Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 26 tháng 07 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH BÌNH ĐỊNH, NHIỆM KỲ 2011 - 2016

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH13 ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII và Công văn số 452/BCTĐB-CTĐB ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Ban Công tác đại biểu và Công văn số 16561/BTC-HCSN ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc được áp dụng Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH để xây dựng chế độ chi tiêu phục vụ các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Căn cứ Thông tư liên bộ số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các chế độ khác nhà nước đã quy định;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 5 về Quy định về chủ trương và thẩm quyền ban hành chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Định, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Sau khi xem xét Tờ trình số 04/TTr-TTHĐND ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định chế độ, định mức chi phục vụ các hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Định, nhiệm kỳ 2011 - 2016 và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua chế độ, định mức chi phục vụ hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Định, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

(có Quy định cụ thể kèm theo).

Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2013 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 3 về Quy định tạm thời chế độ, định mức chi tiêu tài chính năm 2012 phục vụ hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Định, nhiệm kỳ 2011 - 2016 và các nghị quyết khác của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định có liên quan./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Tùng

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND CÁC CẤP TỈNH BÌNH ĐỊNH, NHIỆM KỲ 2011 - 2016
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 26/7/2013 của HĐND tỉnh Bình Định, Khóa XI

Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Chế độ chi quy định tại Nghị quyết này được áp dụng đối với hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các cấp ở địa phương tỉnh Bình Định

Điều 2. Nguyên tắc chung

1. Việc chi phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND các cấp tỉnh Bình Định phải chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch; bảo đảm đúng chế độ, định mức, đối tượng theo quy định của Nghị quyết này và các chế độ có liên quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thanh toán, quyết toán theo chế độ Nhà nước quy định.

2. Kinh phí phục vụ cho hoạt động của HĐND cấp nào thì ngân sách cấp đó cân đối đảm bảo; trường hợp ngân sách cùng cấp không đủ khả năng cân đối thì ngân sách cấp trên cân đối bổ sung chung cho ngân sách cấp dưới theo chế độ Nhà nước quy định.

3. Các chế độ chi khác không quy định cụ thể trong Quy định kèm theo Nghị quyết này thì thực hiện theo các tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước quy định hiện hành

Chương II.

ĐỊNH MỨC CHI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH

Điều 3. Chi hội nghị, cuộc họp lấy ý kiến đóng góp vào dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo các nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo yêu cầu của UBTVQH và Chính phủ

1. Người chủ trì: 150.000đ/người/buổi

2. Thành viên dự họp: 100.000đ/người/buổi (kể cả CBCC, chuyên viên thuộc Văn phòng được phân công)

Ngoài ra, đại biểu ở xa về dự họp nếu có yêu cầu thì được Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh bố trí ăn, nghỉ theo chế độ Nhà nước quy định

3. Nhân viên phục vụ: 30.000đ/người/buổi

4. Xây dựng báo cáo tổng hợp: 1.000.000đ/BC

Điều 4. Chi cho tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh

1. Chi tiền ăn và tiền giải khát:

a. Mức tiền ăn và nước giải khát: cho đại biểu dự họp HĐND tỉnh và khách mời ở xa, Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh lập dự toán trình Thường trực HĐND tỉnh quyết định cho từng kỳ họp.

Tiền ăn và tiền giải khát tại kỳ họp là tiền lưu trú được kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh thanh toán cho đại biểu dự họp và được Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh bù trừ trực tiếp và bù tiền chênh lệch giữa mức tiền ăn thực tế và tiền lưu trú công tác theo chế độ Nhà nước quy định hiện hành. Đại biểu dự kỳ họp HĐND tỉnh nếu tự túc ăn thì được nhận bằng tiền.

b. Nếu có tổ chức mời cơm thân: Thực hiện theo chế độ tiếp khách Nhà nước quy định hiện hành.

2. Chế độ phòng ở:

a. Đại biểu HĐND tỉnh; Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố được mời về dự họp: Bố trí 02 người/phòng. Mức chi thuê phòng ở theo chế độ nhà nước quy định .

b. Đại biểu khách mời từ các cơ quan TW về dự họp: Bố trí theo tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước quy định.

3. Chi bồi dưỡng đại biểu dự họp HĐND tỉnh:

a. Chủ tọa kỳ họp: 150.000đ/người/buổi

b. Thư ký kỳ họp: 120.000đ/người/buổi

c. Đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu là khách mời của Thường trực HĐND tỉnh (đại biểu TT HĐND các huyện, TX, TP; đại biểu lãnh đạo và nguyên lãnh đạo của tỉnh; đại biểu lãnh đạo các sở, ngành dự họp,...): 100.000đ/người/buổi

d. Chế độ đối với cán bộ, công chức, nhân viên thuộc VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh và cán bộ, công chức của VP UBND tỉnh (trực tiếp theo dõi, phục vụ kỳ họp HĐND): 100.000đ/người/ngày

e. Nếu kỳ họp tổ chức vào ngày thứ 7, chủ nhật thì mức bồi dưỡng được hưởng gấp 2 lần cho từng mức quy định trên theo từng đối tượng.

4. Chi cho việc dự thảo nội dung báo cáo, tờ trình, nghị quyết của TT HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh, báo cáo của Đảng đoàn HĐND tỉnh, TT HĐND tỉnh để báo cáo cho Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cơ quan lãnh đạo của Đảng cấp trên, báo cáo cho UBTVQH, Chính phủ, TTCP, các Ủy ban của Quốc hội.

a. Báo cáo của Đảng đoàn, Thường trực HĐND tỉnh: 500.000đ/báo cáo

b. Công tác soạn thảo Nghị quyết:

- Nghị quyết về kết quả bầu cử; Nghị quyết về kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh: 200.000đ/nghị quyết

- Nghị quyết của HĐND tỉnh về chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động HĐND các cấp: 3.000.000đ/nghị quyết

- Nghị quyết về quy chế hoạt động của HĐND tỉnh: 3.000.000đ/nghị quyết

- Nghị quyết về kết quả thực hiện ý kiến, kiến nghị cử tri; Nghị quyết kết quả thực hiện kiến nghị qua công tác giám sát; Nghị quyết kết quả trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri; Nghị quyết về kết quả giám sát, các nghị quyết chuyên đề và các nghị quyết khác do cơ quan hoạt động chuyên trách của HĐND tỉnh soạn thảo: 500.000đ/nghị quyết

- Các Nghị quyết sửa đổi, bổ sung bằng 50% mức chi nghị quyết mới tương ứng ban hành.

