch hồ Tây Đăk Mil

Huyện Đăk Mil

Nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí

2006 - 2010

17

Phục hồi làng nghề truyền thống

Huyện Cư Jút, Đăk R’lấp

Du lịch tham quan thưởng thức trái cây đặc sản

2006 - 2015

18

Đầu tư kết cấu hạ tầng cho các địa danh du lịch

Các địa danh du lịch nổi tiếng

Điều kiện tiếp cận dễ dàng, môi trường trong sạch

2006 - 2020

19

Đầu tư hệ thống xử lý môi trường

Các khu, điểm du lịch trọng điểm

Bảo vệ môi trường cho khu điểm du lịch

2006 - 2020

Nguồn: Sở TM - DL tỉnh Đăk Nông và Viện NCPT Du lịch.

4.2.2. Mô tả một số dự án ưu tiên đầu tư:

Dự án 1: Phát triển cụm du lịch thị xã Gia Nghĩa và phụ cận

a) Mục đích: Thị xã Gia Nghĩa là thủ phủ của tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế và là một đầu mối của hệ thống giao thông đường bộ, cần được đầu tư thành một cụm du lịch lớn của tỉnh nhằm thoả mãn nhu cầu đi du lịch của nhân dân địa phương và du khách, thu hút và điều phối khách du lịch đến các địa danh du lịch của tỉnh.

b) Yêu cầu:

- Kết hợp hài hoà giữa cải tạo, xây dưng mới, đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch đô thị, không phá vỡ cảnh quan và môi trường.

- Đáp ứng, thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương.

- Đảm bảo thực hiện tốt chức năng của trung tâm điều phối du lịch: cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời; dịch vụ đa dạng, chất lượng cao.

c. Các hạng mục công trình chính:

Đơn vị: Triệu USD

STT

Tên công trình

D. tích

(ha)

Dự kiến vốn đầu tư

Tên công trìnhD. tích

(ha)

Giai đoạn sau 2010

1

2


3

4


5

Trung tâm thương mại dịch vụ du lịch

Nâng cấp các di tích danh thắng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành

Cải tạo cảnh quan, đường dạo, công viên

Khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và sinh thái hồ thuỷ điện

Khu du lịch sinh thái thác Liêng Nung

Tổng cộng:

3

10


30

40


20

103

5

5


3

3


5

21

5

10


5

10


10

40

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

* Trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch:

a) Sự cần thiết phải đầu tư:

Giữ vai trò điều phối khách du lịch đến các địa danh du lịch trong tỉnh nên tại Thị xã Gia Nghĩa cần có một khu trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch, vừa có chức năng điều phối du lịch vừa cung cấp các dịch vụ tổng hợp, trong đó lưu trú là loại hình dịch vụ không thể thiếu. Trong khu này cần có 1 khách sạn quy mô từ 80 - 100 phòng, trang thiết bị đồng bộ, có đầy đủ các dịch vụ, có trung tâm điều hành du lịch, trung tâm thương mại, các phòng phục vụ hội nghị hội thảo, cửa hàng lưu niệm...

b) Mục đích của dự án:

- Xây dựng cụm thương mại, dịch vụ và khách sạn tổng hợp của thị trấn.

- Cung cấp mọi thông tin chi tiết về du lịch Đăk Nông, trực tiếp cung cấp các dịch vụ du lịch và hàng hoá cho du khách.

- Điều hành đến các tuyến, điểm du lịch nổi tiếng khác ở trong tỉnh và đến các nơi khác.

c) Giải pháp thực hiện:

Dự kiến khu vực trung tâm sẽ xây dựng một số công trình như trung tâm thương mại; trung tâm thông tin, điều hành du lịch; các văn phòng cho thuê; khách sạn; phòng hội nghị, hội thảo; hệ thống các cửa hàng bán các sản phẩm hàng lưu niệm đặc trưng của Đăk Nông và hệ thống các công trình dịch vụ du lịch khác.

- Giải pháp kỹ thuật:

+ Lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật đầu tư khu du lịch tổng hợp trung tâm thị xã.

+ Nghiên cứu thị trường: Ngoài thị trường truyền thống cần nghiên cứu thêm các thị trường lớn để nối Tour đưa dòng khách từ các tỉnh đến lân cận và từ thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất của cả nước đến Đăk Nông, tổ chức triển khai những tuyến đi tham quan các địa danh du lịch ngoại tỉnh mà khách quan tâm.

- Giải pháp về vốn: Huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, kể cả hình thức liên doanh trong và ngoài nước, chú trọng các nguồn vốn trong nước, có thể thu hút vốn đầu tư tư nhân dưới dạng cổ phần.

- Giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý :

+ Miễn giảm thuế trong một thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ban đầu.

+ Thiết lập cơ chế quản lý kinh doanh dạng Hội đồng Quản trị - Ban Giám đốc điều hành, đảm bảo sự quản lý có hiệu quả.

+ Có cơ chế ưu tiên trong hợp tác với các công ty lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.

Dự án 2: Phát triển khu du lịch sinh thái Nam Nung

a) Sự cần thiết phải đầu tư: Nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển, Nam Nung có khí hậu mát mẻ, trong lành và hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển thành một khu du lịch tầm cỡ: có khu bảo tồn Nam Nung, Thác Lưu Ly, các di tích lịch sử cách mạng... Trong tương lai khi sự phát triển của việc khai thác quặng Bô Xít phát triển mạnh thì sự đô thị hoá của khu vực này sẽ trở nên sôi động.

Xây dựng khu du lịch Nam Nung vừa có tác dụng bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch quý giá, vừa đón trước được nhu cầu du lịch đối với khu du lịch hấp dẫn này.

b) Yêu cầu:

- Đầu tư tập trung, không dàn trải.

- Ưu tiên đầu tư cho kết cấu hạ tầng, hệ thống xử lý môi trường, đào tạo nguồn nhân lực và tôn tạo cảnh quan.

- Đảm bảo các quy chuẩn về kiến trúc, xây dựng, không phá vỡ cảnh quan, môi trường.

- Có những dự án riêng về tôn tạo và phát triển các hệ sinh thái điển hình.

c) Giải pháp thực hiện:

c.1. Giải pháp kỹ thuật:

- Nhanh chóng triển khai thiết kế quy hoạch chi tiết khu du lịch Nam Nung, quy hoạch này sẽ chỉ ra bố cục không gian của toàn khu cũng như các chỉ tiêu phát triển ngành làm cơ sở cho các dự án đầu tư cụ thể. Quy hoạch này cũng sẽ giúp cho các cơ quan chức năng có cơ sở để quản lý các khu vực phát triển, tránh sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch.

- Lập dự án khả thi đầu tư các điểm du lịch cụ thể: Trên cơ sở quy hoạch chi tiết lập dự án khả thi đầu tư đồng bộ vào hệ thống kết cấu hạ tầng: đường giao thông nội bộ, bến bãi của khu, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình hỗ trợ, đầu tư bảo vệ tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, tôn tạo cảnh quan... Đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các công trình cụ thể, đảm bảo phát triển khu theo đúng quy hoạch.

c.2. Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Về thuế: cần có sự ưu tiên miễn giảm thuế trong khoảng thời gian nhất định nhằm thu hút vốn đầu tư.

- Giao, cấp đất: Đổi mới chính sách giao, cấp đất cho nhân dân nhằm phát huy quyền tự chủ, gắn lợi ích của nhân dân với lợi ích phát triển chung.

- Về cơ chế quản lý: đảm bảo sự quản lý có hiệu quả và sự phối kết hợp đồng bộ giữa cơ chế chính sách với quá trình tổ chức, quản lý.

c.3. Giải pháp về vốn:

- Huy động các nguồn vốn từ liên doanh trong và ngoài nước trên cơ sở luật đầu tư.

- Vốn ngân sách: Nhà nước, các bộ ngành liên quan đầu tư vào kết cấu hạ tầng và cho phép địa phương giữ lại khoản nộp ngân sách để tái đầu tư.

Số còn lại địa phương tự huy động từ các nguồn (kể cả tiền ứng trước của các đối tác có nhu cầu thuê đất).

d. Các hạng mục công trình chính:

Bảng 11: Các hạng mục công trình đầu tư cho khu du lịch Nam Nung.

Đơn vị: Tỷ đồng.

STT

Hạng mục công trình

Khái toán vốn đầu tư

Nguồn vốn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Nâng cấp đường tới Nam Nung

Cải tạo tuyến đường lên đỉnh núi

Trung tâm điều phối du lịch

Hệ thống biển báo, thông tin

Phục hồi hệ sinh thái rừng Nam Nung

Đầu tư hệ thống xử lý môi trường

Xây dựng trạm thuỷ điện nhỏ tại Thác Lưu Ly

Quy hoạch du lịch và dự án khả thi

Đầu tư các điểm kinh doanh, công trình dịch vụ

Tổng cộng

5,0

20,0

15,0

5,0

1,0

20,0

7,0

2,0

1,0

84,0

160,0

Ngân sách

Ngân sách

Ngân sách

Ngân sách

Ngân sách

Ngân sách

Ngân sách

Ngân sách

Địa phương

Doanh nghiệp

Ghi chú: - Số liệu chưa đầy đủ,

- Nguồn: Sở TM - DL Đăk Nông và Viện NCPT Du lịch.