- Thẩm tra dự thảo các Nghị quyết do UBND tỉnh và các cơ quan chức năng khác soạn thảo trình HĐND tỉnh: 200.000đ/nghị quyết

5. Chi dự thảo và hoàn chỉnh các báo cáo, văn bản khác của TT HĐND tỉnh:

a. Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri: 500.000đ/báo cáo

b. Báo cáo tổng hợp ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh: 200.000đ/báo cáo

c. Báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh thảo luận tại các tổ đại biểu để tiếp tục thảo luận tại Hội trường: 1.500.000đ/báo cáo

d. Chi xây dựng nội dung, chương trình kỳ họp và chương trình TT HĐND tỉnh điều hành kỳ họp HĐND tỉnh: 300.000đ/kỳ họp

e. Báo cáo tổng hợp các văn bản thỏa thuận giữa Thường trực HĐND tỉnh với UBND tỉnh giữa 2 kỳ họp để báo cáo lại cho HĐND tỉnh tại kỳ họp: 400.000đ/báo cáo.

f. Chi soạn thảo diễn văn khai mạc, bế mạc kỳ họp HĐND tỉnh; bài phát biểu của Thường trực HĐND tỉnh tại các Hội nghị quan trọng, bài viết hoặc nội dung phỏng vấn của báo chí: 500.000đ/bài

g. Chi xây dựng biên bản kỳ họp; đề cương và báo cáo tóm tắt kết quả kỳ họp HĐND tỉnh: 1.000.000đ/biên bản hoặc báo cáo

6. Mức chi các cuộc họp thông qua các báo cáo, dự thảo nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh quy định tại khoản 5 nêu trên của Điều này:

a. Người chủ trì: 150.000đ/người/cuộc họp;

b. Các đại biểu và CBCC Văn phòng trực tiếp phục vụ: 100.000đ/người/cuộc họp;

c. Nhân viên phục vụ: 30.000đ/người/cuộc họp

7. Xây dựng các báo cáo của các Ban HĐND tỉnh:

a. Báo cáo định kỳ hoạt động của các ban HĐND tỉnh: 300.000đ/báo cáo

b. Dự thảo và hoàn chỉnh các báo cáo thẩm tra, đề án, tờ trình: 300.000đ/BC

c. Họp thẩm tra, hoàn chỉnh nội dung văn bản báo cáo, đề án, tờ trình, nghị quyết.

+ Người chủ trì: 120.000đ/người/buổi

+ Các thành viên dự họp (kể cả chuyên viên giúp việc trực tiếp): 100.000đ/người/buổi

+ Nhân viên phục vụ gián tiếp: 30.000đ/người/buổi

8. Họp báo thông báo thời gian, nội dung kỳ họp HĐND tỉnh; họp rút kinh nghiệm kỳ họp:

a. Người chủ trì: 150.000đ/người/lần họp;

b. Đại biểu được mời dự họp (kể cả lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh và phóng viên các cơ quan báo chí): 100.000đ/người/lần họp;

c. Cán bộ, công chức thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh được phân công: 100.000 đ/người/lần họp;

d. Cán bộ phục vụ gián tiếp: 30.000đ/người/lần họp

9. Chi bồi dưỡng cho phóng viên báo chí dự - đưa tin kỳ họp và lực lượng bảo vệ kỳ họp:

a. Chi bồi dưỡng cho phóng viên:

- Phóng viên báo Bình Định và phóng viên đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí (trừ phóng viên Đài PT - TH Bình Định) được mời dự: tối đa 300.000đ/người/kỳ họp định kỳ

- Phóng viên Đài PT&TH Bình Định: Thường trực HĐND tỉnh xem xét mức bồi dưỡng chung cho đơn vị cho từng kỳ họp

b. Lực lượng bảo vệ kỳ họp: mức bồi dưỡng 300.000đ/người/kỳ họp

10. Các chi phí khác: Thuê Hội trường (trang trí, âm thanh, ánh sáng,...) theo hợp đồng cụ thể do Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh quyết định.

Điều 5. Chi cho công tác giám sát đã được ghi trong Nghị quyết của HĐND tỉnh hoặc theo kế hoạch được Thường trực HĐND tỉnh phê duyệt:

1. Công tác giám sát của HĐND, TT HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh.

a. Trưởng đoàn giám sát của HĐND tỉnh hoặc TT HĐND tỉnh: 150.000đ/người/buổi

Trưởng đoàn giám sát của các ban HĐND tỉnh: 120.000đ/người/buổi

b. Thành viên của Đoàn giám sát HĐND, Thường trực HĐND và các ban HĐND tỉnh: 80.000đ/người/buổi

Cán bộ, công chức phục vụ Đoàn Giám sát: 60.000đ/người/buổi

c. Chi cho việc xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh để báo cáo HĐND tỉnh:

- Chi xây dựng kế hoạch và đề cương giám sát của TT HĐND tỉnh: 500.000đ/đề cương. Dự thảo và hoàn chỉnh báo cáo kết quả giám sát của Thường trực HĐND tỉnh, HĐND tỉnh: 1.200.000đ/báo cáo.

- Chi xây dựng kế hoạch và đề cương giám sát của các Ban HĐND tỉnh: 400.000đ/đề cương. Dự thảo và hoàn chỉnh báo cáo giám sát của các ban HĐND tỉnh: 1.000.000đ/BC.

d. Chi họp thông qua dự thảo báo cáo giám sát của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các ban HĐND tỉnh.

- Báo cáo giám sát của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh:

+ Người chủ trì:150.000đ/người/lần họp

+ Các đại biểu được mời dự họp (kể cả cán bộ, công chức liên quan trực tiếp): 100.000đ/người/ lần họp

+ Nhân viên phục vụ gián tiếp: 30.000đ/người/ lần họp

- Báo cáo giám sát của các ban HĐND tỉnh:

+ Người chủ trì: 120.000đ/người/lần họp

+ Đại biểu được mời dự họp và cán bộ, công chức giúp việc trực tiếp, nhân viên phục vụ: Như chế độ họp thông qua Báo cáo giám sát của HĐND tỉnh, TTHĐND tỉnh nêu trên.

2. Các thành viên tham gia Đoàn Giám sát: được Đoàn Giám sát bố trí phương tiện, phục vụ ăn, ở trong quá trình tham gia công tác (Mức tiền ăn: theo mức chế độ công tác phí nhà nước quy định). Kinh phí phục vụ từ nguồn kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh.

3. Chi cho hoạt động kiểm tra, khảo sát theo kế hoạch được Thường trực HĐND tỉnh phê duyệt.

a. Chi bồi dưỡng cho Đoàn kiểm tra, khảo sát bằng 50% mức của công tác giám sát được quy định tại điểm a và b, khoản 1 Điều này.

b. Chi phí và phương tiện phục vụ cho đoàn kiểm tra, khảo sát được thực hiện như quy định tại Khoản 2 của Điều này.

Điều 6. Chi tiếp xúc cử tri (TXCT) của đại biểu HĐND tỉnh

1. Hỗ trợ cho cấp xã để tổ chức TXCT của đại biểu HĐND tỉnh (để trang trí, âm thanh, nước uống, bồi dưỡng cho lãnh đạo cấp xã và cán bộ xã phục vụ trực tiếp TXCT...): Năm 2013: 500.000đ/điểm/lần (Riêng kinh phí tổ chức TXCT các thành viên của Mặt trận và các tổ chức khác tùy điều kiện và đặc thù, mức hỗ trợ TXCT Thường trực HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định cụ thể). Các năm sau mức hỗ trợ cho cấp xã tổ chức TXCT của đại biểu HĐND tỉnh cụ thể sẽ do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.

Kinh phí hỗ trợ điểm TXCT được tỉnh cân đối theo mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố chi và quản lý thanh, quyết toán theo chế độ phân cấp ngân sách hiện hành.

2. Bồi dưỡng cho lãnh đạo và cán bộ của các huyện, thị xã, thành phố dự TXCT: tối đa 100.000đ/người/điểm TXCT

Nguồn kinh phí: kinh phí hoạt động của Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã được cân đối bổ sung có mục tiêu cho ngân sách của huyện, thị xã, thành phố chi

3. Bồi dưỡng cho đại biểu HĐND tỉnh TXCT: 200.000đ/người/điểm TXCT.

- Bồi dưỡng cho đại biểu HĐND tỉnh viết báo cáo kết quả TXCT: 100.000đ/BC

Nguồn kinh phí: Do kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh (thuộc ngân sách tỉnh) do Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh quản lý trực tiếp chi.

4. Bồi dưỡng cho đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, phóng viên báo, đài PT-TH Bình Định, CBCC Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh trực tiếp dự TXCT của đại biểu HĐND tỉnh (nếu có): 100.000đ/người/điểm TXCT, do nguồn kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh được Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh trực tiếp quản lý chi.

5. Tiền ăn, ở cho đại biểu HĐND tỉnh đi TXCT và cán bộ phục vụ công tác TXCT tối đa như mức thực hiện tại kỳ họp HĐND tỉnh kỳ họp trước gần nhất. Nguồn kinh phí hoạt động của Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã được ngân sách tỉnh cân đối có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố chi.

Điều 7. Kinh phí phục vụ hoạt động của Tổ đại biểu HĐND tỉnh.

1. Nội dung chi và mức kinh phí ngân sách cân đối cho hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND tỉnh:

Hằng năm, theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cân đối trong kế hoạch chi cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố để chi phục vụ cho hoạt động của mỗi tổ đại biểu HĐND tỉnh.

(Nội dung chi gồm: bồi dưỡng lãnh đạo, cán bộ huyện, TX, TP được phân công dự buổi TXCT của đại biểu HĐND tỉnh; bố trí ăn, nghỉ cho đại biểu HĐND tỉnh; chi họp Tổ Đại biểu HĐND tỉnh, xây dựng báo cáo và các nội dung chi phục vụ hoạt động của Tổ Đại biểu,...): Riêng kế hoạch kinh phí năm 2013: 20.000.000đ/tổ;

Mức phân bổ kinh phí hoạt động cho các tổ đại biểu HĐND tỉnh có 2 đơn vị bầu cử Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quyết định cụ thể cho ngân sách từng huyện, thị xã, TP.

2. Họp tổ đại biểu HĐND tỉnh theo định kỳ:

a. Chi bồi dưỡng:

- Người chủ trì: 100.000đ/người/lần họp

- Thành viên dự họp (kể cả CBCC giúp việc trực tiếp): 100.000đ/người/lần họp

- Nhân viên phục vụ: 30.000đ/người/lần họp

b. Đại biểu ở xa dự họp Tổ Đại biểu HĐND tỉnh, nếu có yêu cầu thì được Tổ Đại biểu bố trí ăn, nghỉ theo chế độ Nhà nước quy định.

c. Chi xây dựng báo cáo tổng hợp nội dung và thông báo kết quả cuộc họp của Tổ Đại biểu HĐND: 200.000đ/báo cáo/tổ

Điều 8. Chi tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

1. Chi tiếp công dân của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh:

a. Người chủ trì tiếp công dân: 150.000đ/người/buổi

b. Các thành viên (kể cả CBCC VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh): 100.000đ/người/buổi

c. Cán bộ phục vụ gián tiếp: 50.000đ/người/buổi

2. Chi xây dựng báo cáo tổng hợp nội dung tiếp tổ chức và công dân: 300.000đ/báo cáo.

3. Chi xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:

a. Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

b. Riêng đối với báo cáo giải quyết sau kết quả kiểm tra, giám sát nội dung đơn, thư khiếu nại để kiến nghị cấp có thẩm quyền (do Thường trực HĐND tỉnh hoặc cơ quan lãnh đạo cấp trên chỉ đạo phân công thực hiện), mức chi tối đa: 400.000đ/BC

c. Chi họp xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và thẩm tra báo cáo:

- Người chủ trì: 120.000đ/lần họp

- Đại biểu tham dự (kể cả CBCC Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh): 100.000đ/người/lần họp

- Nhân viên phục vụ: 30.000đ/người/lần họp

Điều 9. Chi họp định kỳ của TT HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các Hội nghị khác của Thường trực HĐND tỉnh

1. Chi họp giao ban định kỳ của Thường trực HĐND; Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Tổ trưởng, Tổ phó các tổ đại biểu HĐND tỉnh và các sở, ban có liên quan:

a. Người chủ trì: 150.000đ/người/buổi

b. Các thành viên dự họp (kể cả phóng viên và chuyên viên VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh): 100.000đ/người/buổi

c. Nhân viên phục vụ: 30.000đ/người/buổi

d. Chi báo cáo tổng hợp nội dung và thông báo kết quả cuộc họp: 300.000đ/văn bản

2. Cuộc họp định kỳ của các ban của HĐND tỉnh:

a. Người chủ trì: 100.000đ/người/buổi

b. Các thành viên dự họp (kể cả chuyên viên Văn phòng được phân công trực tiếp giúp việc): 100.000đ/người/buổi

c. Nhân viên phục vụ: 30.000đ/người/buổi

d. Xây dựng Báo cáo nội dung cuộc họp: 200.000đ/BC

e. Đại biểu ở xa được VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh bố trí chỗ ăn, nghỉ theo tiêu chuẩn như kỳ họp HĐND tỉnh trước gần nhất