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Đăk Nông có nhiều tiềm năng và ưu thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Để thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch Đăk Nông đến năm 2010 - định hướng năm 2020, đòi hỏi phải thực hiện một số các biện pháp tích cực và đồng bộ.

1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Thực tiễn phát triển chỉ ra rằng con người luôn là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển, vì vậy phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải được thực hiện thông qua các chương trình lớn:

- Đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có, coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp.

- Đào tạo và thu hút nhân tài: Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nhân tài, từng bước xây dựng được đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.

- Xã hội hoá công tác giáo dục du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch.

Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả, mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở, tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phục vụ và quản lý.

2. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.

Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được phê duyệt, cần nhanh chóng công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn. Trong đó đặc biệt quan tâm lập và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa cho các khu du lịch trọng điểm.

Việc triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch, các dự án có ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và các dự án khác có liên quan đến du lịch phải phù hợp với quy hoạch du lịch đã được phê duyệt. Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định quỹ đất dành cho công trình, kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho các khu du lịch, điểm du lịch theo quy hoạch đã công bố.

3. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch:

Hiện nay, hệ thống các văn bản liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên du lịch nói riêng và quản lý hoạt động du lịch nói chung của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và bản thân ngành du lịch tương đối nhiều nhưng chưa tạo ra được một hệ thống chính sách đồng bộ gắn kết với nhau trong một thể thống nhất. Có những văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch nhưng một số luật có liên quan còn thiếu những quy định cụ thể đối với lĩnh vực du lịch dẫn đến những vướng mắc, khó khăn cho việc triển khai thực hiện Luật Du lịch.

Đối với tỉnh mới như Đăk Nông, cần có Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch của Tỉnh ủy làm cơ sở cho các cơ chế chính sách phát huy sức mạnh tổng hợp và giải quyết mối quan hệ liên ngành, liên vùng như chính sách ưu tiên và khuyến khích đầu tư cho du lịch phát triển thông qua những ưu đãi (về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo...) nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch - vui chơi giải trí thuộc quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

4. Huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch:

4.1. Tạo vốn cho phát triển : Đây là vấn đề mấu chốt để thực hiện các mục tiêu của định hướng quy hoạch. Theo ước tính, tổng vốn đầu tư trong thời kỳ 2006 - 2010 là 184 tỷ đồng, thời kỳ 2011 - 2020 là 1.308 tỷ đồng. Dự báo nguồn tích lũy từ GDP du lịch chỉ đáp ứng một phần nhỏ, phần còn lại phải dựa vào các nguồn vốn khác. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã xác định nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch Đăk Nông giai đoạn đến năm 2010 chiếm 28% tổng nguồn vốn đầu tư và giai đoạn 2011 - 2020 là 25% (đầu tư cho các lĩnh vực đầu tư hạ tầng du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch), nguồn vốn này giữ một vai trò như nguồn vốn mồi, tạo đòn bẩy thu hút các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân từ các thành phần kinh tế. Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được phê duyệt, tỉnh Đăk Nông và các Bộ ngành có liên quan cần cân đối để bố trí đủ nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho du lịch Đăk Nông phát triển.

Đấu thầu quyền sử dụng đất là một trong những hướng đi được một số tỉnh áp dụng thành công, nếu Đăk Nông nghiên cứu cho áp dụng chính sách này thì đây sẽ là một trong những nguồn thu quan trọng của tỉnh góp phần giải quyết nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống thất thu thuế từ các doanh nghiệp và các hộ tư nhân.

4.2. Phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh việc phát triển kinh tế quốc doanh đủ mạnh để giữ vững vai trò chủ đạo thì các nguồn lực của các thành phần kinh tế khác cũng cần chú trọng để thu hút và tạo ra sự năng động, đa dạng, phát huy sức mạnh tổng hợp.

- Đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh: Thời gian tới cần tăng cường đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý và chính sách phát triển doanh nghiệp Nhà nước để doanh nghiệp Nhà nước đủ mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong phát triển du lịch.

- Đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp: Đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở phân định rõ ràng các doanh nghiệp kinh doanh với các đơn vị vừa kinh doanh vừa phục vụ cho nhu cầu nội bộ. Thực hiện chế độ đại diện chủ sở hữu Nhà nước trong quản lý doanh nghiệp Nhà nước thay cho chế độ "chủ quản" hiện nay. Thành lập Hội đồng quản trị, đảm bảo quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát doanh nghiệp và đảm bảo bộ máy quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả.

- Mở rộng hình thức kinh tế liên doanh liên kết: Liên doanh liên kết sẽ phát huy thế mạnh của từng đơn vị tham gia, thu hút và mở rộng đầu tư, kinh nghiệm quản lý cho các khu vực trọng điểm phát triển du lịch... thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phát triển kinh tế tư nhân: Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường thì vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ngày càng được nâng cao. Cần có những chính sách khuyến khích phát triển thành phần kinh tế này thông qua:

+ Đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, thống nhất việc cấp giấy phép và đăng ký kinh doanh, áp dụng cơ chế "một cửa" trong việc xét duyệt các thủ tục.

+ Triển khai thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Xác định rõ chức năng và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc hướng dẫn, xúc tiến đầu tư. Giải quyết hợp lý chính sách đối với đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Thống nhất từng bước chính sách đối với đầu tư trong nước và nước ngoài.

+ Khuyến khích phát triển, đi đôi với tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân. Giúp đỡ họ phát triển trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, đồng thời ngăn ngừa các hoạt động trái pháp luật, đặc biệt là trốn lậu thuế.

Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần một mặt phải đảm bảo vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mặt khác cần đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trong khuôn khổ pháp luật.

- Xã hội hóa các hoạt động du lịch nhằm thu hút nguồn lực trong nhân dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch

5. Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh:

- Sở Thương mại - Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Du lịch và của các ngành có liên quan, Sở Thương mại - Du lịch tỉnh soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn … đối với từng đối tượng quản lý, từng loại hình hoạt động, làm cơ sở để Sở Thương mại - Du lịch tiến hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chuyên ngành.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch, quản lý tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh tương ứng với chức năng nhiệm vụ của một ngành kinh tế quan trọng. Nghiên cứu thành lập các phòng quản lý du lịch tại các huyện trọng điểm phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực quản lý về du lịch. Thành lập ban quản lý khu du lịch trọng điểm triển khai công tác xúc tiến du lịch một cách có hiệu quả.

6. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù:

Đây là một trong những yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch Đăk Nông, đòi hỏi phải nhanh chóng tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo mang đậm bản sắc riêng của Đăk Nông. Một số hướng cơ bản để giải quyết vấn đề này gồm:

- Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch Đăk Nông (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách), những tiềm năng tạo sản phẩm còn chưa được khai thác… để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khách chính của Đăk Nông.

- Nhanh chóng đánh giá, phân loại hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ, ban hành các quy định cụ thể, chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống các khách sạn, nhà hàng, thường xuyên tiến hành kiểm tra để đảm bảo chất lượng các sản phẩm, dịch vụ không bị xuống cấp.

- Khuyến khích đầu tư nâng cấp mở rộng các loại hình vui chơi giải trí, các cơ sở vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh.

7. Mở rộng và phát triển thị trường.

Thị trường là nhân tố đặc biệt quan trọng của sự phát triển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển, đòi hỏi phải không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Thị trường khách du lịch chính của Đăk Nông trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài gồm: Thị trường khách du lịch nội địa, thị trường khách du lịch châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á.

- Thị trường trong nước: Coi trọng mở rộng và phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đa dạng hoá các loại hình du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tận dụng tối đa vị trí cửa mở của cửa khẩu để mở rộng và phát triển thị trường đến các vùng sâu trong nội địa.

- Thị trường ngoài nước: Thị trường nước ngoài rộng lớn và quan trọng nhất của tỉnh Đắk Nông là thị trường các nước trong châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á. Sản phẩm chủ yếu là du lịch quá cảnh, tham quan, du lịch văn hoá, sinh thái...

Để mở rộng và phát triển thị trường này đòi hỏi phải có chính sách đơn giản các thủ tục xuất nhập cảnh, tăng cường đầu tư chiều sâu đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh công tác liên doanh liên kết và tuyên truyền quảng bá, tiếp thị du lịch, phát triển sản xuất mặt hàng mỹ nghệ lưu niệm...

8. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

Trong quá trình phát triển, ngành du lịch tất yếu có những tác động tiêu cực tới môi trường và tài nguyên du lịch. Mục tiêu của giải pháp này là giảm thiểu các tác động tiêu cực do các hoạt động du lịch gây nên, tạo ra và giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường trên cơ sở triển khai Luật bảo vệ môi trường.

- Thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch.

- Quy định vấn đề đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành trong tất cả các quy hoạch.

- Chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cũng cần áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch. Huy động sự tham sự đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

- Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Có thể lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội) trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch, cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN.

Là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, mới tách ra từ ngày 01/01/2004 nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn nhiều bất cập, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Ngành du lịch của tỉnh đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển với xuất phát điểm thấp, cần được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển, vươn lên thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Để có thể bảo vệ và phát huy các giá trị tài nguyên, hoạch định chính sách phát triển du lịch phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của cả nước và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì công tác quy hoạch được xem là việc làm có tính cấp bách, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh là một trong những công cụ quản lý Nhà nước về du lịch, bao gồm những định hướng về phát triển ngành, phát triển không gian lãnh thổ du lịch trên địa bàn tỉnh, được nghiên cứu trên cơ sở đánh giá tổng hợp những lợi thế về tài nguyên du lịch của tỉnh. Những tính toán dự báo và các khả năng khai thác tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh được lồng ghép phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương gắn với thị trường du lịch trong vùng và khu vực.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc, có căn cứ khoa học và thực tiễn đáp ứng được yêu cầu đối với một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, làm căn cứ để quản lý, triển khai các dự án quy hoạch chi tiết, phục vụ đầu tư phát triển ngành một cách kịp thời. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đăk Nông không thể tránh khỏi những khuyết điểm và những nội dung nghiên cứu chưa được sâu, tuy nhiên những vấn đề này sẽ được đề cập và giải quyết trong các đồ án nghiên cứu cụ thể cho từng dự án.

Mặt khác Đăk Nông đang trên đà phát triển mạnh mẽ từng ngày trong công cuộc đổi mới toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy trong quá trình thực hiện đề án, cần có kế hoạch giám sát chặt chẽ, kịp thời chỉnh sửa bổ sung, để đề án được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.

II. CÁC KIẾN NGHỊ.

1. Về đầu tư phát triển.

- Kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư cải thiện, nâng cấp kết cấu hạ tầng cho tỉnh Đăk Nông.

- Kiến nghị Chính phủ, Bộ văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch cấp vốn đầu tư để bảo vệ, duy tu và nâng cấp phục hồi một số làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, các khu rừng nguyên sinh và rừng cảnh quan của tỉnh.

- Kiến nghị Tổng cục Du lịch trình Chính phủ cấp vốn ngân sách hỗ trợ trong việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở các khu du lịch, các tuyến du lịch trọng điểm.

- Kiến nghị Tổng cục Du lịch tạo nguồn vốn ngân sách từ quỹ ngành, cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến, đầu tư phát triển du lịch Đăk Nông.

- Kiến nghị Tổng cục Du lịch có trương trình kết hợp thông qua các dự án tài trợ để đào tạo trong nước hoặc nước ngoài về quản lý nghiệp vụ, về trình độ ngoại ngữ ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch.

2. Về tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch.

- Trên cơ sở những định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch, có kế hoạch xúc tiến ngay các dự án quy hoạch chi tiết ở những cụm, điểm du lịch trọng điểm và từ đó xem xét tiến hành các dự án đầu tư cụ thể. Coi trọng công tác quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.

- Thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch. Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa du lịch trên địa bàn với du lịch các địa phương vùng phụ cận, nhằm tạo ra được những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch địa bàn và các tỉnh trong vùng.

- Thành lập ban quản lý các dự án quy hoạch du lịch, ban quản lý các khu du lịch trọng điểm để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động du lịch, bao gồm cả công tác tư vấn giúp Ủy ban nhân dân các cấp xét duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch. Có phương án sắp xếp, thành lập, phù hợp với điều kiện thực tế trong từng giai đoạn phát triển.

- Thành lập "Trung tâm xúc tiến Thương mại - Du lịch" thuộc Sở Thương mại - Du lịch để tuyên truyền quảng bá, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, triển khai thực hiện các dự án trong lĩnh vực du lịch theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo với các giải pháp cụ thể để giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch theo đúng tinh thần Chỉ thị 07, ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết 179 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong tình hình mới. Thành phần của ban chỉ đạo bao gồm đại diện của các Ban, Ngành có liên quan của tỉnh do lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban và Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch làm Phó Trưởng ban thường trực. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực quản lý cần kiện toàn bộ máy của Sở Thương mại - Du lịch và lập các Phòng quản lý du lịch ở các huyện trọng điểm phát triển du lịch khi điều kiện cho phép./.