3. Chi họp giao ban định kỳ giữa TT HĐND tỉnh với Thường trực HĐND huyện, thị xã, TP:

a. Người chủ trì: 150.000đ/người/lần họp

b. Chi tiền ăn (kể cả cán bộ, công chức thuộc Văn phòng ĐĐBQH&HĐND tỉnh) như mức tiền ăn của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp trước gần nhất. Nếu tổ chức mời cơm thân thì thực hiện theo chế độ nhà nước quy định hiện hành. Đại biểu ở xa về dự họp nếu có nhu cầu thì được VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh bố trí chỗ ăn, nghỉ theo tiêu chuẩn như kỳ họp HĐND tỉnh.

c. Chi xây dựng tổng hợp nội dung và thông báo kết quả cuộc họp: 300.000đ/báo cáo

4. Chi cho đại biểu HĐND tỉnh và cán bộ, công chức Văn phòng ĐĐBQH&HĐND tỉnh tham dự hội nghị giao ban định kỳ giữa Thường trực HĐND các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, dự hội nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức và mời:

a. Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh đảm bảo chế độ ăn, ở trên đường đi công tác theo chế độ Nhà nước quy định.

b. Chi xây dựng báo cáo tham luận: 600.000đ/báo cáo

Điều 10. Chi công tác xã hội

1. Chế độ tặng quà đối với các tổ chức và đối tượng chính sách nhân dịp lễ, tết:

Các đối tượng chính sách gồm: gia đình có công với cách mạng, bà mẹ VNAH, thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945; các cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, gia đình và cá nhân gặp rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn,... và các tập thể thuộc diện chính sách xã hội như: Trại điều dưỡng thương, bệnh binh, trại trẻ mồ côi, người khuyết tật; trường dân tộc nội trú, các đơn vị bộ đội, công an ở biên phòng, biên giới, hải đảo,... khi TT HĐND tỉnh đến thăm thì được tặng quà, mức chi tặng quà tối đa cho mỗi lần thăm như sau:

a. Thăm các tổ chức: Mức cao nhất không quá 5.000.000đ/lần/tổ chức.

b. Thăm các cá nhân: Mức cao nhất: 2.000.000đ/lần/cá nhân.

Mức thăm cho từng tổ chức, từng lần được quy định tại điểm a, b Khoản 1, Điều này Thường trực HĐND tỉnh sẽ quyết định cụ thể.

c. Các đại biểu là Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban, Phó Trưởng ban HĐND tỉnh không chuyên trách; đại biểu nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND tỉnh đã nghỉ hưu; các trường hợp, đối tượng khác của tỉnh sẽ do Thường trực HĐND tỉnh căn cứ chủ trương chung của tỉnh để vận dụng và quyết định cụ thể.

2. Chế độ thăm hỏi ốm đau, trợ cấp khó khăn đột xuất

a. Đại biểu HĐND tỉnh đương nhiệm và các vị nguyên là đại biểu HĐND tỉnh (đang cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Định), khi ốm đau phải điều trị tại Bệnh viện: Mức chi thăm hỏi: 1.000.000đ/người/lần.

Riêng đối với lãnh đạo của tỉnh và nguyên là lãnh đạo của tỉnh khi ốm đau phải điều trị tại Bệnh viện: Mức thăm cụ thể sẽ do Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

b. Trường hợp các đối tượng quy định tại điểm a nêu trên mắc bệnh hiểm nghèo:

- Mức chi thăm hỏi không quá 5.000.000đ/người/lần, chi không quá 2 lần/người/năm. Thường trực HĐND tỉnh quyết định cụ thể cho từng trường hợp.

c. Đối tượng quy định tại điểm a, khoản 2 của Điều này, nếu từ trần thì gia đình được trợ cấp 2.000.000đ.

d. Đại biểu HĐND tỉnh có cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng); vợ (chồng), con khi qua đời (trên địa bàn tỉnh Bình Định): Gia đình được trợ cấp: 2.000.000đ/người.

e. Chế độ trợ cấp đột xuất (do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn...) cho đại biểu HĐND tỉnh: Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định cho phù hợp từng trường hợp cụ thể, nhưng mức tối đa không quá 5.000.000đ/lần/trường hợp.

f. Chế độ thăm ốm đau, trợ cấp khó khăn đột xuất đối với CB,CC đương chức hoặc nghỉ hưu thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh được áp dụng như chế độ đối với đại biểu HĐND tỉnh.

3. Chế độ mai táng phí đối với đại biểu HĐND đương nhiệm

Đại biểu HĐND tỉnh đương nhiệm không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi từ trần chế độ hỗ trợ mai táng phí được thực hiện theo mục 3, Điều 75, Chương VIII Quy chế hoạt động của HĐND ban hành kèm theo NQ số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI và Công văn số 8436/BTC-HCSN ngày 06/2/2009 của Bộ Tài chính “về chế độ mai táng phí đối với đại biểu HĐND”, cụ thể:

- Đối với đại biểu HĐND đương nhiệm không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đang làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập,... thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện trong đó có ít nhất 5 năm đóng BHXH, theo Điều 63 của Luật BHXH khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu. Kinh phí do quỹ BHXH chi trả.

- Đối với đại biểu HĐND các cấp đương nhiệm không hưởng lương từ NSNN và không tham gia BHXH khi chết thì người lo mai táng nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu. Nguồn kinh phí thực hiện từ dự toán chi thường xuyên của HĐND cấp cao nhất mà đại biểu tham gia, do ngân sách địa phương đảm bảo.

4. Bảo hiểm y tế: Đại biểu HĐND tỉnh không hưởng lương từ NSNN hoặc chưa được cơ quan, tổ chức nào hỗ trợ mua thẻ BHYT thì được cấp thẻ BHYT từ kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh.

Điều 11. Chế độ chi hỗ trợ và các khoản chi khác

1. Chế độ hỗ trợ đối với đại biểu HĐND tỉnh đương nhiệm.

a. Đại biểu HĐND tỉnh được hưởng hoạt động phí hằng tháng bằng hệ số 0,5 của mức lương tối thiểu theo quy định của UBTVQH tại Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005.

b. Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm: Đại biểu HĐND tỉnh giữ các chức danh sau đây hoạt động kiêm nhiệm thì được hưởng chế độ kiêm nhiệm hàng tháng như sau:

- Chủ tịch HĐND tỉnh: Thực hiện theo Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ

- Trưởng ban của HĐND tỉnh: Mức phụ cấp bằng 50% mức phụ cấp chức vụ của Trưởng ban HĐND tỉnh chuyên trách (hoặc bằng 50% mức phụ cấp của Giám đốc sở).

- Phó Trưởng ban của HĐND tỉnh: Mức phụ cấp bằng 50% mức phụ cấp chức vụ của Phó ban HĐND tỉnh chuyên trách (hoặc bằng 50% mức phụ cấp của Phó Giám đốc sở)

c. Mỗi nhiệm kỳ HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh được cấp tiền may 02 bộ lễ phục, với mức chi: 4.000.000đ/người/bộ (trường hợp mức đã chi thấp hơn thì cấp bổ sung cho đủ 4.000.000đ/người/bộ) và 02 cặp đựng tài liệu trị giá: 1.000.000đ/cái;

d. Ngoài các tài liệu được cấp theo quy định, mỗi đại biểu HĐND tỉnh được cấp 01 tờ báo Người đại biểu Nhân dân và 01 tờ báo Bình Định theo số ra định kỳ;

e. Đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách được cấp thêm một số báo, tạp chí cần thiết khác liên quan đến chức năng công việc theo quyết định của Thường trực HĐND tỉnh.

f. Khoán hỗ trợ chi phí đi lại để thực hiện nhiệm vụ cho các đại biểu HĐND tỉnh 2.000.000đ/đại biểu/năm; Riêng đại biểu HĐND tỉnh là thành viên các Ban của HĐND tỉnh hoạt động không chuyên trách; Tổ trưởng, Tổ phó (chỉ đối với tổ phó các Tổ có 2 đơn vị bầu cử ghép sinh hoạt chung 1 tổ) các tổ đại biểu HĐND tỉnh : 4.000.000đ/đại biểu/năm

g. Trang bị cho cán bộ, công chức, nhân viên đang công tác tại Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh mỗi nhiệm kỳ: 02 bộ lễ phục trị giá 2.500.000đồng/người/bộ (nếu đã hỗ trợ chưa đủ 2.500.000đ/người/bộ thì cấp bổ sung cho đủ)

2. Chế độ tặng quà lưu niệm:

a. Đại biểu HĐND tỉnh được tặng quà lưu niệm khi kết thúc nhiệm kỳ HĐND tỉnh. Mức chi theo chế độ chi tổng kết nhiệm kỳ do Thường trực HĐND tỉnh quyết định cụ thể .

b. Cán bộ, công chức công tác tại Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh khi nghỉ hưu, chuyển công tác được tặng quà lưu niệm, mức chi cụ thể do Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

3. Chi phí phát hành tờ thông tin hoạt động HĐND tỉnh và trang thông tin điện tử của HĐND tỉnh: Thường trực HĐND tỉnh căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước và tính đặc thù của Tập thông tin hoạt động HĐND tỉnh và trang thông tin điện tử để quyết định các nội dung chi cụ thể.

4. Chi học tập kinh nghiệm hoạt động HĐND tại các cơ quan, đơn vị; địa phương trong và ngoài tỉnh: Tùy điều kiện kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh được cân đối hàng năm, Thường trực HĐND tỉnh cân nhắc quyết định cụ thể. Kinh phí cho chuyến học tập kinh nghiệm của đại biểu HĐND tỉnh thực hiện theo chế độ công tác phí nhà nước quy định hiện hành.

5. Đại biểu HĐND tỉnh đi công tác nước ngoài phục vụ cho hoạt động của HĐND tỉnh (nếu có): Thực hiện theo chủ trương và chế độ chung Nhà nước quy định.

Chương III.

ĐỊNH MỨC CHI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND CẤP HUYỆN (HUYỆN, THỊ XÃ, TP) VÀ HĐND CẤP XÃ (XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN), SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

Điều 12. Định mức chi cho kỳ họp HĐND

Tùy điều kiện, khả năng ngân sách của các cấp và dự toán kinh phí phục vụ hoạt động của HĐND các cấp hàng năm, Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã quyết định mức chi cụ thể cho từng kỳ họp.

1. Chi tiền ăn, tiền giải khát và bố trí chỗ ở

Đại biểu HĐND và đại biểu khách mời tham dự kỳ họp (nếu không ăn thì được cấp bằng tiền)

a. Cấp huyện:

- Mức tiền ăn cụ thể từng kỳ họp do Thường trực HĐND huyện, thị xã, TP quyết định nhưng không vượt quá 80% mức tiền ăn và tiền giải khát của cấp tỉnh (VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh có trách nhiệm thông báo mức tiền ăn và tiền giải khát phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh cùng kỳ cho TT HĐND các huyện, TX, TP biết). Riêng kỳ họp HĐND TP. Quy Nhơn, mức tiền ăn và tiền giải khát không vượt quá mức tiền ăn và giải khát của kỳ họp HĐND tỉnh cùng kỳ.

- Nếu có tổ chức mời cơm thân thì thực hiện theo chế độ nhà nước quy định hiện hành.

- Đại biểu HĐND cấp huyện ở xa nếu có nhu cầu chỗ ở thì được bố trí chỗ ở cho đại biểu; Mức tiền thuê phòng ở (nếu có) thực hiện theo chế độ Nhà nước quy định hiện hành.

b. Cấp xã: Tiền ăn và tiền giải khát do TT HĐND cấp xã quyết định nhưng mức chi không quá 70% mức chi của cấp huyện (VP HĐND và UBND cấp huyện kịp thời thông báo mức tiền ăn và giải khát tổ chức kỳ họp HĐND cấp huyện cùng kỳ cho TT HĐND cấp xã biết)

2. Bồi dưỡng cho Chủ toạ kỳ họp:

a. Cấp huyện : Tối đa 100.000đ/người/buổi.

b. Cấp xã : Tối đa 60.000đ/người/buổi.

3. Bồi dưỡng cho Thư ký kỳ họp:

a. Cấp huyện : Tối đa 80.000đ/người/buổi.

b. Cấp xã : Tối đa 50.000đ/người/buổi.

4. Bồi dưỡng cho đại biểu HĐND và khách mời tham dự kỳ họp:

a. Cấp huyện : Tối đa 60.000đ/người/buổi.

b. Cấp xã : Tối đa 30.000đ/người/buổi.

5. Chi cho việc thẩm tra các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết do UBND cấp huyện và các cơ quan chức năng soạn thảo và trình kỳ họp HĐND: Mức chi cụ thể do Thường trực HĐND cấp huyện quyết định căn cứ vào nội dung, tính phức tạp của các báo cáo, tờ trình, đề án cần thẩm tra để quyết định.

 

Cấp huyện

Cấp xã

-Bồi dưỡng cho người trực tiếp dự thảo:

tối đa 150.000đ/văn bản

tối đa 100.000đ/ văn bản

- Họp thẩm tra:

 

 

+ Người chủ trì thẩm tra:

Tối đa 80.000đ/người/buổi

Tối đa 50.000đ/người/buổi

+ Thành viên tham dự (kể cả CBCC VP HĐND&UBND):

Tối đa 60.000đ/người/buổi

Tối đa 40.000đ/người/buổi

+ Nhân viên phục vụ:

20.000đ/người/buổi

15.000đ/người/buổi

6. Chi dự thảo nội dung nghị quyết của HĐND do Thường trực HĐND trình kỳ họp HĐND

- Bồi dưỡng cho người trực tiếp dự thảo nghị quyết:

+ Cấp huyện : Từ 100.000đ đến tối đa 1.000.000đ/nghị quyết

+ Cấp xã : Từ 50.000đ đến tối đa 400.000đ/nghị quyết

Tùy vào tính chất phức tạp và mức độ đầu tư cho việc xây dựng dự thảo nghị quyết.

- Họp thẩm tra:

 

Cấp huyện

Cấp xã

+ Người chủ trì thẩm tra:

100.000đ/người/buổi;

50.000đ/người/buổi;

+ Thành viên tham dự (kể cả CBCC VP HĐND&UBND):

80.000đ/người/buổi;

40.000đ/người/buổi

+ Nhân viên phục vụ:

30.000đ/người/buổi

 

7. Chi xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các Tổ đại biểu HĐND

a. Cấp huyện : 400.000đ/báo cáo

b. Cấp xã : Tối đa 100.000đ/báo cáo

8. Chi xây dựng biên bản kỳ họp; xây dựng đề cương và báo cáo kết quả kỳ họp HĐND

a. Cấp huyện : 250.000đ/văn bản

b. Cấp xã : Tối đa 100.000đ/văn bản

9. Chi tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri

a. Cấp huyện : 300.000đ/báo cáo

b. Cấp xã : Tối đa 150.000đ/báo cáo

10. Chi bồi dưỡng và dự thảo bài phát biểu của TT HĐND cấp huyện: Tối đa 200.000đ/bài

11. Chi bồi dưỡng xây dựng báo cáo hoạt động, Báo cáo tham luận và các báo cáo khác của Thường trực HĐND cấp huyện: Tối đa 300.000đ/báo cáo

12. Chi bồi dưỡng xây dựng báo cáo hoạt động và các báo cáo khác của các ban HĐND cấp huyện: Tối đa 200.000đ/báo cáo

13. Chi xây dựng các văn bản khác của Thường trực HĐND cấp huyện chưa quy định cụ thể Chương III của quy định này.

- Mức chi không quá 70% mức chi trong việc xây dựng các văn bản của TT HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh đã quy định tại Quy chế này. Tuy nhiên cần cân nhắc khả năng ngân sách cấp huyện, không nhất thiết nội dung nào cũng có chế độ chi như cấp tỉnh.

- Giao Thường trực HĐND cấp huyện cụ thể hóa để trình HĐND quyết định.

14. Chi cho cán bộ, công chức thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, biên tập viên Đài Truyền thanh trực tiếp phục vụ kỳ họp HĐND:

a. Cấp huyện : 100.000đ/người/ngày

b. Cấp xã : 50.000đ/người/ngày

Điều 13. Chi họp giao ban định kỳ của Thường trực HĐND cấp huyện

1. Chi cho họp giao ban định kỳ giữa Thường trực HĐND cấp huyện với UBND, UBMTTQVN, các ban HĐND, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, Thường trực HĐND cấp xã; cuộc họp định kỳ của các Ban HĐND cấp huyện

- Người chủ trì : 100.000đ/người/lần họp

- Thành viên dự họp : 80.000đ/người/lần họp

- Nhân viên phục vụ : 30.000đ/người/ lần họp

2. Chi xây dựng báo cáo tổng hợp và thông báo nội dung kết quả cuộc họp định kỳ của:

- Thường trực HĐND cấp huyện : 200.000đ/ văn bản

- Các ban HĐND cấp huyện : 150.000đ/ văn bản

3. Chi họp tổ đại biểu HĐND:

a. Cấp huyện: 70.000đ/người/lần họp

b. Cấp xã: 40.000đ/người/lần họp

4. Chi xây dựng báo cáo họp Tổ đại biểu HĐND

a. Cấp huyện: 100.000đ/báo cáo/tổ

b. Cấp xã: 50.000đ/báo cáo/tổ

Điều 14. Chi hỗ trợ cho tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND.

1. Cấp huyện:

a. Chi hỗ trợ điểm TXCT (để chi phí nước uống, khẩu hiệu, bồi dưỡng cho lãnh đạo, cán bộ cấp xã, thư ký và nhân viên phục vụ, ...): Năm 2013, tối đa: 400.000đ/điểm/lần. Từ năm 2014 trở đi: mức tối đa 700.000đ/điểm/lần.

Riêng HĐND TP.Quy Nhơn, mức chi hỗ trợ để tổ chức TXCT cho đại biểu HĐND thành phố có thể hỗ trợ cao hơn nhưng tối đa không quá mức hỗ trợ tổ chức TXCT của đại biểu HĐND tỉnh được quy định tại Điều 6 của Quy định này.

b. Chi bồi dưỡng TXCT:

- Chi bồi dưỡng cho đại biểu HĐND cấp huyện tiếp xúc cử tri: 100.000đ/điểm TXCT

- Đại biểu là lãnh đạo cấp ủy, UBND, đại diện Ban Thường trực UBMTTQ cùng cấp, cán bộ, công chức các phòng, ban chức năng cấp huyện dự TXCT: 75.000đ/người/điểm (nguồn kinh phí hoạt động HĐND cấp huyện chi).

- Người chủ trì điều hành TXCT: 80.000đ/người/điểm (nếu là cán bộ cấp huyện thì kinh phí hoạt động HĐND cấp huyện chi; nếu là cán bộ cấp xã thì kinh phí hỗ trợ TXCT quy định tại khoản 1, điểm a của Điều này chi).

- Thư ký : 75.000đ/người/điểm.

- Nhân viên phục vụ và lái xe (nhân viên phục vụ, lái xe của cơ quan cấp huyện): 50.000đ/người/điểm (nguồn kinh phí hoạt động HĐND cấp huyện chi);

c. Chi bồi dưỡng cho đại biểu HĐND cấp huyện viết báo cáo kết quả TXCT: 50.000đ/báo cáo

2. Cấp xã:

- Chi hỗ trợ cho điểm TXCT (nước uống, khẩu hiệu, bồi dưỡng cho lãnh đạo cấp xã, thư ký và nhân viên phục vụ,... dự TXCT): Tối đa 300.000đ/điểm/lần.

- Chi bồi dưỡng cho đại biểu HĐND TXCT: 50.000đ/người/điểm.

- Chi bồi dưỡng cho người chủ trì điều hành hội nghị TXCT và thư ký: 50.000đ/người/điểm

Điều 15. Kinh phí phục vụ hoạt động của Tổ đại biểu HĐND cấp huyện:

a. Mức kinh phí cân đối hàng năm: Thực hiện cho cả nhiệm kỳ 2011 - 2016: Mức tối đa 10.000.000đ/tổ

b. Nội dung và mức chi cho hoạt động của Tổ đại biểu HĐND cấp huyện:

- Người chủ trì: 80.000đ/người/lần họp.

- Các đại biểu dự họp: 60.000đ/người/lần họp.

- Nhân viên phục vụ: 30.000đ/người/ lần họp.

c. Chi xây dựng báo cáo và thông báo kết quả cuộc họp: 150.000đ/văn bản

d. Chi trà, nước, văn phòng phẩm,...

Điều 16. Chi cho công tác tiếp công dân định kỳ của Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã tại trụ sở tiếp dân:

 

Cấp huyện:

Cấp xã:

a. Người chủ trì:

100.000đ/người/buổi

60.000đ/người/buổi

b. Thành viên dự tiếp công dân:

75.000đ/người/buổi

40.000đ/người/buổi

c. Nhân viên phục vụ:

40.000đ/người/buổi

30.000đ/người/buổi

d. Chi xây dựng báo cáo kết quả tiếp tổ chức và công dân:

300.000đ/báo cáo

50.000đ/báo cáo

Điều 17. Chi cho hoạt động giám sát, kiểm tra, khảo sát của HĐND cấp huyện (theo chương trình của HĐND hoặc Thường trực HĐND cấp huyện duyệt)

1. Bồi dưỡng cho các thành viên Đoàn Giám sát, khảo sát và đại biểu mời tham gia (kể cả CBCC Văn phòng HĐND & UBND cấp huyện):

a. Trưởng đoàn giám sát: 100.000đ/người/buổi; khảo sát bằng 50% mức tổ chức giám sát

b. Các thành viên Đoàn Giám sát, đại diện lãnh đạo cấp xã tham gia Đoàn Giám sát: 75.000đ/người/buổi; Công tác kiểm tra, khảo sát bằng 50% mức tổ chức giám sát.

2. Mức chi cho việc xây dựng báo cáo giám sát: (không áp dụng cho công tác kiểm tra, khảo sát)

a. Xây dựng đề cương chuyên đề giám sát: 70.000đ/đề cương;

b. Xây dựng báo cáo kết quả giám sát: 400.000đ/báo cáo

c. Họp thông qua nội dung báo cáo giám sát:

- Người chủ trì: 100.000đ/người/lần họp

- Thành viên dự: 80.000đ/người/lần họp

- Nhân viên phục vụ: 30.000đ/người/ lần họp

3. Phương tiện đi lại và tiền ăn (nếu có): Mức tiền ăn theo chế độ công tác phí cho Đoàn Giám sát khi đi giám sát do kinh phí họat động của HĐND cấp huyện đảm bảo.

Điều 18. Chi cho hoạt động giám sát của HĐND cấp xã:

1. Trưởng đoàn giám sát : Tối đa 50.000đ/người/buổi

Các thành viên : Tối đa 40.000đ/người/buổi

2. Mức chi cho cho xây dựng báo cáo kết quả giám sát: 100.000đ/báo cáo.

3. Họp thông qua nội dung báo cáo giám sát:

- Người chủ trì : 50.000đ/người/buổi

- Các thành viên tham dự : 40.000đ/người/ buổi

- Nhân viên phục vụ : 20.000đ/người/ buổi

Điều 19. Chi hỗ trợ và chi khác.

Ngoài chế độ hoạt động phí hàng tháng được quy định tại NQ 753/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005, đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã còn được chi hỗ trợ các khoản sau:

1. Cấp huyện:

a. Đại biểu HĐND kiêm nhiệm chức danh Trưởng ban HĐND: Được hưởng bằng 50% mức phụ cấp chức vụ chức danh Trưởng phòng cấp huyện theo chế độ Nhà nước quy định

b. Đại biểu HĐND kiêm nhiệm chức danh Phó ban HĐND: Được hưởng bằng 50% mức phụ cấp chức vụ cho chức danh Phó phòng cấp huyện theo chế độ Nhà nước quy định

c. Chi hỗ trợ 02 bộ trang phục cho đại biểu HĐND trong một nhiệm kỳ HĐND: 2.500.000đ/người/bộ. Hỗ trợ trang phục cho CBCC Văn phòng HĐND & UBND cấp huyện: 2.000.000đ/người/nhiệm kỳ HĐND. Kinh phí đã chi nếu chưa đủ mức quy định tại điểm này thì được cấp bổ sung cho đủ.

2. Cấp xã: Tùy điều kiện ngân sách của cấp huyện cân đối cho xã, hỗ trợ tiền trang phục cho đại biểu HĐND trong một nhiệm kỳ HĐND: Tối đa 2.000.000đ/người.

3. Đại biểu HĐND cấp huyện, xã đương nhiệm, ngoài việc được cung cấp các tài liệu như: báo cáo về KT - XH hằng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm của UBND cùng cấp và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động của HĐND, còn được cấp: 01 tờ Báo Bình Định.

4. Chi hỗ trợ đi lại thực hiện nhiệm vụ đại biểu cho đại biểu HĐND

- Đại biểu HĐND cấp huyện: Tối đa 1.000.000đ/người/năm;

- Riêng đại biểu HĐND là thành viên không chuyên trách các Ban HĐND, Tổ trưởng, Tổ phó (đối với các tổ đại biểu có 2 đơn vị bầu cử) các Tổ đại biểu HĐND cấp huyện: Tối đa 1.500.000đ/người/năm

5. Chi thăm đại biểu HĐND khi đau ốm phải điều trị tại bệnh viện:

a. Cấp huyện: Tùy điều kiện cụ thể của ngân sách địa phương

- Tối đa: 1.000.000đ/lần/người;

- Trường hợp bị bệnh hiểm nghèo: Tối đa 3.000.000đ/người/lần (không quá 2 lần/người/năm)

b. Cấp xã: Tùy điều kiện cụ thể của ngân sách địa phương.

- Tối đa 500.000 đ/lần/người.

- Trường hợp bị bệnh hiểm nghèo: Tối đa 2.000.000đ/người/lần (không quá 2 lần/người/năm)

6. Chi trợ cấp khó khăn:

a. Đại biểu HĐND cấp huyện đương nhiệm và nguyên là đại biểu HĐND và cha, mẹ (cha, mẹ đẻ hoặc cha, mẹ vợ, chồng), vợ (hoặc chồng), con của đại biểu HĐND đương nhiệm cấp huyện khi qua đời, mức thăm hỏi: 1.000.000đ/người. Chi trợ cấp khó khăn đột xuất (thiên tai, tai nạn,…) cho đại biểu HĐND đương nhiệm: mức tối đa: 3.000.000đ/người/lần.

b. Đại biểu HĐND cấp xã (đương nhiệm và nguyên là đại biểu HĐND) hoặc đại biểu HĐND đương nhiệm có cha, mẹ (cha, mẹ đẻ hoặc cha mẹ của vợ, chồng), vợ (hoặc chồng), con khi qua đời: mức thăm hỏi tối đa 500.000đ/người. Trợ cấp khó khăn đột xuất đối với đại biểu HĐND cấp xã đương nhiệm khi bị thiên tai, tai nạn: Mức tối đa 1.000.000đ/người/lần

7. Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã không hưởng lương từ NSNN và chưa được cơ quan, tổ chức hỗ trợ BHYT thì được cấp thẻ BHYT từ kinh phí HĐND của các cấp tương ứng.

8. Chế độ mai táng phí cho đại biểu HĐND:

Đại biểu HĐND đương nhiệm cấp huyện, cấp xã không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi qua đời thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng như khoản 3, Điều 10 quy định này.

9. Chế độ thăm ốm đau, qua đời đối với cán bộ, công chức và người thân của CBCC (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc chồng, con) thuộc Văn phòng HĐND và UBND được áp dụng như chế độ đối với đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã tương ứng.

10. Chi tặng quà cho tổ chức và đối tượng chính sách nhân dịp lễ, tết:

a. Thường trực HĐND cấp huyện:

+ Thăm tổ chức : Tối đa 3.000.000đ/tổ chức/lần

+ Thăm cá nhân : Tối đa 1.000.000đ/người/lần

b. Thường trực HĐND cấp xã:

+ Thăm tổ chức : Tối đa 1.000.000đ/tổ chức/lần

+ Thăm cá nhân : Tối đa 500.000đ/người/lần

c. Tùy khả năng, điều kiện ngân sách, TT HĐND cấp huyện, cấp xã quyết định mức thăm cụ thể quy định tại điểm a, b khoản này cho phù hợp.

11. Chế độ quà lưu niệm

a. Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã được tặng quà lưu niệm khi kết thúc nhiệm kỳ HĐND: Tùy điều kiện ngân sách, mức chi do TT HĐND cấp đó xem xét, quyết định

b. Cán bộ, công chức giúp việc tại Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu được tặng quà lưu niệm. Mức chi cụ thể do Thường trực HĐND cấp huyện quyết định, nhưng mức tối đa không quá 1,5 triệu/người

12. Chi học tập kinh nghiệm hoạt động HĐND cấp huyện ở trong và ngoài tỉnh: Tùy điều kiện kinh phí hoạt động HĐND trong năm đã được giao để thực hiện và chi theo chế độ công tác phí nhà nước quy định hiện hành.

Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Hằng năm, tùy điều kiện cụ thể về ngân sách của từng cấp, từng địa phương, Thường trực HĐND các cấp thống nhất với Chủ tịch UBND cùng cấp để trình HĐND cùng cấp quyết định mức chi cụ thể.

2. Kinh phí ngân sách tỉnh cân đối hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để phục vụ các hoạt động của HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh (kinh phí hỗ trợ các điểm TXCT của đại biểu HĐND tỉnh; kinh phí hoạt động của các tổ đại biểu HĐND tỉnh): Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố quyết toán chung vào ngân sách huyện, thị xã, thành phố hàng năm theo chế độ Nhà nước quy định hiện hành.

3. Thường trực HĐND các cấp chịu trách nhiệm công tác điều hành, quản lý kinh phí hoạt động của HĐND các cấp tương ứng. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐND tỉnh có thể ủy quyền cho Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh (đối với cấp tỉnh) hoặc Chánh Văn phòng HĐND và UBND (đối với cấp huyện, cấp xã) quản lý kinh phí hoạt động của HĐND theo quy định tại Công văn hướng dẫn số 2342/HD-VPQH ngày 28/11/2008 của Văn phòng Quốc hội về tổ chức và hoạt động của VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

4. Người đề nghị thanh toán và Trưởng các đoàn công tác của HĐND các cấp phải chịu trách nhiệm và xác nhận về tính chính xác, đúng nội dung, định mức chi cho mỗi hoạt động và đối tượng tại Quy định này trước khi trình cho người có thẩm quyền (Thường trực HĐND hoặc người được Thường trực HĐND ủy quyền) phê duyệt chi tiêu.

5. Thường trực HĐND cấp huyện căn cứ các nội dung quy định tại Chương III của Quy định này để cụ thể mức chi phục vụ hoạt động của HĐND cấp huyện, cấp xã trình HĐND cấp huyện quyết định.

6. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính để có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể hoặc khi có vướng mắc trong công tác quản lý, chi tiêu và quyết toán kinh phí./.